I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Tuyên truyền thuyết phục người thân không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK
- Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để học sinh rút thăm
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4551 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 9 đến tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ 4. NS: 18.10.2009
ND: 21.10.2009 Tiết 17
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Tuyên truyền thuyết phục người thân không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK
- Bộâ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để học sinh rút thăm
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 Hs đọc thời khoá biểu hàng ngày
- NX chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Dẫn dắt ghi tựa bài
2. Hoạt động 1: Chơi trò chơi ai nhanh? Ai đúng ? (33’)
*Mục tiêu:
-Giúp học sinh củng cố và hệ thống kiến thức về: cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- Gv cho HS quan sát hình 1, 2
- GV tổ chức cho Hs chơi cá nhân
- GV để 1 số câu hỏi trong hộp và gọi Hs lên bốc thăm và trả lời:
1/ Em hãy kể tên các cơ quan đã học?
2/ Cơ quan hô hấp có chức năng gì?
3/ Cơ quan bài tiết nước tiểu có chức năng gì?
4/ Làm gì để bảo vệ tốt cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Tương tự Gv chuẩn bị nhiều câu hỏi hơn
- GV – HS nhận xét Hs trả lời và sửa
- 2 HS đọc
- Nhắc lại
- HS trả lời
- NX sửa
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS thường xuyên chăm sóc và bảo vệ tốt cơ quan đã học
- Chuẩn bị bài: Ôn tập: Con người và sức khỏe (tt)
- NX chung
THỨ 5. NS: 18.10.2009
ND: 22.10.2009 Tiết 18
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (tt)
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
- Tuyên truyền thuyết phục người thân không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, bia, ma tuý,…..
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK
- Các tình huống
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS nêu:
+ Kể tên các cơ quan đã học?
+ Nêu chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Nx chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ôn tập
2. Hoạt động 1: Tuyên truyền và đóng vai (33’)
MT: Giúp người thân không sử dụng chất độc hại như ma tuý, thuốc lá, rượu, bia,…
- GV chia lớp 6 nhóm
- GV nêu một số tình huống như:
+ Hút thuốc lá gây ho dẫn đến bệnh lao phổi
+ Uống rượu sai mất bình tĩnh gây tai nạn giao thông
- 2 HS trả bài
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đóng vai theo tình huống nhóm chọn
- Nhóm đóng vai
- Nhận xét bổ sung
- Tuyên dương nhóm hay
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS thường xuyên chăm sóc và bảo vệ tốt cơ quan đã học
- Chuẩn bị bài: Các thế hệ trong một gia đình
- NX chung
THỨ 4. NS: 25.10.2009
ND: 28.10.2009 Tiết 19
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- HS nêu được các thế hệ trong một gia đình
- Phân biệt các thế hệ trong một gia đình
- Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình
II. Chuẩn bị:
- Hình trong SGK
- Mang ảnh chụp gia đình, SGK.
III. Các hoạt động dạy và học
A. kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi (10’)
Mục tiêu: HS biết được gia đình mình gồm có những ai
- Gv cho Hs quan sát hình SGK
- GV cho HS thảo luận về gia đình mình
VD:
+ Gia đình bạn gồm có những ai/
+ Ai là người lớn tuổi nhất?
+ Ai là người nhỏ tuổi nhất?
KL: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống với nhau
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh nhóm (10’) Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
- GV chia 6 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 1, 2 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Gia đình bạn Minh, có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là các thế hệ nào?
+ Gia đình bạn Lan, có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là các thế hệ nào?
+ Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
- Gv nhận xét.
KL: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ, gia đình 2 thế hệ, cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.
4. Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình. (10’)
Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
- GV cho HS giới thiệu về gia đình mình
- Gv nnhận xét.
* GD: Gia đình là một tế bào trong xã hội nhà đình đầm ấm hạnh phúc thì xã hội hạnh phúc. Mọi người trong gia đình cần phải quan tâm chăm sóc lẫn nhau và có ý thức giữ vệ sinh môi trường xung quanh luôn xanh sạch, đẹp
- Hs thảo luận theo cặp
- Hs kể nhau nghe
- Một số Hs lên trình bày trước lớp.
- Hs nhận xét.
- Hs quan sát hình SGK.
- Nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời
- Có 3 thế hệ
- Có 2 thế hệ
- 1 thế hệ
- HS kể:
+ Có mấy thế hệ
+ Ai lớn tuổi nhất
- Ai nhỏ tuổi nhất
- Em thứ mấy
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS luôn quan tâm chăm sóc những người trong gia đình
- Chuẩn bị bài: Họ nội, họ ngoại
- NX chung
THỨ 5. NS: 25.10.2009
ND: 29.10.2009 Tiết 20
HỌ NỘI, HỌ NGOẠI
I. Mục tiêu:
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, họ hàng ngoại và biết cách xưng hô đúng
- Giới thiệu họ nội, họ ngoại
- Không phân biệt họ nội, họ ngoại
II. Chuẩn bị:
- Hình trong SGK trang 40, 41 SGK.
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS kể gia đình mình có mấy thế hệ? Đó là ai?
- NX chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Họ nội, họ ngoại
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. (10’)
Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội, những người thuộc họ ngoại
- GV chia lớp 6 nhóm
- Gv yêu cầu nhóm quan sát hình 1 trang 40 SGK và trả lời các câu hỏi.
KL: Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ôâng bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
3. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại (12’)
Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Các Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại.
- Gv nhận xét.
KL: Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
3. Hoạt động 3: Đóng vai. (10’)
Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
- Gv chia 6 nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống:
1. Em hoặc anh của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng.
2. Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng.
3. Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
KL: Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô dì, chú bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
- 2 HS trả lời
- Nhắc lại
- Nhóm thảo luận câu hỏi:
1/ Hương cho các bạn xem hình ai?
2/ Quang cho các bạn xem hình ai?
3/ Ông bà nội của Quang sing ra ai?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nx bổ sung
- Vài Hs nhắc lại.
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại.
- Vài HS kể trước lớp
- Hs thảo luận và chọn tình huống đóng vai.
- Các nhóm đóng vai qua các tình huống.
- Hs nhận xét.
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS luôn quan tâm chăm sóc những người trong gia đình
- Chuẩn bị bài: Thực hành, phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
- NX chung
THỨ 4. NS: 1.11.2009
ND: 4.11.2009 Tiết 21
Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ
mối quan hệ họ hàng (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
+ Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.
II. Chuẩn bị:
- Các hình trong SGK trang 42 và 43.
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm một tờ giấy to, hồ dán, bút màu .
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS kể những người thuộc họ nội, họ ngoại
- Nx chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Dẫn dắt ghi tựa bài
2. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập (30’)
- GV chia lớp 6 nhóm
- Phát phiếu học tập
- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình quan sát hình 42 và TLCH trong phiếu:
1) Ai là con trai, ai là con gái của ông bà?
2) Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà?
3) Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà?
4) Những ai thuộc họ nội của Quang?
5) Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
- Theo dõi nhận xét, chốt lại những ý đúng.
+ Anh em Quang và chị em Hương phải có nghĩa vụ gì đối với những người họ nội, họ ngoại của mình
- 2 HS trả lời bài cũ.
- Các nhóm tiên hành làm việc: nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
+ Bố của Quang và mẹ của Hương.
+ Mẹ của Quang và bố của Hương.
+ Hai anh em Quang là cháu nội, Hai chi em hương là cháu ngoại của ông bà.
+ Ông bà, bố mẹ Hương và chị em Hương.
+ Ông bà, bố mẹ Quang và hai em Quang.
- Lần lượt đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Lớp theo dõi và nhận xét .
+ Cần phải luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, những người thuộc họ nội và họ ngoại
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS luôn quan tâm chăm sóc những người trong gia đình
- Chuẩn bị bài: Thực hành, phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng (tt)
- NX chung
THỨ 5. NS: 1.11.2009
ND: 5.11.2009 Tiết 22
Thực hành: phân tích và vẽ sơ đồ
mối quan hệ họ hàng (tt)
I. Mục tiêu
+ Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Vẽ được sơ đồ về họ hàng nội, ngoại ; dùng sơ đồ giới thiệu cho mọi người biết về họ nội, họ ngoại của mình.
- Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.
II. Chuẩn bị
- Sơ đồ trang 43 SGK ; HS mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp (nếu có)
II. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 Hs kể ra những người thuộc họ nội, họ ngoại
- NX chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ quan hệ họ hàng (20’)
- GV vẽ và giới thiệu sơ đồ 1 gia đình HS nào đó
- Yêu cầu cả lớp vẽ sơ đồ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
- Gọi học sinh lên giới thiệu về sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
3. Hoạt động 2: Chơi TC xếp hình (10’)
- Chia nhóm.
- GV phát giấy A0
- Yêu cầu từng nhóm đem ảnh từng người trong gia đình ở các thế hệ khác nhau sắp xếp trình bày trên tờ giấy khổ lớn theo cách trang trí của mỗi nhóm sao cho đẹp.
- Mời từng nhóm giới thiệu về sơ đồ của nhóm mình.
- Nhận xét tuyên dương.
- 1 HS kể
- Tiến hành vẽ sơ đồ gia đình mình vào tờ giấy khổ lớn điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ .
- Lần lượt từng em lên chỉ vào sơ đồ giới thiệu về họ hàng của mình trước lớp .
- NX bổ sung
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày .
- Các nhóm trưng bày các bức ảnh của gia đình mình và nói cho nhau nghe về mối quan hệ họ hàng của mình .
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm giới thiệu hay nhất.
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS luôn quan tâm chăm sóc những người trong gia đình
- Chuẩn bị bài: Phòng cháy khi ở nhà
- NX chung
THỨ 4. NS: 8.11.2009
ND: 11.11.2009 Tiết 23
Phòng cháy khi ở nhà
I. Mục tiêu
- Xác định được một số vật dễ cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa
- Nói được những thiệt hại do cháy gây ra
- Nêu được những việc cần làm để phòng chống cháy khi đun nấu ở nhà
- Cất diêm bật lửa cẩn thận xa tầm với em nhỏ
- Biết cách xử lý khi xảy ra cháy, Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra
II. Chuẩn bị
- Bức tranh trong SGK trang 44 và 45, sưu tầm các vật dễ gây cháy.
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ gia đình nhà mình
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Dẫn dắt ghi tựa bài
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK (10’)
- Tổ chức học sinh thảo luận theo từng cặp .
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1 và hình 2 trang 44 và 45 để hỏi và trả lời với nhau:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ?
+ Chỉ ra những vật dễ cháy có trong hình 1 ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa ?
+ Theo bạn bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Vì sao ?
+ Chốt lại: Bếp ở hình 2 an toàn hơn vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất đễ bắt lửa được để xa bếp.
Kết luận: Cháy có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi, có nhiều nguyên nhân gây cháy. Phần lớn các vụ cháy có thể tránh được nếu mọi người có ý thức phòng cháy
3. Hoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai (10’)
- GV gọi HS kể những vật dễ cháy ở nhà
- Chia lớp 6 nhóm
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét và bổ sung .
4. Hoạt động 3 : Trò chơi gọi cứu hỏa (10’)
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi .
- Nêu tình huống cháy cụ thể
- Thực hành báo động cháy .
- Nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi có cháy .
- 1 HS vẽ
- Tiến hành chia ra từng cặp để thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lần lượt một số em đại diện các nhóm lên báo cáo trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét bổ sung.
- HS kể: dầu, xăng, củi khô, que diêm,…
- Mỗi nhóm thảo luận đóng vai một tình huống
+ Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hoặc bật lửa vứt lung tung trong nhà mình.
+ Nhóm 2: Theo em những thứ dễ bắt lửa như xăng, đầu hỏa nên được cất giữ ở đâu trong nhà?
+ Nhóm 3: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
- Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất .
- Thực hiện chơi trò chơi : Gọi người cứu hỏa
VD: Nhà ở nông thôn cháy….
- 1 số em đóng vai dội nước, em kêu cứu
- ở thành phố gọi 114
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS không nô đùa với lửu
- Chuẩn bị bài: Một số hoạt động ở trường
- NX chung
THỨ 5. NS: 9.11.2009
ND: 12.11.2009 Tiết 24
Một số hoạt động ở trường
I. Mục tiêu
- HS kể được tên một số môn học và một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học của các môn học đó
- Họp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp trong trường
- Nêu được tránh nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức
- Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK trang 46 và 47.
III. Các hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “ Phòng cháy khi ở nhà “
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung bài
- NX chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Dẫn dắt ghi tựa bài
2. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp (15’)
- Tổ chức học sinh quan sát hình 1 đến hình 6 thảo luận theo gợi ý .
+ Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học ?
+ Trong từng hoạt động đó học sinh làm gì? Giáo viên làm gì?
-Yêu cầu các nhóm thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp học sinh liên hệ thực tế bản thân.
- Sau khi thảo luận xong yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp .
Kết luận: Ở trường học trong giờ học cca1 em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau làm việc cá nhân, phiếu học tập, ....Tất cả các hoạt động đó giúp các em học tập có kết quả hơn
3. Hoạt động 2 : Làm việc theo tổ (17’)
- Chia lớp 4 tổ
- Yêu cầu các tổ thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
* GDMT: HS biết được các hoạt động ở trường và tích cực tham gia các hoạt động ở trường, lớp và luôn có ý thức giữ vệ sinh trường, lớp sạch đẹp như làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây, bỏ rác đúng nơi quy định
-Trả lời về nội dung bài học trong bài : “ Phòng cháy khi ở nhà “.
- Tiến hành chia ra từng nhóm để thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên
- Lần lượt từng cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét .
H1: Quan sát hoa giờ học TNXH
H2: Kể chuyện theo tranh TV
H3: Thảo luận nhóm giờ Đ Đ
H4: Trình bày sản phẩm giờ thủ công
H5: Làm việc cá nhân giờ học Toán
H6: Tập thể dục
- Tổ thảo luận 2 câu hỏi
1/ Ở trường công việc chính của em là làm gì?
2/ Kể tên các môn học mà em học ở trường?
- Đại diện tổ báo cáo
- NX bổ sung
IV. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tựa bài
- GDHS tích cực tham gia hoạt động ở trường ở lớp
- Chuẩn bị bài: Một số hoạt động ở trường (tt)
- NX chung
File đính kèm:
- TUAN 9-12.doc