A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Hệ thống đầy đủ hơn về giai đoạn văn học từ 1975 đến hết TKXX về các mặt:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá.
+Những thành tựu nổi bật về các thể loại chính.
-Giúp HS có sự so sánh và cập nhật VH thời kì hoà bình.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
48 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 12 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/ 8/2010
ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT TKXX.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Hệ thống đầy đủ hơn về giai đoạn văn học từ 1975 đến hết TKXX về các mặt:
+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá.
+Những thành tựu nổi bật về các thể loại chính.
-Giúp HS có sự so sánh và cập nhật VH thời kì hoà bình.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV chia nhóm HS thảo luận về các vấn đề XH,LS,VH.Cử đại diện nhóm trình bày.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, lập dàn ý cho đề bài.
HS trả lời theo gợi ý của GV.
I.Ôn tập về lí thuyết.
1.Hoàn cảnh lịch sử, xã hội ,văn hoá.
-Chiến tranh kết thúc, đời sống tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vât chất của con người đã có nhiều thay đổi so với trước.Tuy nhiên từ 1975-1985 đất nước gặp khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài.
-Đại hội Đảng lần 6 mở ra 1 phương hướng mới, thực sự cho nền văn nghệ.
-Nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng,khiến cho văn hoá có điều kiện tiếp xúc rộng rãi.Các phương tiện truyền thông phất triển mạnh mẽ góp thúc đẩy sự phát triển đổi mới của VH.
2.Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu
a. truyện ngắn và tiểu thuyết.
-Có nhiều thành tựu:Đề tài tư tưởng thay đổi(con người được nhìn ở góc độ cá nhân,hướng nội, thể hiện con người tự nhiên, nhu cầu bản năng)
-Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu:Bến quê,phiên chợ giát(Nguyễn Minh Châu),Mùa lá rụng trong vườn(Ma Văn Kháng),Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu)...
b.Thơ ca.
-Không phát triển như văn xuôi nhưng vẫn có những thành tựu.Xuất hiện nhiều nhà thơ mới như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,Chế Lan Viên,Nguyễn Duy,Hoàng Cầm...
c.Kịch:Phát triển mạnh tiêu biểu là Lưu Quang Vũ(50 vở kịch).
II.Luyện tập
Đề bài:Bày tỏ ý kiến của anh(chị) vế kiến của Nguyễn Đình Thi:
“Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ 1 sức sống mới, sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.”
*Gợi ý:HS phải tìm hiểu những ý chính sau:
1.Văn nghệ phụng sự kháng chiến:Điều này nói lên mục đích ,lí tưởng nghệ thuật của văn nghệ mới từ sau c/m tháng 8/1945.
2Nhưng chính k/c đem đến cho văn nghệ 1 sức sống mới:Chính hiện thực đời sống c/m đã đem đến cho văn nghệ(trong đó có vh) 1 nguồn cảm hứng mới, 1 sức sống mới.
->Như vậy ý kiến của NĐT nói về mối quan hệ máu thịt giữa mục đích,lí tưởng NT với thời đại, với hiện thực đ/s.
3.Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta->Nhận định thể hiện niềm tin vào sự hình thành và phát triển của văn nghệ mới gắn bó với dân tộc và c/m.
.
C.Củng cố
-Hệ thống lại kiến thức đã ôn tập trong giờ học
-Nhắc hs ôn tập cả giai đoạn vh từ 1945 đến 1975.
Ngày soạn:16/ 8/2010
ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Có kiến thức, kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về 1tư tưởng đạo lí.
-Hiểu được những tư tưởng đạo lí từ các bài văn.
-Tự rút ra cho bản thân những bài học.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu h/s nhắc lại kiến thức đã học về cách làm kiểu bài nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý theo nhóm .GV cử đại diện nhóm trả lời theo các phần của tìm hiểu đề.
I.Ôn tập lí thuyết.
Cách làm kiểu bài về 1 tư tưởng đạo lí:
-Giải thích và chứng minh vấn đề.
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ luận điểm sai trái.
-tự liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
-Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1.
Phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài sau:
Phải chăng “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”.
*Dàn ý.
a. Mở bài:
-Giới thiệu và trích dẫn ý kiến: thế nào là 1người bạn đích thực? một tình bạn đẹp?
b.Thân bài:
-Thế nào là bạn? là tình bạn?
-Tại sao” bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?”
+Khi mọi người bỏ ta đi là khi ta gặp khó khăn(về vật chất ,về tinh thần).
+Người đến với ta khi ấy là ng]ời có tấm lòng chân thành, thực sự yêu mến không vụ lợi.
-Quan niệm về tình bạn trong sáng, cao thượng: luôn sẻ chia giúp đỡ là chỗ dựa cho nhau...
-Bài học rút ra cho bản thân: cần xây dựng cho mình 1 tình bạn trong sáng,đẹp đẽ.
c.Kết bài:
-ý kiến trên khẳng định sự chân thành, chung thuỷ,trọn vẹn của tình bạn.
-Tình bạn là thứ tình cảm cao quý của con người, mỗi chúng ta cần sống tốt và xây dựng cho mình 1tình bạn đẹp.
2 Bài tập 2.
Lập dàn ý cho đề bài sau:Suy nghĩ của em về câu nòi sau:”Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời.Sự mất mát lứn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
(Ku-sin)
*Dàn ý:
a.Mở bài:
-Sống trên đời, ai cũng lo sợ trước cái chết ;cái chết là 1 mất mát đối với con người. Nhưng cái chết chưa phải là điều mất mát lớn nhất .
-Giới thiệu và dẫn câu nói của Pu-sin.
b.Thân bài.
-Giải thích câu nói của pu-sin:
+Cái chết là dừng lại sự sống về mặt thể xác.
+Tâm hồn khô héo, tàn lụi: tâm hồn trở nên khô khan, cứng nhắc, không yêu thương..->cái chết về tâm hồn.
+Sự mất mát lớn nhất của con người là để cho tâm hồn khô héo, tàn lụi ngay khi còn sống.Tác giả gửi đến bạn đọc lời nhắn nhủ hãy làm cho tâm hồn mình tươi mát, dào dạt những yêu thương...
-Tại sao để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống lại là điều mất mát lớn nhất:
+Khi đó con người trở nên khô khan không biết rung động trước cuộc sống(thiên nhiên, con người),không đón nhận được những vang vọng của cuộc đời.
+Khi đó con người trở nên lãnh đạm, cứng nhắc, không biết yêu thương và không chia sẻ với đồng loại.
->Để tâm hồn tàn lụi, khô héo con người không có sự giao lưu về tình cảm, cảm xúc đối với những người xung quanh->trở thành 1ốc đảo cô đơn, lạnh lẽo->chết ngay khi còn sống.
-Muốn cho tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sốngta cần phải làm gì?
+Biết quan tâm sẻ chia với những vui buồn,cảm xúc,cảm giác của người thân, bạn bè; tham gia vào những hoạt động xã hội, giúp ích cho cộng đồng.
+Đón nhận tình cảm của mọi người 1 cách chân thành.
-Bài học rút ra cho bản thân.
c.Kết bài:
-Ý kiến của Pu-sin giúp cho mỗi người biết bồi dưỡng cho tâm hồn trở nên trẻ trung, yêu đời yêu cuộc sống.--Mỗi HS cần biết học tập và sống sao cho không để tuổi trẻ trôi đi 1 cách nhạt nhoà, đơn điệu.
C.Củng cố.
-Nhắc lại kĩ năng làm bài.
-Ra bài tập về nhà: suy nghĩ của em về câu tục ngữ sau: “Cái nết đánh chết cáiđẹp”
Ngày soạn: 16/ 8/2010
.
BÀI TẬP VỀ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Hiểu được sự trong sáng của tiếng Việt: phát âm, dùng từ ,viết câu phải theo chuẩn qui tắc và có tính chủân mực chung.
-Giáo dục HS có ý thức trau dồi tiếng Việt,làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng, tránh được các lỗi khi phát âm,viết chữ.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
?HS chỉ ra những từ sai và GV yêu cầu HS nhắc lại các biểu hiện của việc làm cho tiếng Việt trong sáng.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
GV nhận xét ,kết luận.
đưa ra cách chữa cho từng câu.
?Phát hiện sự lạm dụng tiếng nước ngoài trong những câu cụ thể?
I.Ôn tập lí thuyết.
1.Tính chuẩn mực và tính qui tắc chung.
2.Không lạm dụng, lai căng tiếng nước ngoài.
3.Sự văn hoá, lịch sự của lời nói.
II.Bài tập.
1.Chỉ rõ lỗi và nêu cách sửa đối với các câu sau đây:
-Sinh đẹp,lãng mạng,trung thuỷ,xương núi, mảnh thảnh,dáng dóc,chí thức, xuy nghĩ,xâu thẳm.
-Nguyệt trông giống 1 cô gái hài hoà.
-Trải qua nhiều năm tháng mà Nguyệt vẫn không phai mờ.
*Gợi ý: Sửa lỗi.
-Xinh đẹp, lãng mạn,chung thuỷ,sương núi, mảnh khảnh,thoăn thoắt,xung phong,dáng vóc,trí thức,suy nghĩ, sâu thẳm.
-Nguyệt trông giống 1 cô gái hiền hoà.
-Trải qua ......vẫn không thay đổi.
2.Chỉ những từ dùng sai và sửa lại cho đúng.
-Xã em có 10 người được bầu là bà mẹ Việt Nam anh hùng .
-Chiều qua lớp em họp để phong mức kỉ luật cho các bạn vừa dính líu vào vụ ẩu đả trước cổng trường.
-Một thuyền đánh cá đã vớt lên từ đáy biển nhiều kỉ vật thời chiến tranh.
*Gợi ý:
-Trong các câu trên các từ dùng sai là:Bầu, phong, kỉ vật.
-Sửa :
+Xã em....được phong là bà...anh hùng.
+Chiều qua lớp em họp để đề nghị mức kỉ luật.....trường.
+Một thuyền đánh cá...nhiều di vật thời chiến tranh.
3.Chỉ ra những trường hợp lạm dụng tiếng nước ngoài và hiện tượng trùng nghĩa trong các câu sau:
-Nhiều fan hâm mộ đã ra sân bay đón đội tuyển bóng đá Việt nam thắng lợi trở về.
-Liên hoan fetival nghệ thuật Tây nguyên được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột.
-Cô ta ăn mặc rất mốt thời trang.
*Gơi ý:
-Cả 3 câu đều lạm dụng tiếng nước ngoài và trùng nghĩa.
+fan( người hâm mộ): vừa lạm dụng tíêng nước ngoài vừa trùng nghĩa.
+fetival(liên hoan,lễ hội).
+mốt hàm chứa nghĩa thời trang.
4.Chỉ ra câu sai và sửa lỗi.
-Chính anh mà không phải tôi đã nói như thế.
-Chúng ta càng đoàn kết thì phong trào thi đua học tốt mỗi ngày 1 phát triển.
-Được thầy cô khen khiến nó sung sướng đỏ bừng mặt.
*Gợi ý:
C1: Sai quan hệ từ-> sửa: thay “mà” bằng “chứ”.
C2: Sai cặp từ có tác dụng nối càng...càng->sửa: thay:” mỗi ngày 1” bằng “càng”.
C3: Không đúng cấu trúc câu cầu khiến-> sửa: bỏ từ “được” ở đầu câu.
.
C.Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức đã ôn tập trong giờ .
-Ra bài tập về nhà cho HS
.
Ngày soạn: 24/ 8/2010
ÔN TẬP TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP.
(HỒ CHÍ MINH)
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Các giá trị của bản TNĐL.
-Sự mẫu mực về thể loại chính luận.
-Hiểu được tình cảm của HCM khi viết TNĐL.
-Hệ thống lập luận chặt chẽ.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
nội dung cần đạt
GV đưa ra nhứng câu hỏi về các lĩnh vực của TNĐL để HS có cái nhìn toàn diện về TP.
GV cho HS thảo luận theo từng câu hỏi .Cử đại diện nhóm trả lời,GV nhận xét, bổ sung,kết luận
?HS chỉ ra những tình cảm của HCM khi viết TNĐL?
?Giá trị lịch sử của TN là gì?
?Chứng minh TNĐL là 1 tác phẩm văn học đích thực?.
1.Vì sao TNĐL là 1 văn bản chính luận nhưng vẫn giàu tính nhân bản?
-Tính nhân bản cùa TNĐL được thể hiện ở những biểu hiện sau:
+Khẳng định quyền được sống,quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và của mọi dân tộc.
+Lên án tội ác đối với con người về các mặt:chính trị, kinh tế, xã hội,văn hoá, luật pháp...
+Xót xa trước những đau thương của nhân dân VN dưới ách đô hộ của thực dân P(dân ta chịu 2 tầng xiềng xích...dân ta càng cực khổ, nghèo nàn...chết đói...)
+Đề cao hành vi nhân đạo và khoan hồng của người VN với người P.
+Lên án những hành vi hèn hạ,lật lọng của thực dân P. Khẳng định hành động dũng cảm đứng lên giành quỳên sống cũng như quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của người VN.
2.TNĐL không chỉ hấp dẫn bởi nghệ thuật nghị luận mẫu mực mà còn lay động sâu sắc người đọc bởi tình cảm thắm thiết của tác giả?
Gợi ý: sức lay dộng của những tình cảm thắm thiết của bản TNĐL được thể hiện ở:
+Thái độ căm phẫn của tác giả khi vạch trần tội ác của thực dân P với nhân dân ta( nghệ thuật điệp từ chúng).
+Tình cảm xót thương của tác giả khi nói đến nỗi đau của dân tộc ta(tắm các cuộc ...nòi giống ta suy nhược...dân ta nghèo nàn...)
+Tình cảm thiết tha mãnh liệt: thái độ cương quyết, đanh thép khi nói đến quyền được hưởng tự do, độc lập...của nhân dân VN cũng như quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc(sự thật là...chúng tôi tin rằng...quyết không thể không công nhận...1dân tộc đã gan góc...dân tộc đó phải được độc lập)
+Bài văn toát lên khát vọng ý chí mãnh liệt của tác giả cũng là của dân tộc ta.
+Những tình cảm trên được biểu lộ qua 1 giọng điệu đặc biệt: khi nồng nàn tha thiết, khi xót thương, khi hừng hực căm thù, khi hào sảng khích lệ.
3.TNĐL không chỉ là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là 1 tác phẩm VH đích thực?
*Gợi ý:
-TNĐL là 1 văn kiện lịch sử vô giá, vì nó có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.Bản TN đã tuyên bố chấm dứt chế độ phong kiến hàng nghìn năm, chấm dứt chế độ thực dân hàng trăm năm ở nước ta và mở ra 1 kỉ nguyên mới, thời kì độc lập,tự do.
-Tuy vậy,TNĐL còn là 1 TPVH đích thực: nó mang đầy đủ đặc điểm của 1VB chính luận:
+Lập luận chặt chẽ: phần mở đầu xác lập chân lí làm cơ sở cho những phần sau; phần chính, Bác đã phân tích tội ác của thực dân P đối với nhân dân VN và phe đồng minh chì ra nhân dân VN có quyền hưởng tự do, độc lập; từ những luận điểm đó, phần kết người khẳng định độc lập không chỉ là quyền mà còn là sự thật->cách triển khai như vậy là rất chặt chẽ và cương quyết.
Lập luận chặt chẽ còn được thể hiện trong cách dùng từ:(để diễn tả tội ác của thực dân P,Bác dùng những động từ và tính từ mạnh; trước khi tuyên bố độc lập,Bác tuyên bố 1 cách dứt khoát: thoát li hẳn, xoá bỏ hết, xoá bỏ tất cả những mối quan hệ với P...)->cách dùng từnhư vậy đã tạo nên tính chặt chẽ, hàm súc đặc biệt.
+Lí lẽ đanh thép sắc sảo: mỗi câu văn là 1lí lẽ.
+Chứng cứ hùng hồn: nếu không có chứng cứ cụ thể thì những lí lẽ không thể có sức mạnh.Bản TN đã sử dụng hàng loạt những bằng chứng, những sự thật để kết tội thực dân P(Về chính trị, về kinh tế, về văn hoá..)
+TNĐL còn được viết bằng 1 trái tim nhiệt huýêt, một tình cảm mãnh liệt.
C.Củng cố.
-Hệ thống lại giá trị của TNĐL.
-Ra bài tập cho HS về nhà làm: Phân tích cái hay trong cách đặt vấn đề củ
Ngày soạn:
.
ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-có kĩ năng thành thạo về cách làm bài nghị luận về 1 hiện tượng đời sống.
-Biết bày tỏ quan điểm của mình trước 1 hiện tượng trong cuộc sống.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm bài nghị luận về 1 hiện tượng đời sống.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý .
?Vấn đề nghị luận là gì?
?Các thao tác lập luận cần sử dụng?
?Giải thích khái niệm?
?Tác dụng của việc phê phán lối sống thờ ơ, ghẻ lạnh,ca ngợi lòng vị tha?
?Bài học rút ra cho bản thân?
GV hướng dẫn HS lập dàn ý và viết bài theo các câu hỏi?
I.Ôn tập lí thuyết.
Cách làm kiểu bài nghị luận về 1 hiện tượng đời sống
-Giới thiệu vấn đề nghị luận.
-Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại
-Chỉ ra nguyên nhân.
-Bày tỏ thái độ ý kiến vế hiện tượng xã hội đó.
II.Luyện tập.
1.Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài sau:
“Phê phán thái độ thờ ơ,ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết”
Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
a.Tìm hiểu đề.
-Vấn đề nghị luận: Phê phán thái độ sống thờ ơ với con người, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
-Phân tích những biểu hiện của thái độ thờ ơ,của lòng vị tha, tình đoàn kết; nguyên nhân dẫn đến lối sống thờ ơ,sống đoàn kết.
-Bày tỏ ý kiến của mình trước hiện tượng đó.
-Các thao tác chính: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận .
b.Lập dàn ý.
*Mở bài:
-Giới thiệu vấn đề nghi luận: con người cần sống vị tha, đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhưng bên cạnh những điều đúng đó, còn cần đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái, tiêu cực-> phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết nhơ ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết.
*Thân bài:
-Khái niệm:
+Thờ ơ, ghẻ lạnh là gì? Là không có sự quan tâm, không có tình cảm, hờ hững ,lạnh nhạt với nhau.
+Vị tha, đoàn kết là gì? Là vì người khác, yêu thương đùm bọc lẫn nhau...
-Phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh để làm gì?Để lên án lối sống lạnh nhạt, hờ hững;nhắc nhờ con người phải biết quan tâm ,sẻ chia với nhau->hành động hướng đến thức tỉnh những người có lối sống chưa tốt.
-Ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết để làm gì? Để khẳng định, ngợi ca 1 lối sống đẹp ;tuyên truyền, nhân rộng tình yêu thương giữa con người với con người->hành động dẫn đến nêu gương những người có lối sống đẹp.
->Hai hành động đều hướng đến việc xây đắp, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người.
-Bài học rút ra cho mỗi người:
+Cần lên án lối sống thờ ơ, ghẻ lạnh giữa người với người.
+Nhân rộng những tấm gương nhân ái vị tha.
+Sống nhân ái bao dung với bạn bè, người thân, đồng bào, đồng loại...
-Khẳng định tính cần thiết của cả 2 hành động nhằm mục đích xây dựng những tình cảm tốt đẹp giữa người với người.
*Kết bài:
-Việc xây dựng cái đẹp cần song song với việc phê phán cái xấu.
-Tuổi trẻ cần thực hiện tốt 2 công việc trên.
2.HS về nhà lập dàn ý và viết thành bài hoàn chỉnh cho đề bài sau:
Một số người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, mặc dù số tai nạn giao thông ngày càng nhiều.
Anh(chị) suy nghĩ gì về hiện tượng đó?
*Gợi ý :
-Không đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật giao thông.
-Vì sao vẫn có hiện tượng đó: Vì thiếu điều kiện mua mũ bảo hiểm?Vì đội mũ không đẹp?Vì coi thường tính mệnh?Vì không đánh giá đúng nguy hiẻm khi di đường?hay vì 1 lí do nào khác?
”
.-
.
C.Củng cố
-Hệ thống lại kĩ năng làm bài đã ôn tập
-Dặn dò HS làm bài tập về nhà
Ngày soạn: 10/ 9/2010
BÀI TẬP VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS
-Có kiến thức kĩ năng về phong cách ngôn ngữ khoa học.
-Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học trong những trường hợp cần thiết.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức lí thuyết đã học về những đặc trưng của p/c ngôn ngữ khoa học?
?HS thảo luận rồi cử đại diện chữa bài tập.
GV nhận xét, bổ sung,kết luận
?HS trả lời câu hỏi của bài tập 3.GV nhận xét, kết luận.
I.Ôn tập lí thuyết.
Đặc trưng của p/c khoa học:
-Tính khái quát trừu tượng.
-Tính lí trí lô gích.
-Tính khái quát phi cá thể.
II.Luyện tập
1.Bài tập 1(Sách bài tập nâng cao-89)
Đoạn trích sau đây có thuộc p/c khoa học không?Vì sao?
“Tên riêng khác với tên chung
Một cái tên chung đưa trí óc ta không phải đến với 1 cá thể...tính chất”.
*Gợi ý
Đoạn trích trên nằm trong 1 VB viết theo p/c ngôn ngữ khoa học.Vì:
+Mang những đặc điểm chung của p/c ngôn ngữ khoa học(Tính khái quát trừu tượng, tính lí trí lô gích, tính khách quan phi cá thể)
+Được diễn đạt theo cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong p/c ngôn ngữ khoa học.
+Sử dụng nhiều thuật ngữ của ngành ngôn ngữ khoa học: tên riêng, tên chung, ngữ pháp học, từ loại, danh từ riêng ,danh từ chung,động từ...
+Sử dụng kiểu câu có từ: “là”,kiểu câu phức có quan hệ từ “nếu...thì”
+Không sử dụng các biện pháp tu từ.
2 Bài tập 2:
Hãy phân tích và nhận xét về kết cấu câu văn sau đây trong 1 VB khoa học?
“Mặc dù cho đến nay loài người chưa vượt ra khỏi hệ mặt trời và mới chỉ khẳng định ở thời điểm hiện tại trong hệ mặt trời chỉ 3 hành tinh có sự sống, trong đó sự sống trên mặt đất đạt trình độ cao nhất nhưng chúng ta có căn cứ để tin rằng sự sống trong vũ trụ là phổ biến, và đến ngày nào đó thì việc tiếp nhận tín hiệu ngoài quả đất, đón tiếp khách từ vũ trụ sẽ không còn là mơ ước mà là hiện thực.”
*Gợi ý:
+Đây là 1 câu văn dài trong VB khoa học(kiểu câu tường cú).Câu văn gồm nhiều bộ phận, nhiều thành phần ngữ pháp ở các tầng bậc khác nhau, tạo nên 1 cấu trúc phức tạp.Nhưng nhờ các quan hệ từ, các dấu câu và do được tổ chức mạch lạc nên câu văn biểu hiện sáng rõ tư tưởng khoa học.Chính kết cấu phức tạp của câu văn cũng phù hợp với sự biểu hiện những mối quan hệ trừu tượng,đa diện của nội dung.Đó là 1 đặc điểm của ngôn ngữ khoa học.
a.Cấp độ 1:Câu văn được phân tích thành 2 vế có quan hệ nhượng bộ-tăng tiến phối hợp với quan hệ đối lập(vế1:mặc dù...cao nhất; vế 2: nhưng...hiện thực).
b.Cấp độ 2: Tách trong mỗi vế các thành phần ngữ pháp thấp hơn.
+Vế1:-trạng ngữ:cho đến nay.
-chủ ngữ: loài người.
-vị ngữ : chưa vượt ra...sự sống.
-phần chú thích: trong đó...cao nhất.
+Vế 2:-chủ ngữ: chúng ta.
-Vị ngữ : có căn cứ để tin rằng....hiện thực(trong vị ngữ có phần phụ: sự sống...hiện thực bổ sung ý nghĩa cho động từ tin rằng).
3.Bài tập 3(SGK-76).
*Gợi ý:
-Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá...
-Tính lí trí, lô gích của đoạn văn thể hiện rõ nhất ở phần lập luận: Câu đầu nêu luận điểm khái quát; các câu sau nêu luận cứ.Luận cứ đều là các cứ liệu thực tế.Đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.
.
C.Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức đã ôn trong giờ học.Ra bài tập về nhà cho HS làm.
Ngày soạn: 18/ 9/2010
ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ,ĐOẠN THƠ.
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Có kĩ năng thực hành về nghị luận 1 đoạn thơ, 1 bài thơ.
-Biết tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài 1 cách thành thạo.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
cho GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức lí thuyết về cách làm kiểu bài nghị luận về1 bài thơ, 1 đoạn thơ.
GV cho HS tìm hiểu đề.
GV chia nhóm để HS lập dàn ý cho đề bài
GV cho HS tìm hiểu đề và lậpdàn ý đề bài.
I.Ôn tập lí thuyết
Cách làm kiểu bài nghị luận về 1 bài thơ, 1 đoạn thơ:
-Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
-Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
-Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1:Bình luận đoạn thơ sau trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu?
“Ta muốn ôm
.......................
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.”
a.Tìm hiểu đề.
-Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời: đoạn trích nằm ở phần cuối của bài thơ Vội Vàng, rút từ tập Thơ Thơ(1939), là tập thơ đầu tay khẳng định vị trí Xuân Diệu trong làng thơ mới.
-Nội dung đoạn trích:Khát vọng sống mãnh liệt, cuồng nhiệt của Xuân Diệu, thể hiện tình yêu cuộc sống, con người của thi sĩ.
-nghệ thuật đoạn trích: diệp ngữ, điệp cú pháp, cách sử dụng hình ảnh độc đáo, sử dụng động từ, tính từ mạnh.
b.Lập dàn ý.
*Mở bài: Giới thiệu khái quát bài thơ, đoạn thơ. Nêu nội dung bình luận.
*Thân bài:
-Khát vọng điên cuồng của thi sĩ: muốn ôm trọn cuộc sống vào lòng.
-Hệ thống những động từ mạnh(ôm, say, thâu, cắn, riết) kết hợp vớinhững tính từ chỉ tính chất,mức độ(mơn mởn,chếnh choáng, đã đầy, no nê...)thể hiện niềm cảm xúc mãnh liệt đang dâng trào.
-Những hình ảnh đẹp, nồng nàn(sự sống, cánh bướm với tình yêu...)->Cuộc sống tươi đẹp, quyến rũ.
-Quan niệm sống của Xuân Diệu:Hãy sống cao độ, tận hưởng từng giây phút của cuộc sống trần thế.
*Kết bài:Đánh giá chung về khuynh hướng thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 bộc lộ qua đoạn trích.
2.Bài tập 2.
Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ Đây thôn vĩ dạ của HMT?
“Sao anh không về chơi thôn vĩ?
...................................................
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
a.Tìm hiểu đề.
-Đoạn thơ thuộc khổ đầu của bài thơ ĐTVD được sáng tác trong thời gian thi sĩ đang chữa bệnh tại trại phong Quy Hoà khi nhận được tấm bưu ảnh của Hoàng Cúc, tác giả hồi tưởng lại kí ức về Huế.
-Nội dung:Đoạn trích miêu tả bức tranh phong cảnh thôn vĩ lúc bình minh và hình ảnh con người thônvĩ hiền hậu ,duyên dáng.
-NT: Câu hỏi tu từ, nghệ thuật miêu tả, cách điệu hoá.
b.Lập dàn ý.
*Mở bài:
+Gới thiệu về thi sĩ HMT và bài thơ ĐTVD.
+Gới thiệu đoạn trích.
*Thân bài:
-Câu 1:Câu hỏi tu từ->vừa hỏi, vừa trách móc, vừa mời mọc gợi ra không gian cụ trể của nỗi nhớ( thôn vĩ).
-Câu 2,3: Miêu tả bức tranh thôn vĩ vừa đẹp vừa mộng(hàng cau đón náng, vườn xanh mướt).
->Cánh và người hài hoà làm bức tranh thiên nhiên thêm sinh động.
*Kết luận:
Khổ thơ là bức tranh thôn vĩ dạ đẹp, thanh tao. Qua đó gửi gắm tình cảm nhớ mong chân thành của thi sĩ Hàn Mặc Tử.
.
C.Củng cố
-Hệ thống lại cho HS cách làm kiểu bài nghị luận về 1 bài thơ, 1 đoạn thơ.
-Ra bài tập cho HS về nhà làm .
Ngày soạn: 25/ 9/2010
ÔN TẬP TÂY TIẾN
(QUANG DŨNG)
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Hiểu được giá trị của bài thơ về phương diện nội dung và nghệ thuật.
-HS có thể nghị luận về 1 đoạn thơ nào đó trong tác phẩm.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV cho HS thảo luận rồi chỉ ra những biểu hiện của bút pháp tương phản và hiệu quả của nó?
? Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh và nhạc điệu trong đoạn thơ?
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi,GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm phát biểu về những phương diện của người lính TT?
1.Được sáng tác theo bút pháp lãng mạn nên QD khai thác tối đa hiiêụ quả của bút pháp tương phản.Hãy làm sáng tỏ điều đó?
Gợi ý trả lời.
-Phép tương phản khi miêu tả thiên nhiên Tây Bắc: Thiên nhiên hiện lên với 2 vẻ đẹp đối lập: Vừa dữ dội, hoang vu vừa tươi mát thơ mộng(đồi núi gập ghềnh, khúc khuỷu><hương hoa , sương khói, dáng cô
File đính kèm:
- giao an tu chon van 12.doc