I. Mục tiêu
+ Sau bài học HS có khả năng:
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết được sự đa dạng về hình dạng ,độ lớn và màu sắc của lá cây. HS K, G : Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
- HS yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong sách giáo khoa trang 86, 87.
- Phiếu bài tập và một số lá cây.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11414 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 23 đến tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4. NS:1. 2. 2010
ND: 3. 2. 2010 Tiết 45
LÁ CÂY
I. Mục tiêu
+ Sau bài học HS có khả năng:
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết được sự đa dạng về hình dạng ,độ lớn và màu sắc của lá cây. HS K, G : Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
- HS yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong sách giáo khoa trang 86, 87.
- Phiếu bài tập và một số lá cây.
III. Các hoạt động dạy và học
A. Bài cũ
- Gọi 2 HS kể tên các loại rễ cây dùng làm thức ăn và làm thuốc
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi tựa.
2. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (17’)
Mục tiêu: Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
Biết được sự đa dạng về hình dạng ,độ lớn và màu sắc của lá cây.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát lá cây và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
+ Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá của một số lá cây sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác lắng nghe bổ sung.
Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá.
3. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật (18’)
Mục tiêu: Phân loại các lá cây sưu tầm được.
Cách tiến hành :
- GV yêu cầu các nhóm quan sát và sắp xếp các lá cây theo từng nhóm có kích thước hình dạng tương tự nhau.
- Các nhóm khác nhận xét chọn nhóm trình bày đẹp có nhiều lá cây.
- 2 HS trả lời
- 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình trang 86, 87 và trả lời theo gợi ý:
- HS các nhóm thảo luận.
- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo lá của một cây).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- HS các khác nhận xét hoàn thiện phần trình bày của nhóm.
- HS nhắc lại
- 4 nhóm
- Lắng nghe và về nhà thực hiện.
- Nhóm giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình
IV. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lãi tựa bài
- GDHS bảo vệ cây trồng
- Chuẩn bị bài: Khả năng kì diệu của lá cây
- NX tiết học
Thứ 5. NS:1. 2. 2010
ND: 4. 2. 2010 Tiết 46
KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. Mục tiêu
- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người .
- HS K, G: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
- Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ô-xi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong sách giáo khoa trang 88, 89.
III. Các hoạt động dạy và học
A. Bài cũ
- GV gọi 2 HS nêu đặc điểm một số loại lá cây?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Ghi tựa.
2. Hoạt động 1: Thảo luận Nhóm đôi (16’)
Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá cây trong đời sống của cây..
Cách tiến hành:
- Quan sát theo cặp.
- GV YC từng cặp dựa vào hình 1 trang 88; 1 em hỏi 1 em trả lời.
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì, thải ra khí gì ?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào?
+ Trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
- HS thi đua hỏi đáp về chức năng của lá cây.
Kết luận: Lá cây có 3 chức năng: Quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
- Giảng thêm: Nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây
3. Hoạt động 2: Làm viêc theo nhóm (15’)
Mục tiêu: Kể được những ích lợi của một số lá cây đối với đời sống của người và động vật.
Cách tiến hành :
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình ở trang 89.
+ Kể tên một số lá cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số lá cây làm thuốc.
+ Kể tên một số lá cây làm nón, lợp nhà, gói bánh, gói hàng...
Kết luận: lá cây được dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật hoặc để lợp nhà, đan nón, làm thuốc, gói bánh
để tiết sau.
*GDBVMT: cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống con người, khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ô xi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
- HS nêu
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát tranh.
- HS hỏi đáp
- Lắng nghe và có thể nhắc lại.
- HS Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của lá cây đối với đời sống của con người và động vật.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Lá rau lang, rau muống, rau cải, ……
- Lá hẹ, lá tía tô, lá sống đời, …
- Lá nón, lá trang, dừa nước, lá chuối,.
- Lắng nghe và có thể nhắc lại.
IV. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lãi tựa bài
- GDHS bảo vệ cây trồng
- Chuẩn bị bài: Hoa
- NX tiết học
Thứ 4. NS: 7. 2. 2010
ND: 10. 2. 2010 Tiết 47
Hoa
I. Mục tiêu
- Học sinh biết: So sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương ở một số loài hoa.
- Kể tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
- Phân loại một số hoa sưu tầm được.
- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK trang 90, 91.
- Sưu tầm các loại hoa khác nhau mang đến lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài “Khả năng kì diệu của lá cây”
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (12’)
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 90, 91 và các loại hoa sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nói về màu sắc của những bông hoa đó.
+ Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm và bông hoa nào không có hương thơm?
+ Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa?
- Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng bộ phận của lá.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa.
3. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật (10’)
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và băng dính.
- Yêu cầu 4 nhóm dùng băng keo gắn các loại hoa có mùi hương tương tự nhau theo tiêu chỉ phân loại từng nhóm hoa lên tờ giấy A0 vẽ thêm những bông hoa khác vào bên cạnh những bông hoa thật rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại hoa.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và tự đánh giá so sánh với nhóm khác.
- Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều hoa.
4. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp (10’)
- Yêu cầu lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa có chức năng gì ?
+ Hoa thường được dùng để làm gì ?
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu chức năng của lá cây đối với đời sống của cây.
+ Nêu ích lợi của lá cây.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trong SGK trang 90 và 91 kết hợp với một số loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên mô tả về hình dáng, màu sắc, mùi hương và chỉ ra từng bộ phận của hoa.
- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có
- Các dãy nhóm trao đổi thảo luận rồi dán các loại hoa mà nhóm sưu tầm được vào tờ giấy A0 và ghi tên chú thích về đặc điểm của từng loại hoa vào phía dưới các hoa vừa gắn.
- Đại diện nhóm trưng bày sản phẩm. Các nhóm tự đánh giá so sánh và bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS trả lời
+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
+ Hoa được dùng để trang trí, dùng để ăn, dùng làm nước hoa.
- Hoa dùng để trang trí nhứ hoa cúc, hồng, mai, đào, ... dùng để ăn nhứ hoa lí, hoa chuối, hoa sen ...
IV. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lãi tựa bài
- GDHS bảo vệ cây hoa
- Chuẩn bị bài: Quả
- NX tiết học
Thứ 5. NS: 7. 2. 2010
ND: 11. 2. 2010 Tiết 48
Quả
I. Mục tiêu
- Học sinh biết: Sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số quả.
- Kể tên các bộ phận thường có của quả.
- Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quảû
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK trang 92, 93.
- Sưu tầm một số quả thật.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài “Hoa“
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (17’)
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 91, 92 và các loại quả sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dáng độ lớn của từng loại quả?
+ Trong số những loại quả đó em đã ăn những loại quả nào ? Hãy nói về mùi vị của quả đó?
+ Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Ta thường ăn bộ phận nào của quả?
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý:
+ Nêu màu sắc, hình dạng, độ lớn của quả.
+ Bóc vỏ, quan sát bên trong có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả. Nếm thử và cho biết mùi vị của quả đó ?
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng độ lớn màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt
3. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm (15’)
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ?
+ Quan sát hình 92 – 93 cho biết loại quả nào dùng để ăn tươi còn loại quả nào dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV kết luận: Quả dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơm, ép dầu, làm mứt,đóng hộp. Khi gặp điều kiện thích hợp hạt mọc thành cây mới.
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm và chức năng của hoa.
+ Hoa được dùng để làm gì ? cho ví dụ.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm thảo luận.
+ VD: Chỉ vào hình để nêu tên và đặc điểm từng loại quả : cam hình trứng kích thước nhỏ có màu xanh khi chín có màu vàng. Chuối hình thuôn dài nhỏ màu xanh khi chín màu vàng. Dưa hấu tròn to màu xanh khi chín màu xanh sẫm, cam có vị chua ngọt mùi thơm, chuối vị ngọt có mùi thơm, dưa hấu ngọt mát, ít có mùi …
- Chỉ vào hình để nêu tên từng bộ phận của quả.
- Bóc vỏ quả ra quan sát bên trong để nêu đặc điểm bên trong của quả.
- Học sinh nếm và trả lời về vị của từng loại quả.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo về đặc điểm của loại quả mà nhóm mình quan sát kĩ.
- Từng cặp quan sát các hình 92 và 93 sách giáo khoa và dựa vào thực tế cuộc sống để nêu ích lợi của quả.
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
+ Quả dùng để ăn, làm thuốc, làm thức ăn, làm si rô, làm mứt, kẹo bánh,…
+ HS nêu
+ Hạt có chức năng duy trì nòi giống cho cây.
- Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
IV. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lãi tựa bài
- GDHS bảo vệ cây trồng
- Chuẩn bị bài: Động vật - NX tiết học
LỊCH BÁO GIẢNG MÔN TỰ NHIÊN&XÃ HỘI HỌC KÌ II
*************
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
19
37
38
Vệ sinh môi trường (tt)
Vệ sinh môi trường (tt)
20
39
40
Ôn tập: Xã hội
Thực vật
21
41
42
Thân cây
Thân cây (tt)
22
43
44
Rễ cây
Rễ cây (tt)
23
45
46
Lá cây
Khả năng kì diệu của lá cây
24
47
48
Hoa
Quả
25
49
50
Động vật
Côn trùng
26
51
52
Tôm, cua
Cá
27
53
54
Chim
Thú
28
55
56
Thú (tt)
Mặt trời
29
57
58
Thực hành: Đi thăm thiên nhiên
Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (tt)
30
59
60
Trái Đất. Quả đia cầu
Sự chuyển động của Trái Đất
31
61
62
Trái Đất là một hành tinh trong hệ mặt trời
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
32
63
64
Ngày và đêm trên trái đất
Năm, tháng và mùa
33
65
66
Các đới khí hậu
Bề mặt Trái đất
34
67
68
Bề mặt lục địa
Bề mặt lục địa (tt)
35
69
70
Ôn tập tự nhiên
Ôn tập tự nhiên
Thứ 4. NS: 20. 2. 2010
ND: 24. 2. 2010 Tiết 49
ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, các hình trong SGK trang 94, 95
- HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: “ Quả”
- Gọi 2 HS lên trả lời 2 câu hỏi:
+ Kể tên một số loại quả mà em biết ? Mỗi quả thường có mấy phần?
+ Nêu những lợi ích của quả mà em biết?
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi tựa
2. Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật (22’)
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 94, 95 SGK thảo luận theo các câu hỏi:
+ Hãy kể tên các con vật có trong hình?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ?
- Gọi đại diện một số nhóm nêu kết quả
- GV nhận xét
*KL: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật, chúng có hình dạng, kích thước, độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng có 3 phần: Đầu mình và cơ quan di chuyển.
3. Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài của cơ thể động vật (10’)
- Cho HS quan sát các con vật có trong hình, và trả lời một số câu hỏi:
+ Kể tên các bộ phận trên cơ thể các con vật ?
- Cho HS so sánh điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng?
- Gv nhận xét, chốt ý.
*GDMT: Luôn bảo vệ động vật nhằm cân bằng hệ sinh thái là bảo vệ môi trường tự nhiên
- 1 HS
- 1 HS
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- HS làm việc cá nhân.
- HS TL
- HSK,G nêu – HSTB,Y nhắc lại
IV. Củng cố, dặn dò
- Tổ chức cho HS chơi “ Giải ô chữ”
- GV nêu nội dung và gợi ý
- Nhận xét, đưa kết quả đúng
- Chuẩn bị bài: Côn trùng.
- Nhận xét tiết học
Thứ 5. NS: 22. 2. 2010
ND: 25. 2. 2010 Tiết 50
CÔN TRÙNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
II. Đồ dùng dạy học
* GV: Hình trong SGK trang 96, 97.
* HS: SGK, vở, sưu tầm tranh, ảnh côn trùng.
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: Động vật
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nhận xét hình dạng và kích thước của các con vật mà em đã học?
+ Cơ thể động vật thường gồm có mấy phần?
- NX chung
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – ghi tựa:
2. HĐ1: Quan sát và thảo luận (22’)
- Gv cho Hs quan sát hình 96, 97 SGK thảo luận các câu hỏi.
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
- Gv mời một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt ý
3. HĐ 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được (10’) - Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm : có hại, có ích và nhóm không ảnh hưởng đến con người.
- Làm việc cả lớp
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày các bộ sưu tập của mình.
- Gv nhận xét
*GDBVMT: Luôn bảo vệ nuôi các loài côn trùng có lợi giúp cân bằng hệ sinh thái, giúp bảo vệ môi trường tự nhiên.
- HS trả lời
- Hs thảo luận theo từng cặp.
- HSTL
- Hs phân loại một số loại côn trùng.
- Các nhóm trình bày kết quả
- Hs cả lớp nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau: Tôm, cua
- Nhận xét bài học.
Thứ 4. NS: 1. 3. 2010
ND: 3. 3. 2010 Tiết 51
TÔM, CUA
I. Mục tiêu
+ Sau bài học, HS biết:
- Chỉ và nêu được tên các bộ phận chính của cơ thể tôm, cua.
- Biết Tôm, cua là động vật không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bởi lớp vỏ cứng, có nhiều chân và các chân phân thành các đốt.
- Biết ích lợi của tôm, cua.
- Có ý thức bảo vệ các loài vật có ích
II. Chuẩn bị
- Các hình minh hoạ SGK.
- GV và HS sưu tầm tranh ảnh nuôi tôm, cua, chế biến tôm cua.
- Giấy bút cho các nhóm thảo luận.
- Một số con cua, tôm thật.
III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- YC HS kể tên và nêu ích lợi (hoặc tác hại) của một loài côn trùng xung quanh.
- Nhận xét chung.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài tôm và cua. Ghi tựa.
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (22’)
*Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể tôm, cua.
- GV treo tranh tôm, cua trên bảng (có thể vật thật). Yêu cầu HS quan sát các bộ phận bên ngoài cơ thể của chúng.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ các bộ phận bên ngoài của tôm,1 HS lên bảng chỉ các bộ phận bên ngoài của cua.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Thảo luận nêu lên một số điểm giống và khác giữa tôm và cua.
- Sau 3 phút yêu cầu đại diện một vài nhóm nêu kết quả và tổ chức nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau. Nhưng chúng có điểm giống nhau là: Chúng đều không có xương sống, cơ thể được bao bọc bằng một lớp vỏ cứng, chúng có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
3. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp (10’)
*Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm, cua:
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Con người sử dụng tôm cua để làm gì ghi vào giấy.
- Sau 3 phút yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến cho HS.
- GV kết luận: Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật (cho cá, gà,..) và làm hàng xuất khẩu.
-Yêu cầu HS kể tên một số loài vật thuộc họ tôm và ích lợi của chúng.
- Yêu cầu HS kể tên một số loài cua và ích lợi của chúng.
-GV kết luận: Tôm và cua sống ở dưới nước nên gọi là hải sản. Hải sản tôm, cua là những thức ăn có nhiều chất đạm rất bổ cho cơ thể con người.
4. Hoạt động 3: Quan sát tranh (5’)
*Mục tiêu: Tìm hiểu hoạt động nuôi tôm cua:
-Yêu cầu HS quan sát H5 và cho biết: Cô công nhân trong hình đang làm gì?
-GV giới thiệu: Vì tôm, cua là những thức ăn có nhiều đạm rất bổ, mọi người đều có nhu cầu ăn tôm, cua nên nuôi tôm, cua mang lại lợi ích kinh tế lớn. Ở nước ta có nhiều sông ngòi, đường bờ biển dài nên nghề nuôi tôm, cua rất phát triển.
- GV nêu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, .....
*GDBVMT: Nhận biết sự cần thiết để bảo vệ các loài vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
- 3 HS chỉ kể trước lớp (mỗi HS kể một đến hai con).
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- 2 HS lên bảng thực hiện, yêu cầu các HS khác theo dõi bổ sung.
-1 đến 2 đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ, 2 đến 3 HS khác nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận liệt kê các ích lợi của tôm cua vào giấy (mỗi HS nêu 1 ý kiến)
- Đại diện các nhóm báo cáo (không nêu ý kiến trùng lặp). Các nhóm NX bổ sung kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS kể tên các loại tôm mà HS biết và ích lợi của chúng.
- Ví dụ: tôm càng xanh, tôm rào, tôm sú, cua bể, cua đồng, ...
- HS lắng nghe.
- 1 đến 2 HS trả lời: Cô công nhân đang chế biến tôm để xuất khẩu.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và nghi nhận.
IV. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau: Cá
- Nhận xét bài học.
Thứ 5. NS: 1. 3. 2010
ND: 4. 3. 2010 Tiết 52
CÁ
I. Mục tiêu
+ Sau bài học, HS biết:
- Thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài cá.
- Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoaì cơ thể của cá.
- Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể của chúng thường có vẩy, vây và mang.
- Nêu được ích lợi của cá.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh như SGK trang 100, 101.
- Giấy, bút dạ, hồ dán.
- GV và HS sưu tầm thêm tranh ảnh về nhiều loại cá khác nhau.
III. Hoạt động dạy và học
A. KTBC
- Hãy nêu ích lợi của tôm, cua.
- Nhận xét tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (10’)
*Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể cá được quan sát
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
+Việc 1: HS quan sát hình minh hoạ trong SGK và thảo luận theo định hướng:
1. Loài cá trong hình tên là gì? Sống ở đâu?
2. Cơ thể loài cá có gì giống nhau?
+Việc 2: GV phát cho mỗi nhóm một con cá đang sống yêu cầu quan sát để tìm hiểu xem
- 2 HS trả lời
- Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật (cho cá, gà,..) và làm hàng xuất khẩu.
- Lắng nghe.
+ Các nhóm làm việc theo hướng dẫn, thảo luận trong nhóm.
- Cá thở như thế nào?
- Làm việc cả lớp:
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bảng vừa chỉ vào các hình, gọi tên và kể các bộ phận đầu, mình, đuôi, vây của cá.
+ GV nêu: Cá sống ở dưới nước. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.
+ Hỏi: Cá thở như thế nào và thở bằng gì?
- Hỏi: Khi ăn cá em thấy có gì?
- Kết luận: Cá là loài vật có xương sống (khác với côn trùng, tôm, cua không có xương sống). Cá thở bằng mang.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10’)
*Mục tiêu: Sự phong phú, đa dạng của cá
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS, yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK và các tranh ảnh loài cá mà nhóm sưu tầm được theo định hướng sau:
+ Nhận xét về sự khác nhau của các loài cá về màu sắc, hình dạng, các bộ phận, đầu, răng, đuôi, vẩy...
- GV giúp đỡ các nhóm quan sát. (đặt câu hỏi cụ thể để HS nhận xét đặc điểm khác nhau của cá).
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Kết kuận: Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm màu sắc, hình dạng khác nhau tạo nên thế giới cá phong phú và đa dạng.
4. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp (12’)
*Mục tiêu : Nêu được ích lợi của cá.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, ghi
File đính kèm:
- TUAN 23-26. LBG HKII.doc