I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là:
- Khái niệm về từ
- Đơn vị cấu tạo từ
- Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn/ từ phức; từ ghép/ từ láy)
II- Chuẩn bị: phiếu học tập, bảng phụ
III- Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:1’
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới: 2’
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Vậy từ là gì? Có mấy loại? Tiết học hôm nay sẽ giải tỏa những thắc mắc này
29 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn ngữ văn 6 - Tự chon – Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ CHON – HỌC KÌ I
CHỦ ĐỀ MỘT-TỪVÀ TỪ LOẠI
Tuần: 1
Tiết : 1,2
TỪ VÀ CẤU TẠO
CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là:
Khái niệm về từ
Đơn vị cấu tạo từ
Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn/ từ phức; từ ghép/ từ láy)
II- Chuẩn bị: phiếu học tập, bảng phụ
III- Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:1’
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới: 2’
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Vậy từ là gì? Có mấy loại? Tiết học hôm nay sẽ giải tỏa những thắc mắc này
Nội dung ghi bảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I - Từ là gì?:
- Tiếng là đơn vị dùng để tạo nên từ
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
VD: em, đi, học
--> Em đi học
II - Cấu tạo của từ tiếng Việt:
1) Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng (có nghĩa)
VD: đi ; mẹ
2) Từ phức:
- Từ ghép: tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa
- Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng
* Từ ghép và từ láy giống và
khác nhau
- Giống: Đều là những từ có từ 2 tiếng trở lên
- Khác:
+ từ ghép: quan hệ với nhau về mặt nghĩa
+ Từ láy: quan hệ với nhau về láy âm giữa các tiếng
III - Luyện tập:
Gọi học sinh đọc phần vd
giáo viên dùng đèn chiếu đưa vd lên bảng phụ
căn cứ vào dấu gạch chéo, câu trên có mấy từ?
các từ này như thế nào? mỗi từ có mang 1 ý nào đó không?
từ nào trong câu trên có 2 tiếng?
vậy tiếng dùng để làm gi? từ dùng để làm gì?
Khi nào thì tiếng được coi là từ?
vậy trong câu, từ là gì? Dùng để làm gì?
Cho vd?
Gọi học sinh đọc vd 1 trong phần II
Cho học sinh thảo luận theo nhóm và làm câu hỏi 1 vào giấy trong
Từ nào là từ có một tiếng? từ nào có hai tiếng? từ có 2 tiếng thuộc những từ loại nào?
Vậy trong từ có những từ loại nào?
từ đơn là gì? ChoVD
từ phức là gì? Cho VD
trong từ phức có những kiểu từ nào?
từ ghép và từ láy có cấu tạo gì giống và khác nhau?
gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
giáo viên HD học sinh thảo luận làm các bài tập phần luyện tập
- học sinh đọc vd
- 9 từ
- Có nghĩa
- Có nghĩa
- Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở
- Khi nó có nghĩa
- Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
- học sinh đọc vd
- học sinh thảo luận trả lời câu hỏi 1
- Từ ghép, từ láy
- Từ đơn, từ phức
- Đi, học
- học sinh
- từ ghép và từ láy
- học sinh đọc ghi nhớ
học sinh làm các bài tập
Bài 1: a) Nguồn gốc, con cháu: từ ghép
Đồng nghĩa với từ “nguồn gốc”: Cội nguồn, gốc rễ, gốc gác
Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, Cô dì, chú cháu
Bài 2: a) Theo giới tính: anh chị, ông bà, cậu mợ...
Theo bậc: Bác cháu, cô cháu, chị em, cậu cháu...
Bài 3: - Cách chế biến: bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng...
Cách chất liệu: bánh nếp, bánh khoai, đậu xanh...
Tính chất: bánh dẻo, bánh phồng...
Hình dáng: bánh tai heo, bánh gối...
Bái 4: - Miêu tả tiếng khóc của người
Từ láy khác có tác dụng đó: Nức nở, rưng rức, thút thít...
4) Củng cố(2’) - Muốn có từ ta phải có gì? muốn tạo được câu phải có gì?
- Từ có mấy loại? kể, cho ví dụ?
5) Dặn dò: (1’) Học bài, làm bài tập 5
- Chuẩn bị “ Từ mượn” Các từ: Nhà, cửa, bàn, ghế... và các từ phi cơ, nha khoa, huynh đệ... là những loại từ gì?
&
Tuần: 2
Tiết : 3,4
TỪ MƯỢN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Hiểu được thế nào là từ mượn
bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói, viết
II - Chuẩn bị: Một số đoạn văn có từ mượn; đèn chiếu
III - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:1’
2) Kiểm tra bài cũ: 5’
Em hãy xác định từ và tiếng trong câu sau và rút ra khái niệm?
“ Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước”
3) Bài mới: 1’
Tiếng Việt vốn phong phú tuy nhiên cũng có một số lượng không nhỏ từ ngữ phải mượn từ các ngôn ngữ khác. Vậy mượn để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nội dung ghi bảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Bài học:
1 - Từ mượn và từ thuần Việt:
xét về mặt nguồn gốc, từ vựng tiếng Việt có thể phân thành 2 lớp từ:
a) Từ thuần Việt: là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra
VD: Nhà, cửa
b) Từ mượn: là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị
VD: sính lễ, in-tơ net
- phần lớn từ mượn quan trọng nhất là từ mượn tiếng Hán, bên cạnh đó còn mượn tiếng Anh, Pháp...
- Cách viết:
+ Các từ mượn đã được Việt hoá: viết như thuần việt. những từ mượn chưa được việt hoá hoàn toàn: ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau
VD:
2 – Nguyên tắc từ mượn :
- mượn từ là 1 cách làm giàu tiếng Việt
- không nên mượn từ nước ngoài 1 cách tuỳ tiện nhằm để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc
II - Luyện tập:
Gọi học sinh đọc phần 1 trong SGK
gọi học sinh giải thích từ “Trượng”, “Tráng sĩ” hoặc cho học sinh đọc lại lời chú thích ở văn bản
theo em, các từ đó có nguồn gốc từ đâu?
gọi học sinh đọc phần 3 trong SGK
giáo viên đưa vd lên đèn chiếu
những từ nào được mượn từ tiếng hán?
những từ nào được phiên âm ra như chữ Việt ?
những từ được viết ra như chữ Việt có nguồn gốc từ đâu? giáo viên chỉ cho học sinh thấy những từ nào là những từ đã Việt hoá hoàn toàn, những từ nào chưa Việt hoá hoàn toàn
em có nhận xét gì về cách viết các từ mượn trong vd 3?
Xét vè mặt nguồn gốc từ vựng, tiếng Việt phân thành mấy lớp từ
thế nào là từ thuần Việt? cho ví dụ?
từ mượn là gì? Cho vd
gọi học sinh đọc đoạn văn của BH?
mục đích của BH nói trong đoạn văn đó là gì?
giáo viên đưa ra vd để học sinh xác định từ mượn, từ đó giúp học sinh thấy được cái đúng, cái sai khi dùng từ mượn
qua các vd trên, em hãy cho biết nguyên tắc sử dụng từ mượn
gọi học sinh đọc phần ghi nhớ của cả bài học
giáo viên HD học sinh làm phần luyện tập
- học sinh đọc
- học sinh giải thích
- Tiếng Hán - tiếng Trung quốc
- sứ giả, giang sơn,gan
- Ti vi, xà phòng, ga...
- Ấn, âu
- 2 lớp từ
- là từ do người dân ta từ sáng tạo
- không nên mượn tuỳ tiện
- học sinh đọc ghi nhớ
- học sinh làm phần luyện tập
Bài 1: các từ mượn có trong câu được mượn từ tiếng:
vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ --> Hán Việt
Gia nhân: Hán Việt
Pốp, In-tơ-net: Anh
Bài 2: Nghĩa của từ tiếng tạo thành từ HV:
a) khán giả: *thính giả *độc giả b) yếu điểm *yếu lược
- Khán: xem - thính: nghe - độc: đọc - yếu: - yếu:
- giả : người - giả : người - giả : người - điểm: đặc điểm - lược: t tắc
Bài 3: kể một số từ mượn
là tên các đơn vị đo lường: lít, ki-lô-met; ki-lô-gam, tạ....
là tên các bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gac-đờ-bu
là tên một số đồ vật: cat-xét, ra-đi-ô
4) Củng cố: 2’
Từ mượn? từ thuần Việt là gì?
Nguyên tắc sử dụng của nó là gì?
5) Dặn dò: 1’
- học bài, làm bài tập 4,5
- Chuẩn bị “Nghĩa của từ”
&
Tuần: 3
Tiết : 5,6
NGHĨA CỦA TỪ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm được:
Thế nào là nghĩa của từ
một số cách giải thích nghĩa của từ
II - Chuẩn bị: Các ví dụ ghi vào bảng phụ
III - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:1’
2) Kiểm tra bài cũ:4’
Xét về mặt nguồn gốc, từ vựng tiếng Việt phân thành mấy lớp từ? Kể tên, nêu khái niệm? cho VD
Trong câu sau, từ nào là từ mượn? của tiếng nào?
Trong thư viện, có rất nhiều đọc giả (đang xem sách)
3) Bài mới: 1’
Từ đòi hỏi phải có nghĩa. Vậy nghĩa của từ là gì? Ta cùng tìm hiểu
Nội dung ghi bảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Bài học:
1 – Nghĩa của từ là gì?:
- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biếu thị
Ví dụ: Trung thành: trước sau như 1, không thay lòng đổi dạ
2 – Cách giải thích nghĩa của từ:
có hai cách
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
vd: đi: là một sự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác
- đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
vd: Siêng năng: không lười biếng, chăm chỉ làm việc
II - Luyện tập:
Gọi học sinh đọc phần giải thích?
Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ?
Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây:
Hình thức
nội dung
Vậy qua đó, em hiểu như thế nào là nghĩa của từ? cho vd
Gọi học sinh đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần 1
Trong 2 chú thích sau ở phần 1 thì em có nhận xét gì về những từ dùng để giải nghĩa cho từ đó?
Ở chú thích thứ nhất thì nội dung chú thích là gì?
Vậy qua 3 vd đó, thì nghĩa của từ được giải thích như thế nào?
Cho ví dụ
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
để kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh, ta đưa vd: chọn 1 trong các từ sau: “chết, hy sinh, thiệt mạng” để điền vào chỗ trống trong câu: “để bảo vệ nền hoà bình, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng sự ... cao cả”
- học sinh đọc
- 2 bộ phận
- bộ phận đứng sau dấu 2 chấm
- Nội dung
- là nội dung mà từ biểu thị: sự vật, tính chất...
- học sinh đọc
- học sinh đọc ghi nhớ
Bài 1: giáo viên HD bài tập 1, sau đó học sinh về nhà làm
Bài 2: Điền theo thứ tự sau: Học tập, học lỏm, học hỏi, học hành
Bài 3: Điền theo thứ tự: Trung bình, trung gian, trung niên
Bài 4: Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước
Rung rinh: Chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp
Hèn nhát: Thiếu can đảm
Bài 5: Mất theo cách giải thích nghĩa của nhân vật Nụ là “không biết ở đâu” Mất hiểu theo cách thông thường là “không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa
4) Củng cố:2’
Gọi học sinhnhắc lại nội dung bài học trong phần ghi nhớ
5) Dặn dò: 2’
- Làm bài tập 1, bài tập ở SBT
- Chuẩn bị “ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyền nghĩa của từ”
&
Tuần: 4
Tiết : 7,8
TỪ NHIỀU NGHĨA
và HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I - Mục đích yêu cầu: Học sinh cần nắm được
Khài niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
II - Chuẩn bị: Tra từ điển nghĩa của một số từ theo yêu cầu của giáo viên
III - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:1’
2) Kiểm tra bài cũ:4’
Nghĩa của từ là gì? Cho ví dụ?
Cách giải thích nghĩa của từ? Cho ví dụ?
3) Bài mới: 2’
Tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Có những từ có một nghĩa nhưng cũng có từ có rất nhiều nghĩa. Ta cùng tìm hiểu
Nội dung ghi bảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Bài học:
1 - từ nhiều nghĩa:
- từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa
- Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên
VD: Xuân đã đến rồi
-> xuân: Mùa đầu tiên trong năm
anh ấy còn rất xuân
-> xuân: trẻ
2 - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa
- Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác
VD: Miệng nó cười rất dễ thương. -> Miệng: Nghĩa gốc
+ Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
VD: Vết thương này có miệng lớn lắm. Miệng: nghĩa chuyển
- Thông thường trong câu, từ chỉ có 1 nghĩa nhất định nhưng trong 1 số câu trường hợp từ có thể hiểu theo cả 2 nghĩa: Gốc và chuyển
II - Luyện tập:
gọi học sinh đoch bài thơ
từ “Chân” trong câu thơ đầu có nghĩa là gì?
Từ “Chân” trong câu thơ tiếp theo có nghĩa là gì?
Em có nhận xét gì về từ “Chân
Tìm 1 số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “Chân”
Đặt từ đó và 1 câu cụ thể và giải thích?
Từ đó, cho biết từ có thể có mấy nghĩa? Cho vd?
Tìm 1 số từ chỉ có 1 nghĩa, vd kiềng, compa
Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “Chân” trong bài thơ trên
Trong 1 câu cụ thể, 1 từ thường được dùng với mấy nghĩa?
Trong bài thơ trên từ “Chân” được dùng với những nghĩa nào?
-> Từ “Chân” có nhiều nghĩa -> gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Từ “Chân “ trong các trường hợp đầu được dùng với những nghĩa nào?
Từ “Chân” trong câu cuối được dùng với nghĩa gì?
-> Vậy hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
Cho vd?
giáo viên HD học sinhđọc phần ghi nhớ
HD học sinh làm bài tập
- học sinh đọc
- Bộ phận dưới cùng của đồ vật, có tác dụng đỡ cho bà
- có nhiều nghĩa
- tai, miệng, mắt...
- Bạn A có đôi mắt rất đẹp
- Có thể có 1 hay nhiều nghĩa
- toán học, In-tơ-net
- 1 nghĩa nhất định
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- Nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển
- học sinh đọc
Bài 1: Tay: Cánh tay, tay ghế, tay anh chị...
Mũi: Lỗ mũi, mũi kim, mũi đất...
Bài 2: Lá: Lá phổi, lá lách, lá gan...
Quả: Quả tim, quả thận...
Bài 3: Hộp sơn – sơn cửa; Cái cuốc - cuốc đất
Bó – bó lúa, 2 bó lúa
4) Củng cố: 2’
Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa? Cho ví dụ?
Một từ có thể có mấy nghĩa? Vì sao?
5) Dặn dò:1’
Học bài, làm bài tập 4, 5
Chuẩn bị “Danh từ”
&
Tuần: 5
Tiết : 9,10
DANH TỪ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I - Mục đích yêu cầu:
- Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp học sinh
Nắm được đặc điểm của danh từ
Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật
II - Chuẩn bị: Học sinh xem lại kiến thức danh từ ở tiểu học, mẫu ví dụ
III - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
Nêu nguyên nhân và cách khắc phục về việc dùng từ không đúng nghĩa? Cho vd?
Làm bài tập: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu:
Bạn a là một người cao ráo
Bài tập này hắc búa thật
3) Bài mới:
Naêm hoïc tieåu hoïc ,caùc em ñaõ ñöôïc cung caáp nhöõng kieán thöùc sô löôïc …………Sang naêm hoïc naøy ,Cuï theå laø trong tieát hoïc hoâm nay,caùc em ñöôïc môû roäng hôn voán kieán thöùc aáy ,hieåu theâm veà danh töø nhö caáu taïo veà danh töø theá naøo ,chöùc vuï cuûa danh töø trong caâu ra sao ?
Nội dung ghi bảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Bài học:
1 - Danh từ và đặc điểm của danh từ:
a) Khái niệm: danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
VD: nhà, sông
b) Đặc điểm của danh từ:
- Danh từ có thể kết hợp với:
+ Số từ chỉ số lượng ở phía trước
+ Các từ này, ấy, kia... ở phía sau và 1 số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ
VD: Trên cánh đồng, ba bác nông dân ấy đang gặt lúa
- Chức vụ của danh từ:
Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ thì cần có từ”là” đứng trước
VD: Ba em là công nhân
2 – Phân loại danh từ: Có 2 loại
a) Danh từ chỉ đơn vị: Nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. gồm 2 nhóm:
- Danh từ chỉ dơn vị tự nhiên
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng
VD: trên tường treo 5 cái đồng hồ
b) Danh từ chỉ sự vật: nêu lên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng....
VD: ba con Trâu
II - Luyện tập:
1) Lợn, Mèo, bàn, ghế...
Đặt câu: nhà em nuôi 1 con lợn
2) – Ngài, Ông, Người, Em...
- Quyển, Quả, Pho, Tờ, Chiếc
3) - Tạ, Tấn, Kg...
- Bó, Mớ, Gang, Vốc, Đoạn...
Giáo viên đưa vd lên đèn chiếu (dùng phấn màu gạch chân dưới cụm danh từ)
Trong cụm danh từ ấy, từ nào là danh từ?
Danh từ đó dùng để chỉ gì?
Giáo viên đưa mẫu VD khác lên máy chiếu: Lan học giỏi
Danh từ có trong câu?
Danh từ đó dùng để chỉ gì?
Vậy danh từ là những từ chỉ gì
Trước danh từ”con Trâu” là từ nào?
Từ “Ba” là từ chỉ gì?
Sau danh từ đó là từ nào?
Ấy là loại từ gì?
Từ đó, danh từ có thể được kết hợp như thế nào?
Sự kết hợp ấy tạo thành cụm gì?
Tìm trong câu trên, các danh từ khác?
Trong câu, danh từ thường giữ chức vụ gì? Xét VD: 3 thúng gạo nếp
Tìm danh từ? trong danh từ đó, từ “thúng” là từ dùng để làm gì cho từ gạo nếp?
Còn từ “gạo nếp” là danh từ chỉ gì?
Vậy danh từ có loại?
Giáo viên đưa Vd 2 lên đèn chiếu. học sinh đọc các cụm DT
Các từ in đậm là những danh từ chỉ gì và để làm gì?
Các danh từ đứng sau chỉ gì?
Thử thay thế các danh từ in đậm đó bằng những từ khác rồi nhận xét: trường hợp nào đvị tính đếm, đo lường không thay đổi, trường hợp nào nó thay đổi? Vì sao?
Vậy danh từ chỉ đơn vị có mấy nhóm?
Đó là những nhóm nào?
Cho ví dụ?
Vì sao có thể nói: nhà có 3 thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói nhà có 3 tạ thóc rất nặng?
Học sinh đọc ghi nhớ
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc
- Con trâu
- Vật
- Lan
- Người
- Người, vật, hiện tượng...
- Ba
- Số lượng
- Ấy
- Chỉ từ
- Số từ đứng trước, chỉ từ đứng sau
- Cụm danh từ
- Vua, 3 thúng gạo, nếp, làng...
CN, VN khi có từ “là” đứng trước
- Thúng gạo nếp
- Đơn vị dùng để: đong, đo, đếm
- Sự vật
- 2 loại
- Học sinh đọc ví dụ
- Đơn vị để tính đếm người
- Sự vật
- Thay thúng bằng rá, tạ bằng cân => thay đổi: thay con bằng chú, viên bằng ông
=> Không thay đổi
- 2 nhóm: tự nhiên và quy ước
- Học sinh làm bài tập
4) Củng cố:
Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? Đặt câu?.
Danh từ có mấy loại? kể tên? Cho ví dụ
5) Dặn dò:
Học bài, làm bài tập 5
Chuẩn bị “danh từ” (T)
&
Tuần : 6
Tiết : 11
DANH TỪ (tt)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng
Cách viết hoa danh từ riêng
II - Chuẩn bị: Học sinh đọc trước bài học.
III - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp: 1’
2) Kiểm tra bài cũ: 5’
Thế nào là danh từ? cho ví dụ?
Danh từ có mấy loạI? Nêu tên và cho ví dụ?
3) Bài mới: 1’
Chúng ta đã học về danh từ. Vậy danh từ là gì?
º Những từ chỉ người vật hiện tượng…
Danh từ có mấy loại?
º Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị
Ta sẽ tìm hiểu tiếp về danh từ
Nội dung ghi bảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Bài học:
b) Danh từ chỉ sự vật: (TT). Gồm: - Danh từ chung.
- Danh từ riêng
Ví dụ: Học sinh -> Danh từ chung
Điện Bàn -> Danh từ riêng
* Cách viết Danh từ riêng:
- ĐốI với tên người, địa lý Việt Nam và nước ngoài phiên âm qua Hán Việt: Viết hao chữ cái đầu tiên của mỗI tiếng.
Ví dụ: Đà Lạt
- Đối vớI tên người, Địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp: Viết hao chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó và bộ phận có nhiều âm tiết thì có dấu gạch nối
Ví dụ: Cam-pu-chia
- Đối với tên riêng của cơ quan, tổ chức…. Thì chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều viết hoa
Ví dụ: Phòng Giáo Dục
II - Luyện tập:
Học sinh đọc câu văn trong phần 1
Dựa vào kiến thức đã học ở cấp 1, hãy điền các danh từ ở câu trên vào bảng phân loạI (giáo viên lập bảng phân loạI trên bảng phụ)
Gọi học sinh nhận xét kết quả điền vào bảng trên?
Các danh từ đó chỉ gì?
Vậy danh từ chỉ sự vật có mấy loạI?
Đó là loại nào? Dùng để làm gì?
Nhìn vào bảng phân loại, cho biết những danh từ chung và danh từ riêng có cách viết như thế nào?
Giáo viên đưa ví dụ: Thạch Sanh, Việt Nam
Đó là những DT gì? Cách viết nó như thế nào?
Ví dụ: Cam-pu-chia, Pu-Kin. Đó là những DT gì? Cách viết?
Ví dụ Phòng Giáo Dục. Đây là Dt gì? Cách viết?
Vậy quy tắc viết hoa Dt riêng như thế nào?
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
Gọi học sinh lên bảng làm, giáo viên nhận xét đánh giá, ghi điểm cho học sinh?
- Học sinh điền vào bảng phân loại
- Học sinh nhận xét kết quả điền vào bảng phân loại
- Sự vật
- 2 loạI: Riêng, chung
- Khác nhau, DT chung viết thường, Dt riêng viết hoa
- Riêng; viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi bộ phận
- Riêng, cần có dấu “ –“
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh thực hiện phần luyện tập
Bài 1: Các danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con, trai, tên
Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân
Bài 2: a) Chim, Mây, Nước và Hoa, Họa Mi
b) Út
c) Cháy
Đều là DT riêng vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật
Bài 4: Giáo viên đọc văn bản “Ếch ngồI đáy giếng” học sinh ghi
4) Củng cố: 2’
Danh từ chung và danh từ riêng khác nhau như thế nào?
Nêu quy tắc viét hoa danh từ riêng?
5) Dặn dò: 1’
Học bài
Chuẩn bị “Cụm danh từ”
&
Tuần : 6
Tiết : 12
CỤM DANH TỪ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Cần nắm được đặc điểm của cụm danh từ.
Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau.
II - Trọng tâm: Cấu tạo của cụm danh từ.
III - Phương pháp: HỏI đáp.
IV - Chuẩn bị: GV chuẩu bị mô hình cụm danh từ vào bảng phụ.
V - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp: 1’
2) Kiểm tra bài cũ: 3’
Danh từ chỉ sự vật có mấy loạI? Nêu và cho ví dụ?
Làm bài tập: Tìm danh tư chung và danh từ riêng trong câu sau:” Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, ngườI ta đã lập đền thờ Gióng ngay đất quê nhà.’’
3) Bài mới: 2’
Các em đã học danh từ. Để một danh từ có nghĩa đầy đủ cần có sự kết hợp với một số từ ngữ khác tạo thành cụm danh từ. Vậy cụm danh từ là gì? Ta cùng tìm hiểu
Nội dung ghi bảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Bài học:
1 - Cụm danh từ:
- Là loạI tổ hợp từ cho danh từ vớI một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
VD: Một ngôi nhà cũ
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn môtk mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như 1 danh từ: Làm CN, Phụ ngữ, VN thì có từ là đứng trước
VD: Môtk người bạn thật xứng đáng
2 - Cấu tạo của cụm danh từ:
P, Trước
Phần TT
P. Sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2
ba
Thúng
Con
Gạo
Ngựa
Nếp
Đực
Ấy
II - Luyện tập:
Bài 1: Các cụm danh từ
Một người chồng thật xứng đáng
Một lưỡi Búa của cha để lại
Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ
Bài 3: Điền các từ theo thứ tự: Ấy, vừa rồi, cũ
GọI HS đọc câu văn trong phần một.
Các từ in đậm trong câu đó bổ sung nghĩa cho những từ nào?
Những từ bổ sung nghĩa ấy cùng vớI từ in đậm tạo thành gì?
Trong cụm danh từ đó, những từ in đậm đóng vai trò gì trong cụm từ?
Còn những từ bổ nghĩa cho những từ trung tâm đó được gọI là phần gì?
Vậy cụm danh từ là gì? Ví dụ?
GV đưa ví dụ 2 lên bảng phụ.
So sánh nghĩa của cụm danh từ vớI nghĩa của một danh từ? Nghĩa của phần nào rõ hơn?
Nó có cấu tạo như thế nào?
Khi số lượng của phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm từ càng như thế nào?
Xét ví dụ: Một búp hồng khô đang rụng.
Tìm cụm danh từ trong đó?
Trong trường hợp này, cụm danh từ giữ chức vụ của thành phần nào trong câu?
Gọi HS đọc ví dụ 1 phần 2.
Tìm các cụm danh từ?
Trong các cụm danh từ đó, từ nào là danh từ trung tâm? Liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong cụm đó?
Điền chúng vào mô hình cụm danh từ?
Cấu tạo của cụm danh từ gồm mấy phần?
Đó là những phần nào?
HDHS làm bài tập phần luyện tập.
- học sinh đọc
- Ngày, vợ chồng, túp lều
- Cụm danh từ
- Trung tâm
- Phần phụ ngữ
- cụm danh từ > danh từ
- Phức tạp hơn
- đầy đủ hơn
P, Trước
Phần TT
P. Sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2
ba
Thúng
Con
Gạo
Ngựa
Nếp
Đực
Ấy
- Một búp hồng khô
- Chủ ngữ
- học sinh đọc ví dụ
Làng ấy, ba tháng gạo nếp, ba con Trâu đực, ba con Trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng
- Phụ trước: Ba, chín, cả
- phụ sau: Ấy, nếp, đực , sau
- học sinh lên bảng làm
- 3 phần
- Phần trước, TT, sau
4) Củng cố: 2’
Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ?
Cấu tạo của cụm danh từ? -
5) Dặn dò: 2’
Học bài và làm bài tập 2,bài tập ở SBT.
Chuẩn bị:”Số từ và lượng từ”
&
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
NGÀY SOẠN
7
13
SỐ TỪ và LƯỢNG TỪ
NGÀY DẠY
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ
Biết dùng số từ và lượng từ khi nói, viết
II - Chuẩn bị: bảng phụ
III - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp: 1’
2) Kiểm tra bài cũ: 4’
Thế nào cụm Danh từ? cho ví dụ?
Xác định cụm danh từ và điền vào mô hình cấu tạo: “Vua Lê Lợi nâng thanh gươm thần hướng về phía một con Rùa Vàng. Nhanh như cắt, con Rùa ấy há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước
3) Bài mới: 2’
Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta thường dùng các con số hoặc các từ chỉ một lượng nào đó. Người ta gọi đó là số từ và lượng từ. Vậy số từ và lượng từ là gì, ta cùng tìm hiểu.
Nội dung ghi bảng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Bài học:
1 - Số từ:
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
- Vị trí:
+ Đứng trước danh từ: khi biểu thị số lượng sự vật
+ Đứng sau danh từ khi: Biểu thị thứ tự
ví dụ: Năm học sinh
Tuần thứ 12
* Chú ý: Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
2 - Lượng từ:
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
- Lượng từ chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất thảy. vv…
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, mỗi, mọi, từng..
ví dụ: Cả hai người đều vừa ý ta
II - Luyện tập:
- Giáo viên đưa ví dụ lên bảng phụ
- Gọi học sinh đọc đoạn văn a, b
- Các từ in đậm trong những câu trên bổ xung ý nghĩa cho từ nào trong câu?
- Các từ in đậm đó có ý nghĩa chỉ gì?
- Xác định cụm danh từ có chứa từ in đậm?
những từ in đậm đó nằm ở vị trí nào trong cụm từ?
- khi chỉ lượng thì từ đó nằm ở vị trí nào so với danh từ? khi chỉ thứ tự thì nằm ở đâu so với danh từ?
- vậy số từ là gì? Vị trí?
- Cho ví dụ về số từ?
- Xét ví dụ: Một đôi áo mới
Áo mới một cái
1 đôi cái áo mới
- Từ “Đôi” trong ví dụ có phải là số từ không? Vì sao?
- Điền các cụm trên vào mô hình cụm danh từ? Tìm thêm các từ có ý nghĩa và công dụng như từ “Đôi”
- Giáo viên rút ra kết luận mục c
File đính kèm:
- GIAO AN TU CHON NGU VAN 6.doc