Giáo án Tự nhiên xã hội khối 1 học kì 1

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 1 : Cơ thể chúng ta

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.

2/ Kĩ năng : Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.

3/ Thái độ : Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

 Kĩ năng : Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định.

III. CHUẨN BỊ :

GV : Tranh minh họa (SGK), phấn màu.

HS : SGK, vở bài tập.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội khối 1 học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 1 : Cơ thể chúng ta I. MỤC TIÊU : Kiến thức : Kể tên các bộ phận chính của cơ thể. Kĩ năng : Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay. Thái độ : Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng : Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định. III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK), phấn màu. HS : SGK, vở bài tập. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP Ổn định (1’) Bài mới (24’) HĐ 1 : Quan sát tranh. - Hát “Con chim non” - Hãy quan sát hình /4 (SGK) + Chỉ ra các bộ phận bên ngoài của cơ thể ? - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp. - Quan sát. - Chia nhóm (theo cặp). - HS nêu và chỉ rõ vào tranh. - Lớp nhận xét Đ/S. Trực quan. Thảo luận. Đ/S. HĐ 2 : Hướng dẫn HS xem tranh nhận biết bộ phận cơ thể. - Giúp HS nhận biết cơ thể chúng ta gồm 3 phần : đầu, mình, tay chân. - HS quan sát hình /5 (SGK) + Hãy chỉ và nói xem các bạn tong từng hình đang làm gì ? - Gọi HS lên biểu diễn trước lớp, động tác giống hình vẽ (4, 5 em). Ø Chúng ta nên tích cực vận động, hoạt động sẽ giúp ta khỏe mạnh và nhanh nhẹn. - Chia nhóm thảo luận, lên trình bày. + Ngửa cổ, cúi đầu, cúi mình, một số cử động của chân, tay … - HS vừa nêu vừa thực hiện động tác. - Lớp nhận xét. Trực quan. Thảo luận. Thực hành. KN giao tiếp– tự nhận thức HĐ 3 : Tập thể dục. - Hướng dẫn HS học bài : + Cúi mãi mỏi lưng + Viết mãi mỏi tay + Thể dục thế này + Là hết mệt mỏi - GV làm mẫu. - Vừa đọc vừa tập + Cúi gập người + Làm động tác tay + Nghiêng người sang trái, phải. + Đưa chân trái, phải - Cả lớp làm theo. Thực hành tập thể dục. Kn ra quyết định V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) Nêu tên các bộ phận cơ thể (ai nhanh, ai đúng) Vì sao ta cần phải vận động, tập thể dục ? * Chuẩn bị : bài “Chúng ta đang lớn” TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 2 : Chúng ta đang lớn I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS hiểu được sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết 2/ Kĩ năng : Biết so sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. 3/ Thái độ : Ý thức được sự lớn lên của mọi người là không hoàn toàn như nhau : có người cao hơn, thấp hơn, béo hơn … đó là bình thường. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng : Giao tiếp – tự nhận thức,ra quyết định . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK), phấn màu. HS : SGK, vở bài tập. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP 1. Ổn định (1’) 2. Bài cũ (4’) 3. Bài mới (24’) HĐ 1 : Quan sát tranh. - Hát “Vườn cây của ba” + Chỉ ra các bộ phận bên ngoài của cơ thể ? + Vì sao chúng ta phải năng vận động ? - GV nhận xét, tuyên dương. - Trò chơi khởi động : “Vật tay” Ai là người thắng ? Chốt ý, giới thiệu bài - SGK / 6 + Hình nào cho biết sự lớn lên của em bé ? + Hai bạn này đang làm gì ? Nói lên điều gì ? + Em bé đang làm gì ? Đã biết thêm điều gì so với lúc còn bé ? - GV chốt ý. - Cả lớp. + Đầu, mình, tay chân. + Cho người phát triển, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. - Lớp nhận xét Đ/S. - Chia cặp đấu với nhau. - Quan sát. - Thảo luận nói lên suy nghĩ riêng của từng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Lớp bổ sung, nhận xét. Hỏi đáp. Trò chơi. KN giao tiếp – tự nhận thức Trực quan. Thảo luận. Truyền đạt. Giáo dục tư tưởng. HĐ 2 : Hướng dẫn HS đo. - Cho HS thực hành từng cặp đo xem bạn nào cao hơn ? béo hơn ? gầy hơn ? + Em có lo về điều đó không ? + Cần chú ý điều gì ? - Thực hành đo từng cặp. - Nêu nhận xét. - HS phát biểu suy nghĩ cá nhân. Thực hành. KN ra quyết định Vấn đáp. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) Cơ thể em sẽ phát triển như thế nào theo từng ngày ? Em cần chú ý việc ăn uống, luyện tập mỗi ngày ra sao ? Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một. * Chuẩn bị : bài “Nhận biết các vật xung quanh”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 3 : Nhận biết các vật xung quanh I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh. 2/ Kĩ năng : Biết nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh.. 3/ Thái độ : Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng : Giao tiếp – tự nhận thức, đặt mục tiêu III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng lớn, vật mẫu. HS : SGK, vở bài tập, thước. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP 1. Ổn định (1’) 2. Bài cũ (4’) - Hát “5 ngón tay ngoan” + Cơ thể em phát triển như thế nào theo từng ngày ? + Em cần chú ý ăn uống, luyện tập mỗi ngày ra sao ? - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp. + Lớn lên theo từng ngày. + Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục mỗi ngày cho cơ thể khỏe mạnh. - Trả lời cá nhân. - Lớp nhận xét, bổ sung. Hỏi đáp. Nhận xét. 3. Bài mới (24’) HĐ 1 : Giới thiệu bài. - GV cho HS chơi trò chơi : Dùng khăn sạch che mắt 1 bạn, lần lượt đặt vào trong tay của bạn một số đồ vật. - Đón xem đó là vật gì ? - Ai đoán đúng tất cả là thắng. - Sinh hoạt trò chơi cả lớp. - HS theo dõi bạn đại diện chơi. - quả, thước, bút … - Lớp cổ vũ, tuyên dương. Trò chơi. HĐ 2 : Quan sát hình trong SGK. - Mô tả các vật xung quanh : + Màu sắc, hình dáng ? + Sự nóng, lạnh ? + Trơn, nhẵn hay sần sùi ? - Cho HS chỉ vào từng vật và trình bày. - Chia 2 nhóm quan sát. - Thảo luận và trình bày. - HS phát biểu suy nghĩ cá nhân. Trực quan. Đàm thoại. KN giao tiếp –tự nhận thức HĐ 3 : Nhận biết vai trò của các giác quan. - Hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi : + Nhờ đâu em biết được hình dáng các vật ? + Nhờ đâu em biết mùi của vật ? + Nhờ đâu em biết được vật đó cứng hay mềm, sần sùi hay mịn màng, nóng hay lạnh ? + Nhờ đâu em nhận biết được tiếng chim hót hay lời cô giảng ? + Điều gì xảy ra khi mắt ta bị hòng ? Tai bị điếc ? - Thảo luận nhóm, HS trả lời. + Mắt. + Mũi. + Tay. + Tai. + Mất các giác quan. Thảo luận KN đặt mục tiêu V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) Nhắc lại các giác quan của con người ? Trò chơi “Sống chết”. GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : bài “Bảo vệ mắt và tai”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 4 : Bảo vệ mắt và tai I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS hiểu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. 2/ Kĩ năng : Biết thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt, tai sạch sẽ. 3/ Thái độ : Có ý thức tự giác giữ gìn mắt và tai. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng : Giao tiếp- tự nhận thức , ra quyết định III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng lớn, phiếu bài tập. HS : SGK, vở bài tập, thước, bút chì. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP 1. Ổn định (1’) - Hát “Tập tầm vông” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) + Nhờ đâu em biết được màu sắc của các vật ? + Nhờ đâu em biết được mùi vị của các vật ? + Nhờ đâu em nhận ra được tiếng ba hay tiếng mẹ ? - GV nhận xét, tuyên dương. + Nhờ mắt. + Nhờ lưỡi. + Nhờ tai. - Lớp nhận xét, bổ sung. Hỏi đáp. Nhận xét. 3. Bài mới (27’) HĐ 1 : Quan sát hình trong SGK. - Hướng dẫn HS quan sát từng hình + Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt, bạn lấy tay che mắt, việc làm đó đúng hay sai ? Em có nên học tập bạn ấy không ? - GV nhận xét, sửa sai. + Hai bạn đang làm gì ? + Việc đó đúng hay sai ? + Tại sao ta không nên ngoáy tai cho nhau ? + Bạn gái trong hình đang làm gì? + Nếu em ngồi học gần chỗ mở nhạc quá to, em sẽ nghĩ gì ? - GV chốt ý chính. - Chia nhóm thảo luận nhóm, 2 bạn thành 1 nhóm. - Trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Trả lời cá nhân. + Ngoáy tai cho nhau. + Sai. + Làm viêm tai vì mất vệ sinh. + Ồn ào, làm khó chịu trong người. - Lớp nhận xét, bổ sung. Trực quan. Thảo luận nhóm. Trực quan. Đàm thoại. KN giao tiếp – tự nhận thức HĐ 2 : Đóng vai. MT : Ứng xử để tự bảo vệ cơ thể mình. - Chia nhóm thảo luận và phân vai * Tình huống 1 : Hùng đi học về thấy em trai đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que, nếu em là Hùng, em sẽ xử lý như thế nào ? * Tình huống 2 : Lan đang học bài thì anh Lan mở nhạc to. Nếu em là Lan, em làm gì ? - Các nhóm thảo luận về các cách ứng xử và chọn ra một cách để đóng vai. - Lớp nhận xét, khen ngợi những bạn xung phong đóng vai. Thảo luận. Sắm vai. KN ra quyết định V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’) Vì sao phải bảo vệ mắt và tai ? Trò chơi “Mưa rơi”. GV nhận xét, tuyên dương. * Chuẩn bị : bài “Giữ vệ sinh thân thể”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 5 : Giữ vệ sinh thân thể I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp ta khỏe mạnh tự tin. 2/ Kĩ năng : Biết làm các việc để giữ vệ sinh da và tránh các việc làm có hại cho da. 3/ Thái độ : Giáo dục HS có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp -tự nhận thức : Biết chia sẻ và trao đổi với bạn về việc giữ vệ sinh thân thể . - Kĩ năng xác định giá trị : Có một thân thể sạch sẽ , giúp ta khoẻ mạnh – tự tin. - Kĩ năng ra quyết định : Biết lựa chọn hành vi có lợi cho thân thể. - Kĩ năng kiên định : Không làm những việc gây hại cho thân thể. - Kĩ năng đặt mục tiêu : Biết tự giác thực hiện vệ sinh cá nhân hằng ngày . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng to, xà phòng, khăn, cắt móng tay. HS : SGK, vở bài tập, bảng Đ/S. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Năm ngón tay ngoan” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Bảo vệ mắt và tai. + Muốn bảo vệ mắt ta phải làm gì ? (rửa mắt, không để bụi bẩn rơi vào mắt, không dùng tay dơ dụi mắt). + Tại sao ta không nên ngoáy tai cho nhau ? (Gây nguy hiểm). + Nêu cách bảo vệt tai ? (Lấy ráy tai, giữ vệ sinh lỗ tai). - GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’) : Giữ vệ sinh thân thể. - GV cho HS hát bài “Chiếc khăn tay”. - Cho 2 HS kiểm tra lẫn nhau xem tay ai sạch ? HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Suy nghĩ cá nhân. - Chia nhóm : 2 người / nhóm. + Để giữ sạch thân thể, quần áo em phải làm gì ? - GV nhận xét, chốt ý. - Thảo luận nhóm. + Không nghịch bẩn, siêng năng tắm rửa, giữ sạch quần áo. - Lớp nhận xét, bổ sung. Kĩ năng tự nhận thức. Thảo luận. Hỏi đáp. Đàm thoại. HĐ 2 : Làm việc với SGK. MT : Nhận biết hành động Đ/S. - Cả lớp xem hình vẽ 12, 13 / SGK. + Nói về việc làm của 2 bạn trong hình ? + Nêu rõ việc nào đúng, sai, tại sao ? - GV chốt ý. - Quan sát. - Thảo luận, đại diện nhóm trả lời theo ý của nhóm. - Lớp nhận xét, bổ sung. Kĩ năng giao tiếp. Trực quan. Thảo luận. Giảng giải. HĐ 3 : Thực hành. MT : Ý thức giữ vệ sinh thân thể. + Hãy nêu việc cần làm khi chuẩn bị đi tắm? + Nên rửa tay khi nào ? + Kể tên những việc không nên làm ? + Chuẩn bị xà phòng, khăn, nước … + Khi ngủ dậy, trước khi ăn, trước khi đi ngủ … + Chia 2 nhóm lần lượt thi đua nêu : chạy giỡn, xô nhau té, đi chân đất … Kĩ năng xác định giá trị. Hỏi đáp. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi đóng kịch : em chơi dơ, chị khuyên em như thế nào ? Em nhận lỗi ra sao ? - Thực hiện theo bài vừa học. * Chuẩn bị : bài “Chăm sóc và bảo vệ răng”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 6 : Chăm sóc và bảo vệ răng I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS biết cách giữ vệ sinh răng miệng để đề phòng sâu răng và có hàm răng khỏe, đẹp. 2/ Kĩ năng : Biết chăm sóc răng đúng cách. 3/ Thái độ : Giáo dục HS có ý thức tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp -tự nhận thức : Biết chia sẻ và trao đổi với bạn về việc giữ vệ sinh răng . - Kĩ năng xác định giá trị : Có một hàm răng đẹp giúp ta tự tin. - Kĩ năng ra quyết định : Biết lựa chọn hành vi bảo vệ cho răng. - Kĩ năng kiên định : Không làm những việc gây hại cho răng. - Kĩ năng đặt mục tiêu : Biết tự giác thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng to, bàn chải, hàm răng. HS : SGK, vở bài tập, bảng Đ/S. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Chú bộ đội” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Giữ vệ sinh thân thể. + Ta phải làm gì để giữ vệ sinh thân thể ? (không nghịch bẩn, siêng năng tắm rửa, giữ sạch quần áo). + Hãy nêu việc cần làm khi chuẩn bị đi tắm ? (Chuẩn bị xà phòng, khăn, nước). + Nên rửa tay khi nào ? (Khi ngủ dậy, trước khi ăn, trước khi đi ngủ). - GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’) : Chăm sóc và bảo vệ răng. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Quan sát. MT : Nhận xét răng tốt, xấu. - Từng đôi bạn quan sát hàm răng của nhau. - Nêu kết quả quan sát. + Răng của bạn có bị sâu ? sún ? - GV đưa ra mô hình có 20 răng sữa. Sau khi răng sữa rụng đi thì chúng ta sẽ thay răng vĩnh viễn. - Trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”. - Quan sát, nhận xét. - Nhận ra dấu hiệu của răng sún, răng sâu. - Lắng nghe, quan sát. - Nhóm 1, 2, 3. Kĩ năng tự nhận thức. Phân tích so sánh. Trực quan. Giảng giải. Trò chơi. HĐ 2 : Làm việc với SGK. MT : Nhận biết hành động Đ/S. - Quan sát tranh 14, 15 / SGK. - Nêu việc làm của bạn, Đ/S. Vì sao ? + Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào ? + Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt ? + Phải làm gì khi răng bị đau hoặc bị lung lay ? - Nêu việc nên làm, không nên làm ? - Quan sát. - HS giơ bảng Đ/S, giải thích. + Sau khi ăn, thức dậy + Gây sâu răng, hư răng + Đi nha sĩ. - Lớp nhận xét, bổ sung. Kĩ năng giao tiếp. Trực quan. Hỏi đáp. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Đánh răng có lợi gì ? - Trò chơi : Xếp tranh theo thứ tự. - Thực hiện theo bài vừa học. * Chuẩn bị : Bài “Thực hành đánh răng và rửa mặt”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 7 : Thực hành đánh răng – rửa mặt I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS biết đánh răng và rửa mặt đúng cách. 2/ Kĩ năng : Biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. 3/ Thái độ : Có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp -tự nhận thức : Biết chia sẻ và trao đổi với bạn về việc đánh răng , rửa mặt . - Kĩ năng xác định giá trị : Có một thân thể sạch sẽ , giúp ta khoẻ mạnh – tự tin. - Kĩ năng ra quyết định : Biết lựa chọn cách đánh răng và rửa mặt đúng cách. - Kĩ năng đặt mục tiêu : Biết tự giác thực hiện vệ sinh cá nhân hằng ngày . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng to, bàn chải, hàm răng. HS : Bàn chải, khăn, cốc. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Chú chuồn chuồn” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Chăm sóc và bảo vệ răng + Một ngày đánh răng mấy lần ? (3 lần) + Khi bị đau răng, em làm như thế nào ? (súc miệng nước muối, đi nha sĩ …) + Làm thế nào bảo vệ răng, miệng ? (đánh răng, không ăn quá lạnh, quá nóng, không ăn kẹo buổi tối). - Kiểm tra đồ dùng. - GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’) : Thực hành đánh răng và rửa mặt HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Thực hành đánh răng. MT : Biết cách đánh răng. * Bước 1 : Quan sát. - Chỉ mô hình răng : + Mặt trong của răng. + Mặt ngoài của răng. + Mặt nhai của răng. + Hằng ngày em chải răng như thế nào ? + Cách chải răng như thế nào là đúng ? * Bước 2 : Thực hành đánh răng. - Quan sát mô hình răng. - Nhiều HS chỉ các mặt chính của răng. - Cá nhân lên trình bày, lớp nhận xét - Thực hành chải răng đúng. - Thực hiện theo nhóm. Trực quan. Hỏi đáp. Truyền đạt Thực hành. HĐ 2 : Thực hành rửa mặt. MT : Biết cách rửa mặt đúng. + Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất ? + Nói rõ vì sao ? - Gọi một số HS lên thực hành rửa mặt. - GV kiểm tra, nhận xét. - Quan sát, nhận xét nêu ý kiến của mình. Hỏi đáp. Thực hành. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Chia 2 nhóm thao tác nhanh, đúng cách đánh răng, rửa mặt. - Nhận xét, tuyên dương. - Thực hiện theo bài vừa học. * Chuẩn bị : Bài “Ăn uống hàng ngày”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 8 : Ăn uống hàng ngày I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khỏe mạnh. 2/ Kĩ năng : Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt. 3/ Thái độ : Có ý thức tự giác trong việc ăn uống cá nhân : ăn đủ no, uống đủ nước. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp -tự nhận thức : Biết chia sẻ và trao đổi với bạn về việc ăn uống hằng ngày . - Kĩ năng xác định giá trị : Có sức khoẻ tốt giúp ta làm việc , học tập tốt. - Kĩ năng ra quyết định : Biết lựa chọn thức ăn cần thiết cho cơ thể. - Kĩ năng kiên định : Không làm những việc gây hại cho sức khoẻ. - Kĩ năng đặt mục tiêu : Biết tự giác trong ăn uống hằng ngày . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng to. HS : Vở bài tập, bảng Đ/S. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Đi học” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Thực hành đánh răng, rửa mặt + Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào ? (Sau khi ăn, thức dậy …) + Rửa mặt như thế nào là đúng ? (Lau mắt, mũi, miệng, xung quanh mặt bằng khăn nhúng nước vắt sạch …) + Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt ? (Gây sâu răng, hư răng …). + Phải làm gì khi răng bị đau hoặc bị lung lay ? (Đi nha sĩ …) + Nêu việc nên làm, không nên làm ? (2 HS lên thực hành đánh răng, rửa mặt) - GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’) : Ăn uống hàng ngày HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Quan sát, suy nghĩ. MT : Tập nhận xét. * Bước 1 : GV hướng dẫn. + Hãy kể tên những thức ăn đồ uống mà các em thường dùng ? - GV viết lên bảng những thức ăn HS vừa nêu. * Bước 2 : Quan sát hình vẽ. - Quan sát hình trong SGK, nêu tên loại thức ăn. + Em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó ? + Loại thức ăn nào em chưa ăn hoặc không biết ăn ? - GV chốt : Nên ăn nhiều loại thức ăn có lợi cho sức khỏe. - Cá nhân nêu 1 loại thức ăn mà các em thường ăn. - Quan sát tranh. - Tuỳ từng HS trả lời theo ý các em. Phân tích so sánh. Trực quan. Hỏi đáp. Giáo dục tư tưởng. HĐ 2 : Làm việc với SGK. MT : Nhận biết hành động Đ/S. - Quan sát theo nhóm rồi trả lời : + Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể ? + Hình nào cho biết các bạn học tập tốt ? Sức khỏe tốt ? + Tại sao ta phải ăn uống hàng ngày ? - GV chốt : Chúng ta cần phải ăn uống hàng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt. - Chia nhóm, 2 người / nhóm. - Thảo luận. các câu hỏi GV đưa ra. - Đại diện nhóm trả lời. + Để khỏe mạnh làm được nhiều việc. Thảo luận. nhóm. Động não. Giáo dục tư tưởng. HĐ 3 : Thảo luận nhóm. MT : Ăn uống như thế nào có sức khỏe. - Chia 4 nhóm thảo luận : + Khi nào chúng ta cần ăn và uống ? + Hàng ngày em ăn mấy bữa, vào những lúc nào ? + Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính ? + Có nên ăn uống quá nhiều không ? Vì sao? - GV chốt : Chúng ta cần khi đói, uống khi khát. Ăn 3 bữa chính. Không nên ăn ngọt trước bữa ăn. - Mỗi nhóm thảo luận 1 câu. + Khi đói bụng và khi khát nước. + 2 bữa, 3 bữa … + Làm no bụng, làm sâu răng, làm mất ngon khi ăn cơm … + Không nên, dễ làm béo phì, đau bao tử … Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Trò chơi : Đi chợ. - Thực hiện theo bài vừa học, kể lại cho nhà nghe những điều em học được ở bài này.. * Chuẩn bị : Bài “Hoạt động và nghỉ ngơi”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 9 : Hoạt động và nghỉ ngơi I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết kể về những hoạt động mà em thích. 2/ Kĩ năng : Biết đi đứng và ngồi học đúng tư thế. 3/ Thái độ : Giáo dục HS có ý thức thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết những hoạt động nghỉ ngơi đúng cách - Kĩ năng xác định giá trị : Hoạt động nghỉ ngơi đúng giúp có sức khoẻ - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng hoạt động và tác dụng của nó - Kĩ năng đặt mục tiêu : Hoạt động và nghỉ ngơi đúng cách. III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng lớn. HS : SGK, vở bài tập, bảng Đ/S. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Hát “Đi học” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Ăn, uống hàng ngày + Hàng ngày em ăn mấy bữa, vào lúc nào ? (3 bữa) + Vì sao ta phải ăn uống ? (có sức khỏe) + Tại sao không ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính ? (ăn không ngon miệng) - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (25’) : Hoạt động và nghỉ ngơi HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Thảo luận theo cặp. MT : Nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khỏe. - GV giới thiệu bài. - Khởi động : Trò chơi “Hướng dẫn giao thông” + Kể tên các hoạt động và trò chơi mà các em chơi hàng ngày ? + Các hoạt động vừa nêu có lợi gì ? - Đại diện nhóm trả lời. - Cá nhân nêu các trò chơi. Thực hành. Phân tích so sánh. HĐ 2 : Làm việc với SGK. MT : Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khỏe. - Hãy quan sát các hình ở trang 20 và 21 SGK - Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng hình? Nêu tác dụng ? - GV chốt ý. - Quan sát tranh. - Tuỳ từng HS trả lời theo ý các em. Trực quan. Hỏi đáp. HĐ 3 : Quan sát theo nhóm. MT : Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hàng ngày. + Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế ? - HS đóng vai, nêu cảm nghĩ. - GV chốt lại bài. - Chia nhóm 2 người / nhóm. Sắm vai. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) Trò chơi : Đi chợ. Thực hiện theo bài vừa học, kể lạicho nhà nghe những điều em học được ở bài này. GV nhận xét. * Chuẩn bị : Bài “Ôn tập : Con người và sức khỏe”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 10 : Ôn tập : Con người và sức khỏe I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. 2/ Kĩ năng : Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khỏe tốt 3/ Thái độ : Giáo dục HS có ý thức tự giác thực hiện nếp sống văn minh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết các hoạt động giữ vệ sinh và các cơ quan trong cơ thể - Kĩ năng xác định giá trị : Có một sức khoẻ tốt là vốn quý - Kĩ năng đặt mục tiêu : Thực hiện hành vi có lợi cho sức khoẻ III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng lớn. HS : SGK, vở bài tập, bảng Đ/S. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định (1’) : Trò chơi “Ali ba ba” - Cả lớp. 2. Bài cũ (4’) : Hoạt động và nghỉ ngơi + Nêu một số hoạt động vui chơi mà em thích ? + Những hoạt động đó có lợi gì ? + Khi đi, đứng hay ngồi em cần chú ý điều gì ? - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới (25’) : Ôn tập : Con người và sức khỏe HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH P. PHÁP HĐ 1 : Thảo luận cả lớp. MT : Củng cố các kiến thức cơ bản về bộ phận cơ thể người và các giác quan. - GV phát phiếu cho các nhóm. + Cơ thể người gồm có mấy phần ? + Các bộ phận bên ngoài của cơ thể ? + Chúng ta nhận biết được thế giới xung quanh nhờ có gì ? + Nếu thấy bạn chơi súng cao su, em sẽ khuyên bạn như thế nào ? - GV nhận xét. - Thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. Thảo luận. Nhận xét. Phân tích so sánh. HĐ 2 : Gắn tranh theo chủ đề. MT : Củng cố các kiến thức về các hành vi vệ sinh hàng ngày, các hoạt động có lợi cho sức khỏe. - GV cho HS xem tranh. + Các em hãy nhớ và kể lại trong 1 ngày (từ sáng đến khi đi ngủ), mình đã làm những gì ? + Buổi sáng em thức dậy lúc mấy giờ ? + Đến trường, giờ ra chơi em chơi những trò chơi gì ? + Buổi trưa em thường làm gì ? + Em có đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ không ? - GV nhận xét. - GV chốt lại bài. - Quan sát tranh. - Tuỳ từng HS trả lời theo ý các em. Trực quan. Hỏi đáp. Giáo dục tư tưởng. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) Trò chơi : Đi chợ. Thực hiện theo bài vừa học, kể lạicho nhà nghe những điều em học được ở bài này. GV nhận xét. * Chuẩn bị : Bài “Gia đình”. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 11 : Gia đình I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS biết gia đình là tổ ấm của em. 2/ Kĩ năng : Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp. 3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu quí gia đình và những người thân trong gia đình. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Biết trao đổi với bạn về gia đình . - Kĩ năng xác định giá trị : Có một gia đình là hạnh phúc . - Kĩ năng đặt mục tiêu : Thực hiện những việc đem niềm vui đến gia đình . III. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh họa (SGK) phóng lớn. HS : SGK, vở bài tập, bảng Đ/S. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.

File đính kèm:

  • docGiao an - Nguyen - TNXH - HK 1.doc
Giáo án liên quan