A. Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
Nắm vững thêm kiến thức đã học trong phần văn học dân gian đã được học đầu chương trình lớp 6.
Học sinh tiếp cận thêm một số laọi hình VHDG mà chưa được giới thiệu trong SGK.
Học sinh biết vận dụng kiến thức học tự chọn để làm các bài làm văn, Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị về chuyên đề VHDG, bảng phụ, tài liệu tham khảo.
HS : SGK, SBT Ngữ Văn 6 tập 1.
C. Tiến trình lên lớp
1, Ổn định.
2, Nội dung bài học
I. Khái niệm về VHDG:
1, Khái niệm :
VHDG còn được gọi với một số tên gọi khác như văn học đại chúng, văn học truyền miệng hay còn gọi là Văn nghệ dân gian.
VHDG theo tên Tiếng Anh là Folklore.(Folk : nhân dân, lore : trí tuệ)
2, Một số loại hình dân gian :
Thần thoại. Ca dao. Truyện thơ.
Truyền thuyết. Sử thi.
Cổ tích. Vè.
Truyện cười. Câu đố.
Ngụ ngôn. Tục ngữ.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8639 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ văn 6 - Chuyên đề: Văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TỰ CHỌN NGỮ VĂN 6
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Thời gian : 7 tiết
Lớp dạy : 6C
Tuần dạy : từ tuần 3 đến tuần 6
A. Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
Nắm vững thêm kiến thức đã học trong phần văn học dân gian đã được học đầu chương trình lớp 6.
Học sinh tiếp cận thêm một số laọi hình VHDG mà chưa được giới thiệu trong SGK.
Học sinh biết vận dụng kiến thức học tự chọn để làm các bài làm văn, Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị :
GV: Chuẩn bị về chuyên đề VHDG, bảng phụ, tài liệu tham khảo.
HS : SGK, SBT Ngữ Văn 6 tập 1.
C. Tiến trình lên lớp
1, Ổn định.
2, Nội dung bài học
I. Khái niệm về VHDG:
1, Khái niệm :
VHDG còn được gọi với một số tên gọi khác như văn học đại chúng, văn học truyền miệng hay còn gọi là Văn nghệ dân gian.
VHDG theo tên Tiếng Anh là Folklore.(Folk : nhân dân, lore : trí tuệ)
2, Một số loại hình dân gian :
Thần thoại. Ca dao. Truyện thơ.
Truyền thuyết. Sử thi.
Cổ tích. Vè.
Truyện cười. Câu đố.
Ngụ ngôn. Tục ngữ.
II. Tìm hiểu một số laọi hình VHDG.
1. Thần thoại :
1.1 Khái niệm :
TT là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng thần linh, các nhân vật sáng tạo VH thần linh. TT P/á quan niệm của con người cổ về thế giới tự nhiên và đời sống XH con người.
- TT ra đời phát triển và suy tàn trong lòng hình thái XH công xã nguyên thuỷ. Các Mác nhận xét: “ TT nào cũng chinh phục , chi phối, nhào nặn, những sức mạnh tự nhiên trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Vậy thần thoại sẽ không còn nữa khi người ta thật sự thống trị được những sức mạnh ấy”.
1.2 Một số thần thoại tiêu biểu:
- Thần thoại Lạc Long Quân.
- Thần thoại Sơn Tinh-Thuỷ Tinh.
- TT Phù Đổng Thiên Vương.
- Những thần thoại lí giải về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, sự sống chế của loài người như: TT về thần trụ trời, TT mặt trăng, TT mặt trời …
1.3 Thần thoại của các dân tộc thiếu số Việt Nam.
a, TT nói về việc sinh ra trời đất, cỏ cây…
Người Thái “Aúm ệch luông”
Người Lô Lô có “Bài ca trời đất”
Người H’mông: “ Khúc kê”
Người Mường : “Đẻ đất đẻ nước”.
b, Hệ thống thần thoại về các vật tổ
Nak (Lào, Thái)
Negari(Chăm)
Ngược(Thái)
Nãgar(Khơ me)
c, Những TT phán ảnh những kỳ tích của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên sáng tạo ra nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần ngày càng phong phú.
Vùa dịt dằng (Mường)
Ải lậc cậc (Thái)
Pú luông già cúi(Tày)
Prông Pa(Bana)
2. Truyền thuyết :(đã học)
3.Cổ tích :
3.1 Định nghĩa :
Truyện cổ tích nảy sinh trong lòng xã hội nguyên thuỷ và nó phát triển chủ yếu trong xã hội có gia cấp. Chủ đề chủ yếu là chủ đề xã hội p/á nhận thức của nhân dân nvề cuộc sống muôn màu muôn vẻ và những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử các XH có gia cấp và đấu tranh gia cấp.
Truện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân về thực tại đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn.
3.2. Một số kiểu nhân vật cơ bản của truyện cổ tích.
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Kiểu nhân vật kỳ tài
- Kiểu nhân vật kỹ xáo
- Kiểu nhân vật khờ khạo.
Truyện cổ tích còn có các mô típ tiêu biểu khác.
4.Sử thi :
4.1 Khái niệm:
Sử thi không phải là thơ chép sử mà sử thi là một thuật ngữ ở Đông Á như Nhật bản, Việt nam để chỉ một thuật ngữ của phương Tây
Sử thi Iliat, Ôđi xê, Arixtốt của Hi Lạp
Ramayana ..của Ấn độ:
Kêlêvana của Phần Lan.
4.2 Một số sử thi tiêu biểu của Việt Nam.
- Sử thi : Đẻ đất đẻ nước của người Mường
- Sử thi Damsan của Tây Nguyên (Klei Khan y Damsan)
Câu hỏi ôn tập
1, Kể tên các thể loại VHDG Việt Nam.
2, Nêu định nghĩa Thần thoại .
3, Nêu nội dung của một số thần thoại : Con Rồng cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương….
4, Nêu định ngiã truyện cổ tích ? Kể tên mộ số truyện cổ tích mà em biết
5, Kể lại nội dung sử thi Đẻ đất đẻ nước.
File đính kèm:
- tu chon ngu van 6 VHDG.doc