A. Mục tiêu bài học
Giúp HS :
- Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn.
- Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn.
- Nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn.
B.Chuẩn bị của GV và HS:
- GV : +Tài liệu tham khảo.
+ Thiết kế bài dạy.
- HS: Ôn tập kĩ năng làm văn
C. Phương pháp.
GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận
D.Tiến trình dạy học.
I/ Ổn định tổ chức
Sĩ số:
II/ Kiểm tra bài cũ
III/ Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn tuần 5 : khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Giáo án tự chọn tuần 5
Chủ đề: Khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS :
- Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn.
- Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn.
- Nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn.
B.Chuẩn bị của GV và HS:
- GV : +Tài liệu tham khảo.
+ Thiết kế bài dạy.
- HS: Ôn tập kĩ năng làm văn
C. Phương pháp.
GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận
D.Tiến trình dạy học.
I/ ổn định tổ chức
Sĩ số:
II/ Kiểm tra bài cũ
III/ Bài mới
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Em hiểu thế nào là kĩ năng diễn đạt ?
ở dạng ngôn ngữ viết kĩ năng diễn đạt cần đạt những yêu cầu gì ?
( về chữ viết , dùng từ, đặt câu, liên kết các đoạn, tách đoạn)
Trong bài viết văn, cần đạt những yêu cầu cơ bản nào về diễn đạt ?
HS trao đổi, thảo luận
GV khái quát lại nội dung bài học, chú ý HS khi tạo lập văn bản về cách diễn đạt.
1.Khái niệm kĩ năng diễn đạt
- Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngon ngữ, khiến cho người đọc ( người nghe ) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó. Khi viết bài văn ( cũng như khi nói ), mỗi người đều phải đáp ứng nhu cầu biểu hiện được những nội dung ý nghĩ và tình cảm của mình sao cho chính xác, rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ và hấp dẫn người đọc. Kĩ năng diễn đạt (ở đây giới hạn trong kĩ năng diễn đạt ở dạng ngôn ngữ viết của bài văn ) có thể bao gồm nhiều phương diện :
+ Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu về chữ viết : viết đúng các quy định về chữ viết, chính tả, viết hoa và từ nước ngoài, về việc dùng dấu câu hay các kí hiệu chữ viết khác và cả việc trình bày vă bản,...
+ Kĩ năng dùng từ sao cho đúng và hay : đúng về hình thức cấu tạo, đúng về nghĩa, đúng về đặc điểm ngữ pháp (sự kết hợp các từ khác để tạo cụm từ và câu ), đúng về sắc thái biểu cảm và phong cách ngôn ngữ chung của bài viết, đồng thời sử dụng một cách sáng tạo,có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
+ Kĩ năng đặt câu sao cho mỗi câu đều đúng theo quy tắc cấu tạo câu của tiếng Việt, đáp ứng được nhiệm vụ và mục đích giao tiếp chung của cả bài văn, đồng thời nội dung ý nghĩa của từng câu thể hiện chính xác và rõ ràng nội dung định biểu đạt và phù hợp với những quy tắc chung trong nhận thức và tư duy của con người.
+ Kĩ năng liên kết các câu với nhau để tổ chức nên các đơn vị lớn hơn của bài văn ( (đoạn, mục, phần ) và tổ chức nên toàn bài văn ( văn bản ).
+ Kĩ năng tách đoạn và liên kết các đoạn, mục, phần trong bài văn, kĩ năng đặt đề mục và tên đề chi văn bản,...
2. Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết
a. Cần diễn đạt cho trong sáng, gãy gọn.
- Trong sáng vừa là yêu cầu đối với nhận thức, tư duy, vừa là yêu cầu của sự diễn đạt bằng ngôn ngữ.
- Sự rõ ràng, mạch lạc trong nhận thức, tư duy. Vì ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ mật thiết. Khi nhận thức chưa rõ ràng, khi sự suy nghĩ chưa thấu đáo, thì lời diễn đạt bằng ngôn ngữ cũng dễ lủng củng, tối nghĩa.
b. Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn.
- Thể hiện ở mối quan hệ về nội dung ý nghĩa của từng câu, giữa các câu với nhau và hơn nữa là giữa các đoạn, các phần.
- Muốn thế giữa các câu hay giữa các bộ phận của bài văn cần có sự liên kết, mạch lạc và sự chuyển ý. Không để cho đứt mạch về ý giữa các câu. Mặt khác cũng cần tránh tình trạng xa đề, lạc đề hoặc giữa các câu, các đoạn có những ý thừa, lặp.
- Khi lập luận, cần phải thiết lập và thể được quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận, hoặc giữa các luận cứ với nhau cho chặt chẽ, tránh mâu thuẫn.
c. Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì, sáo rỗng.
- Sự diễn đạt trong bài viết cần hay và hấp dẫn, nhưng không vì thế mà rơi vào tình trạng cầu kì hay sáo rỗng.
- Cần tránh những cách diễn đạt hoa mĩ, đao to búa lớn nhưng sáo rỗng hoặc không hợp với điều định thể hiện. Tất nhiên, cũng cần tránh lối diễn đạt đơn điệu, nhàm chán, đều đều, không thay đổi.
d. Cần diễn đạt phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn.
Đây là yêu cầu về diễn đạt ở mọi cấp độ, mọi phương tiện ngôn ngữ.
- Cần phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài viết về chữ viết, về dùng từ, đặt câu; về dùng hình ảnh, kết cấu và tổ chức bài văn,...
- Đặc biệt là cần tránh viết như nói, nghĩa là không phân biệt ngôn ngữ viết với ngôn ngữ nói.
IV/ Củng cố:
V/ HDHB
E. Rút kinh nghiệm.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tu chon Tuan 5.doc