Giáo án tuần 14, 15 dạy lớp 1

Học vần

VẦN: eng - iêng

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Học sinh đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống ,chiêng.

- Đọc được từ và câu ứng dụng:

 Dù ai nói ngả nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng tranh SGK bài 55, vật thật: lưỡi xẻng

- Bộ thực hành Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- 3 HS đọc từ: trung thu, vui mừng, củ gừng, bông súng.

- Cả lớp viết từ: trung thu.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 14, 15 dạy lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 Thứ hai, ngày 26 tháng 11 năm 2007 Học vần VẦN: eng - iêng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống ,chiêng. - Đọc được từ và câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK bài 55, vật thật: lưỡi xẻng - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc từ: trung thu, vui mừng, củ gừng, bông súng. - Cả lớp viết từ: trung thu. 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK và vật thật. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần eng - iêng - GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo. * Dạy vần: Vần eng a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần eng trên bảng + HS thực hành ghép vần eng GV quan sát, giúp đỡ hs yếu ghép vần. b. Phát âm, đánh vần: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần eng. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại: e - ngờ - eng/ eng. + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa. - GV yêu cầu HS ghép tiếng xẻng, từ lưỡi xẻng và suy nghĩ cách đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. + HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại: eng - xẻng - lưỡi xẻng (cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần. c. Viết: Viết vần đứng riêng - GV viết mẫu vần eng vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. Viết tiếng và từ - GV viết mẫu tiếng xẻng, từ lưỡi xẻng. - HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa x và eng đồng thời dấu thanh hỏi đặt đúng trên đầu chữ e viết đúng khoảng cách giữa lưỡi và xẻng. - HS viết vào bảng con( HS yếu chỉ cần viết chữ xẻng).GV nhận xét Vần iêng (Quy trình dạy tương tự vần eng) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay e bằng iê được iêng - HS đọc trơn và nhận xét iêng gồm 2 âm iê và ng - Yêu cầu HS so sánh iêng và eng: Giống nhau: âm ng Khác nhau: âm e - iê Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép từ: trống, chiêng - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. . Viết: + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm iê sang ng và ch sang iêng d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc từ trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng (bằng lời, bằng vật thật) - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng: + Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc: Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. GV lưu ý: Đây là 1câu thơ 6 – 8 các con lưu ý cách đọc. + HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. + GV gọi 1 số HS đọc lại. + Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích nghiêng, kiềng GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 55 - HS viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình và giúp đỡ HS yếu. - GV thu vở chấm bài và nhận xét. c. Luyện đọc: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ao, hồ, giếng. - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi ). - GV quan sát giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần eng, iêng vừa học. - Chuẩn bị bài sau bài 56. Đạo đức ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU - Học sinh biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho HS thực hiện tốt quyền được đi học, được học tập của mình. - HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tranh bài tập 1, 4 - Vở bài tập đạo đức III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận nhóm - GV giới thiệu tranh bài tập 1, yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - HS làm việc theo nhóm đôi, GV quan sát giúp đỡ các nhóm yếu. - HS các nhóm lên chỉ vào tranh và trình bày trước lớp. - GV hỏi: + Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ? + Qua câu chuyện con thấy bạn nào đáng khen? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Thỏ la cà nên đi học muộn, còn Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ. Bạn Rùa thật đáng khen. Hoạt động 2: Học sinh đóng vai theo tình huống: Trước giờ đi học - HS quan sát tranh bài tập 2 và thảo luận theo nhóm đôi rồi đóng vai.GV quan sát hướng dẫn các nhóm thảo luận rồi đóng vai trong nhóm. - HS đóng vai trước lớp. - GV khen các nhóm đóng vai tốt. - H: Nếu con có mặt ở đó, con sẽ nói gì với bạn? Vì sao? Hoạt động 3: Học sinh liên hệ thực tế - GV nêu một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời. H: Bạn nào trong lớp ta luôn đi học đúng giờ? Hãy kể những việc cần làm để đi học đúng giờ? - GV cùng HS nhận xét đánh giá - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: + Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền đi học của mình. + Để đi học đúng giờ cần phải: Chuẩn bị quần áo sách vở đầy đủ từ tối hôm trước, không thức khuya, nên nhờ bố mẹ gọi dậy sớm. Hoạt động nối tiếp: Thực hiện đi học đúng giờ. Về nhà chuẩn bị cho bài tiết sau. Thủ công GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU I. MỤC TIÊU - HS biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều. - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh lớp học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mẫu gấp các nếp gấp cách đều và quy trình các nếp gấp. - HS: Giấy màu có kẻ ô, vở thủ công. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV cho HS quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều. - HS rút ra nhận xét. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu cách gấp. a. Gấp nếp thứ nhất - GV gắn tờ giấy màu lên bảng và gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu. - HS quan sát nhận xét. b.Gấp nếp thứ hai - GV hướng dẫn cách gấp nếp thứ hai. c. Gấp nếp thứ ba - GV lật lại tờ giấy, gấp vào 1 ô tương tự như hai nếp gấp trước. d. Gấp các nếp gấp tiếp theo - Gấp các nếp gấp tiếp theo tương tự như các nếp gấp trước. Hoạt động 3: Thực hành - GV nhắc lại cách gấp theo quy trình mẫu,sau đó cho HS thực hiện gấp từng nếp. - GV nhắc HS gấp trên giấy nháp. - HS gấp bằng giấy màu. - GV cho HS dán vào vở thủ công. IV. Nhận xét, dặn dò - GV nhận xét tinh thần học tập của lớp. - GV dặn dò HS chuẩn bị tiết sau. Thứ ba, ngày 27 tháng 11 năm 2007. Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 8. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ thực hành toán. - Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8 - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8. a. GV hướng dẫn HS phép trừ 8 – 1 = ; 8 – 7 = - GV hướng dẫn HS lấy que tính và thao tác trên que tính. - GV cho HS quan sát hình vẽ SGK để nhận ra 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao còn 7 ngôi sao.Ngược lại cho HS thấy 8 bớt 7 còn 1. - Từ trực quan GV hướng dẫn HS rút ra phép tính trừ 8 – 1 = 7 ; 8 – 7 = 1 - GV cho HS đọc lại phép tính. b. Tương tự với các phép tính 8 – 2 = 6 ; 8 – 6 = 2 ; 8 – 3 = 5 ; 8 – 5 = 3 8 – 4 = 4 - GV cho HS thao tác tương tự với cách tiến hành phép tính 8 – 1 - HS thảo luận rút ra công thức. - GV nhận xét, đánh giá. c. HS học thuộc lòng bảng trừ - GV cho HS đọc đồng thanh (GV xoá dần các công thức) - HS đọc theo nhóm, lớp - GV cho HS thi đố về việc học thuộc bảng trừ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành làm tính trừ trong phạm vi 8 Bài 1: Tính - GV nêu yêu cầu và lưu ý HS viết số thẳng cột. - HS làm vào vở bài tập toán. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 2: Tính - GV nêu yêu cầu, hs tự làm bài vào vở bài tập. GV giúp đỡ hs yếu. - GV gọi HS lần lượt nêu miệng kết quả. GV yêu cầu HS nhận xét từng cột phép tính và rút ra mối quan hệ của phép cộng và phép trừ. Bài 3: Tính - GV nêu yêu cầu, hs tự làm bài.GV giúp đỡ hs yếu. - Gọi hs lên bảng chữa bài. - GV cho HS nhận xét các phép tính, rồi rút ra các phép tính trong cùng một cột có liên quan đến nhau. Ví dụ: 8 – 3 = 5 8 – 1 – 2 = 5 8 – 2 – 1 = 5 Bài 4: Viết phép tính thích hợp - GV yêu cầu HS tự quan sát tranh vẽ vở bài tập toán, nêu bài toán, viết phép tính phù hợp. - HS làm bài. Sau đó gọi một số HS nêu phép tính rồi nêu tình huống. GV nhận xét đánh giá. Bài 5: HS nêu yêu cầu - GV cho HS khá giỏi tự làm bài rồi chữa bài. - HS có thể viết phép tính 8 – 2 = 6 hoặc 8 – 6 = 2 - Với từng phép tính, GV yêu cầu HS đưa ra các tình huống cụ thể. 3. Củng cố dặn dò: - Cả lớp đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8. - Về nhà làm thêm bài tập trong SGK. Học vần VẦN: uông - ương .I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh đọc và viết được uông, ương, quả chuông, con đường. - Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đồng ruộng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK bài 56 - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc câu ứng dụng bài 55 - Cả lớp viết từ cái kẻng 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần uông, ương - GV viết bảng và đọc, HS đọc theo. * Dạy vần: Vần uông a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần uông trên bảng + HS thực hành ghép vần uông. GV hỗ trợ hs yếu ghép vần. b. Phát âm, đánh vần: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần uông. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại uô - ngờ - uông/uông. + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa. - GV yêu cầu HS ghép tiếng chuông, từ quả chuông và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại uông – chuông - quả chuông (cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.. c. Viết: Viết vần đứng riêng - GV viết mẫu vần uông vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. Viết tiếng và từ - GV viết mẫu tiếng chuông, từ quả chuông. - HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa ch và uông - HS yếu chỉ cần viết chữ chuông. - HS viết vào bảng con.GV nhận xét Vần ương (Quy trình dạy tương tự vần uông) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay uô bằng ươ được ương - HS đọc trơn và nhận xét ương gồm 2 âm ươ và ng Yêu cầu HS so sánh ương và uông Giống nhau: âm ng Khác nhau: âm uô - ươ Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép tiếng, từ: đường, con đường - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. . Viết: + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm đ sang vần ương và dấu thanh huyền đặt trên đầu chữ ơ. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy. (bằng vật thật, bằng lời) - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng + Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. GV lưu ý: Đây là 1 câu văn có dấu chấm yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi. + HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. + GV gọi 1 số HS đọc lại. H: Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ? + HS phân tích nương, mường GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 56 - HS viết bài. - GV lưu ý HS viết đúng quy trình và giúp đỡ HS yếu. - Thu chấm bài và nhận xét. c. Luyện đọc: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Đồng ruộng - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi ) - GV quan sát giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần uông, ương vừa học. - Chuẩn bị bài sau bài 57. Mĩ thuật VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG GV hoạ dạy Thứ tư, ngày 28 tháng 11 năm 2007 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: - GV nêu các phép trừ trong phạm vi 8, yêu cầu hs nêu miệng kết quả. - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán Bài 1:Tính - GV đọc từng phép tính hs làm bảng con theo cột dọc. - GV, hs cùng nhận xét về cách đặt tính và cách tính. Bài 2: Nối (theo mẫu) - GV nêu yêu cầu và cho HS quan sát mẫu rồi nêu cách làm. - HS tự làm các phép tính còn lại. - GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau. - GV củng cố, chốt lại kiến thức cộng trừ trong phạm vi 8. Bài 3: Tính - GV nêu yêu cầu, hs suy nghĩ tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi hs nêu cách nhẩm. GV nhận xét. Bài 4: Nối (theo mẫu) - HS quan sát bài mẫu, rồi nêu cách làm. - GV lưu ý HS giỏi làm bài b. - GV củng cố muốn nối được trước hết ta cần tính kết quả, rồi so sánh. Bài 5: Viết phép tính thích hợp - HS quan sát vào hình vẽ vở bài tập và nêu bài toán trực quan rồi viết phép tính thích hợp. Ví dụ: 8 – 3 = 5 - GV cho HS nêu lên các tình huống có thể có( HS khá giỏi). 3. Củng cố dặn dò: - Về ôn luyện phép cộng và trừ các số đã học. - Làm vào vở bài tập ô li. Học vần VẦN: ang – anh I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh đọc và viết được ang, anh, cây bàng, cành chanh. - Đọc được từ và đoạn thơ ứng dụng: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió? - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Buổi sáng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK bài 57, vật thật: cây bàng, cành tranh - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc từ: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy - Cả lớp viết từ: rau muống 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua vật thật cây bàng, cành chanh. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần ang, anh - GV viết bảng và đọc, HS đọc theo. * Dạy vần: Vần ang a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ang trên bảng + HS thực hành ghép vần ang GV quan sát giúp đỡ HS yếu ghép vần. b. Phát âm, đánh vần: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần ang. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại a - ngờ - ang/ ang. + HS đọc( cá nhân, nhóm, lớp). - GV yêu cầu HS ghép tiếng bàng, từ cây bàng và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại anh – bàng – cây bàng(cá nhân, nhóm, lớp). - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần. c. Viết: Viết vần đứng riêng - GV viết mẫu vần ang vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. Viết tiếng và từ - GV viết mẫu tiếng bàng, từ cây bàng. - HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa b và ang đồng thời dấu thanh huyền đặt đúng trên đầu chữ a. - HS yếu chỉ cần viết chữ bàng - HS viết vào bảng con.GV nhận xét Vần anh (Quy trình dạy tương tự vần ang) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay âm ng bằng âm nh được anh - HS đọc trơn và nhận xét anh gồm 2 âm a và nh - Yêu cầu HS so sánh ang và anh (giống nhau: âm đầu vần a; khác nhau: âm kết thúc vần ng và nh) . Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc cho hs yếu. + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép tiếng, từ: chanh, cành chanh - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. . Viết: + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm c sang vần anh và dấu thanh huyền đặt trên đầu chữ a trong chữ cành, âm ch sang anh d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: buôn làng , hải cảng (bằng lời) - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh). TIẾT 2 * Luyện tập: a. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) + GV nhận xét chỉnh sửa. - Đọc câu ứng dụng + Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió? GV lưu ý: Đây là 1 đoạn thơ có dấu ? Khi đọc yêu cầu HS khi đọc phải cao giọng hơn ở cuối câu. + HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc và hướng dẫn cách đọc cho HS yếu. + GV gọi 1 số HS đọc lại. H: Tìm tiếng có vần vừa học trong đoạn thơ? + HS phân tích cánh, cành. GV nhận xét. b. Luyện viết: - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 57 - HS viết bài. GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. - Thu chấm bài và nhận xét. c. Luyện đọc: - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Buổi sáng - Cả lớp đọc lại. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi). - GV quan sát giúp các nhóm nói đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá. - GV lưu ý cách diễn đạt của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ang, anh vừa học. - Chuẩn bị bài sau bài 58. Thể dục THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I.MỤC TIÊU - Ôn một số động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản đã học. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. - Làm quen với trò chơi: “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu tham gia được vào trò chơi ở mức ban đầu. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Sân bãi sạch sẽ. - GV chuẩn bị 1 còi, 4 lá cờ, kẻ sân để chạy tiếp sức. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP A. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - HS thực hiện 1 số động tác khởi động. B. Phần cơ bản Ôn phối hợp - GV cho HS ôn 1 đến 2 lần, mỗi lần 2 x 4 nhịp. - Nhịp 1: Đứng đưa 2 tay ra trước thẳng hướng. - Nhịp 2: Đứng đưa 2 tay dang ngang. - Nhịp 3: Đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V. - Nhịp 4: Về tư thế đứng cơ bản. Ôn phối hợp: 2 lần, mỗi lần 2 x 4 nhịp - Nhịp 1: Đứng đưa chân trái ra trước, hai tay chống hông. - Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông. - Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra trước, hai tay chống hông. - Nhịp 4: Về tư thế đứng cơ bản. GV cho cả lớp tự luyện tập (theo nhóm, lớp) GV nhận xét đánh giá. Trò chơi: Chạy tiếp sức - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi, HS các nhóm chơi thử. Sau đó chơi chính thức. - GV nhận xét, đánh giá. C. Phần kết thúc - HS chuyển thành đội hình vòng tròn và hát. - Nhận xét tiết học. Về nhà tập luyện thêm. Thứ năm, ngày 29 tháng 11 năm 2007 Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9 - Biết làm tính cộng trong phạm vi 9. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 9 que tính, 9 quả cam, 9 con thỏ - Bộ thực hành Toán, vở BT Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 8 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9 * 8 + 1. Yêu cầu HS lấy 8 que tính, rồi lấy thêm 1 que tính. + HS trả lời: 8 que tính thêm 1 que tính được 9 que tính. Yêu cầu HS rút ra: 8 thêm 1 bằng mấy? (9) Hỏi: 8 cộng 1 bằng mấy? HS ghép vào bảng cài phép tính: 8 +1=9 - GV yêu cầu HS đọc: tám cộng một bằng chín. - HS đọc: (cá nhân, nhóm, lớp) - Ngược lại: 1 + 8 =? - HS khá giỏi có thể nhận xét và nêu ngay 1 + 8 = 9 - GV hỏi tại sao? HS nêu nhận xét: Khi đổi chỗ các số trong phép tính cộng kết quả không thay đổi. - Nếu HS không nêu được GV tiến hành tương tự trên que tính với HS yếu. * 7 + 2 (Cách tiến hành tương tự) - GV gắn 7 con thỏ, sau đó gắn 2 con thỏ nữa. Yêu cầu học sinh nêu bài toán trực quan. + HS nêu trả lời: 7con thỏ thêm 2 con thỏ được 9 con thỏ. Hỏi: Thực hiện phép tính gì? Hãy gắn phép tính vào bảng cài? - HS nêu và ghép phép tính: 7 + 2 = 9. - Đọc: “Bảy cộng hai bằng chín” - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp) - GV yêu cầu HS nhận xét 2 + 7 =?. HS nêu: 2 + 7 = 9. - Với các phép tính cộng còn lại GV cho HS thực hành trên trực quan rồi nêu ra. 6 + 3 = 9; 3 + 6 = 9; 5 + 4 = 9; 4 + 5 = 9. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng cộng (GV xoá dần kết quả để HS tự ghi nhớ). - GV gọi 4 đến 5 HS đọc thuộc bảng cộng ngay trước lớp. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Tính - Học sinh làm bài 1 vào vở bài tập. - GV theo dõi giúp đỡ HS cách nhẩm và viết số thẳng cột. - GV cùng HS chữa bài và nhận xét. Bài 2: Tính - GV cho HS nhẩm tính rồi ghi kết quả, sau đó HS nối tiếp chữua bài. Bài 3: Tính - GV nêu yêu cầu, hs tự làm bài. - Gọi 4 hs lên bảng chữa bài và yêu cầu hs nhận xét kết quả các phép tính từng cột ( Kết quả các phép tính trong mỗi cột đều bằng nhau). Bài 4: Nối (theo mẫu) - GV nêu yêu cầu, HS khá giải thích mẫu. - HS tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu. - Gọi hs lên bảng nối vào bảng phụ. - GV lưu ý HS tính kết quả trước khi nối. Bài 5: Viết phép tính phù hợp. - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong vở bài tập và nêu bài toán với tình huống đã cho, rồi đưa ra phép tính phù hợp. - HS đứng tại chỗ nêu từng tình huống phù hợp với phép tính. GV khuyến khích HS nêu được nhiều tình huống phù hợp với tranh. - GV nhận xét tuyên dương khen HS nêu được nhiều tình huống và phép tính đúng với tình huống đã nêu. 3. Củng cố dặn dò: - Củng cố phép cộng trong phạm vi 9 - Làm các bài tập trong SGK vào vở ô li. Học vần VẦN: inh - ênh I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Học sinh đọc và viết được inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh. - Đọc được từ và câu ứng dụng: Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra? - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK bài 58 - Bộ thực hành Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - 3 HS đọc câu ứng dụng bài 57 - Cả lớp viết từ: hải cảng 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK. GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần mới inh - ênh - GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo. * Dạy vần: Vần inh a. Nhận diện: - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần inh trên bảng + HS thực hành ghép vần inh GV quan sát giúp đỡ hs yếu ghép. b. Phát âm, đánh vần: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần inh. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại i- nhờ - inh/ inh + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). - GV yêu cầu HS ghép tiếng tính, từ máy vi tính và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn. + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo. - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại inh – tính – máy vi tính(cá nhân, nhóm, lớp) - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.. c. Viết: Viết vần đứng riêng - GV viết mẫu vần inh vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung. - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa. Viết tiếng và từ - GV viết mẫu tiếng tính, từ máy vi tính - HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa t và inh đồng thời dấu thanh sắc đặt đúng trên đầu chữ i viết đúng khoảng cách giữa các chữ. - HS yếu chỉ cần viết chữ máy - HS viết vào bảng con.GV nhận xét Vần ênh (Quy trình dạy tương tự vần inh) Lưu ý: Nhận diện: - GV thay i bằng ê được ênh - HS đọc trơn và nhận xét ênh gồm 2 âm: ê và nh Yêu cầu HS so sánh inh và ênh Giống nhau: âm nh Khác nhau: âm i - ê Đánh vần: - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc - HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc + HS đọc cá nhân (nối tiếp) + Đọc đồng thanh - Ghép tiếng, từ: kênh, dòng kênh - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần. . Viết: + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm k sang vần ênh và khoảng cách giữa các chữ. d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới. - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới. - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi). - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: đình làng , bệnh viện, thông minh, ễnh ương (bằng lời) - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng than

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 14 15.doc
Giáo án liên quan