Sự tích cây vú sữa
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đùng các từ: sự tích, lần, la cà, nơi, bao lâu, lớn hơn, run rẩy, nở trắng, gieo trồng khắp nơi. Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm cậu.
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 12 lớp 2 chi tiết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Chào cờ
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đùng các từ: sự tích, lần, la cà, nơi, bao lâu, lớn hơn, run rẩy, nở trắng, gieo trồng khắp nơi. Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xoà cành ôm cậu.
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa phóng to.
- Quả vú sữa (nếu có)
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các họat động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Bài cũ: (5phút)
Gọi 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài “Cây xoài của ông em”
? Bài muốn nói với em điều gì?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1phút)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
b. Luyện đọc: (29phút)
* Đọc mẫu: (1phút)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
* Luyện đọc câu và luyện phát âm:
(10phút)
-Lần 1: Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối mỗi em một câu+ sửa phát âm
- Lần 2:Yêu cầu học sinh tìm từ khó đọc, giáo viên ghi nhanh những từ đó lên bảng.
- Lần 3:Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối mỗi em một câu+ sửa phát âm
* Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ: (10 phút)
- Gv chia đoạn: 4 đoạn
- Lần 1: Gọi 4 học sinh đọc tiếp nối 4 đoạn của bài kết hợp luyện đọc câu dài:
- Giáo viên đưa ra bảng phụ có ghi câu cần luyện đọc và hướng dẫn học sinh đọc
+ Đoạn 2 dài để cho dễ đọc chúng ta có thể ngắt đoạn 2 thành 2 phần:
+ Phần 1: Không biết cậu đi ... nở trắng như mây.
+ Phần 2: Hoa tàn .... ngọt thơm như sữa mẹ.
-Lần 2: Gọi 4 học sinh đọc tiếp nối 4 đoạn của bài kết hợp hỏi nghĩa của từ khó có trong đoạn.
* Luyện đọc nhóm và đồng thanh:
(9 phút)
- Chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu học sinh lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc
Tiết 2
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10phút)
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
H. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
Từ : Bỏ nhà
*ý 1: Cậu bé bỏ nhà ra đi.
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp đoạn 2.
H. Vì sao cậu bé quay trở về?
H. Khi trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
H. Chuyện gì đã xảy ra khi đó?
Từ:- da mịn
- dòng sữa ngọt thơm
* ý 2: Quả lạ xuất hiện.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
H. Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
H. Theo em tại sao mọi người lại đặt tên cho cây lạ là cây vú sữa?
ý 3: Quả vú sữa thơm ngon.
- Câu chuyện cho chúng ta thấy tình yêu thương của mẹ dành cho con.
d. Luyện đọc lại: (20phút)
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 2.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc lại đoạn 2 theo nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
3. Củng cố - Dặn dò: (5phút)
- Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương của mẹ dành cho con. Để người mẹ được động viên an ủi, em hãy giúp cậu bé nói lời xin lỗi mẹ.
- Nhận xét chung giờ học.
- Bài sau: Mẹ
- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài “Cây xoài của ông em”.
- Học sinh lắng nghe.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Học sinh đọc tiếp nối, mỗi em 1 câu.
- Các từ: sự tích, lần, la cà, nơi, bao lâu, lớn hơn, run rẩy, nở trắng, gieo trồng khắp nơi
- Học sinh đọc từ khó cá nhân => đồng thanh.
- Học sinh đọc:
- 4 học sinh đọc đọc tiếp nối đoạn lần 1
+ Một hôm,/ vừa đói/ vừa rét./ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/cậu mới nhớ đến mẹ,/ lièn tìm đường về nhà.//
+ Môi cậu vừa chạm vào,/một dòng sữa trắng trào ra,/ ngọt thơm như sữa mẹ.//
+ Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.//
+ Họ đem hạt trồng khắp nơi/ và gọi đó/ là cây vú sữa.//
- Dùng bút chì đánh dấu vào sách.
- 4 Học sinh đọc 4 đoạn của bài kết hợp nêu chú giải từ khó có trong đoạn: vùng vằng, la cà
- 4 học sinh/ nhóm, mỗi em lần lượt đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 hoặc 3 nhóm thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Lớp đọc thầm đoạn 1:
- Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng.
- Lớp đọc thầm đoạn 2
- Cậu bé quay trở về vì cậu vừa đói, vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh.
- Khi trở về nhà không thấy mẹ, cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cành cây xanh trong vườn mà khóc.
- Cây xanh run rẩy, từ những cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa rụng, quả xuất hiện, lớn nhanh da căng mịn. Cậu vừa chạm môi vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ.
- Lớp đọc thầm đoạn 3:
- Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yêm vỗ về.
- Mọi người lại đặt tên cho cây lạ là cây vú sữa vì khi trái chín, có dòng nước trắng và ngọt thơm như sữa mẹ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm đội
- 2 hoặc 3 nhóm thi đọc.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay.
- Một số học sinh phát biểu. VD: Mẹ ơi, con biết lỗi rồi, mẹ hãy tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lòng./ Con xin lỗi mẹ, từ nay con sẽ không bỏ đi chơi xa nữa. Con sẽ ở nhà chăm học, chăm làm. Mẹ hãy tha lỗi cho con...
Toán
Tiết 56: Tìm số bị trừ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách tìm số trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.
- áp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan.
- Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tờ bìa có 10 hình vuông nhỏ, một chiếc kéo.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (5phút)
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện phép tính sau:
52 - 18 72 - 38 12 - 4
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới: (25phút)
a. Giới thiệu bài: (1phút)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
b. Tìm số bị trừ: (6phút)
* Bài toán 1: Có 10 ô vuông (đưa ra đồ dùng trực quan) bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
H. Làm thế nào để biết rằng còn lại 6 ô vuông?
H. Hãy nêu tên các thành phầnvà kết quả trong phép tính: 10 - 4 = 6 (Giáo viên gắn thẻ từ ghi tên gọi)
* Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
H. Làm thế nào để tìm ra 10 ô vuông?
*Giới thiệu kỹ thuật tính:
- Gọi số ô vuông ban đầu là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
- Ghi bảng: x - 4 = 6
H. Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta phải làm gì?
H. Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
- Yêu cầu học sinh đọc phần tìm x trên bảng.
H. x gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
H. 6 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
H. 4 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
H. Vậy muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
c. Luyện tập thực hành: (18phút)
Bài 1: (5phút) Tìm x:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở BT
- Gọi học sinh nhận xét.
a. Tại sao x = 9 + 3?
b. Tại sao x = 8 + 16?
c. Tại sao x = 35 + 20?
Bài 2: (4phút) Số?
Cho học sinh nhắc lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ trong phép trừ sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: (4phút) Số:
H. Bài toán yêu cầu làm gì?
H. Bài toán cho biết gì về các số cần điền?
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 4: (5phút)
- Yêu cầu học sinh tự vẽ, tự ghi tên điểm.
- Có thể hỏi thêm:
+ Cách vẽ đoạn thẳmg qua 2 điểm cho trước.
H. Chúng ta dùng kí hiệu gì để ghi tên các điểm?
3. Củng cố - Dặn dò: (5phút)
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét chung giờ học.
- Bài sau: 13 trừ đi một số: 13 - 5.
- Ba học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Còn lại 6 ô vuông
- Thực hiện phép tính 10 - 4 = 6
10 - 4 = 6
$ $ $
Số bị trừ số trừ số hiệu
- Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 4 + 6 = 10
- x - 4 = 6
- Thực hiện phép tính 4 + 6.
- Là 10.
- x - 4 = 6
x = 6 + 4
x = 10
- Là số bị trừ.
- Là hiệu.
- Là số trừ.
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Nhắc lại.
- 3 học sinh lên bảng giải, lớp làm vào vở
- 3 học sinh lần lượt trả lời.
- Vì x là số bị trừ trong phép tính x - 4 = 8; 8 là hiệu; 4 là số trừ. Muốn tính số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ (2 học sinh còn lại trả lời tương tự)
- Học sinh tự làm bài. 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 3 học sinh lên bảng:
x-3=9 x-8=16 x-20= 35
x=9+3 x=16+8 x=35+20
x= 12 x=24 x=55
- HS làm bài, đọc bài chữa bài.
- Số cần điền là số bị trừ , hiệu trong các phép tính trừ.
- Học sinh làm bài.1 HS lên bảng
Số bị trừ
11
20
64
36
Số trừ
5
11
32
17
Hiệu
6
9
32
19
-Đọc bài chữa bài.
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Biết số trừ và hiệu
- HS làm bài, chữa bài.
8
4
- Các chữ cái in hoa.
Thủ công
Ôn tập chương 1: Kĩ thuật gấp hình
IMục tiêu:
Đánh giá kiểm tra kĩ năng của HS qua việc gấp hình đã học
Đồ dùng dạy học:
Các bài mẫu gấp hình từ bài 1 đến bài 5
Nội dung ôn tập:
HS nhắc lại các hình đã được gấp học từ bài 1 đến bài 5:
Gấp tên lửa
Gấp máy bay phản lực
Gấp máy bay đuôi rời
Gấp thuyền pphẳng đáy không mui
Gấp thuyền pphẳng đáy có mui
HS quan sát quy trình gấp
GV chia nhóm ôn tập
Yêu cầu mỗi nhóm gấp tất cả các hình đã học
HS trình bày sản phẩm
Các nhóm gấp – dán vào tờ giấy to
Đại diện nhóm nêu kết quả gấp và giới thiệu sẩn phẩm
Đánh giá sản phẩm
GV nhận xét đánh giá sản phẩm
6. Nhận xét giờ học chuẩn bị giờ sau
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
Thể dục
Bài 23
Trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy" - đi đều
I. Mục tiêu:
+ Trò chơi " nhóm ba, nhóm bảy". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi.
+ Ôn đi đều. Yêu cầu thực hiện động tác đúng, đều, đẹp.
II.Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, chuẩn bị sân để cho h/s đi đều
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3. Phần kết thúc
4-5 ph
24-25 ph
5-6 ph
Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy.
Cho h/s tập một số động tác khởi động.
Chơi trò chơi:
+Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn.
+Từ đội hình vòng tròn cho h/s đứng quay mặt vào tâm( để chơi trò chơi )
+Phổ biến luật chơi cho h/s:
+ HD h/s chơi:
- GV hô: Nhóm ba!...rồi hô: Nhóm bảy!
- HD h/s kết hợp đọc vần điệu.
Cho h/s ôn đi đều:
+ GV hô h/s tập
Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
+ Cùng h/s củng cố bài
+ Giao bài tập về nhà cho h/s: Ôn đi đều giờ sau KT
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
+Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên ( 2 vòng quanh sân)
+Đi theo vòng tròn hít thở sâu tay vung mạnh tự nhiên.
Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, vòng tròn
+Từ đội hình đó cho h/s quay mặt vào tâm, nghe phổ biến luật chơi:
- HS đứng thành nhóm 3người, 7 người.
- Đọc thuộc vần điệu của trò chơi.
- Chơi thử ( vài lượt).
- Chơi thật
Học sinh chuyển về đội hình hàng dọc: Đi đều
+ HS tập đi đều( lớp trưởng hô)
Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng.
+ Nghe g/v nhận xét giờ học.
+ Nhận bài tập về nhà.
Chính tả
Sự tích cây vú sữa
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết chính xác, đúng, đẹp đoạn “Từ các cành lá ... như sữa mẹ” trong bài Sự tích cây vú sữa
- Viết đúng các chữ khó viết: lá, trổ ra, nở trắng, rung, da căng mịn, dòng sữa trắng, trào ra.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr.
- Củng cố quy tắc viết chính tả ng/ngh.
- Rèn chữ cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (5phút)
- Gọi học sinh lên bảng viết các chữ: lên thác xuống ghềnh, gạo trắng, ghi lòng, cây xanh, nhà sạch.
- Nhận xét bài trước
2. Bài mới: (25phút)
a. Giới thiệu bài: (1phút)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
b. Hướng dẫn viết chính tả:(20phút)
* Trao đổi về nội dung đoạn viết:
- Giáo viên đọc đoạn viết một lần.
H. Đoạn văn nói về cái gì?
H. Cây lạ được kể lại như thế nào?
* Hướng dẫn viết chữ khó:
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ khó viết có trong bài, giáo viên ghi nhanh lên bảng.
- Giáo viên đọc từng chữ khó để học sinh viết vào bảng con.
- Yêu cầu hs đọc lại các từ khó vừa viết.
* Hướng dẫn trình bày:
H. Bài viết gồm có mấy câu? Cuối câu có dấu gì?
H. Trong bài có chữ nào được viết hoa? Tại sao?
- Yêu cầu học sinh đọc những câu văn trong đoạn viết có dấu phẩy.
H. Dấu phẩy viết ở đâu trong câu văn?
* Viết chính tả:
- Nhắc nhở học sinh tư thế viết bài, cách cầm bút, để vở.
- Đọc từng câu hoặc cụm từ để học sinh viết bài.
- Đọc từng câu có dừng để phân tích chữ khó cho học sinh soát bài.
- Thu chấm và nhận xét 7 đến 10 bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập: (5phút)
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài, đưa ra đáp án đúng và rút ra quy tắc chính tả.
H. Khi nào thì viết ng? Khi nào thì viết ngh?
Bài 3a: Điền vào chỗ trống tr hay ch?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài và đưa ra đáp án đúng.
3. Củng cố - Dặn dò: (5phút)
- Nhận xét chung giờ học.
- Thu bài về chấm nốt.
- Về ghi nhớ quy tắc viết ng/ ngh.
- Bài sau: Mẹ.
- Gọi học sinh lên bảng viết các chữ: lên thác xuống ghềnh, gạo trắng, ghi lòng, cây xanh, nhà sạch.
- Học sinh lắng nghe.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- 2 hoặc 3 hs lần lượt đọc lại bài viết.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Đoạn văn nói về cái cây lại trong vườn.
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra ...
- Các chữ: lá, trổ ra, nở trắng, rung, da căng mịn, dòng sữa trắng, trào ra
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
- Đọc các từ khó dễ lẫn.
- Bài viết gồm 4 câu. Cuối câu có dấu chấm.
- Các chữ Từ, Hoa, Một, Môi là chữ đầu câu.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Viết ở chỗ ngắt câu, ngắt ý.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở.
Đáp án:
+ Người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon mệng.
- Viết ng trước chữ o, ô, ơ, u, ư, a, ă, â. Viết ngh trước các chữ: i, e, ê.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở.
Đáp án:
+ Con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát.
Toán
Tiết 57: 13 trừ đi một số: 13 - 5
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 13 - 5.
- Tự lập và học thuộc bảng công thức 13 trừ đi một số.
- áp dụng phép trừ có nhớ dạng 13 - 5 để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng học toán.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (5phút)
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện
HS 1: 32 - 8; 42 - 18
HS 2: x - 14 = 62; x - 13 = 30
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: (5phút)
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
b. Phép trừ 13 - 5: (5phút)
* Nêu bài toán: Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
H. Để biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Giáo viên viết bảng: 13 - 5 = ?
* Đi tìm kết quả:
- Yêu cầu học sinh thao tác trên que tính theo nhóm đôi để tìm ra kết quả.
H. Vậy 13 trừ đi 5 bằng bao nhiêu?
- GV ghi: 13 - 5 = 8
* Hướng dẫn cách bớt:
H. Có bao nhiêu que tính tất cả?
H. Đầu tiên bớt 3 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? Vì sao?
H. Vậy có 13 que tính bớt đi 5 que tính còn mấy que tính?
* Hướng dẫn đặt tính rồi tính:
- Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính.
- Yêu cầu học sinh nêu cách trừ.
c.Bảng công thức: 13 trừ đi một số
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết vào bảng con các công thức 13 trừ đi một số như phần bài học.
- Gọi học sinh nêu kết quả, giáo viên ghi lên bảng lớp.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.
d. Luyện tập thực hành:
Bài 1: (5phút)
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm và ghi kết quả phần a.
- Gọi học sinh đọc chữa bài.
- Yêu cầu học sinh giải thích vì sao kết quả 9 + 4 và 4 + 9 bằng nhau.
- Yêu cầu học sinh giải thích vì sao khi biết 9 + 4 = 13 có thể ghi ngay kết quả của 13 - 9 và 13 - 4 mà không cần tính.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp phần b.
- Yêu cầu hs giải thích vì sao 13 - 3 - 5 có kết quả bằng 13 - 8.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài 2: (5phút)
- Yêu cầu học sinh tự giải.
Bài 3: (5phút)
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ.
- Yêu cầu học sinh làm bài và nêu cách đặt tính rồi tính.
Bài 4: (5phút)
- Gọi học sinh đọc đề bài.
H. Bài toán cho biết gì?
H. Bài toán yêu cầu tìm gì?
H. Bán có nghĩa là gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
3. Củng cố - Dặn dò: (5phút)
- Yêu cầu học sinh đọc lại bảng công thức 13 trừ đi một số.
- Nhận xét chung giờ học.
- Bài sau: 33 – 5
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh lắng nghe.
- Nghe và phân tích đề.
- Thực hiện phép trừ: 13 - 5
- Thao tác trên que tính và trả lời.
- Còn 8 que tính.
- Có 13 que tính (1 bó chục và 3 que tính rời)
- Bớt 2 que tính nữa.
- Vì 3 + 2 = 5
- Còn 8 que tính.
Viết 13 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 3, viết dấu trừ và kể vạch ngang.
13 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ
¯ 5 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
8 1 trừ 1 bằng 0.
Vậy 13 - 5 = 8
- HS nhắc lại cá nhân => đồng thanh.
- Thao tác trên que tính và ghi kết quả vào bài học.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Học thuộc bảng công thức.
- Học sinh dùng bút chì đánh ghi nhanh kết quả vào vở bài tập.
- Học sinh tiếp nối nêu kết quả, lớp tự kiểm tra bài của mình.
- Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
-Vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này thì được số hạng kia. 9 và 4 là các số hạng, 13 là tổng trong phép cộng 9 + 4 = 13.
- Học sinh làm bài sau đó gọi học sinh chữa bài cho cả lớp kiểm tra.
- Vì 13 = 13 và 8 = 3 + 5.
- Gọi 5 học sinh đồng thời lên bảng tính, lớp làm vào vở.
- Hiệu bằng số bị trừ, trừ đi số trừ.
- 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở
a. 13 và 9 b. 13 và 6 c. 13 và 8
13 13 13
¯ 9 ¯ 6 ¯ 8
4 7 5
- 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết có 13 xe đạp, đã bán 6 xe đạp.
- Tìm số xe đạp còn lại
- Bán có nghĩa là bớt đi.
Tóm tắt:
Có : 13 xe đạp.
Bán : 6 xe đạp
Còn lại : ? xe đạp
Bài giải
Cửa hàng còn lại số xe đạp là:
13 - 6 = 7 (xe đạp)
Đáp số: 7 xe đạp
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008
Tập đọc
Mẹ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đùng các từ: lặng rồi, nắng oi, mẹ ru, lời ru, chẳng bằng, suốt đời. Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Ngắt đúng nhịp thơ lục bát.
- Hiểu nghĩa các từ: nắng oi, giấc tròn.
- Hiểu được hình ảnh so sánh: chẳng bàng ...,mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ nói lên nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ mẹ dành cho con.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa phóng to.
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các họat động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (5phút)
- Gọi 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi :Bài sự tích cây vú sữa
? Tình cảm của người mẹ dành cho con như thế nào?
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: (25phút)
a. Giới thiệu bài: (1phút)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
b. Luyện đọc: (14phút)
* Đọc mẫu: (1phút)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, tình cảm. Ngắt giọng theo nhịp 2- 4 ở câu 6; 4- 4 ở câu 8. Riêng câu thứ 7 và 8 ngăt theo nhịp 3-3 và 3-5.
* Luyện đọc câu và luyện phát âm: (5phút)
-Lần 1: Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối mỗi em một câu+ sửa phát âm.
-Lần 2: Yêu cầu học sinh đọc, giáo viên ghi nhanh những từ khó đọc lên bảng.
-Lần 3: Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối mỗi em một câu+ sửa phát âm.
* Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ: (3 phút)
- Gv chia đoạn: 3 đoạn
+ Lần 1: Luyện đọc câu dài
Lần 2: Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ:
* Luyện đọc nhóm và đồng thanh: (5phút)
- Chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 học sinh, yêu cầu học sinh lần lượt đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (5phút)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 1:
H. Hình ảnh nào cho em biết đêm hè rất oi bức?
Từ: nắng oi
GV chốt: Đêm hè rất oi bức.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 2:
H. Mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc?
Từ : đưa võng, quạt
H. Người mẹ đã được so sánh với những hình ảnh nào?
H. Em hiểu 2 câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.” như thế nào?
H. Em hiểu câu thơ: “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” như thế nào?
- GV chốt: Tình yêu thương của mẹ đối với con.
d. Luyện đọc thuộc lòng: (5phút)
- Cho học sinh đọc bài, giáo viên xoá dần bảng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố - Dặn dò: (5phút)
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà học thuộc nốt bài thơ.
- Bài sau: Há miệng chờ sung
- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài :Bài sự tích cây vú sữa
- Học sinh lắng nghe.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Học sinh đọc tiếp nối, mỗi em 1câu.
- Các từ: lặng rồi, nắng oi, mẹ ru, lời ru, chẳng bằng, suốt đời.
- Học sinh đọc từ khó cá nhân => đồng thanh.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn đến hết bài kết hợp đọc câu dài
Lặng rồi/ cả tiếng con ve.//
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi.//
Những ngôi sao/ thức ngoài kia.
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.//
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn đến hết bài kết hợp giải nghĩa từ: nắmg oi, giấc tròn
- 2 học sinh/ nhóm, mỗi em lần lượt đọc bài thơ trong nhóm.
- 2 hoặc 3 nhóm thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Lớp đọc thầm khổ thơ 1
- Lặng rồi cả tiếng con ve, con ve cũng mệt vì hè nắng oi (những con ve cũng im lặng vì quá mệt mỏi dưới trời nắng oi bức)
- Mẹ ngồi đưa võng và quạt mát cho con ngủ,
- Hình ảnh Mẹ được so sánh với những ngôi sao thức trên bầu trời, với ngọn gió mát lành.
- Mẹ đã phải thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao vẫn thức hàng đêm.
- Mẹ mãi mãi yêu thương con, mang đến cho con những điều tốt lành như ngọn gió mát.
- Lớp đồng thanh cả lớp => dãy => tổ => bàn => lớp.
- 3 đến 5 học sinh thi đọc thuộc lòng tại lớp.
Toán
Tiết 58: 33 - 5
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 33 - 5.
- áp dụng phép trừ có nhớ dạng 33 - 5 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau, về điểm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng con, bộ đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (5phút)
- Gọi học sinh đọc thuộc bảng công thức 13 trừ đi một số.
--Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: (25phút)
a. Giới thiệu bài: (1phút)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
b. Phép trừ 33 - 5: (5phút)
* Nêu bài toán: Có 33 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
H. Để biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Giáo viên viết bảng: 33 - 5 = ?
* Đi tìm kết quả:
- Yêu cầu học sinh thao tác trên que tính theo nhóm đôi để tìm ra kết quả.
H. Vậy 33 trừ đi 5 bằng bao nhiêu?
- GV ghi: 33 - 5 = 28
* Hướng dẫn cách bớt:
H. Có bao nhiêu que tính tất cả?
H. Đầu tiên bớt 3 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? Vì sao?
H. Vậy có 33 que tính bớt đi 5 que tính còn mấy que tính?
* Hướng dẫn đặt tính rồi tính:
- Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính và cách tính
H. Chúng ta thực hiện phép tính từ đâu đến đâu?
c. Luyện tập thực hành: (19 phút)
Bài 1: (4phút) Đặt tính rồi tính hiệu
Yêu cầu hs làm vào vở
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
H. Để tính được hiệu ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 2: (5phút) Tìm x:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
H. Trong phần a và b số phải tìm (x) có tên gọi là gì? Nêu cách tìm thành phần đó?
H. Trong phần c số phải tìm (x) có tên gọi là gì? Nêu cách tìm thành phần đó?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: (5phút)
Yêu cầu học sinh đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Cách giải
- Củng cố cách giải toán
Bài 4: (5phút)
- Gọi học sinh đọc câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách vẽ.
- Gọi 2 nhóm lên thi vẽ tiếp nối, mỗi nhóm 5 học sinh, mỗi học sinh vẽ một chấm tròn.
- Nhận xét và cho điểm các nhóm.
3. Củng cố - Dặn dò: (5phút)
- Nhận xét chung giờ học.
- Bài sau: 53 - 15
- 2 Học sinh lên bảng.
-
Học sinh lắng nghe.
File đính kèm:
- giao an tuan 12 lop 2 rat chi tiet .doc