Giáo án tuần 12, tiết 34 + 35 - Bài đọc thêm: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò lèn (Nguyễn Duy)

A.Mục Tiêu:Giúp Hs.

1.Dọn về làng.

-Tội ác của giặc Pháp gây ra cho đồng bào miền núi Cao Bắc Lạng

-Niềm vui sướng của nhân dân khi được giải phóng

-Nét độc đáo của nghệ thuật thơ không hư cấu mà rất thực tế.

2.Tiếng hát con tàu.

-Cảm nhận tình cảm hướng về nhân dân và đất nước với những kỉ niệm sâu sắc trong kháng chiến chống Pháp.

-Nắm những nét độc đáo trong nghệ thuật thơ, với những suy tưởng,triết lí với những hình ảnh đầy sáng tạo

3.Đò lèn.

-Tình cảm suy nghĩ sâu lắng cảm động của nhà thơ đối với bà trong cảm xúc.

-Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật thơ-hình ảnh,giọng điệu,tự sự biểu cảm dồn nén trong lòng nhà thơ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5602 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 12, tiết 34 + 35 - Bài đọc thêm: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò lèn (Nguyễn Duy), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12. Tiết 34-35,đọc văn(đọc thêm). Ngày soạn. DỌN VỀ LÀNG -Nông Quốc Chấn - TIẾNG HÁT CON TÀU -Chế Lan Viên- ĐÒ LÈN -Nguyễn Duy- A.Mục Tiêu:Giúp Hs. 1.Dọn về làng. -Tội ác của giặc Pháp gây ra cho đồng bào miền núi Cao Bắc Lạng… -Niềm vui sướng của nhân dân khi được giải phóng… -Nét độc đáo của nghệ thuật thơ không hư cấu mà rất thực tế. 2.Tiếng hát con tàu. -Cảm nhận tình cảm hướng về nhân dân và đất nước với những kỉ niệm sâu sắc trong kháng chiến chống Pháp. -Nắm những nét độc đáo trong nghệ thuật thơ, với những suy tưởng,triết lí với những hình ảnh đầy sáng tạo… 3.Đò lèn. -Tình cảm suy nghĩ sâu lắng cảm động của nhà thơ đối với bà trong cảm xúc. -Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật thơ-hình ảnh,giọng điệu,tự sự biểu cảm…dồn nén trong lòng nhà thơ. B.Phương pháp-phương tiện. -Kết hợp ôn cũ dạy mới. -Tổ chức học sinh trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. C.Tiến trình lên lớp. -Kiểm tra bài cũ. -Giới thiệu bài mới. Hoạt động I Hs đọc tiểu dẫn. A.Dọn Về Làng: I.Tiểu dẫn. TT1 Nêu vài nét về tác giả? TT2 Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Hoạt động II.Hs đọc bài thơ. TT1 Cho biết cuộc sống của nhân dân và tội ác của giặc pháp? TT2 Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui của nhân dân được giải phóng qua phần đầu và phần cuối? TT3 Phân tích màu sắc dân tộc được tác giả sử dụng? Hoạt động III.Hs đọc tiểu dẫn. TT1 Nêu vài nét về tác giả? TT2 Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Hoạt động IV.Hs đọc bài thơ. TT1 Cho biết ý nghĩa biểu tượng của con tàu? TT2 Bài thơ chia làm mấy đoạn,nêu ý chính từng đoạn? TT3 Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được tác giả thể hiện như thể nào? TT4 Hình ảnh nhân dân được gợi lên trong nhà thơ là gì? những con người cụ thể nào? TT5 Nhân xét nghệ thuật tác giả sử dụng và những câu thơ mang tính triết lí? Hoạt động V.Hs đọc tiểu dẫn. TT1 Nêu vài nét về tác giả? TT2 Nêu xuất xứ tác phẩm? *Hoạt động VI.Hs đọc bài thơ. TT1 Cái tôi của nhà thơ thời trẻ được thể hiện như thế nào? TT2 Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà như thế nào? TT3 Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? 1.Tác giả. -Nông Quốc Chấn 1923-2002. -Tên khai sinh.Nông Văn Quỳnh. -Nhà thơ dân tộc Tày. -Quê.xã Bốc Đán,huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. -Tham gia cách mạng trước tổng khởi nghĩa 1945. -Giữ nhiều trọng trách trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. -2000 giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 2.Tác phẩm -Bài thơ viết 1950 về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến đau thương mà anh dũng. -Bài thơ gắn liền với chiến thắng biên giới 1950 và được trao giải nhì tại Đai hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc-lin… II.Đọc Hiểu. 1 Câu 1. *Cuộc sống gian khổ. -Mấy năm quên tết…quên rằm tháng bảy. -Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi. -Cuộc sống không ổn định nơm nớp lo sợ thiếu vắng niềm vui. *Tội ác của giặc. -Nó đốt từng cái lán,vơ hết áo quần trong túi. -Giặc giết người cha thân yêu ->tái hiện những chi tiết xúc động. “cha ngã xuống…..cha không biết nói rồi” -Hình ảnh người mẹ đau khổ, xót xa. … “Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng Con cởi áo liệm thân cho bố…” =>Bản cáo trạng tố cáo thực dân xâm lược.Qua đó bôc lộ tinh thần chịu đựng và tình cảm yêu nước của nhân dân. *Nghệ thuật: -Tự sự-biểu cảm. -Cách so sánh rất riêng đối với người dân tộc thiểu số. “Người đông như kiến, súng dầy như củi…” -Mày sẽ chết…=>sự dồn nén không thể nào chịu đựng nữa. 2 Câu 2. -Cao Bắc Lạng được giải phóng. *Phần đầu. +Tây bị bắn chết hàng đàn +Chiếm lại các đồn.. +Sửa nhà phát cỏ …trồng lúa,ngô khoai. *Phần cuối. +Dọn lán rời rừng người xuống làng +Cuốc đất dọn cỏ… +Quả trong vườn không lo… +Ruộng sẻ khômg thành nơi máu chảy… =>Cách thể hiện rất riêng của người miền núi,lối nói cụ thể,cảm xúc,suy nghĩ được diễn đạt bằng hình ảnh… 3 Câu 3. *Hình tượng người mẹ được nhắc đến chịu bao đau thương mất mát nhưng cũng hết sức can trường trước mọi gian nan vất vả… *Người mẹ &Trong tâm thức tác giả. &Trong ý nghĩa tự thân của tác phẩm. B.Tiếng hát con tàu: I.Tiểu dẫn: 1.Tác giả. -Chế Lan Viên -1920-1989. -Tên khai sinh Phan Ngọc Hoan. -Quê. Xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị -Làm thiư lúc 12-13 tuổi. -Từng dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn, tham gia cách mạng tháng tám ở Quy Nhơn. -Sau 1945 về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn nghệ… -Sau 1975 vào thành phố Hồ Chí Minh hạot động văn nghệ cho đến lúc mất. 2.Tác phẩm. -Rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”1960. -Bài thơ gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế-chính trị-xã hội; vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới ở miền Bắc 1958-1960. II.Đọc hiểu: 1.Câu 1. *Ý nghĩa biểu tượng của con tàu. -Nỗi niềm khát vọng đi đến miền đất xa xôi của tổ quốc để hoà mình vào cuộc sống của nhân dân. -Tây Bắc-miền đất cụ thể biểu tượng cho những nơi gian khó của đất nước. -Sự kiện kinh tế 1958-1960. -Khát vọng về với nhân dân, với những nghĩa tình trong những năm kháng chiến =>cũng là tìm về cội nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo… 2.Câu 2. *Bài thơ có thể chia làm ba đoạn. -Đoạn 1, hai khổ thơ đầu. “lời giục giã, kêu gọi lên đường” -Đoạn 2, chín khổ tiếp theo. “Niềm hạnh phúc và khát vọng, gợi lại những kỉ niệm trong những năm kháng chiến cùng với nhân dân.” -Đoạn 3, bốn khổ thơ cuối cùng. “khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng,say mê. *Âm hưởng bài thơ biến đổi theo diễn biến tâm trạng nhà thơ từ giục giã lên đường đến dồn dập lôi cuốn khi tìm đến ngọn nguồn cách mạng. 3.Câu 3. -Khát khao khi trở về với nhân dân. +Như nai về gặp suối +Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa. +Trẻ thơ….gặp sữa. +Chiếc nôi gặp cánh tay đưa… -Những hình ảnh so sánh vừ thơ mộng vừa hài hoà giữa nhu cầu khát vọng của bản thân với hiện thực…với nhu cầu sáng tạo nghệ thuật. 4.Câu 4. -Những cảm xúc chân thành -Những hình ảnh cụ thể với những kỉ niệm sâu sắc. +Anh con người anh du kích… +Em con thằng em liên lạc… +Nhớ mế “lửa hồng soi tóc bạc… =>Tình cảm thân tình ruột thịt trong những năm kháng chiến ...=>ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật. 5.Câu 5. *Nghệ thuật: -Hình ảnh đa dạng phong phú, thị giác quan sát đời sống thực, chi tiết -Phép tu từ ẩn dụ so sánh … *Trữ tình triết lí . -Giọng điệu chủ đạo của bài thơ thấm nhuần trong từng khổ thơ -Những kỉ niệm ân tình, hoài niệm về với nhân dân, những suy ngẫm, chiêm nghiệm giàu khái quát, những chân lí rút ra từ trải nghiệm của chính mình. -Tình yêu, không gới hạn đôi lứa mà hoà vào tình yêu đất nước… C.Đò lèn: I.Tiểu dẫn. 1.Tác giả. -Nguyễn Duy. 1948 -Tên khai sinh. Nguyễn Duy Nhuệ -Quê xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hoá (nay là thành phố Thanh Hoá ) -1965 nhập ngũ và có mặt ở các chiến trườngnhư: Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào sau đó học khoa ngữ văn trường đại học tổng hợp Hà Nội . -1977-nay làm đại diện thường trú của báo Văn Nghệ các tỉnh phía nam. 2.Tác phẩm. -Viết vào 09-1983 và in trong tập ánh trăng (1984) -Ông nỗi tiếng với chùm thơ tre việt nam… II.Đọc hiểu: 1.Câu 1. -Cái tôi của tác giả thời thơ ấu được tái hiện chân thực. +Nơi tác giả sống và đi học thời thơ ấu +Mẹ mất sớm nên Nguyễn Duy được bà nuôi dưỡng trong thời gian dài, +Câu cá, đi chợ Bình Lâm, ăn trộm nhãn, -Ấn tượng. +Mùi khói trầm +Hát văn, +Mùi hoa huệ, bóng cô đồng nhảy múa… =>tính cách tinh nghịch phù hợp với trẻ thơ. 2.Câu 2. *Tình cảm của tác giả dối với bà. -Mò cua xúc tép ở Đồng Quan -Buôn bán- Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao trong nhiều đêm giá rét (thập những). -Bà bán trứng ở ga Lèn tromg bảo đạn… -Bửa ăn hằng ngày-củ dong riềng luộc sượng, đạm bạc, đói khổ trăm bề. *Tình cảm chân thành của tác giả đối với bà-cơ hội đền đáp ân tình của tác giả đã không còn =>giá trị thức tỉnh bất ngờ đậm chất nhân văn sâu sắc. =>Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. 2.Câu 3. -Biết ơn những người đi trước, trân trọng những giá nhân văn, sống có nghĩa tình. -Mạnh dạn nhìn vào thực tế và nói lên sự thật cho dù có xót xa, cay đắng. D. củng cố-dặn dò. Chuẩn bị bài “Thực hành một số phép tu từ cú pháp”

File đính kèm:

  • docDoc them tuan 12(1).doc
Giáo án liên quan