Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trường THCS Bạch Đích

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Nhớ rừng

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học, qua đó thấy rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 - Có kĩ năng đọc và chỉnh sửa văn bản.

 *) Kĩ năng sống:

 - Rèn KN tự đánh giá, KN nhận thức.

 3. Thái độ: có tình cảm với quê hương đất nước, con người.

II. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án.

- HS: Ôn tập kiến thức cũ

III. Các hoạt động dạy và học:

 1. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài của học sinh.

 2. Bài mới:

 GV dẫn dắt vào bài.

 

doc104 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trường THCS Bạch Đích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HỌC KÌ II – --&--&--&--&--&-- Ngày soạn:......./......../ 2013. Lớp 8a Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 22 Vắng:.......... Lớp 8b Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 21 Vắng:.......... Tuần 20: Tiết 37: CẢM THỤ VĂN QUA BÀI NHỚ RỪNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Nhớ rừng 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học, qua đó thấy rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Có kĩ năng đọc và chỉnh sửa văn bản. *) Kĩ năng sống: - Rèn KN tự đánh giá, KN nhận thức... 3. Thái độ: có tình cảm với quê hương đất nước, con người. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án. - HS: Ôn tập kiến thức cũ III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài của học sinh. 2. Bài mới: GV dẫn dắt vào bài. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: HD tìm hiểu đề. Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? Nêu cảm nhận 1. Tìm hiểu đề. - Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học. - Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ. - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ. HĐ 2: Lập dàn ý. Y/c học sinh lập dàn ý? HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau Lập dàn ý Nghe thực hiện 2. Dàn ý. a. Mở bài. - Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. b. Thân bài. * Khổ 1: - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình. - Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn … , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực. - Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do. *Khổ 2: - Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị… - Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình. * Khổ 3: - Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng. - Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình. *Khổ 4: - Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm. - Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét…, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn. - Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc. * Khổ 5: - Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. c. Kết bài: - Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ. HĐ 3: HD viết bài. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài. Viết bài 3. Viết bài. HĐ 4: Đọc và sửa lỗi. GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh Đọc Nghe-tiếp thu 4. Đọc và chữa bài. 3. Củng cố: - GV hệ thông nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. 4. Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị ôn tập các kiến thức về “Câu nghi vấn, Quê hương” ___________________________________________________ --&--&--&--&--&-- Ngày soạn:......./......../ 2013. Lớp 8a Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 22 Vắng:.......... Lớp 8b Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 21 Vắng:.......... Tuần 20: Tiết 38: VĂN THUYẾT MINH VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố khái niệm về văn thuyết minh. - Tri thức,cách trình bày một văn bản thuyết minh và nhưng phương pháp thuyết minh trong bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng hiểu và nhận biết, nắm rõ các đặc điểm của văn bản thuyết minh. - Qua đó có kĩ năng làm tốt bài văn thuyết minh. *) Kĩ năng sống: - Rèn KN giao tiếp, KN tự nhận thức.. 3. Thái độ: - Có ý thức tốt khi làm văn thuyết minh, biết sử dụng nó trong bài học cũng như trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, một số tình huống sử dụng văn bản thuyết minh, bảng phụ. - HS: Ôn tập kiến thức cũ. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: những hiểu biết của em về văn thuyết minh?. 2. Bài mới: GV dẫn dắt vào bài. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Ôn tập phần lý thuyết. ?Thế nào là văn bản thuyết minh? ?Cho ví dụ về văn bản thuyết minh dã học? ?Tri thức trong văn bản thuyết minh phải đảm bảo yêu cầu gì? ?Muốn văn bản thuyết minh có sức thuyết phục thì cách trình bày ngôn ngữ ra sao? ?Thế nào là phương pháp thuyết minh? ?Muốn làm tốt một văn bản thuyết minh, người viết cần phải làm gì? ?Trong văn bản thuyết minh cần sử dụng những phương pháp nào? ?Nêu định nghĩa và tác dụng của từng phương pháp? Lấy ví dụ? Suy nghĩ trả lời Nêu ví dụ Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Trả lời Lấy VD I. Lí thuyết: 1.Thế nào là văn bản thuyết minh? - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng ttrong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) vầ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. VD:Văn bản Ôn dịch thuốc lá hay Cây dừa Bình Định. - Tri thức trong văn bản thuyết minh cần khách quan,xác thực và hữu ích cho con người. - Muốn văn bản thuyết minh hay và thuyết phục, có giá trị phải: + Trình bày rõ ràng và hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh. + Ngôn ngữ sử dụng phải cô đọng, chính xác, chặt chẽ, sinh động. 2. Phương pháp thuyết minh: - Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh để biết lựa chọn thông tin nào, lựa chọn số liệu nào để thuyết minh về vật, hiện tượng. - Người viết cần quan sát và tìm hiểu kĩ sự vật,hiện tượng cần được thuyế minh, nhất là phải nắm được bản chất, đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày những biểu hiện không tiêu biểu. - Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng các phương pháp thuyết minh như: định nghĩa, giải thích, dùng số liệu, so sánh… a. Phương pháp định nghĩa, giải thích: - Vị trí: Phần lớn ở đầu bài,đầu đoạn văn, nó thường giữ vai trò giới thiệu. - Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng, khi định nghĩa ta thường sử dụng đến hệ từ “là”. VD: Sách là một đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh. b. Phương pháp liệt kê: Liệt kê bằng cách chỉ ra các đặc điểm,tính chất của sự vật, hiện tượng theo một trình tự hợp lí nào đó. Vai trò: Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện, ấn tượng về nội dung được thuyết minh. c. Phương pháp nêu ví dụ: Là nêu ví dụ cụ thể để người đọc tin vào những nội dung được thuyết minh. d. Phương pháp dùng số liệu: Là phương pháp dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thức được cung cấp.Phương pháp nêu số liệu giúp người đọc tin tưởng vào vấn đề thuyết minh, khẳng định người viết không suy diễn. e. Phương pháp so sánh: So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh. g. Phương pháp phân loại,phân tích: - Nghĩa là ta chia đối tượng thuyết minh ra từng mặt,từng khía cạnh, từng bộ phận, từng vấn đề dể thuyết minh. - Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống,có cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện. HĐ 2: HD tìm hiểu đề văn thuyết minh.. ?Đề văn thuyết minh là gì? ?Đối tượng được đề cập đến trong văn thuyết minh? ?Có mấy dạng đề văn thuyết minh? Cho ví dụ? ?Có thể quy các đề văn thuyết minh vào các nhóm nào? Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời II. Đề văn thuyết minh: - Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày cỏc tri thức về chúng. - Đối tượng được đề cập đến trong bài văn thuyết minh rất rộng vỡ lĩnh vực nào trong đời sống cũng cú rất nhiều đối tượng cần được giới thiệu. - Có hai dạng đề: + Dạng đề có cấu trúc đầy đủ: VD: Thuyết minh về một lọ hoa, đĩa hoa em đó cắm để tặng mẹ nhõn ngày QT Phụ nữ 8/3. - Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ, thường chỉ đề cập đến đối tượng được thuyết minh. VD: Thuyết minh về mọt gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam? - Các nhóm đề văn thuyết minh: + Thuyết minh về người. + Thuyết minh về đồ dựng gia đình. + Thuyết minh về vật dụng cá nhân. + Thuyết minh về phong tục tập quán. + Thuyết minh về món ăn. + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. + Thuyết minh về loài hoa, loài cây. + Thuyết minh về vật nuôi. + Thuyết minh về tác phẩm văn học… HĐ 3: Tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh. ?Trước khi làm bài văn thuyết minh, cần phải làm gì? ?Ngôn ngữ trong văn bản phải đảm bảo yêu cầu nào? ?Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần? GV: Đọc văn bản: “ở xã Đồng Tháp …hôm nay”. Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Nêu bố cục Đọc III. Cách làm bài văn thuyết minh: - Để làm bài văn thuyết minh cần xác định rừ yêu cầu của đề. Tìm hiểu kĩ dối tượng cần thuyết minh, xác định rừ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp. + Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chính xác cao, dễ hiểu. - Bố cục: Gồm ba phần: + MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. + TB: Gồm có nhiều ý, sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trình bày đặc điểm, cấu tạo, lợi ích của đối tượng… + KB: Bày tỏ thái độ với đối tượng. HĐ 4: HD tìm hiểu đề bài. ?Hãy xác định dàn ý chi tiết của văn bản trên? ?Hãy xác định các phần của văn bản? Trả lời IV.Thực hành: Đề bài: Cho văn bản: Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn. - VB trên gồm ba phần: + MB: Từ đầu - dân gian: Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Văn. + TB: Tiếp – với dân làng: Giới thiệu cụ thể cuộc thi. + KB: Còn lại: Trình bày suy nghĩ của em về hội thi. 3. Củng cố: - Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài. - Nhận xét giờ học. 4. Dặn dò: - Học kĩ kí thuyết và chuẩn bị cho giờ sau thực hành. ________________________________ --&--&--&--&--&-- Ngày soạn:......./......../ 2013. Lớp 8a Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 22 Vắng:.......... Lớp 8b Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 21 Vắng:.......... Tuần 21: Tiết 39: VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm chắc cách viết một đoạn văn trong văn bản thuyết minh theo các nội dung đã học: Song hành, diễn dịch, quy nạp…. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng diễn dạt rõ ràng, trôi chảy, đúng thể loại. *) Kĩ năng sống: - Rèn KN tự nhận thức, KN tư duy sáng tạo.. 3. Thái độ: Biết sử dụng các đoạn văn trong văn bản thuyết minh. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - HS: Học sinh học bài cũ, đọc các đoạn văn thuyết minh. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong gờ học 2. Bài mới: GV dẫn dắt vào bài. Họat động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ1: Ôn tập lý thuyết. ? Nêu khái niệm đoạn văn? ? Mỗi nội dung( ý lớn) của bài văn thuyết minh được viết thành mấy đoạn văn? ? Đoạn văn thuyết minh phải tuân thủ những dấu hiệu hình thức nào? ? Xét về cấu tạo, đoạn văn thuyết minh cần được sắp xếp như thế nào? ? Khi viết đoạn văn thuyết minh cần đảm bảo yêu cầu gì? Trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời I. Lý thuyết: 1. Khái niệm đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. 2. Mỗi nội dung lớn của bài văn thuyết minh được viết thành một đoạn văn. 3. Đoạn văn thuyết minh phải tuân thủ các dấu hiệu hình thức và cách trình bày nội dung như các đoạn văn khác: Song hành, diễn dịch, quy nạp…Cách diễn dạt trong đoạn văn thuyết minh phải rõ ràng, chặt chẽ, có sử dụng phương thức miêu tả, tự sự. 4. Các ý trong đoạn văn thuyết minh phải sắp xếp theo trình tự: - Tuân thủ theo cấu tạo của sự vật: Một đồ dùng, một sản phẩm, một loài vật, cây cối, con vật… - Tuân theo thứ tự nhận thức như từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần( Thuyết minh giới thiệu một danh lam, thắng cảnh, một sản phẩm…) - Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong những khoảng thời gian nhất định( Giới thiệu một phương pháp, một thí nghiệm, một trò chơi…) - Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau( Thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một đồ dùng… 5. Khi viết đoạn văn cần làm rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn khác. HĐ 2: HD thực hành. ? Cho biết đoạn văn trên thuyết minh về một bộ phận của địa danh nào? ? Trình từ sắp xếp của các ý tuân thủ theo cấu tạo nào? ? Hãy sắp xếp các câu sau thành đoạn văn hoàn chỉnh? GV: Nêu yêu cầu của câu hỏi. HS: làm theo yêu cầu của giáo viên. Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Nghe-thực hiện II. Bài tập thực hành: 1. Đoạn văn: - Ngọ Môn, cửa chính của hoàng thành xây năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng. Ngọ Môn dài 59,95m, cao 14,8m, gồm hai phần chính: Phần dưới xây bằng gạch theo kiểu: “ Thượng thu hạ thách”, có năm lối ra vào, phần trên là lầu Ngũ Phụng bằng gỗ sơn son thiếp vàng, có một trăm chiếc cột lớn nhỏ. Liên kết theo lối chính bộ mái riêng biệt, to nhỏ, cao thấp khác nhau, đầu đao cong vút. Toàn khối kiến trúc này được đặt trên nền đài bằng đá hình chữ U. - Đoạn văn trên có nội dung thuyết minh về cấu tạo của Ngọ Môn, một bộ phận trong số các di tích của cố đô Huế. Trình tự sắp xếp tuân thủ theo cấu tạo của đối tượng là chính, có kết hợp với thứ tự nhận thức. 2. Sắp xếp đoạn văn: (1) Trần Quốc Tuấn(1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiết xuất của dân tộc. (2) Đến đời Trần Anh Tông, ông về ở Vạn Kiếp ( nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ) rồi mất ở đấy. (3) Năm 1285 và 1287, quân Minh xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được vua Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều giành thắng lợi vẻ vang. (4) Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ông ở nhiều nơi. => 1, 3, 2, 4 3. Viết đoạn văn thuyết minh về nội dung một tác phẩm văn học hoặc sự nghiệp sáng tác của tác giả. 3. Củng cố: - Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài. 4. Dặn dò: - Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đoạn văn ở câu hỏi 3 vào vở. ______________________________________________ --&--&--&--&--&-- Ngày soạn:......./......../ 2013. Lớp 8a Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 22 Vắng:.......... Lớp 8b Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 21 Vắng:.......... Tuần 21: Tiết 40: LUYỆN TẬP CÂU NGHI VẤN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. - Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. *) Kĩ năng sống: - Rèn KN giao tiếp, KN tựn nhận thức.. 3. Thái độ: Biết yêu quý vốn từ TV. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án. - HS: Chuẩn bị bài, các tình huống. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới: Gv dẫn dắt vào bài. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ1: Củng cố kiến thức ?Em hãy nêu hiểu biết của mình về câu nghi vấn? ?Hãy đặt hai câu nghi vấn? - Cậu đang làm gì thế? - Em đã học thuộc bài chưa? Suy nghĩ Trả lời Đặt câu I. Củng cố kiến thức. Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)… không, (đó) … chưa,…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. HĐ 2: HD làm bài tập. Hs xem lại các BT sgk ?Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích ở bài 1? ?Căn cứ vào đâu để xác định những câu đó là câu nghi vấn? ?Các câu đó có thể thay từ “hay” bằng từ hoặc được không? Vì sao? ?Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu trong bài tập 3 được không? Vì sao? *Các em lưu ý: trong tiếng Việt, tổ hợp X cũng như ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng,… bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối (Ví dụ: “Ai cũng thấy thế.” Có nghĩa là “Mọi người đều thấy thế”) và X là một từ phiếm định, chứ không phải là nghi vấn. ?Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu trong bài 4. ? Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng), trong đó có sử dụng câu nghi vấn. - Hs đọc – nhận xét - Gv nhận xét sửa sai Xác định câu Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Suy nghĩ trả lời Viết đoạn văn Nghe tiếp thu II. Luyện tập. 1. Bài tập1. a) Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c) Văn là gì? d) - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? - Đùa trò gì? - Hừ…hừ… cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả? ->Dấu chấm hỏi đặt cuối câu và những từ ngữ biểu thị sự nghi vấn cho ta biết đó là câu nghi vấn. 2. Bài tập 2: - Căn cứ vào các từ “hay” nối các vế có quan hệ lựa chọn. - Không từ hay cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác, nhưng riêng trong câu nghi vấn từ “hay” không thể thay thế bằng từ hoặc được. Nếu thay thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn. 3. Bài tập 3: - Không, vì đó không phải là những câu nghi vấn. - Câu a và b có các từ nghi vấn như có… không, tại sao, nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu. - Trong câu c, d thì nào (cũng), ai (cũng) là những từ phiếm định. 4. Bài tập 4: Hai câu khác nhau về hình thức: có… không; đã… chưa. Khác nhau về ý nghĩa: câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe, nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí, còn câu hỏi thứ nhất không hề có giả định đó nó chỉ là một lời hỏi thăm xã giao thông thường. 5. Bài tập 5: 3. Củng cố: - Nêu vai trò và đặc điểm về câu nghi vấn? - Lấy ví dụ về câu nghi vấn? 4. Dặn dò: - Về nhà nắm chắc KN và đặc điểm câu nghi vấn. - Chuẩn bị “ Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” _________________________________________ --&--&--&--&--&-- Ngày soạn:......./......../ 2013. Lớp 8a Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 22 Vắng:.......... Lớp 8b Tiết(TKB):........ Ngày dạy:....../......./ 2013 Sĩ số: 21 Vắng:.......... Tuần 22: Tiết 41 Tập làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về văn thuyết minh. - Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Có Kĩ năng viết văn thuyết minh cho một đề bài. *) Kĩ năng sống: - Rèn KN tự nhận thức, KN tư duy sáng tạo.. 3. Thái độ: Có ý thức đúng đắn khi làm bài. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, tình huống viết văn thuyết minh. - HS: Ôn tập kiến thức cũ. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không. 2. Bài mới: Gv dẫn dắt vào bài. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Củng cố kiến thức. ?Em thấy khi trình bày đoạn văn trong bài văn thuyết minh cần chú ý điều gì. Nhắc lại kiến thức I. Củng cố kiến thức. - Các ý lớn tương ứng với các đoạn văn. - Trong đoạn văn có ý chủ đề, các câu khác giải thích bổ sung làm rõ ý cho nó. - Các ý trong đoạn văn sắp xếp theo thứ tự cấu tạo, nhận thức, diễn biến sự việc trong thời gian, chính phụ ... HĐ 2: HD làm bài tập. Hs xem lại các bài tập sgk. ? Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn ''Giới thiệu trường của em'' ? Cho chủ đề ''Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam''. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh. - Giáo viên cho một số gợi ý để học sinh hoàn thành đoạn văn. - Giáo viên yêu cầu các em viết và trình bày. - Gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá. Viết đoạn mở bài Viết đoạn văn thuyết minh Nghe tiếp thu II. Luyện tập. Bài tập 1: - Ví dụ: + MB: Bằng cách nêu (?)và miêu tả: Ai có dịp đi qua xã Thái Học sẽ thấy một ngôi trường lớn nằm ven đường bê tông với 3 dãy nhà cao tầng ép hình chữ U. Đó chính là trường em - THCS Thái Học. + KB: Em yêu trường em và cùng các bạn giữ gìn ngôi trường sạch, đẹp dể mãi mãi là mái nhà chung cho các thế hệ trẻ như em được học tập; rèn luyện và trưởng thành. 2. Bài tập 2. - Người đã suốt đời nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do cho dân tộc. - Người đã đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, giới tính, già trẻ, miền xuôi, miền ngược dưới ngọn cờ đỏ. - Người đã cùng Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng các đội quân xâm lược hùng mạnh, giành độc lập thống nhất trọn vẹn cho Tổ Quốc. - Nhân dân Việt Nam kính yêu Người, gọi Người là ''Bác'' 3. Bài tập 3. Viết đoạn văn. 3. Củng cố: - Những điều cần chú ý khi trình bày đoạn văn trong bài văn thuyết minh? - Nhận xét giờ học. 4. Dặn dò: - Về nhà xem lại kĩ năng

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon Ngu van 8 HKII.doc
Giáo án liên quan