Giáo án tuần 10 dạy khối 2

TIẾT 10 Thủ công

GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

o Kiến thức:

- HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui

- HS nắm được quy trình gấp

o Kỹ năng:

- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.

o Thái độ:

- HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.

II. CHUẨN BỊ:

o GV:

- Tranh minh họa, mẫu thuyền phẳng đáy có mui

- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui

o HS:

- Giấy thủ công, keo, bút màu.

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 10 dạy khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2005 TIẾT 10 Thủ công GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui HS nắm được quy trình gấp Kỹ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui với các nếp gấp phẳng đều, đẹp. Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh minh họa, mẫu thuyền phẳng đáy có mui Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui HS: Giấy thủ công, keo, bút màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh Khởi động: (1’) Hát Kiểm tra bài cũ: “Gấp thuyền phẳng đáy có mui (Tiết 1 )” (4’) Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp. GV nhận xét, tuyên dương Bài mới: “Gấp thuyền phẳng đáy có mui (Tiết 2)” “Tiết trước chúng ta đã nắm được cách gấp và quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. Trong tiết thực hành hôm nay cô sẽ cùng các em gấp và sử dụng thuyền phẳng đáy có mui.” GV ghi bảng tựa bài Hoạt động 1: Thực hành gấp (20’) Phương pháp: Quan sát, giảng giải, trực quan Bước 1: HS làm mẫu Cho HS lên thực hiện lại các thao tác Cho lớp nhận xét, bổ sung GV nhận xét, sửa chữẵ Bước 2: Thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui GV tổ chức cho HS thực hành gấp thuyền, yêu cầu mỗi em lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình chữ nhật GV lưu ý một số việc khi gấp Hoạt động 2: Hướng dẫn trang trí (5’) Phương pháp: Thực hành Bước 1: Hướng dẫn trang trí GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm, dùng bút màu vẽ thêm (hoa, lá) vào 2 bên mạn thuyền hay dùng giấy thủ công cắt nhỏ dán vào. Bước 2: Trang trí Cho HS thực hành trang trí GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý uốn nắn giúp đỡ những HS còn yếu, lúng túng. Hoạt động 3: Củng cố (5’) Phương pháp: Trò chơi GV cho HS thi đua trình bày sản phẩm theo nhóm để khích lệ khả năng sáng tạo của từng nhóm. GV chọn ra sản phẩm đẹp của 1 số cá nhân, nhóm để tuyên dương trước lớp. Đánh giá sản phẩm của HS Tổng kết – Dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học Chuẩn bị: “Kiểm tra chương I: Kỹ thuật gấp hình” Về nhà: Tập gấp nhiều lần cho thành thạo 4 bước: Gấp tạo mui thuyền Gấp các nếp gấp cách đều Gấp tạo thân và mũi thuyền Tạo thuyền phẳng đáy có mui HS nhắc lại - Lớp HS thực hiện Lớp nhận xét HS lắng nghe, theo dõi HS thực hành 6 nhóm thi đua Trưng bày sản phẩm lên bàn TIẾT 37 Tập đọc SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. Kỹ năng: Đọc trơn toàn bài Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà) Thái độ: Biết thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà trong gia đình II. CHUẨN BỊ: GV: - Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc, SGK. HS: - SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Khởi động: (1’) Hát Kiểm tra bài cũ: “Kiểm tra định kỳ” (4’) Nhận xét bài kiểm tra Bài mới: “Sáng kiến của bé Hà” Chúng ta có thái độ thế nào với ông bà ? Thế bài tập đọc hôm nay “Sáng kiến của bé Hà” sẽ cho các em thấy một sáng kiến rất độc đáo của bé Hà để bày tỏ lòng kính yêu ông bà. Các em hãy đọc câu truyện để xem bé Hà có sáng kiến gì. - GV ghi bảng tựa bài Hoạt động 1: Đọc mẫu (3’) Phương pháp: Quan sát tranh, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài - GV phân biệt lời kể với lời các nhân vật: Giọng người kể: thong thả Giọng bé Hà: hồn nhiên Giọng ông bà: tán thưởng - GV yêu cầu 1 HS đọc lại Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ (20’) Phương pháp: Quan sát tranh, đàm thoại, thực hành, thi đuẵ Bước 1: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài. Tìm từ ngữ khó đọc trong bài: lập đông, ngạc nhiên,chúc thọ, giải thích, rét - GV đọc Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ Yêu 1 HS đọc đoạn 1 Hỏi: em hiểu “cây sáng kiến” là gì? Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2 Hỏi: thế nào là “lập đông”? Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3 Hỏi: thế nào là “chúc thọ”? Bước 3: Hướng dẫn HS luyện đọc câu dài Hướng dẫn đọc lời của bé Hà, của người dẫn chuyện, của ông.Nhấn giọng: ngày ông bà, chùm điểm mười Gọi HS đọc lại các câu Bước 4: Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp (2’) Bước 5: Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm (3’) Cho HS luyện đọc trong nhóm 4 HS – xếp số thứ tự Bước 6: Tổ chức thi đọc giữa các nhóm (5’) Trò chơi “chuyền hoa” qua 2 dãy, hát 1 bài hát, hết bài hát hoa đến nhóm số nào thì nhóm số đó đọc phân vai Cô nhận xét, tuyên dương Bước 7: Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 Nhận xét – Dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học Luyện đọc thêm Chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu bài để sang tiết 2 học Hát - HS nêu HS nhắc lại HS theo dõi 1 HS đọc bài, lớp mở SGK, đọc thầm theo HS đọc HS nêu, phân tích âm vần khó đọc HS đọc HS đọc HS nêu: chú giải HS đọc HS nêu: chú giải HS đọc HS nêu: chú giải Luyện đọc các câu: “Bố ơi,/sao không có ngày của ông bà,/ bố nhỉ?//” (giọng thắc mắc) Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hàng năm / làm “ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khỏe/ cho các cụ già. Món quà ông thích nhất hôm nay/ là chùm điểm mười của cháu đấy.// HS đọc Hoạt động nhóm HS luyện đọc trong nhóm 4 HS HS thi đọc HS nhận xét Cả lớp đọc TIẾT 38 Tập đọc SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. Kỹ năng: Đọc trơn toàn bài Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà) Thái độ: Biết thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà trong gia đình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - SGK, tranh, thăm để bóc HS: - SGK, trả lời câu hỏi III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Giáo viên Học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Giới thiệu bài: * Chúng ta vừa luyện đọc, bậy giờ chúng ta sẽ bước sang phần tìm hiểu nội dung bài này Ò Ghi tựa. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài (16’) Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải Bé Hà có sáng kiến gì? Thấy bố ngạc nhiên, Hà giải thích như thế nào? Hai bố con chọn ngày nào làm “ngày ông bà”? Vì sao? GV chốt:“Trên thế giới người ta đã lấy ngày 1/10 làm ngày Quốc tế người cao tuổi” Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì? Hà đã tặng ông bà món quà gì? GV hỏi: Món quà của Hà có được ông bà thích không? Bé Hà trong câu chuyện là 1 cô bé như thế nào? Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”? GV liên hệ, giáo dục. Hoạt động 2: Luyện đọc lại (15’) Phương pháp: Thực hành, trò chơi Đại diện nhóm lên bốc thăm (1,2,3,4) Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay nhất Hoạt động 3: (1’) Củng cố Yêu cầu 1 HS nêu nội dung bài Þ Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà, đem những điểm 10 làm quà tặng để bày tỏ lòng kính yêu, quan tâm tới ông bà. Các em phải học tập gương bé Hà. Nhận xét – Dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học Yêu cầu HS đọc lại bài kỹ để có ý kể lại câu chuyện cho mạch lạc dựa theo các yêu cầu kể trong SGK. Chuẩn bị: Bưu thiếp. Hát Mở SGK trang 78 Tổ chức ngày lễ cho ông bà HS nêu HS nêu Chưa biết chuẩn bị quà gì biếu ông bà. HS nêu Chùm điểm mười của Hà là món quà ông bà thích nhất. Bé Hà là 1 cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà HS nêu Đại diện 4 nhóm lên bốc thăm và tự phân vai đọc theo thứ tự số thăm đã bốc Nhận xét HS nêu TIẾT 46 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng. Phép trừ trong phạm vi 10. Giải toán có lời văn Kỹ năng: HS biết tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng HS biết trừ có nhớ trong phạm vi 10 Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác, khoa học II. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ ghi BT 3 HS: - SGK, BTT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh Ổn định: (1’) Bài cũ: Tìm 1 số hạng trong 1 tổng (4’) - Ghi bảng: x + 7 = 10 41 + x = 75 x + 13 = 38 Hãy gọi tên các thành phần trên. Hãy nêu quy tắc: Muốn tìm một số hạng… ® Nhận xét, tuyên dương. Bài mới: Luyện tập Hôm nay, chúng ta sẽ rèn kỹ năng tìm một số hạng trong một tổng Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Tìm số hạng chưa biết (10’) Phương pháp: Giảng giải * Bài 1: Tìm x x + 8 = 10 x + 7 = 10 30 + x = 58 Ò “Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết” Hoạt động 2: Tính (10’) Phương pháp: Thực hành * Bài 3: Yêu cầu nhẩm, ghi kết quả Vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau? * Bài 2: Tính nhẩm Hoạt động 3: Giải toán (10’) Phương pháp: Luyện tập * Bài 4: Hướng dẫn phân tích đề Tóm tắt: Có tất cả : 45 quả Trong đó : 25 quả cam Có : …quả quýt? GV chốt: “Muốn tìm số quả quýt ta làm thế nào?” * Bài 5: tự giải - Khoanh tròn vào chữ số có kết quả đúng Ò Muốn tìm số hạng chưa biết, chúng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Dặn dò: Xem lại bài Chuẩn bị “Số tròn chục, trừ đi một số” Hát 3 HS lên bảng thực hiện HS nêu. 1 HS nhắc lại. Hoạt động lớp, cá nhân. HS nêu yêu cầu 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở và nêu: x là số hạng chưa biết Nêu quy tắc … HS nhắc lại Nêu yêu cầu, cách làm, làm vào vở BTT Vì 3 = 1 + 2 Nêu cách nhẩm và điền kết quả, giơ bảng Đ,S 2 HS đọc đề Nêu miệng: “lấy tổng số quả trừ đi số quả cam” HS nêu: x + 5 = 5 x = 5 – 5 x = 0 Cả lớp nhắc lại Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2005 TIẾT 19 Chính tả NGÀY LỄ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Nắm đoạn viết, nội dung đoạn viết: Nói về các ngày lễ lớn trong năm. Nắm được luật viết hoa. Kỹ năng: Chép lại chính xác bài chính tả: Ngày lễ Làm đúng các bài tập phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi, thanh ngã. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận II. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài viết HS: - Vở, bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: “Kiểm tra” (4’) GV nhận xét bài làm của của HS Bài mới: “Ngày lễ” Nêu cho cô những ngày lễ mà em biết ? “Vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em viết chính tả bài Ngày lễ” Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép (20’) Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành GV đọc đoạn chép trên bảng phụ Đoạn chép nói về ngày gì? Những chữ nào trong các ngày lễ được viết hoa? GV chốt: Viết hoa vào chữ đầu của mỗi bộ phận tên Hướng dẫn viết từ dễ lẫn: hằng năm, Quốc tế Lao động, Quốc tế Thiếu nhi. GV nhận xét, sửa chữa GV hướng dẫn chép bài vào vở: Lưu ý: Đầu đoạn phải lùi vào 2 ô, chú ý viết hoa chữ đầu của mỗi bộ phận tên. Yêu cầu chép nội dung bài vào vở Đọc cho HS dò lỗi Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra Chấm, nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả(10’) Phương pháp: Thực hành, trò chơi Bài 2: Điền vào chỗ trống c/k GV tổ chức trò chơi tiếp sức. Mỗi tổ chọn 4 bạn, mỗi bạn điền 1 chữ ® Đội nào xong trước và đúng thì thắng. Khi nào viết k? Bài 3: Điền vào chỗ trống l/n,nghỉ hay nghĩ Ò Nhận xét, tuyên dương. Củng cố, dặn dò (4’) Khen những em chép bài chính tả đúng, đẹp, làm bài tập đúng nhanh Em nào chép chưa đạt về nhà chép lại Chuẩn bị: “Ông và cháu” Hát HS nêu Hoạt động lớp, cá nhân. 3 HS đọc lại Những ngày lễ HS nêu: Ngày Quốc tế Phụ nữ, … HS viết bảng con HS chép nội dung bài vào vở HS dò lỗi Đổi vở kiểm tra HS đọc yêu cầu bài 4 tổ thi đua con cá, con kiến cây cầu, dòng kênh Khi đứng trước e, ê, I HS đọc yêu cầu bài HS làm vở bài tập lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan nghỉ học, lo nghĩ , nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ TIẾT 10 Kể chuyện SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Nắm vững nội dung câu chuyện. Kỹ năng: Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện 1 cách tự nhiên, phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng. Thái độ: Giáo dục HS luôn quan tâm đến ông bà, biết thể hiện lòng kính yêu ông bà. II. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ ghi ý chính của từng đoạn HS: - Đọc kỹ câu chuyện III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: “Kiểm tra định kỳ” (4’) GV nhận xét bài làm của của HS 3. Bài mới: “Sáng kiến của bé Hà” “Trong tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng nhau kể lại câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà” nhé.” Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện (17’) Phương pháp: Kể chuyện, gợi mở * Câu 1: Hướng dẫn HS kể đoạn Lưu ý: GV đặt câu hỏi gợi ý (nếu HS lúng túng) Bé Hà vốn là 1 cô bé như thế nào? Bé Hà có sáng kiến gì? Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà? Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao? Kể theo nhóm. Kể trước lớp. GV có thể chỉ định hoặc các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp Nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện – tuyên dương Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (10’) Phương pháp: Kể chuyện * Câu 1: Cho 3 HS đại diện 3 nhóm thi kể, mỗi em kể 1 đoạn, em khác kể nối tiếp Nhận xét, tuyên dương nhóm Kể cả câu chuyện Nhận xét, tuyên dương Hoạt động 3: (5’) Trò chơi sắm vai Chọn 1 HS làm người dẫn chuyện 1 HS làm bé Hà 1 HS làm bà 1 HS làm ông 1 HS làm bố Nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố, dặn dò (1’) Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe Chuẩn bị: “Bà cháu” Nhận xét tiết học Hát HS lắng nghe. 1 HS nhắc lại Hoạt động lớp, nhóm. 1 HS đọc yêu cầu bài 1 HS kể mẫu đoạn 1 1 HS kể đoạn 2 1 HS kể đoạn 3 1 HS kể đoạn 4 HS kể trong nhóm Thi đua kể Hoạt động lớp, nhóm. 1 HS đọc yêu cầu Thực hiện Nhận xét Thi đua mỗi dãy 1 HS HS thực hiện TIẾT 47 Toán SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số (có nhớ) Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đặt tính, thực hiện phép tính. Biết cách trình bày bài tìm số hạng chưa biết. Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác, khoa học. II. CHUẨN BỊ: GV: - 4 bó que tính (mỗi bó 10 que tính) HS: - Bồ đồ dùng học toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: “Luyện tập” (4’) - Ghi bảng: x + 8 = 10 x + 2 = 10 30 + x = 58 GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: “Số tròn chục trừ đi một số” GV gắn bìa ghi bài toán: Có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ học bài: “Số tròn chục trừ đi một số” Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ (8’) Phương pháp: Trực quan, đàm thoại GV hướng dẫn HS thao tác trên que tính để tìm kết quả Cô có bao nhiêu que tính? 40 que tính gồm mấy chục mấy đơn vị? Yêu cầu HS gắn số Bớt đi bao nhiêu que tính? Yêu cầu HS gắn số Yêu cầu HS nêu kết quả Nêu cách tính Hướng dẫn HS tự đặt tính. Gọi HS lên bảng đặt tính 4 0 8 3 2 Yêu cầu vài HS nhắc lại Hoạt động 2: Hướng dẫn tính (5’) Phương pháp: Trực quan, đàm thoại Giới thiệu phép trừ: 40 – 18 GV nêu: “Có 40 que tính, bớt đi 18 que tính, thì ta phải làm phép tính gì?” GV ghi bảng: 40 - 18 = ? GV giúp HS tự đặt tính rồi trừ từ phải sang trái GV cho vài HS nhắc lại cách trừ (như bài học) Hướng dẫn HS làm bài 1 Hoạt động 3: Thực hành (10’) Phương pháp: Luyện tập, thực hành * Bài 2:Tìm x Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài 2 Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? x + 9 = 40 5 + x = 60 x + 19 = 30 GV sửa bài và nhận xét * Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề toán Đề bài cho biết gì? Đề bài hỏi gì? Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính em làm thế nào? - Đơn vị bài toán? GV sửa bài, nhận xét 4. Củng cố, dặn dò (1’) Sửa lại các bài toán sai. Làm bai2, 3 / 47. Chuẩn bị bài: 11 trừ đi một số : 11 – 5 Nhận xét tiết học./. Hát 3 HS lên bảng làm 40 - 8 HS nhắc lại Hoạt động lớp. 40 que tính 4 chục 0 đơn vị - HS gắn. - 8 que tính - 32 que tính HS tự nêu, thực hiện phép tính 0 trừ 8 không được mượn 1 thành 10 10 trừ 8 bằng2 viết 2,nhớ 1 4 bớt 1 còn 3 viết 3 HS nhắc lại. Hoạt động lớp. Làm phép tính trừ HS tự nêu Hoạt động cá nhân. - HS nêu HS làm vở. HS đọc đề toán Có 2 chục que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính. HS tự nêu Que tính. Giải Số que tính còn lại: 20 - 5 = 25 (que tính) Đáp số: 25 que tính - Lớp làm vở,1 HS bảng phụ giải. TIẾT 10 Tự nhiên xã hội ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Sau bài ôn tập HS có thể nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về vệ sinh ăn uống đã được học để hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Nhớ lại và khắc sâu các hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hóa. Củng cố các hành vi vệ sinh cá nhân. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc ăn uống, sinh hoạt và giữ vệ sinh. II. CHUẨN BỊ: GV: - Các hình vẽ trong SGK, hình vẽ cơ quan tiêu hóa (phóng to) HS: - SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: Đề phòng bệnh giun (4’) Giun đũa sống ở đâu? Để đề phòng bệnh giun ta cần làm thế nào? GV nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới: “Ôn tập con người và sức khỏe” Trò chơi thi đua:nói đúng tên các bài đã học về chủ đề con người “Hôm nay cô cùng các em củng cố lại các kiến thức đã học về ‘Con người và sức khỏe’” GV ghi tựa bài lên bảng Hoạt động 1: Trò chơi “Xem cử động nói tên các cơ, xương và khớp xương” (17’) Phương pháp: Trò chơi, luyện tập Bước1: Hoạt động theo nhóm GV cho HS các nhóm thực hiện sáng tạo 1 số động tác vận động và nói với nhau xem khi làm động tác thì vùng cơ, xương, khớp xương nào phải cử động Bước 2: Hoạt động cả lớp Lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác quan sát và cử đại diện viết nhanh tên các nhóm cơ, xương, khớp xương thực hiện cử động đó vào bảng con hoặc tấm bìa rồi giơ lên. Nhóm nào viết nhanh, đúng là thắng cuộc. Hoạt động 2: Trò chơi “Thi hùng biện” (13’) Phương pháp: Thi đua. Bước1: GV chuẩn bị sẵn số thăm ghi các câu hỏi Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm cùng 1 lúc Câu hỏi được đưa về nhóm để cùng chuẩn bị, sau đó nhóm cử 1 bạn lên trình bày Câu hỏi: Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để khỏe mạnh và chóng lớn ? Tại sao phải ăn uống sạch sẽ ? Làm thế nào để phòng bệnh giun ? 4. Củng cố, dặn dò (1’) Về nhà: Ôn lại các bài đã học Chuẩn bị bài: “Gia đình” HS nêu - 2 dãy thi đua 1 HS nhắc lại Hoạt động nhóm HS thực hiện theo yêu cầu Nhóm cử đại diện lên trình bày Các nhóm khác thực hiện theo yêu cầu Mỗi nhóm 1 HS lên bốc thăm Mỗi nhóm 1 HS lên trình bày Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2005 TIẾT 39 Tập đọc BƯU THIẾP I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ: bưu thiếp, nhân dịp Hiểu nội dung của 2 bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viết 1 bưu thiếp, cách ghi 1 phong bì thư. Kỹ năng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ: bưu thiếp, chóng lớn, Phan Thiết, Bình Thuận Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ Biết đọc 2 bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch. Thái độ: Biết chúc mừng thầy cô, bạn bè và người thân trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ ghi nội dung của 2 bưu thiếp và phong bì trong bài, SGK HS: - SGK, trả lời câu hỏi, 1 bì thư. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: “Sáng kiến của bé Hà” (4’) Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi Bé Hà có sáng kiến gì? Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì? Bé Hà đã tặng ông bà món quà gì? Ò Nhận xét, ghi điểm. Bài mới: “Bưu thiếp” “Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc 2 tấm bưu thiếp, qua đó các em sẽ hiểu thế nào là bưu thiếp, người ta viết bưu thiếp để làm gì, cách viết bưu thiếp thế nào, cách ghi phong bì thư ra sao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài.” Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Đọc mẫu (4’) Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp. GV đọc mẫu GV lưu ý cho HS cách đọc nhẹ nhàng, tình cảm Gọi 1 HS khá giỏi đọc lần 2 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (15’) Phương pháp: trực quan, hỏi đáp, thực hành. Yêu cầu HS đọc nôí tiếp từng câu mỗi bưu thiếp và phong bì Yêu cầu HS nêu từ khó đọc trong bài. Gọi vài HS đọc lại các từ khó. Yêu cầu HS đọc lại từng bưu thiếp trước lớp và phần đề ngoài phong bì Gọi 1 HS đọc bưu thiếp 1: Em hiểu “nhân dịp” là như thế nào? GV nói thêm: là biểu thị điều sắp nêu ra là lý do. Ví dụ: nhân dịp sinh nhật. Gọi 1 HS đọc bưu thiếp 2 Vậy “bưu thiếp” là gì? Gọi 1 HS đọc phong bì (đọc phần đề ngoài phong bì) Hướng dẫn HS luyện đọc phần ngoài phong bì: Người gửi: //Trần Trung Nghĩa// Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận// Người nhận: //Trần Hoàng Ngân// 18// đường Võ Thị Sáu// thị xã Vĩnh Long// tỉnh Vĩnh Long// Yêu cầu HS đọc trong nhóm Cho HS thi đọc với nhau tiếp sức, 4 nhóm thi Nhận xét nhóm nào đọc đúng, tình cảm Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung (15’) Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì? Bưu thiếp thứ hai là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì? Bưu thiếp dùng để làm gì? Yêu cầu và hướng dẫn HS viết 1 bưu thiếp chúc thọ hoặc chúc mừng sinh nhật ông (hoặc bà). Nhớ ghi địa chỉ của ông bà. Giải nghĩa thêm: chúc thọ cùng nghĩa với mừng sinh nhật. Nhưng dùng “chúc thọ” nếu ông bà ngoài 70 tuổi. Nhắc HS ghi lời chúc ngắn gọn phù hợp với yêu cầu Cho HS nối tiếp nhau đọc bài. 4. Củng cố, dặn dò (1’) Nhận xét tiết học Nhắc HS thực hành cách viết bưu thiếp Chuẩn bị: “Thương ông” Hát 3 HS đọc bài, trả lời câu hỏi. HS nhắc lại Lớp theo dõi 1 HS đọc, cả lớp mở SGK và đọc thầm theo Hoạt động lớp, cá nhân. HS đọc HS nêu: bưu thiếp, chóng lớn, Phan Thiết, Bình Thuận HS đọc HS đọc 1 HS đọc HS nêu: chú giải 1 HS đọc HS nêu: chú giải 1 HS đọc HS đọc HS đọc Mỗi HS đọc 1 bưu thiếp hay phong bì Hoạt động lớp. Cháu gửi ông bà, chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới Của ông bà gửi cho cháu để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu. Để chúc mừng, thăm hỏi … HS ghi vào nháp lời chúc, ghi vào phong bì địa chỉ người gửi, người nhận. TIẾT 10 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH, HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi. Thái độ: Biết được mối quan hệ của những người trong họ. II. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ ghi bài tập 2 3, 4 tờ giấy ghi nội dung bài tập 4 HS: - Vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: Sửa bài kiểm tra giữa kỳ (4’) GV nhận xét bài kiểm tra giữa kỳ. 3. Bài mới: “Mở rộng vốn từ: Gia đình, họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi ” “Trong giờ học luyện từ và câu tuần này các em sẽ được củng cố, mở rộng và hệ thống hóa các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. Sau đó rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu chấm và dấu hỏi.” Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng (17’) Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành. * Bài 1: Gọi HS đọc đề bài Yêu cầu HS mở sách tập đọc bài “Sáng kiến của bé Hà” đọc thầm và gạch chân các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng, sau đó đọc các từ này lên GV ghi những từ đúng lên bảng: bố, ông, bà, con, mẹ, cụ già, cô, chú, con cháu, cháu. * Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài Cho HS nối tiếp nhau kể, mỗi HS chỉ cần nêu 1 từ Nhận xét sau đó cho HS tự ghi các từ tìm được vào vở bài tập. * Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài Hỏi: họ nội là những người quan hệ với ai trong gia đình? Hỏi: họ ngoại là những người quan hệ với ai trong gia đình? GV kẻ bảng làm 2 phần, mỗi phần bảng chia thành 2 cột (họ nội, họ ngoại). Mỗi 2 dãy lên bảng thi tiếp sức, mỗi HS trong dãy sẽ viết nhanh lên bảng 1 từ chỉ người họ nội hay họ ngoại rồi chuyển bút cho bạn. Sau thời gian qui định, dãy nào viết được nhiều, đúng thì thắng GV nhận xét và kết luận dãy nào thắng cuộc. Hoạt động 2: Sử dụng dấu chấm, dấu hỏi (8’) Phương pháp: Thực hành * Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. Gọi HS khá đọc truyện vui trong bài. Hỏi: dấu chấm thường đặt ở đâu? Hỏi: dấu chấm hỏi thường đặt ở đâu? Câu hỏi dùng để làm gì? Yêu cầu HS làm bài, 2 dãy thi đua, mỗi dãy cử 1 đại diện lên làm bài. Yêu cầu cả lớp nhận xét bài trên bảng. Truyện ngày buồn cười ở chỗ nào? Nhận xét 4.Củng cố, dặn dò (1’) Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, nhắc nhở các em chưa cố gắng. Chuẩn bị bài tiết 11 Hát 1 HS nhắc lại Hoạt động lớp, cá nhân. HS đọc HS mở sách ra đọc, gạch chân các từ cần tìm và đọc các từ lên Lớp làm vào vở HS đọc HS

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10 LOP 2.doc