A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Hs biết được đk để vật nổi, vật chìm
2. Kỹ năng: vận dụng được đk sự nổi để giải một số bài tập về lực đẩy Ácimet
3. Thái độ: Luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
B. PHƯƠNG PHÁP: hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo
2. Học sinh: Sgk,sách tham khảo
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự chọn Vật lý 8 NC: Bài toán về sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
BÀI TOÁN VỀ SỰ NỔI
Ngày soạn:
3-12
Ngày dạy:
6-12
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh
1. Kiến thức:
Hs biết được đk để vật nổi, vật chìm
2. Kỹ năng:
vận dụng được đk sự nổi để giải một số bài tập về lực đẩy Ácimet
3. Thái độ:
Luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
B. PHƯƠNG PHÁP:
hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Giáo án, sgk, tài liệu tham khảo
2. Học sinh:
Sgk,sách tham khảo
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định:1’
Sĩ số: Vắng:
II. Bài cũ: 2’
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai:
Hoạt động của HS
trợ giúp của GV
Hoạt động 1 : nhắc lại một số kiến thức cơ bản và phươnng pháp giải bài toán
Hs trả lời
1.Đk để vật nổi, vật chìm
Gọi p là trọng lượng của vật,F là lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi vật chìm trong chất lỏng.
Vật chìm xuống khi : P>F
vật nổi lên khi : P<F
Vật lơ lửng trong chất lỏng : P=F
? Đk để vật nổi, vật chìm là gì
? hãy nhắc lại trọng lượng riêng của một số chất như: gổ, dầu, thuỷ ngân, nước, nước biển,sắt ...
Hoạt động 2 : giải một số bài tập định tính
Hướng dẫn giải:
Gọi D1, D2, D3 lần lượt là khối lượng riêng của vật thứ nhất, vật thứ hai, vật thứ 3.
Từ công thức tính khối lượng riêng
D= m/v
Ta thấy với 3 vật có khối lượng như nhau và với D1> D2> D3 thì V1< V2<V3
mặt khác từ công thức tính lực đẩy Acsimet: F=d.V nên F1<F2<F3
Giải :
Nếu vật là một khối đặc, nhúng ngập trong nước thì có thể kết luận được như nội dung bài.
Giải.
Mỡ luôn luôn nổi trên mặt nước vì vậy, trọng lượng riêng của mỡ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên khối lượng riêng của mỡ nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
Bài 1: Thả 3 vật có khối lượng bằng nhau chìm hoàn toàn vào trong một cốc nước. biết vật thứ nhất làm bằng đồng, vật thứ hai làm bằng sắt, vật thứ ba làm bằng sứ.hỏi lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nào là lớn nhất, nhỏ nhất? Hãy giải thích tại sao?
GV: gợi ý hs tóm tắt bài toán và giải
? vậy em rút ra kl gì?
Bài 2: Có thể kết luận vật nổi trên một chất lỏng nào đó nếu trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng được không?
Bài 3: không cần làm thí nghiệm, em hãy cho biết khối lượng riêng của mỡ lớn hơn hay nhỏ hơn khối lượng riêng của nước?
Hoạt động 3: tiết 21 Giải một số bài tập về sự nổi của vật
Tóm tắt:
Vv = 50 cm3
P = 3,9N
d = 10 000N/m3
a) FA = ?
b) D’ =?
Giải:
thể tích nước dâng lên trong bình bằng thể tích của vật chìm trong nước:
V = 50 cm3 = 0,00005m3
lực đẩy Acsimet: FA = d.V =10000.0,00005 = 0,5N
Khối lượng riêng: D = d/10 = P/10.V= 3,9/10. 0,00005 = 78 00 kg/m3 nên chất làm quả cầu bằng sắt.
Tóm tắt:
m = 567g
D = 10,5g/cm3
d = 10000N/m3
FA =?
Giải:
Từ công thức D = m/V nên V = m/D
Lực đẩy Acsimet: FA = d.V = ?
Bài 4:Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 50 cm3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9 N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
Xác định khối lượng riêng của chất làm vật.
Bài 5: một vật có khối lượng 567g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước . tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật , cho trọng lượng riêng
của nước 10000N/m3 .
GV gợi ý HS đổi đơn vị
IV. Củng cố:
V. Dặn dò:
Hs học bài làm bài tập, lập sổ tay kiến thức cho môn vật lýss
BTVN:
Hướng dẫn:
Dặn dò:
VI. Bổ sung:
File đính kèm:
- GA TCNC Vat ly 8.doc