Chuyển Động Cơ Học - Bài Tập Vận Dụng
A/ Yêu cầu :
- Xác định được khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên
- Xác định được tính tương đối của chuyển động
- Tính được một vài vận tốc đơn giản và ý nghĩa vận tốc
B/ Nội dung :
I/ Lý thuyết :
- Một vật thay đổi vị trí so với vật khác ta nói vật đó chuyển động
- Một vật chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Vật lý 8 tiết 1 đến 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11 / 9 / 2007
Tiết : 1 +2
Chuyển Động Cơ Học - Bài Tập Vận Dụng
A/ Yêu cầu :
Xác định được khi nào vật chuyển động, khi nào vật đứng yên
Xác định được tính tương đối của chuyển động
Tính được một vài vận tốc đơn giản và ý nghĩa vận tốc
B/ Nội dung :
I/ Lý thuyết :
Một vật thay đổi vị trí so với vật khác ta nói vật đó chuyển động
Một vật chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối
Công thức tính vận tốc
II/ Bài tập :
1/ Chiếc xe đang chạy ngoài đường , hãy chỉ vật mốc ?
2/ Có hai xe chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc. Lúc đầu xe A cách xe B 500 m. Hỏi, nếu xét trong hệ chỉ có hai xe, thì hai xe có chuyển động với nhau không ?
3/ Hãy chỉ ra người lái xe chuyển động so với vật nào và đứng yên so với vật nào ?
4/ Một ô tô chuyển động trên đoạn đường 120 km trong hia giờ. Hỏi vận tốc của xe ôtô ?
Tóm tắt : Giải :
s = 120km Vận tốc của ô tô trên đoạn đường 120 km là :
t = 2h
v = ? km/h ĐS : 60 km/h
5/ Một tàu hỏa có vận tốc 80 km/h.Hỏi trong hai giờ tàu hỏa đi được đoạn đường bao nhiêu kilômet ?
Tóm tắt : Giải :
v = 80 km/h Quãng đường tàu hỏa đi được trong hai giờ là :
t = 2 h
s = ? km ĐS : 160 km
6/ Ôtô A chuyển động với vận tốc 30 km/h, ôtô B chuyển động với vận tốc 5m/s. Hỏi ôtô nào nhanh hơn ? Giải : Vận tốc của ôtô A theo đơn vị m/s là :
Vậy ôtô A chuyển động nhanh hơn ôtô B.
7/ Một phi cơ đi trên quãng đường 720 km, với vận tốc 360 km/h. hỏi thời gian đi hết quãng đường trên ?
Tóm tắt : Giải :
s = 720 km Thời gian phi cơ đi hết quãng đường trên là :
v = 360 km/h
t = ? h ĐS : 2h
8/ SBT
Ngày soạn : 25 / 9 / 2007
Tiết 3
Chuyển Động Đều - Chuyển Động Không Đều
A/ Yêu cầu :
Nắm được thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều .
Vận dụng được công thức , tính vận tốc của một số chuyển động
B/ Nội dung :
I/ Lý thuyết :
Chuyển động đều là chuyển động có vận không thay đổi
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc luôn thay đổi theo thời gian
Công thức
II/ Bài tập :
1/ Một người đạp xe trên đoạn đường dài 6 km trong 18 phút và đoạn đường 10 km trong 30 phút. Hỏi chuyển động của xe là chuyển động nào? vì sao ?
Đáp án : Vận tốc của xe trên đoạn đường đầu tiên là :
Vận tốc của xe trên đoạn đường kế tiếp là :
Vậy chuyển động của xe là chuyển động đều, vì vận tốc của xe không thay đổi
2/ Chuyển động của xe khách là chuyển động nào ?vì sao ?
Đáp án : Chuyển động của xe khách là chuyển động không đều, vì vận tốc của xe khách luôn thay đổi trong suốt thời gian chuyển động .
3/ Một người đi bộ trên quãng đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s.Ở quãng đường sau dài 1,9 km người đó đi mất 5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường ?
Đáp án : Thời gian đi hết đoạn đường đầu là :
Vận tốc trung bình của người đi bộ là :
4/ Một người đi xe đạp trên nửa quãng đường đầu với vận tốc v1=12 km/h. Nửa còn lại với vận tốc v2. Biết vận tốc cả đoạn đường là 8km/h. tính vận tốc v2.
Đáp án : Vận tốc trên đoạn đường thứ 2 là :
5/ SBT
Ngày soạn : 9 / 10 / 2007
Tiết 4
Cách biểu diễn lực
A/ Yêu cầu :
Biểu diễn được các lực theo mọi phương
Biểu diễn đúng tỉ xích cho trước và tùy chọn
B/ Nội dung :
I/ Lý thuyết :
Các yếu tố của lực :
Điểm đặt lực
Hướng
Độ lớn
II/ Bài tập :
1/ Khi có lực tác dụng lên vật sẽ làm cho vật như thế nào ?
Đáp án : Khi có lực tác dụng lên vật sẽ làm cho vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động .
2/ Khi biểu diễn lực cần phải biết bao nhiêu yếu tố ?
Đáp án : Khi biểu diễn lực cần phải biết 3 yếu tố : Điểm đặt lực, hướng và độ lớn
3/ Biểu diễn các lực sau :
Lực kéo của đầu tàu 18.000N
Trọng lượng của vật 200kg
Lực tạo với phương ngang một góc 30 độ
P
P = 2000 N
Lực tạo với phương ngang một góc 90 độ, chiều đi lên
F = 18.000 N
F
Đáp án :
- Lực của đầu tàu theo phương ngang - Trọng lượng của vật 200 kg
F
⁾
300
- Lực tạo với phương ngang một góc 30 độ
- Lực tạo với phương ngang một góc 900, chiều đi lên.
F
4/ SBT
Ngày soạn : 23 / 10 / 2007
Tiết 5
Bài Toán Về Lực Cân Bằng - Ma Sát
A/ Yêu cầu :
Biểu diễn được hai lực cân bằng cùng đặt lên một vật
Nắm được sự xuất hiện của lực ma sát trong từng trường hợp
B/ Nội dung :
I/ Lý thuyết :
Hai lực cân bằng là hai lực có độ lớn bằng nhau cùng đặt lên một vật, có cùng phương nhưng ngược chiều
Lực ma sát có được khi :
+ Vật trượt trên vật khác
+ Vật lăn trên vật khác
+ Vật đứng yên
II/ Bài tập :
1/ Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng ?
Đáp án : - Vật đang đứng yên sẽ đứng yên
- Vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi
P
T
2/ Quả cầu nặng 0.2 kg được treo vào sợi dây cố định . Hãy biểu diễn các vét tơ lực tác dụng lên quả cầu Đáp án :
3/ Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 12.000N
a/ Tính độ lớn của lực ma sát khi tác dụng lên các bánh xe của ôtô ?
Đáp án : Khi ô tô chuyển động thẳng đều có nghĩa là lực kéo của động cơ cân bằng với lực ma sát của bánh xe. Vậy độ lớn của lực ma sát là 12.000 N
b/ Khi lực kéo của ôtô tăng lên , thì chuyển động của ôtô se như thế nào ?
Đáp án : Khi lực kéo của ôtô tăng lên , thì chuyển động của ôtô sẽ nhanh dần lên vì lực kéo của ôtô lúc này lớn hơn lực ma sát của bánh xe.
c/ Khi lực kéo của ôtô nhỏ hơn lực ma sát thì chuyển động của ôtô sẽ như thế nào ?
Đáp án : Khi lực kéo của ôtô nhỏ hơn lực ma sát thì chuyển động của ôtô lúc này sẽ chậm dần
4/ SBT
Ngày soạn :
Tiết 6 +7
Bài Toán Về Aùp Suất
A/ Yêu cầu :
Giải được các bài toán về áp suất chất lỏng và chất rắn
Giải thích được các ứng dụng về áp suất
B/ Nội dung :
I/ Lý thuyết :
Aùp suất chất rắn phụ thuộc vào 2 yếu tố
+ Aùp lực
+ Diện tích bị ép, Công thức
Aùp suất chất lỏng phụ thuộc vào 2 yếu tố
+ Trọng lượng riêng của chất lỏng
+ Độ cao cột chất lỏng, công thức
II/ Bài tập :
1/ Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2 . diện tích bàn chân tiếp xúc mặt sàn là 0,03m2 .Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó ?
Đáp án : Trọng lượng của người chính là áp lực tác dụng lên mặt sàn
Vậy trọng lượng của người là : p = 510 N
Khối lượng của người là :
2/ Đặt một bao gạo 60 kg lên một cái ghế 4 chân, có khối lượng 4 kg. diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất ?
Đáp án : Aùp suất của bao gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là :
3/ Một ô tô bị lầy, muốn làm giảm áp suất thì ta phải làm thế nào ?
Đáp án : Muốn làm giảm áp suất thì phải tăng diện tích tiếp xúc
4/ Một tàu ngầm đang di chuyển ở đáy biển, áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2.020.000 N/m2 . Một lúc sau áp kế chỉ 860.000 N/m2 .
a/ Tàu nổi lên hay lặn xuống ? vì sao khẳng định ?
Đáp án : Tàu nổi lên, vì áp suất giảm chứng tỏ độ sâu cũng giảm
b/ Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Trọng lượng riêng của nước biển là :10.300 N/m2
Đáp án : Độ sâu ở thời điểm thứ nhất là :
Độ sâu ở thời điểm thứ hai là :
Ngày soạn :
Tiết 8
Bài Toán Về Aùp Suất
A/ Yêu cầu : Nắm được các công thức tính áp suất và vận dụng vào bài tập một cách thành thạo.
B/ Nội dung :
I/ Lý thuyết :
II/ Bài tập :
1/ Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m.
a/ Tính khối lượng của không khí trong phòng, biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3
Đáp án : Thể tích của khối khí trong phòng là :
Khối lượng của không khí trong phòng là :
b/ Tính trọng lượng của không khí trong phòng ?
Đáp án : Trọng lượng của không khí là :
2/ Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh, hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18 mm.
h1
h2
h
Tính độ cao cột xăng, cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10,300N/m3 , của xăng là 7000N/m3
Đáp án : Gọi áp suất của cột xăng có chiều cao h1 là: pa
Gọi áp suất của cột nước biển có chiều cao h2 là: pb
Ta có pa = pb
Mà
Từ hình vẽ ta có :
Thay (2) vào (1) ta có :
3/ đổi 76 cmHg ra đơn vị N/m2
Đáp án : p = d.h = 136000.0,76 = 103360N/m2
4/ Vì sao giếng nước khi sử dụng bơm tay thì độ sâu mực nước không được vượt quá 10,34m ?
Đáp án : Khi bơm nước, nước lên được là nhờ áp suất khí quyển, nếu thay thủy ngân trong thí nghiệm Tôrixeli bằng nước thì ống thí nghiệm phải đạt 10,34m.
Vậy nếu vượt quá 10.34m thì không bơm được nước .
Ngày soạn :
File đính kèm:
- Tu chon li 8.doc