I. MỤC TIÊU
- Nêu được lợi ích của chim đối với đời sống con người
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
- Biết được chim là động vật có xương sống. Tất cả chim đều có lông vũ, mỏ hai cánh và chân. Nhận xét cánh đại bàn và chân đà điểu
- Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: các hình trang 102, 103 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim.
- Học sinh: SGK
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 27 đến tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ 4. NS: 7. 3. 2010
ND: 10. 3. 2010 Tiết 53
CHIM
I. MỤC TIÊU
- Nêu được lợi ích của chim đối với đời sống con người
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
- Biết được chim là động vật có xương sống. Tất cả chim đều có lông vũ, mỏ hai cánh và chân. Nhận xét cánh đại bàn và chân đà điểu
- Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: các hình trang 102, 103 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim.
- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Bài cũ: Cá
+ Gọi HS trả lời:
- Cá sống ở đâu ?
- Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
- Nêu ích lợi của cá
- Nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 25’ )
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các con chim trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con chim sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của từng con chim có trong hình.
+ Có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ?
+ Bên ngoài cơ thể của những con chim thường có gì bảo vệ ?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung ?
+ Chúng dùng mỏ để làm gì ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Cả lớp rút ra đặc điểm chung của các loài chim.
Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng của các loài chim rất đa dạng: Lông chim có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp. Có con màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng ; có con lông nâu, bụng trắng như ngỗng, vịt ; có con sặc sỡ bộ lông nhiều màu như vẹt, công…
Về hình dáng chim cũng rất khác nhau: có con to, cổ dài như đà điểu, ngỗng ; có con nhỏ bé xinh xắn như chích bông, chim sâu, hoạ mi, chim hút mật,…
Về khả năng của chim có loài hót rất hay như hoạ mi, khướu ; có loài biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển ; có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt, ngỗng, ngan ; có loài chạy nhanh như đà điểu ; đại bộ phận các loài chim đều biết bay…
Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
3. Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được ( 7’ )
Mục tiêu: Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim
- Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra như nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm chạy nhanh, nhóm có giọng hót hay…
- Giáo viên cho các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
- Giáo viên cho các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét, tuyên dương
Kết luận:
- Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt.
- Giáo viên giáo dục tư tưởng: Chúng ta cần bảo vệ các loài chim để giữ được sự cân bằng trong tự nhiên.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Bắt chước tiếng chim hót”
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự chọn một số loài chim như: gà, vịt, sáo, sơn ca, bìm bịp, tu hú, tìm vịt, … và tập thể hiện tiếng kêu của các loài đó.
- Giáo viên yêu cầu nhóm 1 thể hiện tiếng kêu cho nhóm 2 đoán tên chim, nhóm 2 thể hiện cho nhóm 3 đoán, nhóm 3 thể hiện cho nhóm 4 đoán tiếp tục nhứ thế đến nhóm cuối cùng lại thể hiện cho nhóm 1 đoán.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh biết thể hiện tiếng kêu giống thật và học sinh đoán nhanh ra tên chim.
*GDBVMT: Sự đa dạng và phong phú của các loài chim trong môi trường tự nhiên. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên
- Học sinh nêu
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
+ Mỗi con chim đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển
+ Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.
+ Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp lông vũ.
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống
+ Mỏ chim có đặc điểm cứng
+ Chúng dùng mỏ để mổ thức ăn.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
- Các nhóm trưng bày và thuyết minh
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên
Các nhóm tự chọn loài chim và tập thể hiện tiếng kêu.
- Các nhóm lần lượt thể hiện tiếng kêu và đoán tên con vật.
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- Chuẩn bị bài: Thú
- NX tiết học
THỨ 5. NS: 7. 3. 2010
ND: 11. 3. 2010 Tiết 54
THÚ
I. MỤC TIÊU
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
- Nêu được ích lợi của các loài thú
- Biết động vật có lông mau đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
- Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên : các hình trang 104, 105 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú nhà.
- Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A .Bài cũ: Chim
- Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
- Bên ngoài cơ thể của những con chim thường có gì bảo vệ ?
- Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
- Mỏ chim có đặc điểm gì chung ?
- Chúng dùng mỏ để làm gì ?
- Nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Thú
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 25’ )
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các loài thú sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Chỉ và nói tên các con vật có trong hình.
+ Chỉ và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật
+ Nêu đặc điểm giống và khác nhau của các con vật này.
+ Trong số các con thú nhà đó, con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp ; con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ; con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ?
+ Chúng đẻ con hay đẻ trứng ?
+ Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
+ Thú có xương sống không ?
- Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp rút ra đặc điểm chung của thú.
Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Thú là loài vật có xương sống.
3. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:
+ Kể tên một số loài thú nuôi mà em biết.
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo,…
+ Ở nhà có em nào nuôi một vài loài thú nhà không? Em đã tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì ?
+ Người ta nuôi thú làm gì ?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét, tuyên dương
Kết luận:
- Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng.
- Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe,… Phân trâu, bò được dùng để bón ruộng.
- Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho-mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
*GDBVMT: Sự đa dạng và phong phú của các loài thú trong môi trường tự nhiên. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên nhằm cân bằng hệ sinh thái môi trường.
- Học sinh nêu
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- Chuẩn bị bài: Thú (tt)
- NX tiết học
Tiết 55
THÚ (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
- Nêu được ích lợi của các loài thú
- Biết động vật có lông mau đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
- Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng
II.Chuẩn bị
- Tranh ảnh trong sách trang 106, 107. Sưu tầm ảnh các loại thú rừng mang đến lớp. giấy và bút chì, bút màu
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài "Thú tiết 1".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận (20’)
- Thảo luận theo nhóm
- Yêu cầu các quan sát các tranh vẽ các con thú rừngø trang 106, 107 SGK và ảnh các loại thú rừng sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi:
+ Kể tên các con thú rừng mà em biết ?
+ Nêu đặc điểm, cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng mà em biết ?
+ So sánh và tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà ?
- Mời đại diện một số nhóm lên mỗi nhóm trình bày về hình dạng, đặc điểm bên ngoài của một loài thú rừng.
- Hướng dẫn HS phân biệt về thú nhà và thú rừng
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa.
3. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (8’)
- Phát cho mỗi nhóm các bức tranh về thú rừng và các bức tranh do nhóm tự sưu tầm.
- Yêu cầu các nhóm phân loại : Loài thú ăn cỏ. Loài thú ăn thịt.
- Tai sao chúng ta cần phải bảo vệ thú rừng ?
- Mời đại diện các nhóm lên trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp cử người lên thuyết minh cho bộ sưu tập.
- Các biện pháp bảo vệ thú rừng?
4. Hoạt động 3: Ích lợi của thú rừng (6’)
- GV gọi Hs trả lời
+ Em hãy kể tên sản phẩm từ thú rừng?
+ Sản phẩm nào dùng để trang trí đồ mỹ nghệ?
+ Sản phẩm nào dùng để làm thuốc?
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm chung của thú.
+ Nêu ích lợi của các thú nhà.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
+ Các loài thú rừng và nhà có những điểm giống nhau như : Là những con vật có lông mao, đẻ con và chúng nuôi con bằng sữa.
Khác nhau là : Thú nhà được con người nuôi thuần dưỡng qua nhiều đời nên thích nghi với điều kiện chăm sóc, còn thú rừng sống hoang dã thích nghi với cuộc sống tự nhiên và tự kiếm ăn.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ.
- Trao đổi thảo luận nhóm để hoàn thành BT
- Đại diện lên đứng lên báo cáo trước lớp về bộ sưu tập các loài thú rừng và các biện pháp nhằm bảo vệ thú rừng như : Không săn bắn các loài thú rừng, không chặt phá rừng làm mất nơi ở và sinh sống của thú rừng,Vận động gia đình không săn bắt hay ăn thịt thú rừng.
- HS trả lời
- NX bổ sung
IV. Củng cố - dặn dò
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- NX tiết học
Tiết 56
MẶT TRỜI
I. Mục tiêu
- Nêu được vai trò của mặt Trời đối với sự sống trên trái Đất. Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất
- Nêu được những việc gia đình sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh trong sách trang 110, 111.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài "Thú tiết 2".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận (15’)
- HD thảo luận theo nhóm
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ?
+ Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao?
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ?
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt
3 Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời (12’)
- Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm theo gợi ý :
+ Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ?
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ?
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận.
4. Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa (5’)
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
- GV kết luận: Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng năng lượng của Mặt Trời: pin Mặt Trời.
- 2HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm chung của thú rừng.
+ Em cần làm gì để bảo vệ thú rừng .
- Lớp theo dõi.
- Từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận và đi đến thống nhất:
+ Chúng ta nhìn rõ mọi vật là nhờ mặt trời chiếu sáng.
+ Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng. Vì do sức nóng của mặt trời chiếu vào.
+ Khi đi ra ngoài trời chúng ta nhìn thấy mọi vật và thấy nóng điều đó chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ.
- Lớp ra ngoài trời để quan sát phong cảnh xung quanh trường, thảo luận trong nhóm .
+ Mặt trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm, giúp cho con người phơi khô quần áo …Giúp cho cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
+ Nếu không có mặt trời thì sẽ không có sự sống trên trái đất.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Học sinh làm việc cá nhân quan sát các hình 2, 3, 4 kể cho bạn nghe về việc con người đã dùng ánh sáng mặt trời trong cuộc sống.
- Một số em lên lên kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
IV. Củng cố - dặn dò
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới: Thực hành đi thăm thiên nhiên
- NX tiết học
File đính kèm:
- TUAN 27-28.doc