A- Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề: Văn tự sự có vai trò rất quan trọng trong chương trình học.
2. Kĩ năng
- Qua chủ đề số 1 này, rèn cho HS kĩ năng viết bài văn hay, hấp dẫn cuốn hút người đọc,
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho các em lòng ham mê học tập, tìm hiểu khám phá tác phẩm văn học.
B- Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu, đọc tham khảo tài liệu.
- HS: Ôn tâp văn tự sự.
C./ Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: nêu vấn đề,vấn đáp , thảo luận nhóm thuyết trình.,phõn tớch, tổng hợp
2. Kỹ thuật dạy học:vận dụng kĩ thuật động não,viết sỏng tạo.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ Văn 8 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/8/2012
Ngày dạy: 25/8/2012
Tuần 1.Tiết 1:
Chủ đề số 1: Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự
có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
A- Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề: Văn tự sự có vai trò rất quan trọng trong chương trình học.
2. Kĩ năng
- Qua chủ đề số 1 này, rèn cho HS kĩ năng viết bài văn hay, hấp dẫn cuốn hút người đọc,
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho các em lòng ham mê học tập, tìm hiểu khám phá tác phẩm văn học.
B- Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu, đọc tham khảo tài liệu.
- HS: Ôn tâp văn tự sự.
C./ Phương phỏp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương phỏp: nờu vấn đề,vấn đáp , thảo luận nhóm thuyết trình.,phõn tớch, tổng hợp
2. Kỹ thuật dạy học:vận dụng kĩ thuật động não,viết sỏng tạo......
D- Các hoạt động dạy- học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: - GV kiểm tra SGK, vở ghi, dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
Rèn kĩ năng làm văn tự sự là 1 việc rất quan trọng để các em học tốt phân môn Tập làm văn. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề này.
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
HĐ2: Giới thiệu chủ đề.
- GV giới thiệu: Tên chủ đề bám sát số 1, thời lượng, nội dung kiến thức cần đạt.
HĐ3: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng.
? Hãy kể tên các đề văn tự sự mà em biết.
? Những đề văn tự sự như vậy giúp em hiểu được điều gì ?
- GV diễn giảng.
? Chủ đề số 1 này có ý nghĩa, tầm quan trọng gì trong môn học Ngữ văn ?
- GV phân tích cụ thể.
HĐ4: Đọc tham khảo bài văn mẫu.
- Gọi HS đọc 1 số đề bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong sách văn chọn lọc.
- GV giới thiệu về nội dung, cách viết và phong cách của nhà văn trong bài văn tự sự.
I- Giới thiệu chủ đề
1. Tên chủ đề
Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2. Thời lượng: 6 tiết
Tiết 1: Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề.
Tiết 2: Rèn kĩ năng làm văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. (Ôn tập lí thuyết).
Tiết 3, 4, 5: Rèn kĩ năng làm văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. (Vận dụng đề cụ thể ).
Tiết 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá chủ đề.
II. Mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề.
- Giúp chúng ta có thêm hiểu biết về cuộc sống con người, xã hội.
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự qua chủ đề, qua văn bản đã học, văn tự sự tưởng tượng sáng tạo.
- Bồi dưỡng lòng ham mê khám phá tác phẩm văn học.
- Học tập cách viết văn bản tự sự của các nhà văn.
III- Đọc tham khảo các bài văn mẫu:
4. Củng cố:
? Qua tìm hiểu, em học tập được gì về cách sắp xếp tình huống truyện trong văn bản tự sự ?
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn:
- Nắm vững nội dung bài học.
- Đọc tham khảo các bài văn tự sự mẫu.
- Tiếp tục ôn tập về văn tự sự chuẩn bị cho tiết sau..
..............................................................................................................
Ngày soạn: 27/8/2012
Ngày dạy: 1/9/2012
Tuần Tiết 2:
Rèn kĩ năng làm bài văn tự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hướng dẫn HS ôn tập về thể loại văn tự sự.
2. Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng viết bài văn tự sự có kèm các yếu tố miêu tả và tự sự.
- HS biết đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức tự viết văn và biết tham khảo một số bài văn mẫu để học tập.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Đọc tham khảo một số bài văn mẫu, nghiên cứu tài liệu .
- HS: Ôn tập thể loại tự sự.
C./ Phương phỏp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương phỏp: nờu vấn đề,vấn đáp , thảo luận nhóm thuyết trình.,phõn tớch, tổng hợp
2. Kỹ thuật dạy học:vận dụng kĩ thuật động não,viết sỏng tạo......
D/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Nêu mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ đề bám sát số 1 ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
HĐ1: Ôn tập văn tự sự.
* GV giới thiệu chung.
? Thế nào là văn tự sự ?
? Kể ra một số đề văn tự sự mà em đã làm quen. Trong bài văn tự sự ngoài yếu tố tự sự là chính, em còn thấy những yếu tố nào khác ?
- GV diễn giảng.
HĐ2: Tìm hiểu dàn ý chung của bài văn tự sự.
? Theo em phần mở bài của bài văn tự sự ta giới thiệu những gì ?
- GV bổ sung và nhấn mạnh các cách mở bài : Trực tiếp ,gián tiếp.
? Phần thân bài em phải trình bày những nội dung gì ?
? Nêu trình tự cụ thể ?
? Khi kể em phải kết hợp các yếu tố nào ?
- GV diễn giảng.
? Phần kết bài em nêu nội dung gì ?
- GV chốt lại.
HĐ3: Đọc tham khảo bài văn mẫu.
.
- GV gọi HS đọc tham khảo một số bài mẫu trong sách chọn lọc.
? Phân tích cốt truyện và nhân vật trong những bài văn đó.
I- Ôn tập văn tự sự:
- Khái niệm chung.
Tự sự : + Nhân vật.
+ Sự việc.
- Yếu tố tự sự là chính.
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động hấp dẫn hơn.
II- Dàn ý chung của bài văn tự sự:
1. Mở bài.
- Giới thiệu sự việc và nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
2. Thân bài.
- Trình bày diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định.
- Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen vào các yếu tố tự sự.
3. Kết bài.
- Kết thúc câu chuyện.
- Nêu cảm nghĩ chung.
III- Đọc tham khảo bài văn mẫu:
1 - Đề văn chọn lọc.
2 - Đề văn mẫu.
4- Củng cố:
? Qua 2 đề văn trên em thấy các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện như thế nào trong bài văn tự sự ?
à GV khái quát bài.
5- Hướng dẫn:
- Học kĩ bài, nắm nội dung đã học.
- Đọc tham khảo một số bài văn mẫu, văn chọn lọc.
- Lập dàn ý và viết bài : Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em.
Ngày soạn: 5/9/2011
Ngày dạy: 10/9/2011
Tuần 3.Tiết 3:
Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự
có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
(Tiếp)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hướng dẫn HS ôn tập về thể loại văn tự sự.
2. Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng viết bài văn tự sự có kèm các yếu tố miêu tả và tự sự.
- HS biết đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức tự viết văn và biết tham khảo một số bài văn mẫu để học tập.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Đọc tham khảo một số bài văn mẫu , nghiên cứu tài liệu .
- HS: Ôn tập thể loại tự sự, đọc các bài văn mẫu.
C./ Phương phỏp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương phỏp: nờu vấn đề,vấn đáp , thảo luận nhóm thuyết trình.,phõn tớch, tổng hợp
2. Kỹ thuật dạy học:vận dụng kĩ thuật động não,viết sỏng tạo......
D/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Nêu dàn ý chung của 1 bài văn tư sự ?
- HS trả lời, GV nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- Mục tiêu: Giúp HS xác định đúng thể loại, nội dung đề bài.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: 5’.
- GV đọc và ghi đầu bài lên bảng.
? Xác định yêu cầu của đề bài về:
+ Thể loại:
+ Nội dung:
HĐ2: Lập dàn ý, viết bài
- Mục tiêu: Giúp HS lập được bố cục của bài văn theo 3 phần và viết bài văn theo dàn ý đã lập.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: 28’.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết.
? Phần mở bài em giới thiệu như thế nào ?
- GV gọi 2 HS trình bày.
- GV bổ sung nhấn mạnh 2 cách mở bài.
? Theo em thân bài kể theo trình tự như thế nào ?
? Em xây dựng những chi tiết truyện như thế nào.
? Nên tạo tình huống truyện như thế nào cho câu chuyện hấp dẫn.
? Yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen như thế nào trong bài văn.
- GV cho cả lớp viết phần thân bài theo hướng dẫn
(Viết đoạn văn).
? Phần kết bài em phải trình bày những nội dung gì ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS chép đề bài.
- HS suy nghĩ và phát biểu.
- HS suy nghĩ viết phần mở bài.
- 2 HS trình bày mở bài.
- HS nêu ý kiến, trình bày những tình tiết.
- HS trình bày tình huống xảy ra.
- HS viết phần kết bài
- Trình bày.
Đề bài : Em hãy kể cho cả lớp nghe một kỉ niệm buồn của tuổi học sinh làm em nhớ mãi.
I- Yêu cầu:
- Thể loại: Tự sự + miêu tả và biểu cảm.
- Nội dung: Kể về một kỉ niệm buồn của tuổi HS.
II- Dàn ý:
1- Mở bài.
- Giới thiệu kỉ niệm buồn.
- ấn tượng, cảm nghĩ.
(Lưu ý cách xưng hô).
2- Thân bài.
- Kể theo trình tự thời gian, không gian.
VD: Buổi sáng hôm ấy, trời trong xanh và gió nhè nhẹ làm cho tâm hồn tôi thêm rạo rực, vui tươi. Tôi chạy một mạch sang nhà Hoa rủ bạn đi ra đầm sen chơi …
- Phát triển tình tiết.
+ Xuống hái sen miêu tả bông sen đẹp, thơm ... say sưa hái sen. Hoa trượt chân ngã ... lao xuống cứu ... ân hận , ăn năn.
+ Suy nghĩ, cảm xúc khi bạn bị ngã ...
3- Kết bài.
- Bài học cho bản thân.
- Suy nghĩ và lời khuyên với tất cả bạn bè.
4- Củng cố:
- GV đọc bài viết tốt.
à GV khái quát bài, nhấn mạnh sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
5- Hướng dẫn:
- Tiếp tục ôn tập văn tự sự.
- Viết hoàn chỉnh bài văn.
- Lập dàn ý và viết các bài văn tự sự trong sách bài tập.
Ngày soạn: 16/9/2010
Ngày dạy: 21/9/2010
Tiết 4:
Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự
có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
(Tiếp)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hướng dẫn HS ôn tập về thể loại văn tự sự qua đề văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Rèn cho HS kĩ năng viết bài văn tự sự có kèm các yếu tố miêu tả và tự sự.
- HS biết đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức tự viết văn và biết tham khảo một số bài văn mẫu để học tập.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Đọc tham khảo một số bài văn mẫu , nghiên cứu tài liệu .
- HS: Đọc văn bản “Tôi đi học” và tóm tắt những kỉ niệm của nhân vật “Tôi”.
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sĩ số lớp : 8A 8B
2. Kiểm tra: (4’)
? Trình bày bài văn đã luyện tập ở tiết trước ?
- GV nhận xét – sửa chữa – cho điểm.
3. Bài mới: (33’)
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- Mục tiêu: Giúp HS xác định đúng thể loại, nội dung đề bài.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: 5’.
- GV chép đề lên bảng, gọi một học sinh đọc đề bài.
- Cả lớp chép đề bài.
? Nêu yêu cầu của đề bài.
Thể loại.
Nội dung.
HĐ2: Lập dàn ý, viết bài.
- Mục tiêu: Giúp HS lập được bố cục của bài văn theo 3 phần và viết bài văn theo dàn ý đã lập.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: 28’.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý:
? Phần mở bài em giới thiệu như thế nào ?
- GV gọi 2 HS trình bày.
- GV bổ sung nhấn mạnh 2 cách mở bài.
? Phần thân bài kể theo trình tự như thế nào ?
- GV phân tích diễn giảng, lấy ví dụ minh hoạ để HS nắm chắc trình tự kể.
? Em có thể đặt những tình huống như thế nào cho câu chuyện thêm cuốn hút.
- GV đặt những tình huống.
- GV hướng dẫn HS đan xen những suy nghĩ, cảm xúc khi viết.
? Phần kết bài em nêu nội dung gì.
- GV bổ sung.
- Cả lớp chép đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- HS suy nghĩa viết mở bài.
- HS trình bày mở bài.
- HS xác định trình tự kể chuyện.
- HS lựa chọn để viết bài.
- HS trình bày tình huống và viết các đoạn phần thân bài.
- HS trình bày các đoạn văn.
- HS viết phần kết bài
- Trình bày.
* Đề bài:
Dựa vào văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên cắp sách đến trường.
I- Yêu cầu:
- Thể loại: tự sự, kết hợp biểu cảm.
- Nội dung: Kể về những kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học
III- Dàn ý:
1- Mở bài.
- Giới thiệu chung về lỉ niệm sâu sắc khó quên.
- Xác định ngôi kể: Tôi – Các bạn ...
2- Thân bài.
- Trình tự kể:
+ Kể theo thời gian.
+ Kể theo không gian.
+ Diễn biến sự việc .
+ Diễn biến tâm trạng.
-Tình huống truyện : Đặt ra 2,3 tình huống bất ngờ , hấp dẫn.
Ví dụ:
- Sáng sớm tinh mơ đã dạy ,cả đêm thao thức không ngủ...
- Trên đường tới trường: Có cảm giác xao xuyến lạ thường... cảnh vật...
- Bước vào sân trường : Đứng nép vào mẹ, không dám chạy nhảy...
- Bước vào lớp : Hồi hộp sợ sệt... cô giáo...
3- Kết bài.
- Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học.
4- Củng cố: (5’)
- GV nhấn mạnh phương pháp làm bài văn tự sự, rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét, đánh giá ý thức HS.
5- Hướng dẫn: (2’)
- Tiếp tục ôn tập văn tự sự. Viết hoàn chỉnh bài văn.
- Đọc các bài viết tốt của các bạn trong lớp để tham khảo cách viết.
- Lập dàn ý và viết các bài văn tự sự trong sách bài tập.
Ngày soạn: 20/9/2010
Ngày dạy: 28/9/2010
Tiết 5: Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự
có kết hợp miêu tả và biểu cảm (Tiếp)
A. Mục tiêu
- Giúp HS biết viết hoàn chỉnh bài văn tự sự theo yêu cầu của đề bài .
- HS biết tưởng tượng sáng tạo trong lời kể, biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong lời kể .
- Biết đặt tình huống gay cấn gây bất ngờ xúc động trong câu chuyện .
- Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự sáng tạo.
B. Chuẩn bị
- GV : Soạn bài ; tham khảo tài liệu ; Xây dựng dàn ý .
- HS : Ôn tập văn tự sự ; Chuẩn bị đề bài “ Kỉ niệm về mẹ ”.
C. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sĩ số lớp : 8A 8B
2. Kiểm tra: (4’) ? Trình bày bài văn đã luyện tập ở tiết trước ?
- GV nhận xét – sửa chữa – cho điểm.
3. Bài mới: (35’)
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- Mục tiêu: Giúp HS xác định đúng thể loại, nội dung đề bài.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: 5’.
GV chép đề lên bảng.
? Xác định yêu cầu của đề bài .
+ Về thể loại .
+ Về nội dung.
HĐ2: Lập dàn ý, viết bài.
- Mục tiêu: Giúp HS lập được bố cục của bài văn theo 3 phần và viết bài văn theo dàn ý đã lập.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Thời gian: 28’.
* GV hướng dẫn HS lập dàn ý
? Theo em với đề bài trên ta nên kể theo ngôi thứ mấy ?
( ngôi thứ nhất )
? Phần mở bài em giới thiệu ntn.
GV bổ xung và giới thiệu các cách mở bài.
? Em dự định phần thân bài sẽ kể theo trình tự như thế nào?
- HS xác định trình tự kể : hồi tưởng lại quá khứ (thời gian , không gian) kết hợp diễn biến tâm trạng.
- GV đưa ra 1 số trình tự kể để HS tham khảo.
? Mẹ là người ntn? Có đặc điểm gì về ngoại hình về tính cách.
? Những kỉ niệm nào giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi .
? Tình cảm củă em và mẹ ra sao.
? Em đặt tình huống như thế nào để câu chuyện hấp dẫn ,xúc động.
- HS đặt tình huống truyện.
- GV nhận xét và đưa ra 1 số tình huống dể HS tham khảo.
? Khi kể em cần kết hợp thêm những yếu tố nào .
? Miêu tả ở đoạn văn nào là phù hợp.
? Tình cảm cảm xúc của em được đan xen trong lời kể ra sao.
? Khi viết , chú ý lời văn giọng văn như thế nào.
? Phần kết bài em làm như thế nào.
? Theo em kết bài như bạn đã hợp lí chưa.
- GV nhấn mạnh các ý của phần kết bài.
- HS chép đề bài.
- HS suy nghĩ và phát biểu.
- HS suy nghĩ viết phần mở bài.
- 2 HS trình bày mở bài.
- HS nêu ý kiến, trình bày những tình tiết.
- HS trình bày tình huống xảy ra.
- Trả lời.
- HS viết phần kết bài
- Trình bày.
* Đề bài
Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người mẹ kính yêu ( hoặc người thân) của em.
I. Yêu cầu
Thể loại : tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Nội dung : Kỉ niệm về người mẹ kính yêu (hoặc bố, ông, bà …).
II. Lập dàn ý, viết bài
1. Mở bài
- Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc với người thân mà mình yêu quý .
( Gia đình em có 4 người. Em rất yêu quý những người thân trong gia đình. Nhưng có lẽ người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ rất nhân từ và luôn yêu quý em.Từ thuở ấu thơ em đã có biết bao kỉ niệm đẹp về mẹ.)
2. Thân bài
- Em còn nhớ rất rõ năm em lên 7 tuổi. Với bản tính hiếu động chưa bao giờ em chịu ngồi yên một chỗ. Em luôn nghĩ ra bao trò tinh quái làm mẹ đau đầu. Nhưng hình như chưa bao giờ mẹ giận em. Bàn tay mẹ vẵn âu yếm vuốt tóc em. Mẹ nhẹ nhàng khuyên em không nên chơi những trò chơi có hại …Nhìn nụ cười hiền hòa của mẹ em thấy ấm áp kì lạ! Và cũng từ ấy, những trò chơi tinh nghịch giảm dần…
- Đặt tình huống truyện:
+ Mẹ dặn trông nhà nhưng lại chốn nhà đi đá bóng, bị cảm ; mẹ phải vất vả chăm sóc ; mẹ bị ốm vì quả mệt và lo lắng….
+ Hai mẹ con về quê ngoại gặp bão , mẹ đã hết lòng hi sinh vì em…
+ Một lần trót dại ….
+Phần thưởng của mẹ.
- Đan xen yếu tố miêu tả và bểu cảm trong lời kể .
3. Kết bài
Quay trở về thực tại .
Cảm nghĩ về tình thương yêu của mẹ .
4. Củng cố (3 phút)
- GV chọn đọc bài tiêu biểu cho HS tham khảo – nhận xét.
5. Hướng dẫn (2phút)
Tiếp tục hoàn thiện đề bài trên.
Đọc tham khảo 1 số bài văn mẫu .
Chuẩn bị tiết sau tổng kết chủ đề.
Ngày soạn: 2/10/2010
Ngày dạy: 5/10/2010
Tiết 6:
Tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá chủ đề số 1
A. Mục tiêu
- Giúp HS tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá chủ đề bám sát số 1 “ Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm” .
- HS rút ra được phương pháp làm bài văn tự sự ; nắm chắc các kĩ năng làm văn tự sự sáng tạo hấp dẫn. Qua chủ đề này HS có được kĩ năng viết tốt bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự sáng tạo hấp dẫn. Bồi dưỡng lòng say mê khám phá các tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị
- GV : Nghiên cứu tài liệu. Soạn bài .
- HS : Tổng kết chủ đề .
C. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sĩ số lớp : 8A 8B
2. Kiểm tra: (4’)
? Trình bày bài văn đã luyện tập ở tiết trước ?
- GV nhận xét – sửa chữa – cho điểm.
3. Bài mới: (35’)
HĐ1: Giới thiệu bài.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Thời gian: 2’.
ở những tiết trước các em đã được rèn luyện các kĩ năng làm bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tổng kết chủ đề và rút kinh nghiệm qua chủ đề số 1 này.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ2: Tổng kết rút kinh nghiệm sau khi học chủ đề bám sát số 1
- Mục tiêu: Giúp HS tổng kết những vấn đề đã học và rút ra bài học kinh nghiệm về cách làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm..
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
GV hướng dẫn HS tổng kết chủ đề số 1 “ Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm .
? Qua chủ đề bám sát số 1 “Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm’’ em học tập được những gì .
GV khái quát diễn giảng .
? Chủ đề bám sát số 1 này đã rèn luyện cho các em những kĩ năng gì .
GV nhấn mạnh những kĩ năng đạt được sau chủ đề .
? Vậy bài học rút ra từ chủ đề này là gì.
GV diễn giảng nhấn mạnh ý chính .
HĐ3: Kiểm tra tổng kết chủ đề bám sát số 1
- Mục tiêu: Giúp HS viết được đoạn văn có kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Phương pháp: tư duy.
- Thời gian: 20’.
- GV treo bảng phụ đề bài lên bảng.
- HS viết được một đoạn văn khoảng 5- 7 dũng, kể theo đề tài cho trước
- Yờu cầu cỏc cõu văn phải đỳng ngữ phỏp,cú sự liờn kết và cựng diễn đạt một chủ đề.
- Tuỳ theo mức độ trong bài làm của HS để GV cho điểm
- HS phát biểu nội dung thu hoạch được qua chủ đề số 1.
HS nhận xét.
- HS nêu bài học rút ra sau khi học chủ đề.
- HS làm bài.
Phần I : Tổng kết rút kinh nghiệm sau khi học chủ đề bám sát số 1
- Chủ đề “Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự … ” là 1 chủ đề bám sát rất phù hợp với đối tượng HS; với yêu cầu thực tế là HS rất yếu về kĩ năng viết bài tập làm văn trong đó có văn tự sự.
- Chủ đề này đã rèn cho các em có 1 kĩ năng, phương pháp viết tốt bài văn tự sự. HS biết tưởng tượng, sáng tạo trong lời kể ; biết nhập vai các nhân vật ; kể theo ngôi… Đặc biệt các em biết đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể .
Bài học rút ra qua chủ đề :
+ Muốn viết tốt bài văn tự sự cần phải biết quan sát, tưởng tượng, biết đặt tình huống cho câu chuyện sinh động hấp dẫn; ngôn ngữ, lời văn phải phù hợp với nhân vật ; Phải biết đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể .
+ Chịu khó đọc tham khảo; luyện viết sẽ có kĩ năng viết tốt hơn.
II. Kiểm tra tổng kết chủ đề bám sát số 1
Viết 1 đoạn văn ngắn kể lại lời tâm sự của bác phượng già giữa sân trường.
4. Củng cố
GV thu bài kiểm tra, khái quát nội dung tiết học.
5. Hướng dẫn
Tiếp tục luyện tập viết 1 số đề văn tự sự .
Lấy những văn bản đã học ,nhập vai nhân vật và kể lại.
- Chuẩn bị chủ đề số 2 “ Ôn tập tiếng Việt”
File đính kèm:
- giao an tu chon van 8.doc