Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Trường THCS Hồng Dụ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Giúp học sinh ôn tập các kiến thức đã học về phép lập luận chứng minh, vận dụng các kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận chứng minh.

 B. CHUẨN BỊ.

 - Giáo viên soạn bài.

 - Học sinh ôn tập các bài đã học về phép lập luận chứng minh.

 C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:-GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Trường THCS Hồng Dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày dạy:06/03/2009. Tiết 25: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh ôn tập các kiến thức đã học về phép lập luận chứng minh, vận dụng các kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận chứng minh. B. CHUẨN BỊ. - Giáo viên soạn bài. - Học sinh ôn tập các bài đã học về phép lập luận chứng minh. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:-GV kiểm tra bài tập về nhà của HS. 3. Bài mới. -GV hướng dẫn HS làm các bài tập: Bài 1:Yêu cầu tìm dẫn chứng phong phú n phải sát thực với nội dung cần chứng minh. Không chỉ liệt kê tên truyện mà phải biết lựa chọn những chi tiết cụ thể. a.VD:Đằng sau chi tiết kì lạ hoang đường( nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ; chuyện cái bọc trăm trứng, không bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi...) là cốt lõi lịch sử( sự ra đời của nhà nước Văn Lang, sự xuất hiện của triều đại các vua Hùng…). Bài 2 : -Câu mở đầu cho mỗi đoạn phải có nội dung khái quát ý của toàn đoạn( tức là chứa luận điểm); đồng thời phải dùng các kiểu câu có chứa nội dung liên kết ý giữa 2 đoạn văn. VD: +Câu mở đoạn 1: Trước hết, phải nói tới mơ ước của người xưa qua triết lí ở hiền gặp lành. +Câu mở đoạn 2 : Tuy nhiên, có triết lí “ở hiền gặp lành”thì tất phải có triết lí “ác giả ác báo”. Bài 3: Cần đọc kĩ và lần lượt giải quyết các yêu cầu: a.Luận điểm tổng quát: Vai trò của người mẹ. b.Việc xác định luận điểm ở đề bài này nên dựa trên cơ sở thời gian(khi ta còn ấu thơ – khi ta trưởng thành)=>có 2 luận điểm ứng với 2 khoảng thời gian ấy. c.Căn cứ vào 2 luận điểm đã tìm được->sắp xếp các dẫn chứng cho phù hợp với từng luận điểm. 1. Bài tập 1: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh những nhận định sau: a. Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tồ thần kỳ thường gắn với cốt lõi lịch sử. b. Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lý “người trong một nước phải thương nhau cùng”. 2. Bài tập 2: Cho 2 đoạn văn bản sau: Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kỳ dị, tài năng hơn người. Đó là Thạch Sanh – chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người chiến sĩ. Đó là cô Tấm dịu dàng, xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà, ... Mỗi người một số phận, và đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn anh Khoai nghèo thì cưới được con gái của lão trưởng giả, thoả ước nguyện. Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình, chúng không từ bất cứ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình. Hai cô chị trong truyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lí Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ còn Cám phải tìm đến cái chết nghiệt ngã. Viết câu mở đầu cho mỗi đoạn sao cho hai đoạn ấy có thể liên kết với nhau tạo thành hai luận điểm liên tiếp trong một bài văn nghị luận chứng minh. 3. Bài tập 3. Cho đề văn nghị luận sau: Hãy chứng minh rằng người mẹ có một vài trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi người. a. Tìm luận điểm tổng quát của bài văn. b. Xác định cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm của bài văn. c. Sắp xếp các dẫn ý sau vào từng luận điểm của bài văn sao cho hợp lý. (1). Mẹ là người đã sinh ra ta. (2). Mẹ luôn gần gũi ta, động viên khi ta nhụt chí, an ủi khi ta bất hạnh, tiếp thêm cho ta sức mạnh để ta vững bước vào đời. (3). Mẹ ôm ấp, vỗ về, ầu ơ ru ta ngủ, nuôi dưỡng thể lực ta bằng dòng sữa ngọt ngào, bồi đắp tâm hồn ta bằng tình yêu và lòng nhân ái. (4) Khi ta ốm, mẹ thức suốt đêm thâu, lo cho ta từng miếng ăn, giấc ngủ, lặng lẽ gạt những giọt nưcớ mắt buồn đau để cầu mong cho ta được yên lành. (5). Mẹ dõi theo từng bước ta đi, nâng cánh ước mơ và sẵn sàng che chở cho ta cả khi ta đã trưởng thành. (6). Ngay trong những ngày gian khó nhất, mẹ đã tất tả ngược xuôi, làm việc không biết mệt mỏi. Bát cơm ta ăn, cái áo ta mặc, sách vở để ta học hành.... Tất cả đều thấm đẫm những giọt mồ hôi của mẹ. . 4.Củng cố, luyện tập: -HS làm bài tập 4: Chuyển đề bài ở bài tập 3 thành một bài văn nghị luận chứng minh hoàn chỉnh. -GV khái quát nội dung bài học. 5.Hướng dẫn về nhà:-Học bài. -Làm hoàn chỉnh bài tập 4. -Chuẩn bị bài : Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. Tuần 26 Ngày dạy:13/03/2009. Tiết 26: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh ôn tập các kiến thức về phép lập luận chứng minh, vận dụng các kiến thức đã học để thực hành viết đoạn văn nghị luận chứng minh. B. CHUẨN BỊ. - Giáo viên soạn bài. - Học sinh ôn tập các bài đã học về phép lập luận chứng minh. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu yêu cầu viết 1 đoạn văn chứng minh về nội dung và hình thức? -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS. 3. Bài mới. -GV hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: -Luận điểm là câu mang ý khái quát nhất trong đoạn. -Dấu hiệu nhận biết phép lập luận chứng minh là lí lẽ và dẫn chứng. -HS tự xác định luận điểm và những dấu hiệu nhận biết phép lập luận chứng minh trong 2 phần trích. Bài 2: -Về hình thức: luận điểm có thể được đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Cần viết ngắn, cách lập luận gọn và rõ. -Về nội dung:Các luận điểm phải được chứng minh thật cụ thể bằng các dẫn chứng sát thực, bằng những lí lẽ chặt chẽ. -Các dẫn chứng có thể là tên tuổi người( đoạn a); có thể là các mối quan hệ, các nhân tố thuộc môi trường xã hội( đoạn b); có thể là sự việc, hiện tượng, số liệu( đoạn c). 1. Bài tập 1: Xác định luận điểm và những dấu hiệu nhận biết của phép lập luận chứng minh trong các đoạn văn sau: a) “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ, sinh ra trong một gia đình bất hoà, phá sản và truỵ lạc, sớm phải sống bơ vơ, lêu lổng. Gia đình ấy khi còn sung túc đã không có hạnh phúc. Đứa con ra đời bởi một tình yêu gắng gượng. Người bố phẫn chí, lặng lẽ trả thù số phận bằng những khói thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung, tuy khát khao hạnh phúc chân thật, nhưng cũng đành chịu cúi đầu trước lễ giáo phong kiến, âm thầm như chiếc bóng dưới chân tường. Gia đình sa sút rồi sụp đổ hẳn. Bố chết. Mẹ ngược xuôi tần tảo. Đứa trẻ mồ côi cha, xa tình mẹ, phải sống bơ vơ đói rách, lêu lổng, trong sự lườm nguýt đay nghiến của họ hàng và thái độ dửng dưng của xã hội. (Theo Nguyễn Đăng Mạnh) b. “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ. (Hoài Thanh) 2. Bài tập 2. Tìm các căn cứ lí lẽ và dẫn chứng xác thực để viết các đoạn văn chứng minh những luận điểm sau: a) Thiếu niên Việt Nam đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. b) Môi trường xã hội có những tác động quan trọng tới quá trình hình thành nhân cách của con người. c) Đạo lí “thương người như thể thương thân” là một đạo lí truyền thống tốt đẹp đang được con người Việt Nam phát huy trong xã hội ngày nay. 4.Củng cố, luyện tập: -HS làm bài tập 3: Triển khai 3 luận điểm ở bài tập 2 thành các đoạn văn hoàn chỉnh. -GV khái quát nội dung bài học. 5.Hướng dẫn về nhà:-Học bài. -Làm hoàn chỉnh bài tập 3. -Chuẩn bị bài : Cách làm bài văn lập luận giải thích. Tuần 27 Ngày dạy:20/3/2009. Tiết 27: Cách làm bài văn lập luận giải thích. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh ôn tập các kiến thức về phép lập luận giải thích, nắm được cách thức cụ thể trong việc làm 1 bài văn lập luận giải thích. B. CHUẨN BỊ. - Giáo viên soạn bài. - Học sinh ôn tập các bài đã học về phép lập luận chứng minh. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1.Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại yêu cầu viết đoạn văn nghị luận? -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS. 3. Bài mới. -GV lưu ý HS khi làm bài văn giải thích: ?Các bước làm bài văn lập luận giải thích? ? Nhiệm vụ các phần mở, thân , kết trong bài văn giải thích? ? Các thao tác thường được sử dụng trong phép lập luận giải thích? 1. Về quy trình. - Tìm hiểu đề để xác định vấn đề cần giải thích. Cần làm rõ vấn đề được giải thích ở đây là nghĩa của từ, ngữ, cầu hay là nội dung một khái niệm, một quan điểm, một tư tưởng... - Sau bước tìm hiểu đề, các bước còn lại được tiến hành tương tự như đối với văn nghị luận chứng minh (xác định luận điểm, luận cứ, lập dàn bài và hàon chỉnh bài văn). Tuy nhiên, luận điểm trong văn giải thích thường chính là những câu hỏi nêu ra đòi hỏi phải được giải đáp rõ (Như thế nào? Tại sao? Để làm gì? Làm như thế nào?). 2. Về nội dung và cách lập luận - Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong văn giải thích có những nhiệm vụ cụ thể, độc lập. Phần mở bài (dù theo cách trực tiếp hay gián tiếp) cũng phải nêu được luận điểm chính và định hướng giải thích. Có thể định hướng bằng một lời khẳng định hoặc một câu hỏi nhưng phải có vai trò chuyển ý cho Thân bài. Phần Thân bài lần lượt triển khai các luận điểm bằng cách trả lời các câu hỏi (Như thế nào? Tại sao? Để làm gì? Làm như thế nào?). Phần Kết bài ngoài ý nghĩa khẳng định vấn đề có thể nêu ý nghĩa thực hiện của vấn đề cần giải thích. - Trong văn bản giải thích thường sử dụng kết hợp một số thao tác như mổ tả, phân tích, so sánh, khái quát, ... và dựa vào các thao tác đó mà phân tích, phán đoán về sự vật. - Cách lập luận phải chặt chẽ, sắc sảo, có đủ lí lẽ, chứng cứ. Người làm văn giải thích phải thấy rõ trách nhiệm của mình là không chỉ làm người đọc hiểu được vấn đề, nhận thức được bản chất của sự vật mà còn làm cho họ có tình cảm, suy nghĩ và hành động đúng đắn. Như vậy cũng có nghĩa là khi giải thích cần đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó và thực tế cuộc sống. 4.Củng cố, luyện tập: Bài tập 1. Chỉ rõ tác dụng của lập luận trong đoạn văn giải thích sau: Ai trồng cây đào cây mận thì mùa hè được bóng mát nghỉ, mùa thu được quả ngon ăn. Ai trồng cây lật lê thì mùa hè bóng mát không có, mùa thu chỉ được những chông gai. Cứ như vậy thì có phải là tại do cây mình trồng lúc trước không? Nay ông Sở dĩ đi đến nông nỗi này là vì ông gây dựng cho những kẻ không ra gì. Cho nên người quân tử phải chọn người trước rồi sau mới gây dựng. (Theo Cổ học tinh hoa) Bài tập 2. Lập dàn ý cho đề văn sau để trình bày (nói) trước lớp (hoặc nhóm): Giải thích câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng”. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, viết thành bài hoàn chỉnh bài tập 2. -Chuẩn bị bài : Luyện tập lập luận giải thích. ………………………………………………………… Tuần 28 Ngày dạy:27/3/2009. Tiết 28: Luyện tập lập luận giải thích A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh ôn tập các kiến thức về phép lập luận chứng minh, vận dụng các kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận chứng minh. B. CHUẨN BỊ. - Giáo viên soạn bài. - Học sinh ôn tập các bài đã học về phép lập luận chứng minh. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ.? Qui trình làm bài văn lập luận giải thích? ?Nêu nội dung và cách lập luận trong bài văn giải thích? -GV kiểm tra bài tập về nhà của HS. 3. Bài mới. -GV hướng dẫn HS làm các bài tập. Bài 1: Biểu hiện của lập luận giải thích trong 2 đoạn văn là cách nêu và giải quyết vấn đề; các câu trong đoạn liên kết, móc nối với nhau theo hình thức móc xích, câu sau làm rõ ý của câu trước. Ngoài ra còn dùng cách lập luận nêu câu hỏi. Bài 2: a.Các câu hỏi chính trong văn giải thích: Như thế nào? Tại sao? Để làm gì? -HS vận dụng vào câu hỏi trên để nêu câu hỏi cụ thể. b.Chú ý khai thác các hình ảnh cụ thể( giải thích nghĩa đen) để tìm tầng nghĩa hàm ẩn( nghĩa bóng). Đây là bước giải thích khái niệm( Như thế nào?) c.Hai loại căn cứ cần tìm: -Căn cứ lí luận: Mọi thứ của cải vật chất ở trên đời này có tự nhiên hình thành không? Mối quan hệ giữ quá trình lao động của con người với của cải vật chất? -Căn cứ thực tiễn: Lấy 1 số dẫn chứng cụ thể để chỉ rõ nếu không lao đọng , con người sẽ không có của cải vật chất để phục vụ cho chính cuộc sống của mình( từ cơm ăn , áo mặc tới các nhu cầu thiết yếu khác). d.Bố cục phải đầy dủ 3 phần. Cần vận dụng các câu trả lời ở mục a,b,c. Bài tập 1: Chỉ rõ những dấu hiệu của lập luận giải thích trong các đoạn văn sau: a) Ở đời mình giao thiệp với nhiều người, bạn bè tưởng vô số, nhưng hồ dễ đã được mấy người thực gọi là tri kỉ. Thế nào là tri kỉ? Tri kỉ là người biết mình, nghĩa là đồng thanh, đồng khí, đồng tâm với mình, chơi với mình rất thân thiết, bao bọc che chở cho mình, lúc sống cùng hưởng, hoạ cùng đau, lúc chết, tưởng có chết được với nhau cũng không hối. (Theo Cổ học tinh hoa) b) Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc, thì phải nâgn cao đời sống của đồng bào. Muốn nâng cao đời sống của đồng bào, không phải cứ nói mà ra cơm gạo. Cơm gạo không phải từ trên trời rơi xuống. Muốn có cơm gạo thì mỗi người phải làm cái gì? Muốn ấm no thì phải làm cái gì? Phải làm thế nào? Phải tăng gia sản xuất. (Hồ Chí Minh). Bài tập 2. Cho đề văn sau: Giải thích câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. a) Đặt ra những câu hỏi chính cần giải đáp để làm rõ tính chất giải thích của đề văn. b) Xác định nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ để tìm vấn đề cần giải thích. c). Tìm các căn cứ lí luận và thực tiễn để lí giải. d. Lập bố cục cho văn bản. 4.Củng cố, luyện tập: -HS làm bài tập 3: Viết đề BT 2 thành bài văn hoàn chỉnh. -GV khái quát nội dung bài học. 5.Hướng dẫn về nhà:-Học bài. -Làm hoàn chỉnh bài tập 3. -Chuẩn bị bài : Luyện nói giải thích một vấn đề. Tuần 29 Ngày dạy:3/4/2009. Tiết 29: LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh ôn tập các kiến thức về phép lập luận giải thích, nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm văn lập luận giải thích, đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập. - Biết trình bày miệng 1 vấn đề xã hội hoặc văn học để thông qua đó tập nói năng 1 cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy. B. CHUẨN BỊ. - Giáo viên soạn bài. - Học sinh ôn tập các bài đã học về phép lập luận chứng minh. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu mục đích và yêu cầu của việc luyện nói? -GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. 3. Bài mới. -GV hướng dẫn HS làm các bài tập. -Bài 1: HS dựa vào mục II- Thực hành trên lớp( NV 7, tập 2, t 98) để trả lời. -Bài 2:Cần xác định yêu cầu cho từng tình huống giải thích. -VD tình huống a: +Mục đích giải thích: Xác định khái niệm 1 câu tục ngữ để hiểu rõ quan điểm của nhân dân lao động khi đánh giá 1 con người. +Đối tượng tiếp nhận: Một người bạn. +Phạm vi giải thích:Làm rõ nghĩa câu tục ngữ. Trên cơ sở đó xác định yêu cầu tình huống giải thích a như sau: +Về nội dung: làm rõ ý nghĩa của các khái niệm trong câu tục ngữ để tổng hợp lại thành quan điểm đánh giá 1 con người của nhân dân lao động. +Về hình thức: Không nhất thiết phải có bố cục 3 phần, chủ yếu tập trung vào giải thích ý nghĩa. Ngôn ngữ có thể nôm na, dễ hiểu. Lời lẽ mang tính khẩu ngữ, thân mật. -Bài 3: Dàn ý giải thích cho tình huống này có thể không cần đủ bố cục 3 phần. Nên đi thẳng vào vấn đề chính.( Trả lời các câu hỏi: Ý nghĩa của câu tục ngữ? Tại sao? Cần phải làm gì?). Bài tập 1: Trong giờ luyện nói về văn giải thích, cả hai bạn A và B được cô giáo chỉ định trình bày vấn đề mà cô giáo đã yêu cầu chuẩn bị sẵn ở nhà. Bạn A trình bày dưới dạng đọc một bài viết với đầy đủ các ý lớn nhỏ cần giải thích nên rất trôi chảy, mạch lạc. Bạn B chỉ dựa vào một dàn bài, rồi trình bày ở dạng nói cho cô giáo và cả lớp nghe. Thỉnh thoảng vẫn còn bị mắc một số lỗi (lặp từ ngữ, nói chưa suôn sẻ, dùng từ đôi chỗ chưa chính xác, ...). Cô giáo cho bạn A điểm 6 và bạn B điểm 7. Em có biết vì sao không? Cô giáo sẽ có nhận xét như thế nào trước khi cho điểm? Bài tập 2. Cho một vấn đề cần giải thích: Tại sao ông cha ta lại khẳng định: “Cái nết đánh chết cái đẹp”? Em hãy chỉ rõ những yêu cầu cần đạt đối với việc trình bày bằng văn nói vấn đề trên trong những tình huống giải thích sau: a) Em giải thích cho một người bạn hiểu rõ. b) Em trả lời cô giáo trong buổi huyện nói về văn giải thích trên lớp. c) Em trình bày trước toàn thể các bạn trong câu lạc bộ Nét đẹp tuổi hoa do trưởng tổ chức. Bài tập 3: Em hãy hoàn thành dàn ý bài văn giải thích vấn đề được nêu ở bài tập 2 (theo tình huống c) và tập trình bày theo hình thức nói). 4.Củng cố, luyện tập: -GV khái quát nội dung bài học, nhận xét việc chuẩn bị và luyện nói của HS. 5.Hướng dẫn về nhà: - HS làm bài tập : Viết đề BT 2 thành bài văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị bài :Văn bản hành chính. Tuần 30 Ngày dạy:10/4/2009. Tiết 30: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh ôn tập các kiến thức về phép lập luận chứng minh, vận dụng các kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận chứng minh. B. CHUẨN BỊ.- Giáo viên soạn bài. - Học sinh ôn tập các bài đã học về phép lập luận chứng minh. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ.-GV kiểm tra bài tập về nhà của HS. 3. Bài mới. ?Văn bản hành chính là gì? ? Có những loại văn bản hành chính nào? ? Văn bản hành chính có đặc điểm gì? ? Cách viết văn bản hành chính? ? Cần lưu ý điều gì khi viết văn bản hành chính? 1. Văn bản hành chính là gì? Văn bản hành chính (hay còn gọi là văn bản hành chính – công vụ) là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vài trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Xã hội càng phát triển thì các hình thức giao tiếp hành chính càng phổ biến. Người ta có thể dùng loại văn bản này để truyền đạt những nội dung, bày tỏ những yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính – công vụ để nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, giữa các quốc gia với nhau,... Các loại văn bản hành chính thường gặp: đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, công văn, thông báo, chỉ thị, nghị quyết, hoá đơn, thư tín, sơ yếu lí lịch, ... Việc hình thành các văn bản hành chính chủ yếu là do các tình huống giao tiếp cụ thể đặt ra. Chẳng hạn như: Cần truyền đạt một vấn đề, một thông tin nào đó (thường là từ cấp trên xuống cấp dưới), người ta dùng thông báo. Cần trao đổi một vấn đề thuộc về tình cảm hoặc công việc có tính chất cá nhân, người ta dùng thư tín. Cần trình bày yêu cầu, nguyện vọng, người ta dùng giấy đề nghị, đơn từ, ... 2. Đặc điểm của văn bản hành chính. Văn bản hành chính thường có tính khuôn mẫu, được quy định chặt chẽ cho từng loại văn bản. Chính vì vậy, hầu hết các loại văn bản hành chính phải được trình bày, sắp xếp bố cục theo những mẫu được quy định thống nhất (thậm chí còn quy định cụ thể cho kiểu chữ của từng đề mục, từng phần, ...) Dù theo hình thức nào thì văn bản hành chính nói chung thường phải đảm bảo một số mục sau: ghi quốc hiệu và tiêu ngữ lên đầu văn bản; ghi địa điểm, ngày tháng năm ra văn bản; ghi tên văn bản (hoặc chức danh người, cơ quan ra văn bản); ghi tên, chức danh của người nhận hoặc tên cơ quan nhận văn bản; ghi rõ nội dùng đề nghị, yêu cầu báo cáo; ghi rõ chức vụ, chữ kí và họ tên đầy đủ của người gửi văn bản. Ngoài ra, có một số văn bản còn đề tên hiệu đơn vị, đoàn thể, tổ chức ngay góc trên bên trái văn bản (song song với quốc hiệu); đề nơi nhận văn bản vào góc phải cuối văn bản. Cần lưu ý là:- Từ ngữ được dùng trong văn bản hành chính thường trung hoà về sắc thái biểu cảm (không dùng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, gây ấn tượng, gợi liên tưởng, ...). Một số động từ, tính từ được danh hoá (sự đổi mới, sự cần thiết, việc điều hành, ...). Do tính chất sự vụ và sắc thái trang trọng, văn bản hành chính dùng khá nhiều từ Hán Việt. Đặc biệt, ngôn ngữ trong văn bản hành chính luôn thể hiện tính chính xác, tránh những từ ngữ nhiều nghĩa, tránh dùng cách nói ẩn dụ, bóng bẩy,... - Văn bản hành chính còn phải đảm bảo tính chất ngắn gọn, cô đúc, chứa nhiều lượng thông tin trong một số ít từ ngữ. Do đó, câu văn trong văn bản hành chính thường có cấu trúc đơn giản, có một số mẫu câu cố định. 4.Củng cố, luyện tập: - HS làm bài tập: 1. Đầu năm học mới, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu tất cả học sinh trong lớp cho cô biết một số thông tin về bản thân (họ tên, ngày sinh, quê quán, trú quán, họ tên và nghề nghiệp của bố mẹ, số điện thoại của gia đình, ...). Theo em, các bạn sẽ phải viết loại văn bản hành chính nào để gửi cô giáo? Em hãy viết một văn bản cụ thể để cung cấp thông tin về mình cho cô giáo biết. 5.Hướng dẫn về nhà: -Học bài.Tham khảo mẫu các văn bản hành chính. -Chuẩn bị bài: Cách làm văn bản đề nghị. Tuần 31 Ngày dạy: /4/2009. Tiết 31 Cách làm văn bản đề nghị. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh ôn tập để nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị. - Biết cách viết 1 văn bản đề nghị đúng qui cách. B. CHUẨN BỊ.- Giáo viên soạn bài. - Học sinh ôn tập văn bản đề nghị. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản hành chính là gì? Đặc điểm của văn bản hành chính? 3. Bài mới. ?Thế nào là văn bản đề nghị? ? Văn bản đề nghị thường được sử dụng trong những tình huống nào? ? Kết cấu của 1 văn bản đề nghị thường gồm mấy phần? ?Cách làm 1 văn bản đề nghị? 1. Đặc điểm của văn bản đề nghị Văn bản đề nghị là loại văn bản, giấy tờ của một cá nhân hoặc một tập thể gửi đến một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức có quyền hạn và trách nhiệm để đề đạt nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn được xem xét, giải quyết, giúp đỡ. Đây là hình thức phát biểu ý kiến một cách có tổ chức, có kỉ luật rất cần được áp dụng, phổ biến trong thực tế cuộc sống và trong các sinh hoạt cộng đồng. Nếu vấn đề được nêu ra là những vấn đề chung, có tầm quan trọng, có tính cấp thiết, có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội thì có thể dùng tên gọi cho loại văn bản này là văn bản kiến nghị. Ví dụ: -Tình huống làm văn bản đề nghị: Lớp muốn chuyển buổi lao động, lớp muốn được tăng thêm thời gian học bồi dưỡng để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi, ... - Tình huống làm văn bản kiến nghị: Nhân dân địa phương kiến nghị các cấp chính quyền (xã, huyện) ngăn chặn tình trạng thải rác bừa bãi xuống lòng kênh, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất và môi trường; kiến nghị công an phường (xã) giải tán một ổ nhóm cờ bạc, tiêm chích đang lén lút hoạt động; kiến nghị Đảng và Nhà nước quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho các gia đình có công với cách mạng; .... Văn bản đề nghị thường được dùng trong những tình huống cần đề xuất một ý kiến, một nguyện vọng, một mong muốn nào đó. Chính vì vậy, cần có sự phân biệt để tránh nhầm lẫn với đơn từ. Mặc dù cả hai loại văn bản hành chính này đều có mục đích chung là nêu nguyện vọng, nhu cầu đề xuất ý kiến và mont muốn được giải quyết, nhưng vẫn có sự khác nhau rõ rệt không thể thay thế cho nhau được. Ví dụ: Cần sửa chữa bàn ghế trong lớp học, cần có hỗ trợ để sửa sang đường giao thông liên xóm, liên xã... thì làm giấy đề nghị. Cần xin việc làm, xin đất làm nhà ở, xin đăng ký hộ khẩu, xin dự thi, thì làm đơn. 2. Cách làm văn bản đề nghị. Nội dung cảu văn bản đề nghị thường tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Nhưng dù có ở tình huống nào thì mỗi văn bản đề nghị cũng đều có bốn nội dung chính (không thể thiếu) sau đây: Chủ thể đề nghị (Ai đề nghị?); đối tượng tiếp nhận đề nghị (Đề nghị ai? cơ quan, tổ chức nào?); nội dung đề nghị (Đề nghị điều gì?; mục đích lí do đề nghị (Đề nghị để làm gì?). Kết cấu của một văn bản đề nghị thường gồm 3 phần: Phần đầu: - Quốc hiệu và tiêu ngữ. - Địa điểm, thời gian làm văn đề nghị. - Tên văn bản đề nghị (giấy đề nghị, bản đề nghị, ....) - Đối tượng tiếp nhận văn bản đề nghị (kính gửi cá nhân, cơ quan, tổ chức nào?). Phần chính: - Chủ thể đề nghị (Ai đề nghị?) - Nêu nội dung sự việc, lí do, mục đích và ý kiến đề nghị (đề nghị điều gì? đề nghị để làm gì?). Phần cuối: Ký tên (ghi rõ họ tên và chữ kí, nếu là đơn vị chủ thể thì phải ghi rõ tên đơn vị, chữ kí và họ tên cá nhân đại diện). 4.Củng cố, luyện tập: -GV khái quát nội dung bài học. -HS làm bài tập: Viết 1 văn bản đề nghị nhà trường trang bị thêm cho lớp em cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động dạy và học( bàn ghế, đồ dùng dạy học, bảng…). -GV nhận xét và sửa lỗi. 5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài và làm bài tập : Tự chọn 1 tình huống viết văn bản đề nghị và viết thàn

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 7 tuan 2531.doc
Giáo án liên quan