Giáo án Tự chọn Toán 6 - Học kỳ II - Năm học 2013 - 2014

I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên

2/ Kỹ năng: Vận dụng làm bài tập.

3/ Thái độ: - Tự giác học tập, tư duy linh hoạt.

- Giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản.

II. CHUẨN BỊ: Sgk, shd, sách bài tập toán 6 t1 bảng phụ phấn màu.

III. NỘI DUNG:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, chuẩn bị vở, sách của học sinh

2. Kiểm tra: Nêu qui tắc cộng 2 số nguyên

3. Luyện tập:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Toán 6 - Học kỳ II - Năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: SỐ NGUYÊN Tuần 20/Tiết 1: BÀI TẬP VỀ: PHÉP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Nắm vững quy tắc cộng hai số nguyên 2/ Kỹ năng: Vận dụng làm bài tập. 3/ Thái độ: - Tự giác học tập, tư duy linh hoạt. - Giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản. II. CHUẨN BỊ: Sgk, shd, sách bài tập toán 6 t1 bảng phụ phấn màu. III. NỘI DUNG: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, chuẩn bị vở, sách của học sinh 2. Kiểm tra: Nêu qui tắc cộng 2 số nguyên 3. Luyện tập: Hoạt động của GV + HS Ghi bảng HĐ1 : Thực hiện phép tính cộng 2 số nguyên cùng dấu - GV ghi đề bài - Gọi 2 HS cùng lên bảng giải. - Lớp nhận xét, kết hợp nhắc lại qui tắc. - Nên tính thế nào? - HS: Tính ôô trước - Gọi 3 HS cùng lên bảng giải. - Lớp nhận xét, kết hợp nhắc lại cách thực hiện và qui tắc đã áp dụng. - Điền dấu >, < thích hợp - HS trả lời và giải thích - Lớp nhận xét, sửa sai. - Cho HS giải bài toán thực tế Tóm tắt t0 buổi trưa Matxcơva: - 70 C Đêm hôm đó t0 : 60 C Tính t0 đêm hôm đó? - Tính giá trị của biểu thức: - Thay x bằng giá trị đã cho - Nêu ý nghĩa thực các câu sau: a, t0 tăng t0 C nếu t = 12 ; - 3 ; 0 b, số tiền tăng a nghìn đồng - Viết 2 số tiếp theo của mỗi dãy số sau : HĐ2 : Thực hiện phép tính cộng 2 số nguyên khác dấu - Xác định phần dấu phần số - Tinh ││ trước - Tính và so sánh KQ 37 + (- 27) và (-27) + 37 - Tổng hai số đối nhau? - Dự đoán giá trị số nguyên và kiểm tra lại - HS trả lời và giải thích - HS trả lời và giải thích - Viết 2 số tiếp theo của mỗi dãy số sau - Viết số liền trước và liền sau của số nguyên a dưới dạng tổng Bài 35 - SBT (tr 58) a, (- 5) + (- 11) = - (5 + 11) = - 16 b, (- 43) + (- 9) = - (43 + 9) = - 52 Bài 36 - SBT (tr 58): a, (- 7) + (- 328) = - 335 b, 12 + ô- 23ô = 12 + 23 = 35 c, ô- 46ô + ô+ 12ô = 46 + 12 = 58 Bài 37 - SBT: a, (- 6) + (- 3) < (- 6) vì - 9 < - 6 b, (- 9) + (- 12) < (- 20) vì - 21 < - 20 Bài 38 - SBT: t0 giảm 60 C có nghĩa là tăng - 60 C nên (- 7) + (- 6) = - 13 Vậy : t0 đêm hôm đó ở Matxcơva là - 130 C Bài 39 - SBT: a, x + (- 10) biết x = - 28 => x + (- 10) = - 28 + (- 10) = - 38 b, (- 267) + y biết y = - 33 => (- 267) + y = (- 267) + (- 33) = - 300 Bài 40 - SBT: a, Nhiệt độ tăng 120 C Nhiệt độ tăng – 30 C => giảm 30 C Nhiệt độ tăng 00 C => t0 không thay đổi b, Số tiền tăng 70 000đ Số tiền tăng – 500 nghìn đ => Nợ 500 000 đ Số tiền tăng 0 nghìn đ => không đổi Bài 41 - SBT: a, 2, 4, 6, 8, 10, 12 b, - 3, -5, -7, -9, -11, -13 Bài 42 - SBT (tr 59) a, 17 + (- 3) = + ( 17 - 3) = + 14 b, (- 96) + 64 = - (96 - 64) = - 32 c, 75 + (- 325) = - (325 - 75) = - 250 Bài 43 - SBT (tr 59) a, 0 + (-36) = - (36 - 0) = - 36 b, │- 29│ + (- 11) = 29 + (- 11) = + (29 - 11) = + 18 c, 207 + (- 317) = - ( 317 - 207) = - 110. Bài 44 - SBT (tr 59) a, 37 + (- 27) = (-27) + 37 = 10 b, 16 + (-16) = (- 105) + 105 = 0 Bài 46 - SBT (tr 59) b, - 5 + x = 15 x = 20 vì - 5 + 20 = 15 c, x + (- 12) = 2 x = 14 vì 14 + (- 12) = 2 Bài 47 - SBT (tr 59): Tìm số nguyên a, Lớn hơn 0 năm đơn vị: 5 b, Nhỏ hơn 3 bảy đơn vị: -4 Bài 48 - SBT (tr 60): a, - 4; - 1; 2; 5; 8 b. 5; 1; - 3; - 7; - 11 Bài 54 - SBT (tr 60): - Số liền trước số nguyên a là: a + (-1) - Số liền sau số nguyên a là: a + 1 4. Củng cố: Cho học sinh nhắc lại các kiến thức vừa vận dụng. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu . - Về nhà làm bài tập 49 – 52 SBT (tr 60). 6. Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------- Chủ đề 1: SỐ NGUYÊN Tuần 21/Tiết 2: BÀI TẬP VỀ : PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Nắm vững quy tắc trừ hai số nguyên 2/ Kỹ năng: Vận dụng làm bài tập. 3/ Thái độ: - Tự giác học tập, tư duy linh hoạt. - Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: Sgk, shd, sách bài tập toán 6 t1 bảng phụ phấn màu. III. NỘI DUNG: 1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị BT của học sinh 2. Kiểm tra: Nêu qui tắc trừ 2 số nguyên 3. Luyện tập: Hoạt động của GV + HS Ghi bảng HĐ1 : Thực hiện phép tính - Nhắc lại qui tắc: Trừ đi một số nguyên dương là cộng với 1 số âm và ngược lại - Gọi HS lần lượt lên bảng tính. - HS khác nhận xét và nhắc lại qui tắc. - Các số đặc biệt? - Ghi đề, gọi HS thực hiện à ghi nhớ - Biểu diễn các hiệu sau thành dạng tổng - Gọi lần lượt từng HS lên bảng thực hiện à Nhận xét. - GV ghi đề à HS tính vào vở à Gọi HS trình bày - Chấm điểm nhanh vài HS à Nhận xét - HS tự chấm điểm bài làm của mình, hướng dẫn HS chấm như sau: + Đúng mỗi câu: 1,5đ + Đúng hết: nếu sạch sẽ, cộng KK: 1đ HĐ2 : Tính khoảng cách giữa hai điểm trên trục số - Tính khoảng cách giữa 2 điểm a, b trên trục số (a, b Î Z). Nếu vẽ trục số lên bảng => đếm trực tiếp. - Đặt phép tính HĐ3 : Thực hiện phép tính có dấu ngoặc, phép trừ có nhiều hơn hai số - Nêu thứ tự thực hiện? - Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối rồi tính kết quả. - HS lên bảng trình bày. - Nhận xét à sửa sai à ghi nhớ cách làm. Bài 73 - SBT: Tính a, 5 – 8 = 5 + (- 8) = – 3 4 – (- 3) = 4 + (+ 3) = 7 (- 6) – 7 = (- 6) + (- 7) = – 13 (- 9) – (- 8) = - 9 + 8 = – 1 Bài 74 - SBT: * 0 – (- 9) = 0 + 9 = 9 * (- 8) – 0 = (- 8) + 0 = – 8 * (- 7) – (- 7) = (- 7) + 7 = 0 Bài 77 - SBT: a, (- 28) – (- 32) = (- 28) + (+ 32) = 4 b, 50 – (- 21) = 50 + (+ 21) = 71 c, (- 45) – 30 = (- 45) + (- 30) = – 75 d, x – 80 = x + (- 80) e, 7 – a = 7 + (- a) g, (- 25) – (- a) = (- 25) + (+ a) = (- 25) + a Bài 78 - SBT: Tính a, 10 – (- 3) = 10 + 3 = 13 b, 12 – (- 14) = 12 + 14 = 26 c, (- 21) - (- 19) = (- 21) + 19 = – 2 d, (- 18) – 28 = (- 18) + (- 28) = – 46 e, 13 – 30 = 13 + (- 30) = - 17 g, 9 – (- 9) = 9 + 9 = 18 Bài 79 - SBT: a, a = 2; b = 8 => K/c giữa hai điểm a, b trên trục số : 8 – 2 = 6 b, a = - 3; b = - 5 => K/c giữa hai điểm a, b trên trục số : ( - 3) – (- 5) = 2 Bài 81 - SBT: Tính a, 8 – (3 - 7) = 8 – (- 4) = 8 + 4 = 12 b, (- 5) – (9 – 12) = - 5 – (- 3) = – 5 + 3 = – 2 Bài 82 - SBT: a, 7 – (- 9) – 3 = 7 + (+ 9) + (- 3) = 16 + (- 3) = + 13 = 13 b, (- 3) + 8 – 11 = (- 3) + 8 + (- 11) = 5 + (- 11) = – 6 4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại các kiến thức vừa áp dụng 5. Hướng dẫn về nhà: Ôn lại qui tắc cộng, trừ số nguyên + Bài tập 83 SBT. 6. Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ================================================= Chủ đề 1: SỐ NGUYÊN Tuần 22/Tiết 3: BÀI TẬP VỀ : PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, nhân hai số nguyên khác dấu, các tính chất của phép nhân. 2/ Kỹ năng: Vận dụng làm bài tập tính nhanh. 3/ Thái độ: - Tự giác học tập, tư duy linh hoạt. - Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: Sgk, shd, sách bài tập toán 6 t1 bảng phụ phấn màu. III. NỘI DUNG: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị BT của học sinh 2. Kiểm tra: Nêu t/c của phép nhân. 3. Luyện tập: Hoạt động của GV + HS Ghi bảng HĐ1: Thực hiện các phép tính - Yêu cầu học sinh nêu các quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, nhân hai số nguyên khác dấu. - Gọi 4 học sinh lên bảng thực hiện phép tính. - HS khác giải vào vở, nhận xét. Bài 1: Thực hiện các phép tính: 42 . (-16) b) -57. 67 c) – 35 . ( - 65) d) (-13)2 Giải: 42 . (-16) = - 672 – 57. 67 = - 3819 c) – 35 . (- 65) = 2275 d) (-13)2 = 169 HĐ2: Tính nhanh - Nêu các tính chất của phép nhân. - Viết tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng dưới dạng tổng quát. - Hãy chuyển những bài tập trên về dạng có thể áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (trừ) - Trình bày mẫu một câu. - Ba câu còn lại gọi 3 HS lên bảng - Cả lớp giải vào vở à Nhận xét - GV đánh giá kết quả. Bài 2: Tính nhanh – 49 . 99 ; b)– 32 . ( - 101) c) ( -98) . 36 ; d)102 . (- 74) Giải: – 49 . 99 = - 49.(100 – 1) = - 49 . 100 – ( - 49) .1 = - 4851 – 32 . ( - 101) = - 32 . ( - 100 – 1) = -3200 + 32 = - 3168 ( -98) . 36 = ( - 100 + 2) . 36 = - 3600 + 72 = - 3528 102 . (- 74)= ( 100 + 2) . ( -74) = - 7400 – 148 = - 7548 - Ap dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. - Gọi 2 HS giải. - Cả lớp giải vào vở à Nhận xét - GV đánh giá kết quả. Bài 3: Tính nhanh 32 . ( -64) – 64 . 68 – 54 . 76 + 12 . (-76) Giải: 32 . (- 64) – 64 . 68 = -64.( 32 + 68) = - 64 . 100 = - 6400 – 54 . 76 + 12 . (-76) = 76 . ( - 54 – 12) = 76 . (– 60) = - 4560 HĐ3: Tìm x - Nếu a.b = 0 thì ta có điều gì? - HS: Nếu a.b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0 - Hãy áp dụng vào làm bài tập 4. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (Nhóm giỏi: BT d) - Gọi 4 nhóm trình bày à Nhận xét các nhóm khác - GV đánh giá kết quả. Bài 4: Tìm số nguyên x, sao cho: a) 7.(2.x – 8) = 0 ;b) (4 – x).(x + 3) = 0 c) – x. (8 – x) = 0 ;d) (3x – 9).(2x - 6) = 0 Giải: a) 7.(2.x – 8) = 0 b) (4 – x) .(x + 3) = 0 2.x – 8 = 0 4–x = 0 hoặc x + 3 = 0 x = 4 * Với 4 – x = 0 x = 4 * Với x + 3 = 0 x = - 3 c) – x. (8 – x) = 0 x = 0 hoặc 8 – x = 0 x = 0 hoặc x = 8 d) (3x – 9).(2x – 6) = 0 3x – 9 = 0 hoặc 2x – 6 = 0 x = 3 hoặc x = 3 x = 3 4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại các kiến thức vừa áp dụng 5. Hướng dẫn về nhà: Ôn lại qui tắc cộng, trừ, nhân số nguyên 6. Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ================================================= Tuần 23 / Tiết 4: BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN Ngày soạn 02.01.2014 I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Ôn tập lại các tính chất của phép nhân và khái niệm về bội và ước của một số nguyên và tính chất của nó. - Biết tìm bội và ước của một số nguyên. 2/ Kỹ năng: - Thực hiện được một số bài tập tổng hợp. 3/ Thái độ: - Tự giác học tập, tư duy linh hoạt, tổng hợp - Tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: Sgk, shd, sách bài tập toán 6 t1 bảng phụ phấn màu. III. NỘI DUNG: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị BT của học sinh 2. Kiểm tra: Câu 1: Nhắc lại khái niệm bội và ước của một số nguyên. Câu 2: Nêu tính chất bội và ước của một số nguyên. Câu 3: Em có nhận xét gì về bội và ước của các số 0, 1, -1? 3. Luyện tập: Hoạt động của GV + HS Ghi bảng HĐ1: Bài toán về ước của một số nguyên Bài 1: - Nêu cách tìm ước của một số nguyên - Gọi lần lượt HS lên bảng trình bày - Nhận xét (HS) và đánh giá (GV) Bài 1: Tìm tất cả các ước của 5, 9, 8, -13, 1, -8 Ư(5) = {-5, -1, 1, 5} Ư(9) = {-9, -3, -1, 1, 3, 9} Ư(8) = {-8, -4, -2, -1, 1, 2, 4, 8} Ư(13) = {-13, -1, 1, 13} Ư(1) = {-1, 1} Ư(-8) = {-8, -4, -2, -1, 1, 2, 4, 8} Bài 2: Tìm các số nguyên a biết: a/ a + 2 là ước của 7 b/ 2a là ước của -10. c/ 2a + 1 là ước của 12 - GV hướng dẫn và giải mẫu 1 câu à hai câu còn lại, gọi 2 HS cùng lên bảng. - Cả lớp giải vào vở à Nhận xét - GV chốt lại à Cho HS ghi nhớ. Bài 2: a/ Các ước của 7 là 1, 7, -1, -7 do đó: a + 2 = 1 a = -1 a + 2 = 7 a = 5 a + 2 = -1 a = -3 a + 2 = -7 a = -9 Vậy: a = -1; 5; -3; -9 b/ Các ước của 10 là 1, 2, 5, 10, mà 2a là số chẵn do đó: 2a = 2, 2a = 10 2a = 2 a = 1 2a = -2 a = -1 2a = 10 a = 5 2a = -10 a = -5 Vậy: a = 1; -1; 5; -5 c/ Các ước của 12 là 1, 2, 3,6, 12, mà 2a + 1 là số lẻ do đó: 2a +1 = 1, 2a + 1 = 3 Suy ra: a = 0, -1, 1, -2 Bài 3: Hướng dẫn a/ Trước hết ta tìm các ước số của a là số tự nhiên - Phân tích ra thừa số nguyên tố Ta có: 12 = 22. 3 - Các ước tự nhiên của 12 là: Ư(12) = {1, 2, 22, 3, 2.3, 22. 3} = {1, 2, 4, 3, 6, 12} - Từ đó tìm được các ước của 12 là? 1, 2, 3, 6, 12 - Tương tự ta tìm các ước của -18. Ta có |-18| = 18 = 2. 33 - Các ước tự nhiên của |-18| là ? - Từ đó tìm được các ước của 18 là? 1, 2, 3, 6, 9 18 b/ Các ước số chung của 12 và 18 là ? Ghi chú: Số c vừa là ước của a, vừa là ước của b gọi là ước chung của a và b. Bài 3: Cho các số nguyên a = 12 và b = -18 a/ Tìm các ước của a, các ước của b. b/ Tìm các số nguyên vừa là ước của a vừa là ước của b Giải: a/ * Ta có: 12 = 22. 3 Các ước tự nhiên của 12 là: Ư(12) = {1, 2, 22, 3, 2.3, 22. 3} = {1, 2, 4, 3, 6, 12} Vậy: Các ước của 12 là: 1, 2, 3, 6, 12 * Ta có |-18| = 18 = 2. 33 Các ước tự nhiên của |-18| là: 1, 2, 3, 9, 6, 18 Vậy: Các ước của 18 là: 1, 2, 3, 6, 9 18 b/ Các ước số chung của 12 và 18 là: 1, 2, 3, 6 HĐ1: Bài toán về bội của một số nguyên Bài 4: - Cho HS phát biểu. - GV chốt lại, ghi dạng tổng quát à HS ghi nhớ Bài 4: Viết biểu thức xác định: a/ Các bội của 5, 7, 11 b/ Tất cả các số chẵn c/ Tất cả các số lẻ Giải: a/ Bội của 5 là 5k, kZ Bội của 7 là 7m, mZ Bội của 11 là 11n, nZ b/ 2k, kZ c/ 2k 1, kZ 4.Củng cố: Cho học sinh nhắc lại các kiến thức vừa áp dụng 5. Hướng dẫn về nhà: Ôn lại cách tìm ước, bội của một số nguyên 6. Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ******************************************

File đính kèm:

  • docGIAO AN TC TOAN 6 TUAN 20 DEN 23 CHU DE SO NGUYEN.doc