A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết làm một số bài tập tìm các chuỗi sự việc trong các văn bản tự sự (truyền thuyết) đã học.
- Rèn các kỹ năng tóm tắt các sự việc.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn
B. Chuẩn bị
- Các văn bản truyền truyết đã học
- Bốn tập tóm tắt
C. Phương pháp
Luyện tập - Thực hành
D. Tiến trình giờ dạy
43 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3228 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1
Bài tập
Tìm một chuỗi các sự việc
trong các văn bản truyền thuyết đã học
Mục tiêu
Giúp học sinh biết làm một số bài tập tìm các chuỗi sự việc trong các văn bản tự sự (truyền thuyết) đã học.
Rèn các kỹ năng tóm tắt các sự việc.
Giáo dục ý thức học tập bộ môn
Chuẩn bị
Các văn bản truyền truyết đã học
Bốn tập tóm tắt
Phương pháp
Luyện tập - Thực hành
Tiến trình giờ dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng )
2, Kiểm tra
3, Bài mới
Yêu cầu bài tập 1:
? Trình bày các sự việc trong văn bản “Con Rồng Cháu Tiên”?
? Em hiểu thế nào là chuỗi các sự việc?
- Nhiều sự việc nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định.
? Hãy nêu chuỗi các sự việc trong truyện “ Con Rồng Cháu Tiên” ?
? Nêu ý nghĩa của truyện ?
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao đẹp thiêng liêng của dân tộc
- Khẳng định ý chí đoàn kết của người Việt Nam.
Yêu cầu bài tập 2:
- Tìm các sự việc trong văn bản “Bánh chưng bánh giầy”?
? Em hiểu thế nào về sự việc trong văn tự sự ?
- Là chi tiết chính không thể thiếu trong truyện
? Các sự việc có quan hệ với nhau không? Quan hệ với nhau nhằm mục đích gì?
- Các sự việc có quan hệ gắn bó với nhau cùng tạo một chuỗi các sự việc để thể hiện một ý nghĩa nào đó.
1. Bài tập 1
SV1: Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên với Âu Cơ thuộc họ thuần nông sống ở cung điện Long Trang.
SV2: Âu cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra một trăm người con trai không cần bú mớm, khoẻ mạnh như thần.
SV3: Lạc Long Quân cùng Âu Cơ chia tay nhau, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi chia nhau cai quản các phương.
SV4: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, mười mấy đời nối ngôi vua đều lấy hiệu Hùng Vương.
SV5: Do tích này về sau người Việt Nam đều tự hào là con cháu vua Hùng mang dòng máu Tiên Rồng.
2. Bài tập 2
SV1: Hùng Vương về già muốn chọn người kế ngôi với điều kiện người kế ngôi phải nối chí Vua không nhất thiết phải là con trưởng.
SV2: Các Lang đua nhau làm lễ thật hậu, riêng Lang Liêu rất buồn vì chàng chỉ có khoai và lúa
SV3: Lang Liêu được thần báo mộng làm hai thứ bánh dâng vua. Vua rất vừa ý chọn hai thứ bánh đem tế Trời Đất và Tiên Vương
SV4: Vua đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôI cho Lang Liêu.
SV5: Từ đó nước ta có phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết.
4. Củng cố:
? Hãy nêu kỹ năng tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự ?
5. Hướng dẫn chuẩn bị
- Hoàn thiện baì tập
- Tóm tắt hai văn bản (khoảng 10 – 12 dòng).
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 2,3
Bài tập Tóm tắt các sự việc
trong một chuỗi các sự việc
I, Mục tiêu
1. Ôn lại kiến thức văn học trong các văn bản truyền thuyết đã học
2. Rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng ngoại ngữ
3. Giáo dục ý thức học tập bộ môn
II, Chuẩn bị
Các văn bản truyền thuyết đã học
Bảng phụ, phiếu học tập
III, Phương pháp
Luyện tập
Thực hành
IV, Tiến trình bài dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng )
2, Kiểm tra
? Hãy nêu các sự việc trong văn bản: “Con Rồng Cháu Tiên” và sự tích “Bánh trưng bánh giầy”?
3, Bài mới
Em thích nhất sự việc nào trong chuỗi các sự việc ở văn bản: “Con Rồng Cháu Tiên” ? Hãy kể lại ?
- Hoạt động nhóm
đ Đại diện nhóm trình bày ?
? Liệt kê các sự việc trong truyện : “Thánh Gióng” ?
Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng
Thánh Gióng biết nói và nhận đi đánh giặc
Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đi đánh giặc.
Thánh Gióng đánh tan giặc
Thánh Gióng bay về trời
Vua lập đề thờ phong danh hiệu
Dấu tích còn lại của Thánh Gióng
? Trong các sự việc trên em thích sự việc nào nhất ? Hãy kể lại băng ngôn ngữ của em ?
- H lựa chọn đ trình bày đ NX
? Muốn kể một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc chúng ta cần lưu ý điều gì?
G tổ chức cho H chơi trò chơi, bốc thăm. Ai chọn được sự việc nào thì phải kể về sự việc ấy.
- H trình bày đ G nhận xét rút ra kinh nghiệm.
Nhóm 1 - 4
Mỗi nhóm cử đại diện lên kể
đ Nhận xét rút kinh nghiệm
Nhóm 2 - 3
Cử đại diện trình bày
đ Nhận xét rút kinh nghiệm
I, Tóm tắt một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc
1. Bài tập 1
Sự việc 1:Ơ miền đất Lạc Việt có một vị thần nòi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sống ở dưới nước thỉnh thoảng lên sống trên cạn có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.Thần kết duyên với Âu Cơ sống ở vùng núi cao phương bắc thuộc họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Họ chung sống trên cạn tại cung điện Long Trang.
2. Bài tập2
Sự việc 5: Thánh Gióng đánh tan giặc. Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa mặc áo giáp cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc chạy toán loạn, đám tàn quân dẫm đạp lên nhau chạy chốn.
II, Tập kể một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc.
1, Yêu cầu
- Lựa chọn sự việc mình định kể
- Khi kể phảI giữ nguyên nhân vật và các tình tiết quan trọng
- Khi kể một sự việc phải kể những chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó.
2. Bài tập
A, Bài tập 1: Kể sự việc : “Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng’’.
+ Hai vợ chồng ông lão muốn có con
+ Bà vợ ra đồng giẫm phải vết chân lạ
+ Bà mẹ có thai 12 tháng mới sinh con
+ Đứa trẻ lên 3 vẫn không nói, không cười không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
B, Bài tập 2 : Kể sự việc Lê Lợi trả Gươm cho Long Quân.
- Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi vua cưới thuyền Rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi Gươm
Thấy con rùa lớn, vua lệnh cho thuyền đi chậm lại
Rùa Vàng nổi lên mặt nước xin Vua hoàn lại Gươm cho Long Quân.
Vua hướng Gươm về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng đớp Gươm lặn xuống hồ.
Từ đó Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
4. Củng cố:
? Hãy nêu kỹ năng tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự ?
5. Hướng dẫn chuẩn bị
- Hoàn thiện baì tập 1 và 2
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 4,5
Bài tập tóm tắt các sự việc
Tập kể chuyện
I, Mục đích:
- Tiếp tục giúp học sinh kĩ năng tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự
- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện một hoặc hai sự việc trong một chuỗi các sự việc bằng ngôn ngữ của bản thân
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn
II, Chuẩn bị:
III, Phương pháp
Luyện tập
Thực hành
IV. Tiến trình bài dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng )
2, Kiểm tra
3, Bài mới
? Nêu các sự việc trong văn bản “ Thạch Sanh”
? ý nghĩa chi tiết tiếng đàn?
Tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh được giải oan, nhờ tiếng đàn Thạch Sanh có cơ hội vạch mặt Lý Thông, hội ngộ với Công Chúa đTiếng đàn tượng trưng cho công lý.
? ý nghĩa chi tiết niêu cơm?
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người cũng không thể ăn hết được. Niêu cơm đãi quân sĩ thể hiện sự khoan dung, yêu chuộng hoà bình, tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
Hãy nêu ý nghĩa của truyện ?
Truyện đề cao chí thông minh của con người
Truyện tạo ra những tình huống bất ngờ, đem lại tiếng cười thú vị.
? Nêu các sự việc trong truyện “Cây bút thần”?
? Trình bày các sự việc trong truyện : “Ông lão đánh cá và con cá Vàng” ?
? Nêu ý nghĩa của truyện ?
- Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc.
GV hướng dẫn cho học sinh kể
? Khi kể chuyện phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Giữ nguyên nhân vật các sự việc
Các sự việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lý (Có thể kể theo trình tự xuôi, có thể kể theo trình tự ngược)
GV : Đây chính là hình thức kể tóm tắt
Hoạt động nhóm
Thi giữa các nhóm
đĐại diện các nhóm lên trình bày
1 HS khá kể
đ Nhận xét đ Rút kinh nghiệm
I. Tóm tắt các sự việc trong văn bản cổ tích
1. Văn bản Thạch Sanh
- Sự ra đời của Thạch Sanh
- Những chiến công của Thạch Sanh
+ Thạch Sanh giết chăn tinh
+ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa
+ Thạch Sanh cứu con vua Thuỷ Tề, chữa bệnh cho Công Chúa.
+ Thạch Sanh dùng tiếng đàn và niêu cơm thần đẩy lùi quân 18 nước Chư Hầu
+ Nhà Vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh
2. Văn bản : “ Em bé thông minh”
- Trên đường đI tìm người tài giúp nước viên quan nọ gặp hai cha con người nông dân
- Viên quan ra câu đố em bé giải được câu đố của viên quan.
- Viên quan về kể cho Vua nghe, vua thử tài em bé bằng hai lần thử thách em bé đều giải được câu đố của nhà Vua.
- Sứ thần nước ngoài muốn thử nhân tài đất nước để thực hiện ý đồ ngoại xâm bằng một câu đố, em bé giảI câu đố của sự thần bằng câu hát dân gian
- Sứ thần và mọi người phục tài em bé
Em được vua phong làm trạng.
3. Truyện “Cây bút thần”
- Mã Lương là một em bé thông minh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nhà nghèo nhưng em rất ham học vẽ và ước có một chiếc bút.
- Mã Lương được thần cho một cay bút trong một giấc mơ.
- Mã Lương vẽ cho người nghèo nào cày, cuốc, đèn, thùng múc nước
- Mã Lương dùng cây bút trừng trị tên địa chủ tham lam và tên vua độc ác.
- Về sau không ai biết Mã Lương đi đâu.
4. Truyện : “ Ông lão đánh cá và con cá Vàng”?
- Hai vợ chồng ông lão đánh cá sống trong túp lều tranh nát trên biển.
- Ông lão bắt được cá vàng, cá vàng xin tha mạng, ông lão thả cá, cá vàng hứa đền ơn.
- Ông lão về kể cho vợ nghe, mụ vợ quát chồng và đòi cá vàng trả ơn.
- Năm lần ông lão ra biển và kết quả mỗi lần.
- Cuối cùng mụ vợ lại quay lại cuộc sống nghèo khổ bên cáI máng lợn sứt mẻ.
II. Tập kể chuyện
1, Bài 1
Hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em đã học.
( Chọn bất kỳ )
2, Bài 2 : Kể chuyện : “ Cây bút thần” khoảng 10 – 15 câu.
3, Bài 3 :Kể chuyện “Ông lão đánh cá và con cá Vàng” bằng lời kể của ông lão.
4. Củng cố:
- Kĩ năng tóm tắt các văn bản tự sự
- Các hình thức kể chuyện: Nguyên bản, tóm tắt, sáng tạo.
5. Hướng dẫn chuẩn bị
- Hoàn thiện baì tập 3
- Chuẩn bị tiết sau: Các bài tập kể chuyện
V. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6
Các bài tập kể chuyện
I. Mục tiêu
1. Học sinh nắm được cách kể chuyện dựa theo các văn bản truyền thuyết đã học, nắm được khái niệm truyện truyền thuyết.
2. Rèn kĩ năng kể chuyện bằng lời văn của mình
3. Giáo dục lòng ham mê bộ môn qua các truyện dân gian.
II. Chuẩn bị
Các văn bản VH dân gian đã học
Bảng phụ
III. Phương pháp
Thực hành --Luyện tập
IV. Tiến trình giờ dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng )
2, Kiểm tra
3, Bài mới
? Kể tên những truyện truyền thuyết đã học?
? Kể chuyện Thạch Sanh?
Hai HS kể đ Nhận xét đ Rút kinh nghiệm
? Nêu các sự việc trong truyện Thánh Gióng?
Sự ra đời và tuổi thơ kì lạ của Gióng
Gióng loon nhanh như thổi
Gióng đi đánh giặc
Gióng bay về trời
Dấu tích còn lại
? Dựa vào các sự việc trên em hãy kể tóm tắt truyện Thánh Gióng ?
2 HS kể đ Nhận xét đ Rút kinh nghiệm
? Kể chuyện “Cây bút Thần” bằng lời của Mã Lương? (Nhóm 1)
GV: Hướng dẫn HS kể chuyện theo nhóm
? Bằng lời kể của Gươm Thần em hãy kể lại chuyện “Sự tích Hồ Gươm” (Nhóm 2)
? Hãy kể lại chuyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời kể của Lạc Long Quân? (Nhóm 3)
? Nhập vai người cha của em bé, em hãy kể lại chuyện: “Em bé thông minh” ? (Nhóm 4)
I. Tập kể chuyện theo văn bản.
Truyện Thạch Sanh
II. Tập kể tóm tắt
Truyện Thánh Gióng
III. Tập kể chuyện theo ngôi mới kể
Con rồng cháu tiên
Sự tích Hồ Gươm
Cây bút thần
Em bé thông minh
4. Củng cố:
- Kĩ năng tóm tắt các văn bản tự sự
- Các hình thức kể chuyện: Nguyên bản, tóm tắt, sáng tạo.
5. Hướng dẫn chuẩn bị
- Hoàn thiện baì tập
- Ôn lý thuyết văn tự sự
V. Rút kinh nghiệm :
Chủ đề 2
Tiết 7
Bài tập rèn viết văn tự sự
I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
1. Hiểu những điều cần chú ý về văn tự sự
2. Rèn bài tập viết văn tự sự để các em có kỹ năng
3. Giáo dục lòng ham mê bộ môn qua các truyện dân gian.
II. Chuẩn bị
Các dạng bài tập cảm thụ thơ văn 6
Ôn văn tự sự
III. Phương pháp
Thực hành
Luyện tập
IV. Tiến trình giờ dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng: )
2, Kiểm tra
3, Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Nhắc lại khái niệm văn tự sự ?
(2 HS trả lời) đ Nhận xét đ Rút kinh nghiệm
GV sử dụng bảng phụ
Đọc đoạn văn
“ ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nha, thoang thoảng hương cốm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sang. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng”
? Có ý kiến cho rằng đây là đoạn văn thuộc phương thức tự sự ? ý kiến của em thế nào ?
? Hãy đánh dấu vào ô cho là đúng ?
A
Tự sự
B
Biểu cảm
C
Miêu tả
X
D
Nghị luận
? Truyền thuyết : “Bánh chưng bánh giày” thuộc kiểu văn bản nào ?Vì sao em biết như vậy?
? Hãy nêu ý nghĩa của truyện ?
Giải thích vì sao có phong tục làm bánh chưng bánh giày ngày tết ?
Đề cao sản phẩm của nghề nông
GV sử dụng bảng phụ (Các dạng bài tập)
? Chỉ ra các nhân vật trong đoạn văn trên ?
Người kể đã khéo léo sử dụng nghệ thuật kể dùng từ nào để xây dung nhân vật?
? Kể ra các sự việc trong đoạn văn ? Chuỗi sự việc ấy có ý nghĩa như thế nào ?
(HS chọn các sự việc xắp xếp theo trình tự)
I, Tìm hiểu chung về văn tự sự
Bài tập 1
Bài tập 2
Văn bản “Bánh chưng bánh giày” thuộc văn bản tự sự vì truyện thể hiện phương thức trình bày một chuỗi các sự việc từ sự việc này đến sự việc khác,cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa
Bài tập 3
A, Nhân vật: Diều giấy gió
B, Nghệ thuật: Nhân hoá
C, ý nghĩa
- Không nên kiêu căng tự phụ.Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng và bè bạn sẽ thất bại đau đớn.
D, Đoạn văn có nội dung tự sự
4. Củng cố:
- Khái niệm tự sự
- Bản chất của tự sự
(Nhân vật, lời kể, cốt chuyện)
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn chủ đề và dàn bài trong văn tự sự
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 8
Chủ đề và Dàn bài
Trong văn tự sự
I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
1. Củng cố kiến thức về chủ đề dàn bài tự sự
2. Rèn kỹ năng phát hiện dựa vào viết đoạn văn
3. Giáo dục ý thức tự giác học.
II. Chuẩn bị
GV : Nêu một số đoạn văn mẫu
HS : Ôn lại lý thuyết
III. Phương pháp
Thực hành
Luyện tập
IV. Tiến trình giờ dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng: )
2, Kiểm tra
3, Bài mới
? Chủ đề là gì?
Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
? Dàn bài của văn tự sự gồm mấy phần?
Phần mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
Phần thân bài: Kể diễn biến của sự việc
Phần kết bài: Kết cục của sự việc
GV: Cho 2 đề
đ Thực hiện nhóm:
Nhóm 1: Đề 1
Nhóm 2: Đề 2
đ Các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày
? Đọc truyện “Hoàng Đế họ Mai” và trả lời câu hỏi ?
?Chủ đề của truyện ca ngợi những ai ?
? Sự việc nào tập trung cho chủ đề ?
(HS gạch chân dưới các sự việc)
? Hãy xác định bố cục cảu văn bản ?
Mở truyện ( từ đầu đ mẹ già )
đGiới thiệu hoàn cảnh đất nước và nhân vật Mai Thúc Loan
Thân truyện (tiếp đ bỏ về nước)
đNhân dân bị bóc lột khổ cực đã đứng dậy dướ sự lãnh đạo của Mai Hắc Đế chống lại kẻ thù và đã thăng lợi bước đầu.
Hết truyện: Còn lại
đ Mai Thúc Loan lên ngôi hoàng đế và tiếp tục chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc
? Trong các sự việc trên, em thích SV nào nhất vì sao?
I. Lý thuyết
1. Chủ đề
2. Dàn bài : Gồm ba phần
II. Luyện tập
1, Bài tập 1
- Đề 1: Kể một chuyện hồi ấu thơ
- Đề 1: Kể một đáng nhớ
2, Bài tập 2
A, Chủ đề: Ca ngợi người anh hùng nông dân Mai Hắc Đế đ Từ đó ca ngợi truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
B, Bố cục: Gồm 3 phần
4. Củng cố:
- Khái niệm tự sự
- Bản chất của tự sự
(Nhân vật, lời kể, cốt chuyện)
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn chủ đề và dàn bài trong văn tự sự
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 9
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
1. Có kĩ năng tìm hiểu đề và biết tiến hành theo thứ tự:
đ Tìm hiểu đề đ Tìm ý đ Lập dàn ý đ Viết thành văn
2. Rèn luyện các thao tác để làm bài tự sự hoàn chỉnh
II. Chuẩn bị
GV : chẩn bị đề
III. Phương pháp
Thực hành
Luyện tập
IV. Tiến trình giờ dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng: )
2, Kiểm tra
? Chủ đề và dàn bài trong văn tự sự ?
3, Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Yêu cầu khi tìm hiểu văn tự sự ?
Khi tìm hiểu văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
? Hãy nêu các bước tìm hiểu đề ?
- Thể loại
- Nội dung
- Ngôi kể
? Nhắc lại các bước làm bài văn tự sự ?
đ Tìm hiểu đề đ Tìm ý đ Lập dàn ý đ Viết thành văn.
GV ghi bảng đ HS đọc kĩ đề
? Xác định thể loại, nội dung của đề ?
- Thể loại: Tự sự (kể chuyện đời thường)
- Nội dung: Kể một người bạn tốt
? Khi tìm ý chúng ta phải chú ý điều gì?
- ý đưa ra phải có sức thuyết phục
? Nếu làm đề trên em sẽ chọn những ý như thế nào?
(HS thảo luận đ GV ghi bảng phụ)
? Nêu bố cục của bài văn ?
Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện và xuất hiện nhân vật.
Thân bài: Kể diễn biến chuyện gồm các SV đã chọn.
Kết bài: Kết quả của SV đó là tình bạn bền vững mãi mãi
GV phân nhóm
Nhóm 1: Viết mở bài
Nhóm 2: Viết kết bài
Nhóm 3,4: Viết thân bài
đ Đại diện nhóm trình bày
đ GV nhận xét rút kinh nghiệm.
I. Lý thuyết
1, Tìm hiểu đề
- Bước 1: Đọc kĩ đề, gạch dưới những từ quan trọng
- Bước 2 : Xác định
+ Thể loại
+ Nội dung
2, Cách làm văn tự sự
A, Tìm hiểu đề
B, Tìm ý
C, lập dàn ý
D, Tập viết đoạn văn tự sự
4. Củng cố:
- Củng cố các bước làm bài văn tự sự
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành các bài tập viết đoạnvăn
V. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 10
Ngôi kể và lời kể, thứ tự kể trong văn tự sự
I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
1. Củng cố kĩ năng về ngôi kể – lời kể – tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể
2. Những hạn chế của ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3
3. Rèn kĩ năng kể chuyện
II. Chuẩn bị
III. Phương pháp
Thực hành
Luyện tập
IV. Tiến trình giờ dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng: )
2, Kiểm tra
? Chủ đề và dàn bài trong văn tự sự ?
3, Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Ngôi kể là gì?
Ngôi kể kà vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
? Hãy nêu vai trò của ngôi kể ?
- Ngôi thứ 3: Người kể tự giấu mình đi, người kể có thể kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật ( gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng)
- Ngôi thứ nhất: Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình they, mình trải qua có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩa của mình (người kể xưng tôi)
? Để kể chuyện linh hoạt, thú vị người kể cần lưu ý điều gì?
Có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp
GV : Người kể xưng tôi không nhất thiết là chính tác giả
? Có mấy thứ tự trong văn tự sự ? (2 cách)
? Hãy đóng vai gươm thần kể lại chuyện “Sự tích Hồ Gươm” ?
-2 HS khá trình bày
* Chú ý : Người kể chọn ngôi kể thứ nhất xưng ta
?Viết đoạn nhật ký ngày (khoảng 6 – 8 câu) ?
Gạch dươi ngôi kể ?
? Thử đổi ngôi thứ nhất sang ngôi thứ 3 ?Nhận xét ? ( Khi viết nhật ký không ding ngôi thứ ba để kể) ?
? Hãy kể lại lần thử thách thứ 4 của “Em bé thông minh” ?Sự việc trong truyện sẽ diễn biến như thế nào ?Có thể đảo các sự việc lộn xộn được không?
Sứ giả láng going dò xem nước ta có nhân tài hay không
Câu đố đưa ra : Xâu chỉ qua con ốc
Sự lo lắng của vua quan và triều thần
Mọi người làm thử, trạng và các nhà thông thái đều bó tay
Triều đình mời em bé giải đố
Em bé giải câu đố nhẹ nhàng, hồn nhiên bằng câu hát.
Vua quan triều thần sung sướng sứ thần khâm phục
Vua phục tài em bé phong em bé làm trạng
đ Các sự việc được trình bày theo thứ tự trước sau không thể đảo lộn xộn được tuỳ tiện đảo thứ tự các sự việc trên.
I. Lý thuyết
1. Ngôi kể
2. Vai trò của ngôi kể
3. Thứ tự kể
II. Bài tập luyện
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
4. Củng cố: Cách lựa chọn ngôi kể và thứ tự kể
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành các bài tập 1
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 11
Luyện viết kể chuyện đời thường
I. Mục tiêu
Giúp học sinh :
1. Củng cố kĩ năng kể chuyện đời thường: kể người thực việc thực
2.Rèn kĩ năng viết văn tự sự (kể chuyện đời thường)
3. Giáo dục ý thức học tập tấm gương tốt
II. Chuẩn bị
III. Phương pháp
Thực hành
IV. Tiến trình giờ dạy
1, ổn định : S2 6 : (Vắng: )
2, Kiểm tra
3, Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Nhắc lại ghi nhớ SGK ?
? Yêu cầu cần nắm vững ?
Kể những chuyện quanh mình
Hình thành bước đầu kĩ năng viết bài
? Nêu yêu cầu bài tập 1 ?
Kể chuyện về chú bảo vệ trường em
GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý
A, Mở bài
Nêu tình huống tự nhiên giới thiệu chú bảo vệ
B, Thân bài
- Phác qua vài nét về hình dáng vẻ mặt bên ngoài
- Những mẩu chuyện không thể quên về chú bảo vệ
- Kỉ niệm giữa chú bảo vệ với em
( một lần được chú giúp )
Cảm nhận của em về chú bảo vệ
C, Kết bài
Khẳng định ấn tượng và tình cảm của em về chú bảo vệ – một người lao động bình thường
Yêu cầu
HS viết thành bài văn hoàn chỉnh - đại diện nhóm trình bày
GV hướng dẫn HS làm dàn ý
A, Mở bài
Giới thiệu khái quát về người thầy giáo mà em kính mến, yêu quý.
B, Thân bài
- Phác qua vài nét nổi bật về hình dáng bên ngoài (giản dị, nhanh nhẹn…)
- Kể chi tiết những kỉ niệm thân thiết gắn bó với thầy giáo trong học tập và trong đời sống
C, Kết bài
Mong giữ mãi hình ảnh cảu thầy kính mến
đ Viết bài văn hoàn chỉnh (Nhóm 3,4)
đ Đại diện trình bày
I, Lý thuyết
* Ghi nhớ
II. Luyện tập
1, Bài tập 1
Kể chuyện về chú bảo vệ trường em
2, Bài tập 2
Kể chuyện về thầy giáo trường em
4. Củng cố:
- Phương pháp viết văn kể chuyện đời thường
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành các bài viết
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 12
Luyện viết kể chuyện tưởng tượng
I.Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng kể chuyện tưởng tượng
- Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện tưởng tượng
- GD ý thức học tập bộ môn
II. Chuẩn bị:
III. Phương pháp: Thực hành
IV. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định : Sĩ số 6 : (Vắng )
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
? Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
? Đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng?
? Các dạng kể chuyện sáng tạo?
GV hướng dẫn: Xin chàocác bạn HS lớp 6, tôi là Mã Lương đây....
GV gợi ý:
- ước mơ phải là thật của riêng cá nhân mà em đang khao khát vươn tới
- Có thể có những ước mơ như sau: trở thành cô giáo, bác sĩ, nhà du hành vũ trụ, công an hình sự, nhà nghiên cứu KH, người bán hàng...
Ví dụ: Khi còn học lớp một, tôi đã từng mơ ước trở thành một cô giáo dạy ngữ văn. Và sau 10 năm, kể từ khi học lớp 6 ở một trường THCS, tôi sắp thực hiện được ước mơ ấy rồi. Hiện nay tôi đã là sinh viên của khoa ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội. Tôi muốn tâm sự với các bạn về ước mơ cháy bỏng của tôi...
- Thời gian thấm thoắt thoi dua. Giờ tôi đã là bác sĩ ở 1 bệnh viện, nghề của tôi là chữa bệnh cho các em nhỏ. Tôi muốn kể cho các bạn nghe về công việc đầy say mê này của mình....
HS viết bài. GV chữa.
I. Lí thuyết:
1. Kể chuyện tưởng tượng:
Ghi nhớ (SGK)
2. Đặc điểm:
- Kể chuyện tưởng tượng không phải kể lại chuyện có sẵn trong SGK và sách truyện.
- Kể chuyện tưởng tượng cũng không phải là đưa những chuyện đời thường có thật ra để kể.
3. Các dạng kể chuyện sáng tạo
- Mượn lời 1 đồ vật hoặc con vật ( nhân hoá để kể chuyện đóng vai) hợp với lôgic.
- Thay ngôi kể để kể chuyện đã được đọc ở sách truyện .
- Tưởng tượng một đoạn kết mới cho 1truyện cổ tích.
II. Luyện tập:
!. Bài tập1: Hãy tưởng tượng một đoạn kết mới cho truyện cổ tích Cây bút
File đính kèm:
- giaoan tuchon6.doc