Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 học kì 2

Tự nhiên xã hội

Đường giao thông (Tiết 19)

I.Mục tiêu.

- Sau bài học, học sinh biết:

+ Có 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.

+ Kể tên các phương tiện đi trên từng loại đường giao thông.

+ Nhận biết một số biển báo đường bộ.

+ Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.

II. Đồ dùng dạy học.

- Tranh vẽ Sgk phóng to.

- Tranh vẽ các biển báo giao thông.

- 5 tấm bìa (30cm x 50 cm) và một 3 bộ bìa mỗi bộ có 12 tấm bìa nhỏ ( 6 tấm vẽ 6 biển bào giao thông, 6 biển ghi tên các biển báo giao thông vừa học)

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội Đường giao thông (Tiết 19) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Có 4 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. + Kể tên các phương tiện đi trên từng loại đường giao thông. + Nhận biết một số biển báo đường bộ. + Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh vẽ Sgk phóng to. - Tranh vẽ các biển báo giao thông. - 5 tấm bìa (30cm x 50 cm) và một 3 bộ bìa mỗi bộ có 12 tấm bìa nhỏ ( 6 tấm vẽ 6 biển bào giao thông, 6 biển ghi tên các biển báo giao thông vừa học) II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) - Nhắc nhở nề nếp học tập. 2 : Bài mới (32 - 33 phút) * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) ? Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông mà em biết. Gv: Mỗi phương tiện giao thông đi trên một loại đường giao thông. Vậy để tìm hiểu xem có mấy loại đường giao thông và mỗi đường giao thông dành cho phương tiện giao thông nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. * Hoạt động 1:  Quan sát tranh và nhận biết các phương tiện giao thông .(9 - 10 phút) - Treo tranh phóng to Sgk ? Có những loại đường giao thông nào. ? Hãy kể tên các phương tiện giao thông đi trên đường bộ. ? Loại phương tiện giao thông nào có thể đi trên đường sắt. ? Hãy nói tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay trên biển mà em biết. ? Theo em máy bay đi trên loại đường giao thông nào. ? Ngoài các phương tiện khác mà em biết. ? Kể tên các phương tiện giao thông và các loại đường giao thông có ở địa phương em. - Học sinh quan sát tranh - Đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ. - Xe máy, xe dạp, ô tô … - tàu hoả - ca nô, tàu chở hàng, tàu chở khách… - đường hàng không - Học sinh kể. - đường bộ, đường thuỷ ... Chốt: Đường bộ dành cho xe ngựa, xe đạp... ; đường sắt dành cho tàu hoả ; đường thuỷ dành cho thuyền phà, ca nô .... ; còn đường hàng khong dành cho máy bay. * Hoạt động 2: Thảo luận lớp (16-17 phút) ? Theo em loại biển báo nào thường có màu xanh. ? Khi có tàu chuẩn bị chạy qua chúng ta cần chú ý gì. ? Trên đường đi học em thấy loạ biển báo nào. ? Tại sao chúng ta cần biết một số biển báo trên đường giao thông. - Quan sát biển báo Sgk. Nê tên từng loại biển báo. - Học sinh nêu. - mọi người phải cách đường sắt ít nhất 5 m để đảm bảo an toàn. - Học sinh nêu. - Gv chốt: Các biển báo dựng lên ở các đường giao thông đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loạ giao thông khác nhau. ở bài học này chúng ta chỉ học 6 loại biển báo thông thường * Củng cố (3 -5 phút) Trò chơi : Gọi 2 tổ lên bảng đứng quay mặt vào nhau. Một tổ nêu tên các phương tiện giao thông tổ kia nói đường giao thông tương ứng sau đó làm ngược lại. Yêu cầu phải nói nhanh. Giáo viên nhận xét giờ học Tự nhiên xã hội An toàn đi trên các phương tiện giao thông (Tiết 20) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. + Một số lưu ý khi đi các phương tiện giao thông. + Chấp hành những quy định về luật lệ giao thông. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh vẽ Sgk phóng to. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Hãy kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông đi trên đường giao thông đó. 2. Bài mới (32 -33 phút) * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) * Hoạt động 1:  Thảo luận tình huống .(12 - 15 phút) Gv đưa ra một số tình huồng học sinh thảo luận: TH1: Vừa tan học các bạn học sinh chạy ùa ra cổng trường không để ý gì đến các phương tiện khác. TH2: Đi học một nhóm học sinh vừa đi trên vỉa hè vừa nói chuyện rất sôi nỏi mấy bạn nam chạy đuổi nhau chạy sô cả xuống lòng đường. TH3: Một nhóm các bạn đang đá bóng dưới lòng đường. - Học sinh quan sát tranh 1,2,3 Sgk thảo luận và trả lời các câu hỏi: ? Điều gì có thể xảy ra. ? Đã có khi nào em có những hành động trong tình huống đó không. ? Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào. Chốt: Để đảm bảo toàn khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc, không đi lại nô đùa trên ca nô, tàu, thuyền... không bám vào của ra vào, thò tay ra ngoài ... khi tàu xe đang chạy. * Hoạt động 2: Quan sát tranh (13-14 phút) ? Hành khách đang làm gì ? ở đâu ? Họ đừng gần hay xa mép đường. ? Họ đang làm gì ? Họ lên xe ô tô khi nào. ? Hành khách đang làm gì.? Theo em hành khách phải làm như thế nào khi ở trên ô tô. ? Hành khách đang làm gì. ? Em hãy nêu một số lưu ý khi đi trên ô tô. - Quan sát tranh 4, 5,6,7 Sgk. - Học sinh nêu. - họ đang lên ô tô, khi xe đã dừng bánh. - Học sinh nêu. - Hành khách xuống xe - Học sinh nêu Gv chốt: Khi đi xe buýt (xe khách ) chúng ta chờ xe ở bến, không đứng xát mép đường, đơik xe dừng mới lên… * Củng cố (3 -5 phút) Trò chơi : Vẽ một phương tiện giao thông và nêu tên phương tiện giao thông đó. Giáo viên nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Cuộc sống xung quanh (Tiết 21) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. + Học sinh có ý thức gắn bó quê hương. II. Đồ dùng dạy học. - Trang ảnh sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Khi đi trên các phương tiện giao thông em cần lưu ý gì. ? Vì sao chúng ta cần phải chấp hành tót luật lệ giao thông. 2. Bài mới (32 -33 phút) * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) * Hoạt động 1:  Thảo luận.(22 - 23 phút) - Làm việc theo nhóm: Quan sát H1/ Sgk (44 - 45) trả lời các câu hỏi ? Trong hình 1 vẽ những gì. ? Tranh diễn tả cuộc sống ở đâu. Vì sao em biết. ? Kể những nghề nghiệp của ngưòi dân vẽ trong tranh Các nhóm báo cáo - nhóm khác nhận xét bổ sung. Chốt: Những bức tranh ở Sgk trang 44 - 45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và các vùng miền khác nhau của đất nước. - Học sinh nói về cuộc sống ở địa phương em: Học sinh tự kể về cuộc sống nơi en ở theo gợi ý: ? Nơi em ở thuộc khu vực nào. ? Nghề nghiệp chính của địa phương em là gì. ? Quang cảnh ở địa phương em. ? Địa phương em có nghề truyền thống gì…. * Củng cố (6 - 8phút) Trò chơi : Vẽ một bức tranh tả cảnh đẹp quê em.( nghề nghiệp, chợ quê em, nhà văn hoá, ….). Học sinh giới thiệu nội dungbức tranh. Giáo viên nhận xét cho điểm Dặn học sinh về vẽ tiếp giờ sau trưng bày sản phẩm Giáo viên nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Cuộc sống xung quanh (Tiết 22) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương. + Học sinh có ý thức gắn bó quê hương. II. Đồ dùng dạy học. - Trang ảnh sưu tầm về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Kiểm tra bài vẽ giờ trước của học sinh. ? Kiểm tra tranh ảnh, các bài báo …nói về nghề nghiệp của người dân ở địa phương em. 2. Bài mới (32 -33 phút) * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) * Hoạt động 1:  Thảo luận.(22 - 23 phút) - Làm việc theo nhóm: Quan sát H1/ Sgk (46 - 47) trả lời các câu hỏi ? Trong hình 1 vẽ những gì. ? Tranh diễn tả cuộc sống ở đâu. Vì sao em biết. ? Kể những nghề nghiệp của ngưòi dân vẽ trong tranh Các nhóm báo cáo - nhóm khác nhận xét bổ sung. Chốt: Những bức tranh ở Sgk trang 46 - 47 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân thành phố, thị trấn. - Học sinh trưng bày tranh vẽ, tranh sưu tập, các bài báo: Giới thiệu nội dung tranh - đọc nội dung bài báo. ? Giới thiệu vè quê em. ? Người dân ở quê em thường làm nghề gì. * Củng cố (6 - 8phút) Dặn học sinh về ôn tập các nội dung chủ đề : Xã hội. Giáo viên nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Ôn Tập: Xã hội (Tiết 23) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Kể tên các kiến thức về chủ đề : Xã hội. + Kể với bạn về gia dình, trường học, cuộc sống xung quanh (phạm vi trong huyện). + Giáo dục học sinh tình cảm yêu quí gia đình, trường học, và quận huỵen mình đang sinh sống. + Có ý thức giừ cho môi trường nhà ở, trường học sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học. - Trang ảnh sưu tầm, vẽ về chủ đề : Xã hội. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Em hãy nói về cuộc sống xung quanh em. 2. Bài mới (32 -33 phút) * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) * Hoạt động 1:  Hái hoa dân chủ.(22 - 23 phút) - Phổ biến nọi dung trò chơi. - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi hái hoa dân chủ. Nội dung: ? Kể tên những công việc thường ngày của các thành viên trong gia đình của em. ? Kể tên những đồ dùng trong gia đình em, phân loại chúng thành 4 nhóm: Đồ gỗ Đồ sứ Đồ thuỷ tinh Đồ điện ? Chọn một trong những đồ dùng trong gia đình em nói về cách bảo quản và cách sử dụng nó. ? Kể về ngôi trường em. ? Kể tên những công việc của các thành viên ổong trường em. ? Bạn nên làm gì và không nên làm gì để giừ gìn môi trường xung quanh nhà em và trường học. ? Kể tên các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông có ở địa phương em. ? Em đang sống ở huyện nào. ? Kể tên những nghề chính và sản phẩm chính của huyện em. - Gv gọi lần lượt từng học sinh lên “ hái hoa” và đọc to câu hỏi trước lớp - Học sinh suy nghĩ và trả lời - Học sinh khác nhận xét - Những học sinh trả lời tốt Gv cho điểm. Chốt: Gv hệ thống toàn bộ kiến thức vè chủ đề: Xã hội. * Củng cố (6 - 8phút) Giáo viên nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Cây sống ở đâu (Tiết 24) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước. + Giáo dục học sinh thích sưu tầm và bảo vệ cây cối. II. Đồ dùng dạy học. - Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh các loại cây sống ở các môi trường khác nhau, các loại lá cây thật. - 2 tờ giấy khổ to. - Dặn học sinh quan sát cây cối xung quanh chúng ta. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) - Nhắc nhở học sinh nề nép học tập.. 2. Bài mới (32 -33 phút) * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) Quan sát xung quanh em ở , trên đường đi, ngoài đồng … các em thấy cây cối có thể mọc ở đâu? => Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk .(12 - 15 phút) - Gv treo tranh Sgk phóng to. ? Em hãy nói về cây cối có trong tranh. ? Theo em cây có thể số ở những đâu. ? Lấy ví dụ minh hoạ. - Học sinh quan sát - Học sinh lần lượt nói nọi dung cây cối có ở trong tranh. - dưới nước, trên cạn. … - Dưới nước : cây hoa súng, cây hoa sen .. Trên cạn : cây bòng, cây cam, cây tre... Chốt: Cây có thể sống ở dưới nước, trên cạn. * Hoạt động 2: Triển lãm (13-14 phút) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. - Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa tranh ảnh hoặc các cành lá cây, tranh ảnh , lá cây thật do học sinh sưu tầm cho cả nhón xem. Từng thành viên nói rõ tên cây và nơi sống của chúng. Nhóm phân loại và dán vào tờ bìa theo 3 nhóm Nhóm cây sống dưới nước : Nhóm cây sống trên cạn : Nhóm cây sống vừa dưới nước vừa trên cạn : Các nhóm trưng bày sản phẩm - cử thành viên trong nhóm thuyết minh về sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm khác theo dõi đánh giá. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Củng cố (3 -5 phút) ? Cây có thể sống ở những môi trường nào. ? Lấy ví dụ về từng loại cây ở từng môi trường sống. Giáo viên nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Một số loại cây sống trên cạn (Tiết 25) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Nói tên và ích lợi của một số loài cây sống trên cạn. + Hình thành cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét, mô tả. II. Đồ dùng dạy học. - Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh các loại cây sống ở trên cạn. - Hình 52, 53 Sgk. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Cây có thể sống ở những môi trường nào. 2. Bài mới (32 -33 phút) * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) Dựa vào kiểm tra bài cũ => Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 1:  Quan sát cây cối xung quanh ... .(12 - 15 phút) - Hướng dẫn học sinh ghi những điều quan sát. ? Tên cây. ? Đó là loại cây cao cho bóng mát, cây hoa hay cây cỏ ... ? Thân cây cành là có gì đặc biệt. ? Rễ cây có gì đặc biệt. ? Vẽ lại cây đã quan sát. - Học sinh quan sát - Học sinh lần lượt nói nội dung quan sát vào phiếu học tập. - Học sinh trình bày kết quả quan sát. * Hoạt động 2: Làm việc với Sgk (13-14 phút) - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Làm việc theo nhóm: - Các nhóm khác theo dõi đánh giá. ? Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình. H1 : Cây mít H5 : Cây thanh long H2 : Cây phi lao H6 : Cây sả H3 : Cây ngô H7: Cây lạc H4 : Cây đu đủ - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. ? Trong những cây trên cây nào ăn quả ? Cây nào lấy hạt ? Cây nào dùng làm thực phẩm ? Cây nào là cây lương thực ? ... Chốt : Có rất nhiều cây sống trên cạn . Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều chs lợi khác. * Củng cố (3 -5 phút) Thi xem trong vòng 1 phút đội nào kể ra nhiều tên các laọi cây sống trên cạn. Giáo viên nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Một số loại cây sống dưới nước (Tiết 26) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Nói tên và ích lợi của một số loài cây sống dưới nước. + Phân biệt nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. + Hình thành cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét, mô tả. II. Đồ dùng dạy học. - Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh các loại cây sống ở dưới nước. - Hình 54, 54 / Sgk. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Kể tên và nói ích lợi của một loại cây sống ở dưới nước. 2. Bài mới (32 -33 phút) * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) Dựa vào kiểm tra bài cũ => Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Làm việc với Sgk (13-14 phút) - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Làm việc theo nhóm: - Các nhóm khác theo dõi đánh giá. ? Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình Khi học sinh nêu tên giáo viên có thể hỏi: ? Bạn thường nhìn thấy cây này mọc ở đâu. ? Cây này có hao không. ? Hoa thường có màu gì. ? Cây này dùng là gì. ... H1 : Cây lục bình H2 : Các loại rong H3 : Cây sen. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Hoạt động 2:  Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm .(12 - 15 phút) - Hướng dẫn học sinh ghi những điều quan sát. ? Tên cây. ? Đó là loại cây sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ... ? Rễ cây có gì đặc biệt. ? Tìm ra đặc điểm giúp cây sống trôi nỏi trên mặt nước. - Học sinh quan sát - Học sinh lần lượt nói nội dung quan sát vào phiếu học tập. - Học sinh trình bày kết quả quan sát. ? Phân loại những cây sống dưới nước theo hai nhóm : Nhóm sống trôi nổi trên mặt nước. Nhóm có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ. * Củng cố (3 -5 phút) Thi xem trong vòng 1 phút đội nào kể ra nhiều tên các laọi cây sống dưới nước. Giáo viên nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Loài vật sống ở đâu ? (Tiết 27) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước và trên không. + Giáo dục học sinh thích sưu tầm và bảo vệ cây cối. + Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật. II. Đồ dùng dạy học. - Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh các loại cây sống ở các môi trường khác nhau, các loại lá cây thật. - Hình 54, 54 / Sgk. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) - Nhắc nhở học sinh nề nép học tập.. 2. Bài mới * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) Quan sát xung quanh em ở , trên đường đi, ngoài đồng … các em thấy cây cối có thể mọc ở đâu? => Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk .(12 - 15 phút) - Gv treo tranh Sgk phóng to. ? Em hãy nói về cây cối có trong tranh. ? Theo em cây có thể số ở những đâu. ? Lấy ví dụ minh hoạ. - Học sinh quan sát - Học sinh lần lượt nói nọi dung cây cối có ở trong tranh. - dưới nước, trên cạn. … - Dưới nước : cây hoa súng, cây hoa sen .. Trên cạn : cây bòng, cây cam, cây tre... Chốt: Cây có thể sống ở dưới nước, trên cạn. * Hoạt động 2: Triển lãm (13-14 phút) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. - Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa tranh ảnh hoặc các cành lá cây, tranh ảnh , lá cây thật do học sinh sưu tầm cho cả nhón xem. Từng thành viên nói rõ tên cây và nơi sống của chúng. Nhóm phân loại và dán vào tờ bìa theo 3 nhóm Nhóm cây sống dưới nước : Nhóm cây sống trên cạn : Nhóm cây sống vừa dưới nước vừa trên cạn : Các nhóm trưng bày sản phẩm - cử thành viên trong nhóm thuyết minh về sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm khác theo dõi đánh giá. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Củng cố (3 -5 phút) ? Cây có thể sống ở những môi trường nào. ? Lấy ví dụ về từng loại cây ở từng môi trường sống. Giáo viên nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Một số loài vật sống trên cạn (Tiết 28) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Nói tên và ích lợi của một số loài vật sống trên cạn. + Hình thành cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét, mô tả. II. Đồ dùng dạy học. - Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh các loài vật sống ở trên cạn. - Hình 58, 59 Sgk. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Loài vật có thể sống ở những môi trường nào. 2. Bài mới * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) Dựa vào kiểm tra bài cũ => Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk .(8 - 10 phút) + MT: Nói tên và ích lợi của một số loại vật sống trên cạn Phân biệt vật nuôi và vật hoang dã. Yêu quý và bảo vệ các con vật, đặc biệt những loài vật có ích. +Tiến hành: - Hướng dẫn học sinh ghi những điều quan sát tranh trả lời câu hỏi: ? Chỉ và nói tên các con vật sống trong tranh. ? Con vật nào là con vật nuôi, con vật nào là hoang dã. ? Con vật nào sống ở sa mạc. ? Con nào đào hang sống ở mặt đất. ? Con nào ăn cỏ. - Học sinh quan sát - Hổ, gà, bò, dê, lạc đà ... - gà, chó. - lạc đà - thỏ rừng - bò => Có rất nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó những loài vật chuyên sống trên cạn như mặt đất như voi, hươu,lạc đà ...có loài vật đào hang sống dưới mặt đất như giun, dế ... * Hoạt động 2: Làm việc với Sgk (8 -10 phút) + MT: Hình thành kĩ năng nhận xét mô tả. + Tiến hành: - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Làm việc theo nhóm: - Các nhóm khác theo dõi đánh giá. ? Quan sát tranh đã sưu tầm phân loại và sắp xếp theo nhóm: Cách1: Các con vật có chân. Các con vật vừa có chân vừa có cánh. Các con vật không có chân. Cách 2: Các con vật có ích đối với người và gia súc. Các con vật có hại đối với con người, cây cối mùa màng .. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Hoạt động 3: Trò chơi " Đố bạn con gì ?" (6- 8 phút) + MT: Học sinh nhớ lại đặc điểm của các con vật đã học. + Tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn Học sinh cách chơi: Giáo viên treo hình vẽ của một con vật sống ở trên cạn, em đó không biết là con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ. Học sinh đặt câu hỏi con đó là con gì . Cả lớp chỉ ra trả lời Đ- S. - Ví dụ: ? Con này có 4 chân (hay có 2 chân, hay không có chân) phải không. ? Con này được nuôi trong nhà có phải không. - Sau đó một số Học sinh đoán con vạt đó là con gì. Chốt : Có rất nhiều cây sống trên cạn . Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều ích lợi khác. * Củng cố (3 -5 phút) Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở. Tự nhiên xã hội Một số loài vật sống dưới nước (Tiết 29) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Nói tên và ích lợi của một số loài vật sống dưới nước. + Nói tên của một số loài vật sống nước ngọt, nước mặn. + Hình thành cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét, mô tả. II. Đồ dùng dạy học. - Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh các loài vật sống ở sông, hồ, biển. - Hình 60, 61 Sgk. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Nói tên và ích lợi của một số loại vật sống trên cạn. 2. Bài mới * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) Dựa vào kiểm tra bài cũ => Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk .(13 - 15 phút) + MT: Nói tên và ích lợi của một số loại vật sống dưới nước. Phân biệt một số loại vật sống ở nước ngọt, nước mặn. +Tiến hành: - Hướng dẫn học sinh ghi những điều quan sát tranh trả lời câu hỏi: ? Chỉ và nói tên các con vật sống trong tranh. ? Con vật nào sống ở nước ngọt, con vật nào sống ở nước mặn - Học sinh quan sát - Cua, cá vàng, cá quả, trai, tôm ... nước ngọt: trai, tôm ... nước mặn: cá ngừ, cá ngựa ... => Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó những loài vật chuyên sống ở môi trường nước ngọt như trai, tôm ...có loài vật chuyên sống ở môi trường nước như cá ngừ, cá ngựa ... Muốn cho các loài vật tồn tại được chúng ta cần giữ sạch nguồn nước. * Hoạt động 2: Làm việc với Sgk (10 -12 phút) + MT: Hình thành kĩ năng nhận xét mô tả. + Tiến hành: - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Làm việc theo nhóm: - Các nhóm khác theo dõi đánh giá. ? Quan sát tranh đã sưu tầm phân loại và sắp xếp theo nhóm: Cách1: Loài vật chuyên sống ở môi trường nước ngọt. Cách 2: Loài vật chuyên sống ở môi trường nước mặn. - Các nhón trưng bày sản phẩm của nhóm mình - các nhóm đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Củng cố (3 -5 phút) Chơi trò chơi: Thi kể tên các con vật sống ở sống ở môi trường nước ngọt, sống ở môi trường nước mặn. Cách chơi: chia lớp thành 2 đội lần lượt mỗi đội nêu tên một con vật ở môi trường nhóm mình đội kia noíư tiếp ... Trong vòng 2 phút đội nào nói tên nhiều con vật đúng đội đó thắng Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở. Tự nhiên xã hội Nhận biết cây cối và các con vật (Tiết 30) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Nhớ lại những kiến thức về cây cối và các con vật. + Biết được cây cối con vật có thể sồng trên cạn, dưới nước, vừa trên cạn vừa dưới nước, trên không. + Có ý thức bảo vệ cây cối, con vật. II. Đồ dùng dạy học. - Học sinh và giáo viên sưu tầm tranh ảnh các cây cối, loài vật ở các bài trước. - Hình 62, 63 Sgk. - Tờ giất bìa to, băng dính cho các nhóm. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Nói tên và ích lợi của một số loại vật sống dưới nước. 2. Bài mới * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) Dựa vào kiểm tra bài cũ => Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk .(12 - 14 phút) + MT: Ôn lại những kiến thức về cây cối và các con vật. Nhận biết được cây cối, con vật mới. +Tiến hành: - Hướng dẫn học sinh ghi những điều quan sát tranh trả lời câu hỏi: ? Các con vật, cây cối sống trên cạn. ? Con vật, cây cối nào sống ở dưới nước. ? Con vật, cây cối nào vừa sống ở dưới nước vừa sống trên cạn. ? Con vật nào bay luợn trên không. - Học sinh quan sát - Điền vào bảng tổng hợp - các nhóm khác bổ sung Bảng 1: Cây cối có thể sống ở đâu? Hình Tên cây Sống trên cạn Sống dưới nước Vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước Rễ hút được hơi nước và các chất trong không khí. 1 Cây phượng x 2 Cây phong lan x 3 Cây súng x 4 Cây rau muống x Bảng 2: Các con vật có thể sống ở đâu? Hình Tên con vật Sống trên cạn Sống dưới nước Vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước Bay lượn trên không. 5 Cá x 6 Sóc x 7 Sư tử x 8 Rùa x 9 Vẹt x 10 ếch x 11 Rắn x => Có rất nhiều loài vật, cây cối sống dưới nước, trên cạn, có loài vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn... * Hoạt động 2: Triển lãm (10 -12 phút) + MT: Củng có kiến thức đã học về cây cối, con vật. + Tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm. - Làm việc theo nhóm: Nhóm 1: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống trên cạn. Nhóm 2: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống dưới nước. Nhóm 3: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật sống, cây cối sống vừa trên cạn, vừa dưới nước. Nhóm 4: Thu nhập và trình bày tranh ảnh con vật, cây cối sống không. - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình - các nhóm đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên nhận xét cho điểm theo nhóm. * Củng cố (3 -5 phút) Giáo viên nhận xét giờ học - Học sinh ghi vở. Tự nhiên xã hội Mặt trời (Tiết 31) I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Khái quát về hình dạng, đặc điểm, vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất. + Học sinh có ý thức: Đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. + Hình thành cho học sinh thói quen quan sát, nhận xét, mô tả. II. Đồ dùng dạy học. - Giấy vẽ bút màu. - Hình 64, 65 Sgk. II. Hoạt động dạy - học 1: Kiểm tra (2- 3 phút) ? Hãy nói tên một cây cối (con vật) chỉ rõ môi trường sống và ích lợi (tác hại) của chúng. 2. Bài mới * Giới thiệu bài .(1 - 2 phút) Học sinh hát một bài về mặt trời - Chỉ có một trên đời => Gv giới thiệu bài. * Hoạt động 1:  Làm việc với Sgk .(13 - 15 phút) + MT: Học sinh khái quát về hình dạng, đặc điểm, của Mặt Trời. +Tiến hành: - Giáo viên gợi ý đẻ Học sinh trả lời câu hỏi rút ra đặc điểm của Mặt trời. ? Tại sao em vẽ mặt trời như vây. ? Theo em mặt trời có hình gì. ? Tại sao em tô mặt trời bàng màu đỏ, vàng . - Liên hệ thực tế ? Tại sao khi đi nắng em phải rđội nón , che ô. ? Tại sao không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời - Học sinh tự vẽ và tô màu hình ảnh Mặt Trời cùng với cảnh vật xung quanh - Học sinh nói về bức tranh mình vẽ. Học sinh trả lời => Đặc điểm của Mặt Trời. - ..... Nếu không có thể bị nắng và ốm ... - Học sinh nêu ý hiểu => Mặt Trờ

File đính kèm:

  • docGiao an TNXH Lop 2Tuan 1933.doc
Giáo án liên quan