Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng

Dạy-học các nội dung tự chọn là một trong những điểm mới của Chương trình Ngữ văn THCS. Những nội dung này chỉ được dạy ở 2 lớp cuối cấp với mục đích:

1, Củng cố và khắc sâu thêm những kiến thức đã học trong chương trình chính khoá .

 2, Mở rộng và nâng cao thêm một số tri thức và kỹ năng cần thiết nhưng chưa được chuẩn bị trong chương trình chính khoá do thời gian và điều kiện chưa có. Góp phần định hướng, phân hoá năng lực của học sinh cuối cấp THCS giúp các em bước đầu có thể tự chọn cho mình một hướng đi thích hợp khi chuyển lên học ở trường Trung học chuyên ban.

 3, Hệ thống lại một số tri thức và kỹ năng thật thiết thực nhằm góp phần giúp một số HS không có điều kiện học lên, bước vào cuộc sống tốt hơn.

 4, Bước đầu đáp ứng nguyện vọng và sở thích cá nhân của một số HS .

 Để đạt được mục đích trên, chung tôi xây dựng các nội dung tự chọn môn Ngữ văn theo ba loại chủ đề như sau:

 a, Chủ đề bám sát: hướng tới đối tượng HS từ trung bình trở xuống nhằm giúp các em nắm vững được những kiến thức và kỹ năng đã được học trong chương trình chính khoá. Nội dung chủ yếu là tổng kết, hệ thống lại những vấn đề đã học, từ đó đưa ra hệ thống bài tập bổ sung nhằm củng cố và rèn luyện.

 b, Chủ đề nâng cao: Hướng tới đối tượng HS khá giỏi nhằm giúp các em mở rộng, đào sâu, nâng cao những tri thức đã học trong chương trình. Nội dung và phương pháp chủ yếu là giới thiệu một số vấn đề mới chưa được học hoặc chưa có điều kiện học kỹ, học sâu trong chương trình chính khoá.

 c, Chủ đề đáp ứng: Hướng tới những HS có nguyện vọng và sở thích cá nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng của HS. Tuy vậy nội dung và phương pháp ở loại chuyên đề này vẫn chủ yếu nằm trong khuôn khổ nhà trường nhằm bổ sung cho học vấn phổ thông một cách thiết thực, bổ ích và khả thi.

 Chương trình Ngữ văn lớp 8 nêu lên 15 chủ đề tự chọn, trước mắt chúng tôi giới thiệu 5 chủ đã được viết thành bài học. Các chủ đề này được viết chủ yếu cho HS tự học. Tuy chúng được trình bày khá linh hoạt nhưng đều có hai phần lớn:

 Một là gợi ý, hướng dẫn HS tự học bằng cách nêu lên các bước, thực hiện các hoạt động để tìm hiểu các nội dung cần nắm vững.

 Hai là cung cấp những hiểu biết theo các yêu cầu và mức độ của từng loại chủ đề đã nêu qua một bài đọc cụ thể.

 Do lần đầu tiên biên soạn các chủ đề này, các tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm, nên tài liệu chắc chắn còn những thiếu sót. Chúng tôi rất mong bạn đọc, các em HS và nhất là các thầy, cô giáo góp cho những ý kiến để kịp thời chỉnh sửa.

 

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn 8 Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề tự chọn môn ngữ văn lớp 8 ( Các chủ đề nâng cao ) Hà Nội 1-2003 Lời nói đầu Dạy-học các nội dung tự chọn là một trong những điểm mới của Chương trình Ngữ văn THCS. Những nội dung này chỉ được dạy ở 2 lớp cuối cấp với mục đích: 1, Củng cố và khắc sâu thêm những kiến thức đã học trong chương trình chính khoá . 2, Mở rộng và nâng cao thêm một số tri thức và kỹ năng cần thiết nhưng chưa được chuẩn bị trong chương trình chính khoá do thời gian và điều kiện chưa có. Góp phần định hướng, phân hoá năng lực của học sinh cuối cấp THCS giúp các em bước đầu có thể tự chọn cho mình một hướng đi thích hợp khi chuyển lên học ở trường Trung học chuyên ban. 3, Hệ thống lại một số tri thức và kỹ năng thật thiết thực nhằm góp phần giúp một số HS không có điều kiện học lên, bước vào cuộc sống tốt hơn. 4, Bước đầu đáp ứng nguyện vọng và sở thích cá nhân của một số HS . Để đạt được mục đích trên, chung tôi xây dựng các nội dung tự chọn môn Ngữ văn theo ba loại chủ đề như sau: a, Chủ đề bám sát: hướng tới đối tượng HS từ trung bình trở xuống nhằm giúp các em nắm vững được những kiến thức và kỹ năng đã được học trong chương trình chính khoá. Nội dung chủ yếu là tổng kết, hệ thống lại những vấn đề đã học, từ đó đưa ra hệ thống bài tập bổ sung nhằm củng cố và rèn luyện. b, Chủ đề nâng cao: Hướng tới đối tượng HS khá giỏi nhằm giúp các em mở rộng, đào sâu, nâng cao những tri thức đã học trong chương trình. Nội dung và phương pháp chủ yếu là giới thiệu một số vấn đề mới chưa được học hoặc chưa có điều kiện học kỹ, học sâu trong chương trình chính khoá. c, Chủ đề đáp ứng: Hướng tới những HS có nguyện vọng và sở thích cá nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng của HS. Tuy vậy nội dung và phương pháp ở loại chuyên đề này vẫn chủ yếu nằm trong khuôn khổ nhà trường nhằm bổ sung cho học vấn phổ thông một cách thiết thực, bổ ích và khả thi. Chương trình Ngữ văn lớp 8 nêu lên 15 chủ đề tự chọn, trước mắt chúng tôi giới thiệu 5 chủ đã được viết thành bài học. Các chủ đề này được viết chủ yếu cho HS tự học. Tuy chúng được trình bày khá linh hoạt nhưng đều có hai phần lớn: Một là gợi ý, hướng dẫn HS tự học bằng cách nêu lên các bước, thực hiện các hoạt động để tìm hiểu các nội dung cần nắm vững. Hai là cung cấp những hiểu biết theo các yêu cầu và mức độ của từng loại chủ đề đã nêu qua một bài đọc cụ thể. Do lần đầu tiên biên soạn các chủ đề này, các tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm, nên tài liệu chắc chắn còn những thiếu sót. Chúng tôi rất mong bạn đọc, các em HS và nhất là các thầy, cô giáo góp cho những ý kiến để kịp thời chỉnh sửa. Thay mặt các tác giả một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình Mục tiêu: Sau khi học chuyên đề này, các em nắm được một số nội dung và kĩ năng cơ bản sau đây: Những yếu tố hình thức nghệ thuật mà các nhà thơ thường dùng để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của mình trong thơ trữ tình . Những chú ý khi phân tích các yếu tố nghệ thuật đó Những điều cần tránh khi phân tích các yếu tố hình thức nghệ thuật trong thơ trữ tình . Biết vận dụng những hiểu biết có được tự bài học tự chọn này để phân tích một số tác phẩm trữ tình. Thời gian học tập trên lớp : 6 tiết Tài liệu học tập: Bài đọc: Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình Các bài tập luyện tập Các bài đọc-hiểu thơ trữ tình đã học trong sách Ngữ văn 6,7,8 Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam (Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức - NXB Khoa học Xã hội, 1971) 99 Phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc - NXB Giáo dục, 1999) Gợi ý thực hiện: Để nắm chắc được các nội dung cơ bản đã nêu trong phần Mục tiêu ở trên, các em cần thực hiện một số hoạt động học tập sau đây: Bước 1. Ôn lại một số vấn đề về thơ trữ tình Đọc và trả lời một số câu hỏi và bài tập sau đây: Câu 1: Hãy kể ra một số bài thơ trữ tình mà em thuộc trong sách Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 hoặc Ngữ văn 8. Câu 2: Em hiểu thế nào là trữ tình và thế nào là tự sự ? Hai cách thể hiện này khác nhau ở chỗ nào? Nắm được điều đó sẽ giúp gì cho việc tìm hiểu thơ trữ tình và văn xuôi tự sự ? Để trả lời được câu hỏi này, các em hãy suy nghĩ và tìm hiểu một số điểm sau: a. Có bạn giải thích trữ tình là: tích trữ tình cảm (trữ là tích trữ như tích trữ lương thực; tình là tình cảm, tâm hồn của người viết); còn tự sự là kể lại, thuật lại sự việc ( tự là kể lại thuật lại; sự là việc). Trong cách giải thích của bạn có gì đúng và có gì chưa đúng ? b. Khi đọc tác phẩm Lão Hạc hoặc Tắt đèn, em có thấy nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố xuất hiện trực tiếp không ? Có khi nào Nam cao nói trực tiếp trong truyện: “tôi thương lão Hạc lắm” không ? Ngược lại khi đọc đoạn thơ sau: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! ( Quê hương - Tế Hanh. Ngữ văn 8 - sách thí điểm) thì tình cảm nhớ nhung đối với quê hương trong đoạn thơ có phải là của Tế Hanh không và có phải nhà thơ đã phát biểu một cách trực tiếp không ? c. Có người phân tích bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương chỉ tập trung phân tích hình tượng chiếc bánh trôi, từ đó làm nổi bật phẩm chất cao đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam. Theo em cách phân tích đó còn thiếu điều gì quan trọng đối với thơ trữ tình ? Câu 3. Có hai ý kiến khác nhau khi phân tích bài thơ Lượm của Tố Hữu. ý kiến 1: Tập trung phân tích và làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Lượm ( vui tươi, nhí nhảnh, dũng cảm, lạc quan...) ý kiến 2: Tập trung phân tích những tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà thơ Tố Hữu đối với chú bé liên lạc trong bài thơ. ý kiến của em như thế nào ? Tại sao em lại lựa chọn hoặc đề xuất ý kiến như thế ? Câu 4. Qua các bài thơ trữ tình đã học, hãy xác định xem những yếu tố hình thức nghệ thuật nào thường được chú ý phân tích, những yếu tố nào em thấy ít được chú ý và yếu tố nào chưa biết bằng cách đánh kí hiệu vào trước chữ cái của các yếu tố sau. Yếu tố đã được chú ý ghi dấu cộng (+); yếu tố ít được chú ý đánh dấu trừ (-) và yếu tố chưa biết ghi dấu tích (ệ ). A. Thể thơ B. Vần thơ C. Thanh điệu (bằng, trắc) D. Nhịp thơ E. Từ ngữ - Hình ảnh H. Các biện pháp tu từ I. Không gian và thời gian Bước 2. Đọc kĩ bài đọc Những yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình và trả lời các câu hỏi: 1. Bài đọc có mấy phần ? Mỗi phần nêu các nội dung lớn gì ? Hãy lập dàn ý đại cương cho bài đọc ấy. 2. Những hình thức nghệ thuật nào thường được các nhà thơ sử dụng trong thơ trữ tình? Ngoài các hình thức mà bài viết nêu lên, còn có hình thức nào khác không? Nếu có thì hãy liệt kê ra và cho một ví dụ cụ thể . 3. Bài đọc giúp em hiểu thêm được điều gì và giúp em tránh được những lỗi gì khi phân tích, cảm thụ thơ trữ tình ? Bước 3. Làm các bài tập thực hành Bài tập 1. Đọc kĩ các đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi : Đoạn 1 : Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh ) Đoạn 2 : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm. ( Nhớ rừng - Thế Lữ ) Đoạn 3 : Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn Anh đi nghe tiếng người xưa vọng Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn ( Em ơi Ba Lan - Tố Hữu ) a, Hãy chỉ ra các chữ mang vần trong 3 đoạn thơ trên và xác định đó là những vần gì ? b, Cách gieo vần trong đoạn thơ thứ ba có gì đặc biệt ? Cách gieo vần như thế đã giúp gì cho việc biểu hiện nội dung đoạn thơ ? Đọc các câu thơ sau đây và trả lời câu hỏi : Đoạn 1 : Ô ! Hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi: thu mênh mông ( Bích Khê ) Đoạn 2 : Đoạn trường thay lúc phân kì Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập gềnh ( Nguyễn Du ) Đoạn 3 : Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương ( Tản Đà ) a, Thống kê các chữ mang thanh bằng và thanh trắc trong ba đoạn thơ trên; Cách sử dụng các thanh bằng và thanh trắc của các tác giả có gì đặc biệt ? b, Thanh bằng thường diễn tả những gì nhẹ nhàng, êm ái, bâng khuâng... Ngược lại thanh trắc thường diễn tả những gì trúc trắc, nặng nề ... Vận dụng đặc điểm này, hãy chỉ ra tác dụng của các thanh bằng, trắc trong việc biểu hiện nội dung ở các câu thơ trên . Bài tập 2: Khi đọc bài thơ Lượm ơi đến những dòng thơ như Ra thế Lượm ơi ! hoặc : Thôi rồi, Lượm ơi ! và Lượm ơi, còn không ? có bạn vẫn đọc theo ngữ điệu giống như khi đọc các câu thơ khác trong bài ? Theo em như thế có đúng không ? Vì sao ? Bài tập 3: Những câu thơ sau đều có ít nhất 2 cách đọc. Cách nào cũng thấy có vẻ đúng, nhưng nghĩ kỹ thì sẽ có một cách đọc đúng nhất. Hãy đọc và ngắt nhịp cho chính xác. Một chiếc xe đạp băng vào bóng tối . ( Xuân Diệu ) Càng nhìn ta lại càng say ( Tố Hữu ) Non cao tuổi vẫn chưa già ( Tản Đà ) Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy ( Nguyễn Đình Thi ) Bài tập 4 : Mở đầu bài thơ Hội Tây, Nguyễn Khuyến viết : Kìa hội Thăng bình tiếng pháo reo Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo , Chữ Kìa trong câu thơ trên đã giúp nhà thơ diễn tả được điều gì ? Bài tập 5. Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi Nhác trông nhờn nhợt màu da Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao . ( Kiều - Nguyễn Du ) Bác Dương thôi đã, thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta . ( Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyễn ) a, Có ý kiến cho rằng khi phân tích câu thơ trên của Nguyễn Du chỉ cần chú ý chữ : nhờn nhợt và ăn gì là đủ . ý kiến của em như thế nào ? b, Có người nói trong câu thơ khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết thừa một chữ thôi và có thể thay vào đó bằng chữ mất rồi : "Bác Dương thôi đã mất rồi ". ý kiến của em như thế nào ? Bài tập 6. Hãy tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau : " Chúng đem bom nghìn cân Giội lên trang giấy trắng Mỏng như một ánh trăng ngần Hiền như lá mọc mùa xuân Ôi từng trang giấy Trong lòng anh, đập khẽ, đêm nay Như bàn tay vẫy Như bàn tay ròng ròng máu chảy . ( Trang giấy học trò - Chính Hữu ) Bài tập 7: Ca dao có câu Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười Chờ em đã tám hôm nay Hôm qua là tám, hôm nay là mười . Biện pháp tu từ sử dụng trong 2 câu ca dao trên là biện pháp nào? Các biện pháp ấy đã giúp tác giả dân gian thể hiện được tâm trạng gì trong lòng nhân vật trữ tình ? Hãy sưu tầm một số câu thơ có chưa biện pháp tu từ trên đây. Ví dụ : “ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ, mười mong một người” ( Nguyễn Bính ) Hoặc : Nhà em cách bốn quả đồi Cách ba ngọn núi, cách đôi cánh rừng...” ( Nguyễn Bính) Bài tập 8 : Cũng cờ cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai ( Ông nghè tháng tám - Nguyễn Khuyến ) Thái độ và tình cảm của nhà thơ qua câu thơ trên là một tình cảm và thái độ gì ? Biện pháp tu từ nào trong câu thơ đã giúp tác giả thể hiện dược điều đó ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó . Bài tập 9: Đọc các câu thơ sau : Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa ( Kiều - Nguyễn Du ) Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dát bay ( Chạy Tây - Nguyễn Đình Chiểu ) Ta đi tới không thể gì chia cắt Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau Trời ta chỉ một trên đầu Bắc Nam liền một biển Lòng ta không giới tuyến Lòng ta chung một cụ Hồ Lòng ta chung một thủ đô Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam . ( Ta đi tới - Tố Hữu ) Trong các câu thơ trên, hai nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ gì ? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng, tình cảm của nhà thơ ? Bước 4. Đọc và suy nghĩ về một số điểm cần chú ý sau đây Thơ có thể có vần, có thể không có vần . Bình thường mỗi đoạn thơ có một vần lặp lại ở các câu thơ, nhưng có đoạn mang nhiều vần khác nhau . Những câu thơ, đoạn thơ sử dụng chỉ một hoặc phần lớn một loại thanh là những câu thơ đặc biệt . Khi gặp đoạn thơ mang nhiều vần, hoặc sử dụng thanh đặc biệt, cần chú ý để phân tích chỉ ra vai trò của chúng trong việc biểu hiện nội dung . Khi đọc cũng như khi phân tích đoạn thơ trên, cần chú ý tới các dấu câu . Chú ý vị trí của các dấu câu đó, chúng ta sẽ đọc đúng nhịp thơ hơn . Dấu câu không chỉ để tách ý, tách đoạn và làm rõ nghĩa của thông báo khi viết, mà còn dùng để ngắt nhịp làm tăng sức biểu cảm cho thơ . Trong một bài thơ, câu thơ, không phải chữ nào cũng hay, cũng đắt, khi đọc thơ cần nhận ra được đúng các chữ đó và phân tích cái hay, cái đẹp của chúng . Những chữ dùng hay là những chữ không thể thay thế được . Thơ ca thường sử dụng các biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ hay bao giờ cũng giúp nhà thơ biểu hiện được nội dung một cách sâu sắc. Chỉ chú ý phân tích các yếu tố nghệ thuật độc đáo, bao giờ cũng cần chỉ ra vai trò, tác dụng của những yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung . Tránh phân tích tràn lan (yếu tố nào cũng phân tích); tránh suy diễn một cách gượng ép về ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật . Bước 5: Tìm hiểu các yếu tố hình thức của một số bài thơ trọn vẹn Bài tập 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức nổi bật của thơ trữ tình thông qua thể lục bát Thề non nước Nước non nặng một lời thề, Nước đi đi mãi, không về cùng non. Nhớ lời nguyện nước thề non, Nước đi chưa lại, non còn đứng không. Non cao những ngắm cùng trông, Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày. Xương mai một nắm hao gầy, Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương. Trời tây ngả bóng tà dương, Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha. Non cao tuổi vẫn chưa già, Non còn nhớ nước, nước đà quên non. Dù cho sông cạn đá mòn, Còn non còn nước hãy còn thề xưa. Non cao đã biết hay chưa? Nước đi ra biển lại đi về nguồn. Nước non hội ngộ còn luôn, Bảo cho non chớ có buồn làm chi. Nước kia dù hãy còn đi, Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui. Nghìn năm giao ước kết đôi, Non non nước nước chưa nguôi lời thề. (Tản Đà, Thơ mới (1932-1945): Tác giả và tác phẩm- NXB Hội Nhà văn, 1999 ) 1. Hãy chỉ ra các từ đã tạo ra vần trong mỗi cặp câu sáu tám của bài thơ. 2. Nêu đặc điểm vị trí và âm thanh (cấu trúc ngữ âm) của các cặp từ hiệp vần với nhau. Xác định tên gọi cho kiểu hiệp vần trong bài thơ. Xác định cách gieo vần ở bài thơ này? 3. Em hãy xác định nhịp của từng câu thơ để thấy được sự phong phú, linh hoạt về nhịp của bài thơ trên. Nêu đặc điểm về lối ngắt nhịp của bài thơ (Cách ngắt nhịp phong phú, linh hoạt – ngắt nhịp xen kẽ, hỗn hợp). Cách ngắt nhịp như vậy có tác dụng như thế nào đối với hình thức diễn đạt của bài thơ ? 4. Bài thơ là lời tâm sự, bộc bạch của hai vế trong cặp quan hệ nước - non. Qua lời đối thoại đó, người đọc cảm nhận được tình cảm gắn bó, thuỷ chung của nhân vật trữ tình. Vậy nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Có những biện pháp tu từ chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong bài thơ? Biện pháp tu từ nào quan trọng nhất trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả? 5. Tài năng sáng tạo nghệ thuật của Tản Đà được bộc lộ qua sự vận dụng có kế thừa và phát triển hình tượng quen thuộc trong ca dao dân ca trong bài thơ này như thế nào ? Bài tập 2: Tìm hiểu đặc điểm hình thức nổi bật của thơ trữ tình thông qua thể thất ngôn bát cú Đường luật và thể tứ tuyệt Đường luật Bài 1: Thu ĐIếu Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Nguyễn Khuyến, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV- NXB Văn học, 1978) 1. Cấu trúc của một bài thơ bát cú Đường luật có bốn phần: đề, thực, luận, kết. Em hãy xác định cấu trúc đề - thực - luận - kết và nêu rõ nội dung chức năng từng phần của bài thơ Thu điếu. 2. Trong thể thơ Đường luật, đối rất được coi trọng. Đối với thể thất ngôn bát cú, các câu trong mỗi phần đề và thực bắt buộc phải đối nhau, hãy chỉ ra phép đối trong bài thơ này được thực hiện như thế nào? Phân tích tác dụng diễn đạt và biểu cảm của nghệ thuật đối trong bài thơ này. 3. Thơ Nguyễn Khuyến được Xuân Diệu gọi là những bức tranh về làng cảnh Việt Nam. Những nét đặc trưng nào về nông thôn Việt Nam được phản ánh trong bài thơ này? Cảm hứng chủ đạo của Thu điếu là gì? Bài 2: Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương) 4. Cách sử dụng từ của Hồ Xuân Hương, phần nào thể hiện được bản lĩnh của Bà chúa thơ Nôm. Đâu là những dấu hiệu hình thức nghệ thuật mang màu sắc Hồ Xuân Hương trong bài thơ này? Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau (bố cục, nhịp điệu, phép đối, hình ảnh, dụng ý nghệ thuật v.v...) của thơ tứ tuyệt Đường luật và thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài tập 3: Tìm hiểu đặc điểm hình thức nổi bật của thơ trữ tình thông qua thể thơ tự do Tràng giang Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài H.C Tặng Trần Khánh Dư Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu muôn ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sầu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dờn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. (Huy Cận, Thơ mới (1932-1945): Tác giả và tác phẩm - NXB Hội Nhà văn, 1999) 1. Cũng là thể thất ngôn, nhưng bài thơ Tràng giang của Huy Cận có những khác biệt nào về hình thức cấu trúc so với thể tứ tuyệt và thể thất ngôn bát cú Đường luật? 2. Phân tích tác dụng biểu cảm của biện pháp đảo ngữ trong bài thơ Tràng giang 3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ nổi bật của Tràng giang và phân tích tác dụng của từng biện pháp đối với việc bộc lộ cảm xúc, tư tưởng của tác gia. 4. Hãy phân tích tâm trạng nhà thơ được thể hiện trong bài thơ Tràng giang. Bài đọc Các yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình I. Đặc trưng của thơ trữ tình và một số lỗi cần tránh. Thơ là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Hệ thống cảm xúc, tâm trạng và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc được xem như là đặc trưng của nổi bật của thơ trữ tình. Trong các tác phẩm thuộc các thể loại như văn xuôi tự sự, kịch,... cũng có cảm xúc, tâm trạng, nhưng cách thể hiện thì rất khác so với thơ trữ tình. Cảm xúc của tác giả có trong các thể loại văn học kể trên là thứ cảm xúc được thể hiện một cách gián tiếp thông qua hệ thống hình tượng nhân vật, các sự kiện xã hội và diễn biến của câu chuyện... Trái lại, trong thơ trữ tình, tác giả bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Rõ ràng khi đọc đoạn thơ: “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! ( Quê hương - Tế Hanh) người đọc cảm nhận được rất rõ tấm lòng và tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương, nơi ông đã sinh ra, lớn lên và gắn bó một thời. ở đây nhà thơ công khai và trực tiếp nói lên những tình cảm, suy nghĩ của chính mình. Khác với cách thể hiện tình cảm trong thơ, các em hãy đọc đoạn văn sau: “ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! Cụ bán rồi ? Bán rồi ! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước... Thế nó cho bắt à ? Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... ( Nam Cao - Trích Lão Hạc) Người kể chuyện ở đây xưng tôi, nhưng tôi đây là ông giáo chứ không phải là Nam Cao. Nhà văn hoàn toàn không xuất hiện mà luôn dấu mình đi. Trong trang sách chỉ có ông giáo kể lại câu chuyện. Như thế phải qua cách kể chuyện và miêu tả của nhân vật ông giáo về nỗi ân hận, đau khổ đến cùng cực của lão Hạc, chúng ta mới thấy được tấm lòng thông cảm, thái độ trân trọng mến yêu của Nam Cao đối với nhân vật này. Trong nhiều bài thơ trữ tình, nhà thơ xưng bằng ta, chẳng hạn : “Ta nghe hè dậy bên lòng - Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi” ( Khi con tú hú - Tố Hữu) hoặc nhiều khi không thấy xưng tôi hay ta gì cả, mà chỉ thấy một ai đó đang lẳng lặng kể, tả và tâm sự, tâm tình, chẳng hạn : “ Năm nay hoa đào nở - Không thấy ông đồ xưa - Những người muôn năm cũ- Hồn ở đâu bây giờ” ( Ông đồ - Vũ Đình Liên ). Trong trường hợp như thế, người xưng ta hoặc không xưng gì cũng đều là chính nhà thơ. Nghĩa là sau câu thơ vẫn thấy hiện lên rất rõ tấm lòng và tình cảm sâu nặng của tác giả. Có những trường hợp nhà thơ mượn lời của một nhân vật nào đó, nhập vai vào một ai đó mà thổ lộ tâm tình ( người ta gọi là trữ tình nhập vai) thì thực chất nhân vật trữ tình đó cũng chính là tác giả. Thế Lữ mượn lời con hổ trong vườn bách thảo để đốc bầu tâm sự của chính ông về nỗi chán ghét cái xã hội giả dối, nghèo nàn, nhố nhăng, ngớ ngẩn đương thời; để nói lên khát vọng tự do, khát vọng về cái thời một đi không trở lại...Trong trường hợp này, khi ông viết: “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ - Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” thì ta là con hổ và cũng chính là Thế Lữ. Phân tích thơ trữ tình thực chất là chỉ ra tiếng lòng sâu thẳm của chính nhà thơ. Nhưng tiếng lòng ấy lại được thể hiện rất cô đọng và hàm xúc bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo - nghệ thuật ngôn từ. Tiếp xúc với một bài thơ trữ tình trước hết là tiếp xúc với các hình thức nghệ thuật ngôn từ này. Nhà thơ gửi lòng mình qua những con chữ, trong những con chữ và các hình thức biểu đạt độc đáo khác. Tất cả thái độ sung sướng, hả hê, bõ hờn của Nguyễn Khuyến đối với tên quan tuần mất cướp được gửi qua chữ “lèn” trong câu thơ “ Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông”. Tiếng kêu đau đớn, đột ngột của nhà thơ Tố Hữu trước sự ra đi của chú bé liên lạc được thể hiện qua chữ thôi rồi và hình thức gãy nhịp của câu thơ “Bỗng loè chớp đỏ - Thôi rồi, Lượm ơi !” (Lượm)... Như thế, phân tích thơ trữ tình trước hết phải xuất phát từ chính các hình thức nghệ thuật ngôn từ mà chỉ ra vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện tình cảm, thái độ của nhà thơ. Nắm chắc đặc điểm và yêu cầu trên, HS cũng sẽ tránh được các lỗi dễ mắc trong việc phân tích và cảm thụ thơ trữ tình. Trong các bài phân tích, bình giảng thơ trữ tình, HS thường mắc một số lỗi sau đây: a, Chỉ phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ, không hề thấy vai trò của hình thức nghệ thuật. Đây thực chất chỉ là diễn xuôi nội dung bài thơ ra mà thôi. b, Có chú ý đến các hình thức nghệ thuật, nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ấy ra khỏi nội dung (thường là gần đến kết bài mới nói qua một số hình thức nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong bài) c, Suy diễn một cách máy móc, gượng ép, phi lí các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong bài thơ. Nghĩa là nêu lên các nội dung tư tưởng, tình cảm không có trong bài; phát hiện sai các hình thức nghệ thuật hoặc “bắp ép”các hình thức này phải có vai trò tác dụng nào đó trong khi chúng chỉ là những hình thức bình thường... Tóm lại, để phân tích thơ trữ tình có cơ sở khoa học, có sức thuyết phục phải cần đến rất nhiều năng lực, nhưng trước hết người phân tích cần nắm được một số hình thức nghệ thuật ngôn từ mà các nhà thơ thường vận dụng để xây dựng nên tác phẩm của mình. Đây chính là cơ sở đáng tin cậy nhất để người đọc mở ra được “cánh cửa tâm hồn”của mỗi nhà thơ ở mỗi bài thơ. II. Một số yếu tố hình thức nghệ thuật cần chú ý khi phân tích thơ trữ tình Đọc tác phẩm văn học trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức thể hiện cụ thể của ngôn từ nghệ thuật. Đó là những dấu câu và cách ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từ ngữ và hình ảnh, là câu và sự tổ chức đoạn văn, là văn bản và thể loại của văn bản… Phân tích tác phẩm văn học không được thoát li văn bản có nghĩa là trước hết phải biết bám sát các hình thức biểu hiện trên của ngôn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung. 1. Nhịp thơ Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình, không thể không chú ý phân tích nhịp điệu. Để xác định được nhịp điệu của từng bài thơ, ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm chung về nhịp điệu của từng thể loại cũng là điều rất cần thiết. Thường thường, nhịp điệu của thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại thanh thoát; nhịp của thơ thất ngôn bát cú hài hòa, chặt chẽ; nhịp của thơ tự do, thơ hiện đại rất phóng khoáng, phong phú. Có lần trong một cuộc hội thảo về truyện ngắn, nhà văn Tô Hoài đã than phiền rằng: nhiều người viết văn bây

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon 8.doc