Giáo án tự chọn Văn 9 năm học 2013 - 2014

A. Yêu cầu : Giúp HS nắm được:

- Khái quát chương trình Ngữ Văn 9 và yêu cầu riêng đối với từng phân môn

- Biết cách tổng hợp kiến thức

B. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: Hệ thống câu hỏi và bài soạn

- HS : Tìm hiểu trước ND chương trình

C. Các hoạt động dạy và học

I.Ổn định TC

II. KT bài cũ

III. Bài mới

 

doc232 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tự chọn Văn 9 năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Ngày soạn:14/08/2013 Ngày giảng: 17/08/2013 Tiết: 1 Giới thiệu chương trình Ngữ Văn 9 Yêu cầu : Giúp HS nắm được: Khái quát chương trình Ngữ Văn 9 và yêu cầu riêng đối với từng phân môn Biết cách tổng hợp kiến thức B. Chuẩn bị của GV và HS - GV: Hệ thống câu hỏi và bài soạn - HS : Tìm hiểu trước ND chương trình C. Các hoạt động dạy và học I.ổn định TC II. KT bài cũ III. Bài mới Hoat động của gv và hs Nội dung ?- Môn NV 9 gồm có bao nhiêu tiết ? Mỗi phân môn được sắp xếp ntn ? Nội dung chính của từng phân môn ? - Phần Văn cần hướng tới một số yêu cầu về kiến thức sau : Vb là của ai ? viết về cái gì ? nội dung chính ? ca ngợi hay phê phán điều gì ? vb đó thuộc thể loại gì ? phương thức biểu đạt chính ? yếu tố nghệ thuật nổi bật ? - Rèn kỹ năng kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản, phân tích và tổng hợp, củng cố các kỹ năng đã học qua việc thực hành viết, tóm tắt tp tự sự,thảo 1 số văn bản hành chính công vụ như: biên bản hợp đồng, thư điện chúc mừng và thăm hỏi ? Trong chương trình NV 9 em đã đoc em thích nhất VB nào? Vì sao ? - HS tự nêu cảm nhận ban đâù của mình về VB GVNX bổ sung 1.Phần Văn - Truyện trung đại :Truyện văn xuôi và truyện thơ nôm - Truyện hiện đại :Một số tp văn xuôi tiêu biểu sau 1945 và một số tp trích đoan vh nước ngoài. - Thơ hiện đại : Một số bài thơ tiêu biểu sau năm 1945 và thơ hiện đại nước ngoài - Văn nghị luận : Một số tp về văn nghị luẫn xh và nghị luận vh - Kịch hiện đại - Văn bản nhật dụng : Tập trung vào một số chủ đề lớn 2. Phần tiếng Việt : - Cung cấp một số kiến thức mới và tổng kết ôn tập về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt của cả 4 năm THCS 3. Phần TLV - Giới thiệu về văn thuyết minh với nội dung phát triển cao hơn kết hợp với biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. - Văn bản tự sự với nd phát triển cao hơn so với các lớp dưới kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm, đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm… - Văn nghị luận : Bao gồm nghị luận xã hội, nghị luận văn học IV. Củng cố: GV hệ thống bài giảng V.Hướng dẫn học bài - HS về nhà xem lại toàn bộ nội dung chương trình - Chuẩn bị bài mới. Tuần 2: Ngày soạn: 21/8/2013. Ngày giảng: 24/8/2013 Tiết: 2 Củng cố kiến thức văn bản Phong cách Hồ Chí Minh Yêu cầu : Giúp HS Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và hiện đại Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý tức tu dưỡng, học tập, rên luyện theo gương Bác. Chuẩn bị của GV và HS GV: Hệ thống câu hỏi HS : Bài soạn Các hoạt động dạy và học ổn định TC Kiểm tra bài cũ: KT Sự chuẩn bị của HS Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ? - VB Phong cách HCM thuộc kiểu vb nào? Trong chương trình ngữ Văn THCS em đã học vb Đức tính giản dị của Bác Hồ , hãy so sánh? ?- VB gồm mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? ?- Nhận xét cách lập luận của tg ? ?- Em hãy nêu một vài hiểu biết của em về HCM? HS tự nêu- GVNX ?- Theo em nếp sống giản dị có những ưu điểm gì? -Thuyết minh - So sánh: + VB Phong cách HCM chủ yếu nói về phong cách làm việc, cách sống của HCM.Cốt lõi của phong cách HCM là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá DT và tinh hoa vă hoá nhân loại +Đức tính giản dị của Bác Hồ Chỉ nói về cách sống của Người. VB gồm có 2 luận điểm: +Tầm sâu rộng vốn tri thức văn hoá của HCM 1.Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ 2.Qua công việc và LĐ mà học hỏi 3. Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc 4. Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động 5. Tiếp thu cái hay và phê phán cái tiêu cực 6. Trên nên tảng VH DT mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế +Lối sống bình dị rất phương Đông, rất VN Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ Trang phục giản dị Ăn uống đạm bạc Đây là lối sống giản dị nhưng thanh cao. - Cách lập luận chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc trình bày khúc triết với tất cả tấm l.òng ngưỡng mộ ca ngợi - Làm cho con người luôn luôn thoải mái, tiết kiệm được tiền của trong cuộc sống, con người thăng bằng, đạo đức trong sáng, dễ tiếp xúc gần gũi với mọi người Củng cố: ?- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về cách sống giản dị của Bác? HS tự phát biểu- GVNX. Hướng dẫn học bài HS học kỹ bài Chuẩn bị bài mới. Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn………………………. Ngày giảng……………………. Tiết: 3 Củng cố kiến thức Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại Tập làm văn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh-Luyện tập A- Yêu cầu : Giúp HS nắm được - Phương châm hội thoại là tư tưởng chỉ đạo hđ hội thoại - Biết cách sử dụng một số bp nt vào vb thuyết minh Biết cách tổng hợp kiến thức B- Chuẩn bị của GV và HS - GV: Hệ thống câu hỏi và bài soạn - HS : Nội dung bài học va bài tập C- Các hoạt động dạy và học I.ổn định TC II. KT bài cũ ?Hội thoại là gì? Lắy ví dụ? III. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ?- Thế nào là phương châm về lượng? Phương châm về chất? - Lấy ví dụ? ?- Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? Nói ba hoa thiên tướng; Có một thốt ra mười; Nói mò mói mẫm; Nói thêm nói thắt; Nói một tấc lên trời. ?- Văn bản thuyết minh là gì? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh? Các phương pháp thuyết minh ? –Lấy ví dụ về các văn bản hoặc phần văn bản thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật theo yêu cầu sau: - Một ví dụ về văn bản thuyết minh có dùng hình thức tự thuật, đối thoại - Một ví dụ về văn bản thuyết minh có dùng hình ảnh ẩn dụ nhân hoá? * Học sinh làm bài – Giáo viên nhận xét bổ sung A- Các phương châm hội thoại 1- phương châm về lượng: Trong giao tiếp, cần cung cấp cho người tham gia hội thoại lượng thông tin đúng như đòi hỏi của mục đích cuộc thoại, không được nói thiếu hoặc nói thừa 2- Phương châm về chất: Trong giao tiếp, không nói những điều mà mình không tin là đúng. Khi nói những điều không đúng sẽ không có lợi đối với người đối thoại 3- Bài tập: Vi phạm phương châm về chất B- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh- Luyện tập 1- Văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức giới thiệu đặc điểm, tính chất phương pháp 2- Đặc điểm: tri thức phải khách quan, phổ thông 3- Phương pháp thuyết minh: Phương pháp nêu định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh 4- Luyện tập - Nên chọn những văn bản ngắn nhưng tiêu biểu. Có thể tìm trong các bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc loài vật trên các tài liệu: Sách, báo, tạp chí ( kèm theo chú thích tên văn bản, tên tác giả, tên tài liệu ) IV- Củng cố: ?- Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại? Mẫu phương châm về lượng: Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm Phương châm về chất: Anh đừng nói thêm nói thắt V- Hướng dẫn học bài - Học sinh học kỹ bài - Chuẩn bị bài mới *Rút kinh nghiệm………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn………………………. Ngày giảng……………………. Tiết: 4 Củng cố kiến thức văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình “G.Mac- két” A- Yêu cầu : Giúp HS - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình - Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. B- Chuẩn bị của GV và HS GV: Hệ thống câu hỏi HS : Bài soạn C- Các hoạt động dạy và học ổn định TC Kiểm tra bài cũ: KT Sự chuẩn bị của HS Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ?- Để làm sáng tỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, lập luận của nhà văn được thể hiện như thế nào? ?- Ngoài việc cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân, thái độ của tác giả đối với các thế lực đang chạy đua vũ trang còn được thể hiện như thế nào? ?- Là một học sinh em hãy thử viết một bức thư kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân hãy cam kết không chạy đua vũ trang và huỷ bỏ vũ khí hạt nhân? ?- Em hãy viết một văn bản nhật dụng, trình bày nguy cơ của bệnh dịch AIDS? 1- Tác giả nêu số liệu và phân tích số liệu, dùng so sánh đối chiếu để làm rõ những tác hại của việc chạy đua vũ trang đối với đời sống nhân loại, đặt giả thuyết để tăng sức thuyết phục đối với mọi người. Theo đó em có thể nêu dẫn chứng cụ thể 2- Thái độ của tác giả: lên án tính chất tàn bạo của vũ khí hạt nhân- Không đồng tình với việc chạy đua vũ trang- Lên án chạy đua vũ trang gây hậu quả là không giảm được đói nghèo và lạc hậu 3- Vũ khí hạt nhân có sức huỷ diệt cả trái đất. Nếu nó nằm trong tay các thế lực phản đông hiếu chiến hoặc vì một lý do nào đó lại rơi vào tay những kẻ khủng bố thì hậu quả sẽ khôn lường - Sản xuất vũ khí hạt nhân làm thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế thế giới. - Ngày nay sự đối đầu đang được thay thế dần sang đối thoại, loài người đang sống ngày một văn minh hơn, có văn hoá hơn, không còn cơ sở cho sự tồn tại của vũ khí hạt nhân. - Con đường duy nhất để thế giới có HB là từ bỏ chạy đua vũ trang, phá huỷ vũ khí giết người hàng loạt, tập trung các thành tựu khoa học phục vụ cho đời sống con người 4- Em có thể làm dựa vào cách lập luận của các bài: Ôn dịch, thuốc lá; Đấu tranh cho một thế giới HB IV- Củng cố: - Giáo viên hệ thống bài giảng V- Hướng dẫn học bài - Học sinh viết lời thư phải hùng hồn, tha thiết, tạo được sự truyền cảm. - Chuẩn bị bài mới Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Ngày soạn……………………. Ngày giảng……………………. Tiết: 5 Củng cố kiến thức Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại( tiếp ) Tập làm văn: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh- Luyện tập A- Yêu cầu : Giúp HS - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự. Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp - Văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp yếu tố miêu tả thì VB mới hay. B- Chuẩn bị của GV và HS GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập HS : Bài soạn C- Các hoạt động dạy và học I, ổn định TC Kiểm tra bài cũ: KT Sự chuẩn bị của HS Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh ?Thế nào là phương châm quan hệ? Phương châm các thức, phương châm lịch sự? Lấy VD? ? Vận dụng phương châm hội thoại để PT lỗi và chữa lại cho đúng? Thấy Hà đến chậm, Hoa liền nói:- Cậu có họ với rùa phải không? ?Trong giao tiếp, từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện phương câm lịch sự? ? Vì sao trong VB thuyết minh lại đưa yếu tố miêu tả vào? -Trong thuyết minh, những câu văn có ý nghĩa miêu tả nên được sử dụng đan xen với những câu văn có ý nghĩa lý giảI, ý nghĩa minh hoạ. ? Sử dụng yếu tố miêu tả kết hợp với các phương pháp thuyết minh để hoàn thành một doạn văn thuyết minh trên cơ sở triển khai câu chủ đề sau: Cây tre được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người Việt Nam. - HS tự làm bài- NX bài làm của bạn - GV nhận xét BS. Nội dung Phương châm hội thoại Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, phải chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ làm giảm hiệu quả giao tiếp Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác Bài tập Vi phạm phương châm lịch sự Chữa: Nhanh lên cậu, muộn lắm rồi. b .Xin lỗi, xin phép , xin mạn phép,à , ạ, nhé… B. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh- Luyện tập 1- Để thuyết minh cho cụ thể sinh động, hấp dẫn bài thuyết minh cần kết hợp sử dụng với yếu tố miêu tả để đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng. 2- Luyện tập IV.Củng cố: Miêu tả trong VB TM chỉ dừng lại ở việc tái hiện lại hình ảnh, đối tượng ở một chừng mực nhất định tránh tình trạng lạm dụng, làm hạn chế tính khoa học, chân thực của nội dung thuyết minh. V. Hướng dẫn học bài. - Học sinh làm hoàn chỉnh bài tập luyện tập. - Chuẩn bị cho bài mới. Rút kinh nghiệm………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Ngày soạn…………. Ngày giảng………… Tiết: 6 Củng cố kiến thức Văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em A- Yêu cầu: Giúp HS: - Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em. - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. B- Chuẩn bị của GV và HS - GV: Hệ thống câu hỏi và bài soạn - HS: Đọc lại ND VB đã học. C- Các hoạt động dạy và học I- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: KT vở soạn của HS III- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Bản tuyên bố được trích lục ở đây gồm có bao nhiêu điều? được phân bố ở các phần ra sao? ? Em hãy nhận xét cấu trúc của vb? - Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm VB này. ? Mở đầu tuyên bố có nêu rõ quan điểm: Tuôỉ chúng ta phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Quan điểm đó đã chi phối cách nhìn nhận, đánh giá những thách thức, cơ hội cũng như định hướng hành động của các nhà lãnh đạo trên thế giới. Em hãy tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản để minh họa. ? Vận dụng nội dung văn bảnTuyên bố vào thực tế nước ta, em hãy cho biết việc bảo vệ quyền lợi và chăm lo đến sợ phát triển của trẻ em Việt Nam hiện nay đang gặp những thách thức và cơ hội nào. Tìm một số dẫn chứng minh hoạ cho nhữnh hành động thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi, chăm lo sự phát triển của trẻ em trong những năm qua Trên cơ sở gợi ý trên em tự tìm dẫn chứng Ví dụ: Thách thức: bệnh tật, đói nghèo, tình trạng ly hôn của nhung người làm bố mẹ đang có nguy cơ tăng…. Ví dụ: Sự quan tâm của gia đình và xã hội dành cho trẻ em nhân các ngày lễ ( Ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, ngay rằm Trung thu, ngày khai trường,…) ; những ưu tiên dàn cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ … 1.Bản tuyên bố gồm có 17 điều - Điều 1và 2 là lời kêu gọi - Điều 3-7 : sự thách thức - Điều 8-9: cơ hội - Những điều còn lại: nhiệm vụ 2. Cấu trúc VB rất chặt chẽ và hợp lí. Lời kêu gọi hướng về đối tượng nào mà ra lời tuyên bố. Sự thách thức nói lên thực trạng của trẻ em TG. Điều cơ hội hoàn cảnh XH và LS thuận lợi. Phần nhiệm vụ là ND chính của bản tuyên bố. 3. Có hai cách: a, Cách một: Căn cứ vao nhận định để xác định các ý chính: Chẳng hạn như: Nhận định trên đây gồm các ý chính: - ( Trẻ em ) phải được sống trong vui tươi, thanh bình ( có môi trường…) - ( Trẻ em ) phải được chơi, được học, được phát triển ( về trí tuệ, về thể lực, …) b, Cách hai: Dựa vào bố cục văn bản để lần lượt làm rõ quan điểm (Ví dụ: Quan điểm trên đã chi phối cách đánh giá thách thức và cơ hội như thế nào? Những nhiệm vụ nào thể hiện rõ quan điểm ấy?) 4. Bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức thực tế. Cần tách hai yêu cầu để giảI đáp: - yêu cầu 1: Nêu thách thức cơ hội ( trên cơ sở nội dung bản tuyên bố để vận dụng vào thực tế Việt Nam). Cơ hội sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộnh đồng xã hội; điều kiện cuộc sống đang ngày càng được cải thiện; những vấn đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em đang trở thành vấn đề chung của toàn cầu - Yêu cầu 2: Nêu dẫn chứng minh hoạ ( có thể căn cứ vào nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí, chương trình phát thanh truyền hình hoặc thực tiễn ở địa phương em ) IV- Củng cố: ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua chiến tranh hạt nhân? V- Hướng dẫn học bài: - Liên hệ về bản thân thêo lời kêu gọi của Mác- két: “tham gia vào bản đồng ca của nhữnh ngươi đòi hỏi một TG không có vũ khí và một cuộc sống HB, công bằng” * Rút kinh nghiệm……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn…………. Ngày giảng………… Tiết: 7 Củng cố kiến thức Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại Văn bản : Chuyện người con gái Nam Xương A- Mục tiêu bài học: Giúp HS: Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hhội thoại và tình huống giao tiếp Cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của ngươi phụ nữ VN qua nhân vật Vũ Nương và số phận oan trái của họ dưới chế độ PK. Tìm hiểu những thành công về mặt nghệ thuật của TP B- Chuẩn bị của GV và HS - GV: Hệ thống câu hỏi và bài soạn - HS: Đọc lại ND VB đã học. C- Các hoạt động dạy và học I- ổn định tổ chức: KT sĩ số 9A 9B II- Kiểm tra bài cũ: KT vở soạn của HS III- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Nói với ai? Nói về vấn đề gì, chuyện gì?Nói nhằm mục đích gì? Nói ở đâu? nói khi nào? Nói trong bao lâu? VD: truyện ngắn” Lời nói dối chân thật” VD: - Cháu có biết nhà cô giáo Loan ở đâu không? Cháu nghe nói ở xóm 5, bác đến đó rồi hỏi tiếp. Người nói vi phạm phương châm về lượng nhưng đảm bảo phương châm về chất VD: Chiến tranh là chiến tranh Một khách mua hàng hỏi người bán: - Hàng này có tốt không anh? Mốt mới đấy! Mua đi! Dùng rồi sẽ biết anh ạ! ? Chỉ rõ yếu tố dân gian và yếu tố lịch sử trong câu chuyện để làm nổi bật đặc trưng của truyện truyền kỳ? ? So sánh 2 truyện Tấm Cám và truyện Chuyện người con gái Nam Xương về các khía cạnh: kết cấu, số phận nhân vật chính, cách kết thúc? Các phương châm hội thoại 1.Quan hệ giữa phương châm hội với tình huống giao tiếp: Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói cần phải nắm được các đặc điểm cuả tình huống giao tiếp 2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại - Người nói vụng về, vô ý, thiếu văn hoá giao tiếp - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc 1 yêu cầu khác quan trọng hơn -Người nói muốn gây sự chú ý, muốn ngươi nghe hiểu câu nói theo 1 nghĩa hàm ẩn nào đó 3.Bài tập - người bán hàng vi phạm phương châm cách thức. Đây là cách nói nửa vời, mục đích của anh ta là để bán hàng B.Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương 1. Yếu tố dân gian: Kiểu nhân vật chính, các chi tiết ki lạ hoang đường, các nhân vật thần kì , triết lí dân gian ở cách kết thúc câu chuyện… - Yếu tố lịch sử: Chiến tranh xảy ra, chàng Trương đi lính; chiến tranh kết thúc, chàng Trương trở về 2. HS lần lượt so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 chuyện ở các khía cạnh VD: Kết cấu giống nhau( đều có 2 phần; cách kết thúc có sự khác nhau ( Tấm sau nhiều lần hoá thân lại trở lại làm người; Vũ Nương được rửa oan nhưng không trở lại trần gian nữa.) IV- Củng cố: Phân tích lỗi về phương châm hội thoại trong câu giải thích sau đây của ông bố cho đứa con học lớp 3 - Mặt trời là thiên thể nóng, sáng ở xa trái đất. V- Hướng dẫn học bài: - học kỹ lý thuyết , vận dụng làm BT - chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn…………. Ngày giảng………… Tiết: 8 Củng cố kiến thức Tiếng Việt: Xưng hô trong hội thoại Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp A- Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Hiểu được sự tinh tế, phong phú và giầu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong TV. MQH chặt chẽ giữa vệc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp - Hiểu 2 cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp B- Chuẩn bị của GV và HS - GV: Hệ thống câu hỏi và bài soạn, bảng phụ - HS: .ND bài học, bài tập C- Các hoạt động dạy và học I- ổn định tổ chức: KT sĩ số 9A 9B II- Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cho VD? III- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ?Trong giao tiếp em đã gặp tình huống không biết xưng hô như thế nào chưa? Lấy VD? - Xưng hô với bố mẹ là thầy giáo cô giáo - Xưng hô với cháu họ đã nhiều tuổi VD: Cai lệ gọi anh Dậu là: Thằng kia Chị Dậu gọi anh Dậu là : Thầy em ? Xác định ngôi của từ em trong các trường hợp sau: a. Anh em có nhà không? b. anh em đi chơi với bạn rồi. c. Em đã đi học chưa con? ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cho VD? VD: Mẹ tôi thường nói: “ Con trai phải luôn luôn mạnh mẽ” ? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? Cho VD - Hôm qua, nó quả quyết với tôi rằng hôm nay nó đến nhà tôi chơi. ? Chuyển các lời dẫn trưc tiếp trong các trường hợp sau sang lời dẫn gián tiếp a, Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” thầm hứa với sẽ nói với anh con trai Lão Hạc rầng “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh chọn vẹn, cụ thà chết chứ không bán đi một sào”. b, Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi “Hôm nay mình phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con”. c, Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột : “Tối mai tôi sẽ gặp các bạn ở bến Nhà Rồng”. A.Xưng hô trong hội thoại 1. Từ ngữ xưng hô trong hội thoạiTiếng Việt có 1 hệ thống từ ngữ xưng hô đa dạng và phong phú vì vậy người giao tiếp phải biết dựa vào ngữ cảnh để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp 2. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại Căn cứ vào tình huống giao tiếp khác nhau, mqh khác nhau của mỗi người giao tiếp để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp 3.Bài tập a. Từ em gọi người nghe b. Từ em người nói xưng c. Từ em gọi người được nói đến B. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp 1. Cách dẫn trực tiếp: Là trích dẫn nguyên văn từ ngữ hoặc câu văn , đoạn văn của người khác một cách nguyên vẹn, không thêm bớt Khi dẫn trực tiếp cần đặt trong dấu ngoặc kép. 2. Cách dẫn gián tiếp: Là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên văn. 3, Bài tập a. Nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc Thầm hứa sẽ nói với anh con trai lão Hạc rầng đó là cái vườn ông cụ sinh ra anh ta đã cố để lại cho anh ta trọn vẹn, ông cụ thà chết chứ không bán đi một sào. b. Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi rầng anh ta đang phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con. Theo đó em có thể chuyển bằng cách khác. IV- Củng cố: Trong Tiếng Việt , các từ anh, ông đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe , người được nói đến. Hãy lấy VD để minh hoạ? VD: Cháu lại đây với ông ; Chào ông cháu về ạ; Ông ấy dạo này không được khoẻ V- Hướng dẫn học bài: - học kỹ lý thuyết , vận dụng làm BT - chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm……………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Ngày soạn:14-9 Ngày giảng………… Tiết: 9 Củng cố kiến thức Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng A- Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Ôn lại mục đích cách thức tóm tắt VB tự sự, rèn luyện cách tóm tắt - Nắm được từ vựng của 1 ngôn ngữ không ngừng phát triển theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ B- Chuẩn bị của GV và HS - GV: Hệ thống câu hỏi và bài soạn - HS: ND bài học. C- Các hoạt động dạy và học I- ổn định tổ chức: II- Kiểm tra bài cũ: ? Xác định các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ trong trường hợp sau: Bạc tình nổi tiếng lầu xanh Một tay chôn biết mấy cành phù dung - Từ tay dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoáh dụ. III- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự? Hãy tóm tắt 1 TP tự sự mà em đã học? ? Kể tóm tắt bằng văn bản viết về môt sự việc xảy ra trong lớp( hoặc ở nhà em) theo những yêu cầu sau: -. Kể tóm tắt trong khoảng 10 câu - . Kể tóm tắt trong khoảng 5 câu ? Cho 2 trường hợp : VD:”Bồ kinh tế”:Trị nước cứu đời “Giỏi kinh tế”: Tổng thể nói chung những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất VD: Từ đầu nghĩa chuyển : Đầu đề, cứng đầu, mụ đầu VD: Mũi mác, đầu hàng, ruột bút VD: Cả lớp đứng dậy ? Xác định các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ trong các trường hợp sau: a. Bạc tình nổi tiếng lầu xanh Một tay chôn biết mấy cành phù dung b.Một mặt người hơn mười mặt của c. Gia đình Tú Xương có 7 miệng ăn d. Ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa đ. Muỗi bay rừng già cho dài tay áo a.Đầu lòng hai ả tố nga b. Nhà ấy nay lại nuôi thêm một đầu lợn nữa Phương thức chuyển nghĩa của từ đầu trong 2 trường hợp trên có giống nhau không ? Vì sao? Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự -Có thể chọn các đề tài và cốt truyện quen thuộc VD:Chuyện về 1 đôi bạn cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập, chuyện về 1 sự hiểu nhầm tai hạigiữa 2 người bạn thân, chuyện về lỗi lầm vầ thaí độ ân hận của 1 bạn HS ( nếu sự việc sảy ra trong lớp học), chuyện về 1 món quà bất ngờ trong ngày sinh nhật, chuyện giúp

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 9 quan Que Thuong.doc
Giáo án liên quan