1. Ôn và khởi động:
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng về cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Tạo hứng thú cho HS chuẩn bị vào bài mới. - GV chiếu ảnh góc học tập của một số bạn trong lớp. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét.
- GV chốt chuyển, giới thiệu trực tiếp vào bài mới và viết tên bài.
2. Khám phá:
Mục tiêu: Nêu tên được một số đồ dùng trong nhà có thể khiến mình hoặc người khác bị thương nếu sử dụng không đúng cách. Biết sách sử dùng dao, đồ dùng sắc nhọn an toàn. - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận nhóm đôi trong 3’ trao đổi về nội dung của hình.
- Từ đó, rút ra cách sử dụng dao an toàn, đúng cách.
- GV yêu cầu HS kể thêm một số đồ dùng sắc nhọn trong gia đình mà em biết?
- GV nêu thêm một số đồ dùng sắc nhọn mà HS chưa biết và cần lưu ý khi sử dụng.
- GV nhấn mạnh lại một số đồ dùng sắc nhọn thường có trong nhà và hướng dẫn cách sử dụng an toàn những đồ dùng đó.
4 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 4: Toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Lan Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TH LÝ THƯỜNG KIỆT
Giáo viên: Trần Thị Lan Phương
Lớp: 1D
Thứ 3 ngày 29 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH BÀI DẠY – TUẦN 4
Môn: TNXH; Tiết:
TÊN BÀI: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết và nêu được một số đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.
- HS nhận biết được một số tình huống thường gặp khi sử dụng đồ dùng, thiết bị trong nhà có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc những người thân.
- HS nhớ số điện thoại trợ giúp về y tế (115).
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng sử dụng an toàn đồ dùng (sắc nhọn), thiết bị điện.
- Phát triển kĩ năng xử lí đơn giản trong tình huống mình hoặc người khác bị thương.
3. Thái độ:
- HS có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Máy chiếu, tranh, Projecter, bộ hình đồ dùng, vật dụng trong nhà, phích cắm điện
- Học sinh: Tranh, ảnh về một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THỜI GIAN
NỘI DUNG DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP
ĐỒ DÙNG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
1. Ôn và khởi động:
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng về cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.. Tạo hứng thú cho HS chuẩn bị vào bài mới.
- GV chiếu ảnh góc học tập của một số bạn trong lớp. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét.
- GV chốt chuyển, giới thiệu trực tiếp vào bài mới và viết tên bài.
- 2- 3 HS nhận xét
- HS lắng nghe, theo dõi.
Máy chiếu
7’
2. Khám phá:
Mục tiêu: Nêu tên được một số đồ dùng trong nhà có thể khiến mình hoặc người khác bị thương nếu sử dụng không đúng cách. Biết sách sử dùng dao, đồ dùng sắc nhọn an toàn.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận nhóm đôi trong 3’ trao đổi về nội dung của hình.
- Từ đó, rút ra cách sử dụng dao an toàn, đúng cách.
- GV yêu cầu HS kể thêm một số đồ dùng sắc nhọn trong gia đình mà em biết?
- GV nêu thêm một số đồ dùng sắc nhọn mà HS chưa biết và cần lưu ý khi sử dụng.
- GV nhấn mạnh lại một số đồ dùng sắc nhọn thường có trong nhà và hướng dẫn cách sử dụng an toàn những đồ dùng đó.
- HS lắng nghe, thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện 2- 3 nhóm trình bày, bổ sung.
- HS ghi nhớ
- 2- 3 HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ
BGĐT
3’
Nghỉ giữa giờ
7’
3. Thực hành:
Mục tiêu: HS nhận biết được và biết sử dụng an toàn một số đồ dùng, vật dụng sắc nhọn.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, thảo luận nhóm bốn trong 3’ trao đổi về nội dung của 3 hình. Theo gợi ý sau :
+ Hình vẽ gì ?
+ Khi cầm dao, kéo cần lưu ý điều gì ?
+ Mô tả cách cầm dao, kéo đúng ?
- Từ đó, GV rút ra kết luận : Khi dùng dao, kéo hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay và mất an toàn.
- HS lắng nghe, thảo luận nhóm 4.
- Đại diện 2- 3 nhóm trình bày, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
BGĐT
Vật mẫu: kéo, giấy
5’
4. Vận dụng:
Mục tiêu: HS nhận biết được những tình huống nguy hiểm khi sử dụng đồ dung sắc nhọn. Biết cách xử lí đơn giản khi mình hoặc người khác bị thương.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, tìm hiểu về nội dung của 2 hình. Theo gợi ý sau :
+ Bạn nhỏ bị làm sao ?
+ Vì sao bạn nhỏ bị như vậy ?
+ Vậy khi bị đứt tay do dao hoặc đồ dùng sắc nhọn, em cần làm gì?
- GV tổng kết lại cách xử lí trong những tình huống đơn giản khi mình hoặc người khác bị thương.
BGĐT
3’
5. Củng cố:
- GV có thể yêu cầu HS phản xạ nhanh :
+ Nêu 3 đồ dùng vật dụng sắc nhọn mà em biết ?
+ Cách xử lí đơn giản khi bị đứt tay ?
- GV nhận xét – Kết thúc tiết học.
- 3- 4 HS trả lời nhanh
- HS lắng nghe- ghi nhớ.
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_tuan_4_toan_khi_su_dung_do_dun.docx