TUẦN 5
Tự nhiên và xã hội
Cơ quan tiêu hoá
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có thể:
Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.
Giáo dục học sinh ý thức vệ sinh ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to( tranh câm). Các phiếu rời ghi tên các cơ quan và tuyến tiêu hoá.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 5, 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tự nhiên và xã hội
Cơ quan tiêu hoá
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có thể:
Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.
Giáo dục học sinh ý thức vệ sinh ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to( tranh câm). Các phiếu rời ghi tên các cơ quan và tuyến tiêu hoá.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
GV nhận xét
3. Bài mới:
Khởi động: trò chơi “chế biến thức ăn”
Mục tiêu: Giới thiệu bài và giúp HS hình dung sơ bộ đường đi của thức ăn khi tiêu hoá.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn 3 động tác như (SGV 27)
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
GV nêu câu hỏi: Em học được gì qua trò chơi này?
* Hoạt động 1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá.
Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
Cách tiến hành:
Bước1: làm việc theo cặp
ND thảo luận: Thức ăn được nhai, nuốt rồi đi đâu?
Bước 2: làm việc cả lớp
GV treo hình vẽ
Kết luận: Thức ăn vào miệng, xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể. Các chất cặn bã xuống ruột già và thải ra ngoài.
* Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ
Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV gắn các chú giải vàotranh, vừa nói vừa chỉ tranh quá trình tiêu hoá thức ăn.
Bước 2: GV cho HS quan sát hình 2 SGK( 13)
Kể tên các cơ quan tiêu hoá?
Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm có: Miệng, thực quản, dạ dày,ruột non, ruột giàvà tuyến nước bọt, gan, tuỵ.
Hát
2 HS lần lượt trình bày
Lớp nhận xét
Nhập khẩu, vận chuyển, chế biến.
HS cả lớp đứng tại chỗ chơi 1 lần
Bíêt đường đi của thức ăn khi tiêu hoá.
HS quan sát hình 1 SGK trang 12
Thảo luận theo bàn
2 HS lên bảng găn phiếu đúng vào các vị trí trên sơ đồ câm.
HS nêu lại kết luận.
Nghe GV cung cấp kiến thức
Quan sát tranh
Quạn sát tranh 2SGK trang 13
3-4 em kể
5 em nêu lại kết luận
IV. Hoạt động nối tiếp
Tổ chức trò chơi “ ghép chữ vào hình”. Giúp HS nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hoá.
GV nêu cách chơi, cho HS chơi thử, tiến hành chơi thi đua theo nhóm.
Tổng kết trò chơi, nhận xét giờ học.Dăn HS ôn bài .
Tự nhiên và xã hội ( tăng)
Thực hành nhận biết cơ quan tiêu hoá
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có thể:
Thực hành chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
Thực hành chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá và dịch tiêu hoá.
Giáo dục học sinh ý thức vệ sinh ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to( tranh câm).
Các phiếu rời ghi tên các cơ quan và tuyến tiêu hoá.Vở bài tập TN và XH
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra:Kể tên các cơ quan tiêu hoá?
GV nhận xét
3. Bài mới:
Khởi động: trò chơi “chế biến thức ăn”
Mục tiêu: Giới thiệu bài và giúp HS hình dung sơ bộ đường đi của thức ăn khi tiêu hoá.
Cách tiến hành
Tổ chức cho HS chơi
GV nêu câu hỏi: Em học được gì qua trò chơi này?
* Hoạt động 1: Thực hành: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá.
Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.
Cách tiến hành:
Bước1: làm việc theo cặp
ND thảo luận: Thức ăn được nhai, nuốt rồi đi đâu?
Bước 2: làm việc cả lớp
GV treo hình vẽ
Kết luận: Thức ăn vào miệng, xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể. Các chất cặn bã xuống ruột già và thải ra ngoài.
* Hoạt động 2: Thực hành: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ
Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hoá.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV gắn các chú giải vàotranh, vừa nói vừa chỉ tranh quá trình tiêu hoá thức ăn.
Bước 2: GV cho HS quan sát hình 2 SGK( 13)
Kể tên các cơ quan tiêu hoá?
Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm có: Miệng, thực quản, dạ dày,ruột non, ruột giàvà tuyến nước bọt, gan, tuỵ.
Hát
2 HS lần lượt trình bày
Lớp nhận xét
1 em nêu 3 khẩu lệnh của trò chơi
Nhập khẩu, vận chuyển, chế biến.
HS cả lớp đứng tại chỗ chơi 1 lần
Bíêt đường đi của thức ăn khi tiêu hoá.
HS quan sát hình 1 SGK trang 12
Thảo luận theo bàn
2 HS lên bảng găn phiếu đúng vào các vị trí trên sơ đồ câm.
HS nêu lại kết luận.
Nghe GV cung cấp kiến thức
Quan sát tranh
Quạn sát tranh 2SGK trang 13
3-4 em kể
5 em nêu lại kết luận
HS làm các bài tập trong VBT.
IV. Hoạt động nối tiếp
Tổ chức trò chơi “ ghép chữ vào hình”. Giúp HS nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hoá.
GV nêu cách chơi, cho HS chơi thử, tiến hành chơi thi đua theo nhóm.
Tổng kết trò chơi, nhận xét giờ học.Dặn HS ôn bài .
Tuần 6
Tự nhiên và xã hội
Tiêu hoá thức ăn
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ có lợi cho tiêu hoá, tác hại của việc chạy nhảy sau khi ăn no.
GD HS ý thức ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy, không nhịn đi đại tiện.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to. 3 chiếc bánh mì.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Treo tranh cơ quan tiêu hoá
3. Bài mới:
Khởi động: Chơi trò chơi chế biến thức ăn
Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận
* Mục tiêu: HS nói được sự biến đổi của thức ăn trong khoang miệng và dạ dày.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thực hành theo cặp
GV phát cho mỗi em 1 miếng bánh mì
Khi ăn răng và lưỡi làm gì?
Nuốt thức ăn vào đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận: Thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn,nước bọt tẩm ướt,nuốt qua thực quản xuống dạ dày. Dạ dày co bóp làm 1 phần thức ăn biến thành chất bổ dưỡng.
Hoạt động 2:Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nắm được sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS trao đổi, thảo luận theo cặp các câu hỏi nêu nội dung sự biến đổi thức ăn khi tiêu hoá.
Bước 2:Làm việc cả lớp
Lần lượt HS trả lời các câu hỏi:
Thức ăn vào ruột non biến đổi thành gì?
Phần chất bổ đưa đi đâu? Làm gì?
Phần chất bã đưa đi đâu?
Vì sao không được nhịn đi đại tiện?
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức vào cuộc sống
* Mục tiêu: Hiểu cần ăn chậm, nhai kĩ. Không chạy nhảy sau khi ăn no.
* Cách tiến hành:
Thảo luận chung trước lớp
Vì sao nên ăn chậm, nhai kĩ?
Sau khi ăn no vì sao không chạy nhảy?
Hát
2 em chỉ tranh nêu tên các cơ quan tiêu hoá
1 em nêu lại cách chơi, lớp chơi 1 lần
HS nhận bánh, nghe GV hướng dẫn nội dung học
Nhai bánh, suy nghĩ theo câu hỏi
Răng nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi nhào trộn.
Nuốt thức ăn vào dạ dày
Lần lượt nêu ý kiến đã thảo luận
2-3 em nhắc lại kết luận
HS đọc thông tin trong SGK
Hai HS tự hỏi nhau và trả lời câu hỏi
Lần lượt từng em nêu nội dung đã thảo luận
Trong ruột non thức ăn thành chất bổ dưỡng
Chất bổ thấm qua thành ruột non đi nuôi cơ thể
Phần chất bã đi xuống ruột già, tống ra ngoài.
Vì tránh táo bón và ngộ độc do cặn bã gây ra
HS thảo luận theo các câu hỏi
Thức ăn nghiền kĩ, dễ tiêu hoá
Gây sóc ở bụng, tiêu hoá kém, dễ đau dạ dày.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Vận dụng bài này em làm gì?( Phải ăn chậm, nhai kĩ. Không chạy nhảy sau khi ăn no).
2. Dặn dò: Thực hành theo nội dung liên hệ bài học.
Tự nhiên và xã hội (tăng)
Luyện: Sự tiêu hoá thức ăn
I. Mục tiêu:
HS luyện tập nội dung đã học về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ có lợi cho tiêu hoá, tác hại của việc chạy nhảy sau khi ăn no.
GD HS ý thức ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy, không nhịn đi đại tiện.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to. 3 chiếc bánh mì.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Treo tranh cơ quan tiêu hoá
3. Bài mới:
Khởi động: Chơi trò chơi chế biến thức ăn
Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận
* Mục tiêu: HS nói được sự biến đổi của thức ăn trong khoang miệng và dạ dày.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thực hành theo cặp
GV phát cho mỗi em 1 miếng bánh mì
Khi ăn răng và lưỡi làm gì?
Nuốt thức ăn vào đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận: Thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn,nước bọt tẩm ướt,nuốt qua thực quản xuống dạ dày. Dạ dày co bóp làm 1 phần thức ăn biến thành chất bổ dưỡng.
Hoạt động 2:Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nắm được sự biến đổi thức ăn ở ruột non và ruột già.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
HS trao đổi, thảo luận theo cặp các câu hỏi nêu nội dung sự biến đổi thức ăn khi tiêu hoá.
Bước 2:Làm việc cả lớp
Lần lượt HS trả lời các câu hỏi:
Thức ăn vào ruột non biến đổi thành gì?
Phần chất bổ đưa đi đâu? Làm gì?
Phần chất bã đưa đi đâu?
Vì sao không được nhịn đi đại tiện?
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức vào cuộc sống
* Mục tiêu: Hiểu cần ăn chậm, nhai kĩ. Không chạy nhảy sau khi ăn no.
* Cách tiến hành:
Thảo luận chung trước lớp
Vì sao nên ăn chậm, nhai kĩ?
Sau khi ăn no vì sao không chạy nhảy?
Hát
2 em chỉ tranh nêu tên các cơ quan tiêu hoá
1 em nêu lại cách chơi, lớp chơi 1 lần
HS nhận bánh, nghe GV hướng dẫn nội dung học
Nhai bánh, suy nghĩ theo câu hỏi
Răng nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi nhào trộn.
Nuốt thức ăn vào dạ dày
Lần lượt nêu ý kiến đã thảo luận
2-3 em nhắc lại kết luận
HS đọc thông tin trong SGK
HS mở vở bài tập tự làm bài
Lần lượt từng em nêu nội dung đã thảo luận
Trong ruột non thức ăn thành chất bổ dưỡng
Chất bổ thấm qua thành ruột non đi nuôi cơ thể
Phần chất bã đi xuống ruột già, tống ra ngoài.
Vì tránh táo bón và ngộ độc do cặn bã gây ra
HS thảo luận theo các câu hỏi
Thức ăn nghiền kĩ, dễ tiêu hoá
Gây sóc ở bụng, tiêu hoá kém, dễ đau dạ dày.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Vận dụng bài này em làm gì?( Phải ăn chậm, nhai kĩ. Không chạy nhảy sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện).
2. Dặn dò: Thực hành theo nội dung liên hệ bài học.
File đính kèm:
- TNXH 5-6.doc