KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập đọc (tiết 27)
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu từ ngữ trong truyện . Hiểu nội dung phần đầu truyện : Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên , khoan thai ; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm ; đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật .
- Giáo dục HS có lòng can đảm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cu : (3) Văn hay , chữ tốt .
- Kiểm tra 2 em đọc bài Văn hay chữ tốt , trả lời câu hỏi về nội dung bài
39 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 14 - Lớp 04, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập đọc (tiết 27)
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu từ ngữ trong truyện . Hiểu nội dung phần đầu truyện : Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên , khoan thai ; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm ; đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật .
- Giáo dục HS có lòng can đảm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc SGK .
- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Văn hay , chữ tốt .
- Kiểm tra 2 em đọc bài Văn hay chữ tốt , trả lời câu hỏi về nội dung bài .
3. Bài mới : (27’) Chú Đất Nung .
a) Giới thiệu bài :
- Cho quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều SGK .
- Giới thiệu : Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ . Trong tiết học mở đầu chủ điểm , các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú Đất Nung .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
- Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Bốn dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động nhóm .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Cu Chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh , một nàng công chúa ngồi trong lầu son , một chú bé bằng đất .
- Đọc đoạn 2 .
- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột . Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áp đẹp . Cu Chắt bỏ riêng hai người bột vào trong lọ thủy tinh
- Đọc đoạn 3 .
- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát / Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích .
- Phải rèn luyện trong thử thách , con người mới trở thành cứng rắn , hữu ích / Vượt qua được thử thách , khó khăn , con người mới mạnh mẽ , cứng cỏi / Lửa thử vàng , gian nan thử sức , được tôi luyện trong gian nan , con người mới vững vàng , dũng cảm
.
- Cu Chắt có những đồ chơi nào ? Chúng khác nhau như thế nào ?
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
- Vì sao chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung ?
- Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì ?
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Một tốp 4 em đọc 1 lượt toàn truyện theo lối phân vai .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Oâng Hòn Rấm cười chú thành Đất Nung .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
- Nói : Truyện Chú Đất Nung có 2 phần . Phần đầu truyện , các em đã làm quen với các đồ chơi của cu Chắt , đã biết chú bé Đất giờ đã trở thành Đất Nung vì dám nung mình trong lửa . Phần tiếp của truyện sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật .
- Giáo dục HS có lòng can đảm .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà đọc lại bài .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Chính tả (tiết 14)
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung bài Chiếc áo búp bê .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê . Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm , vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai : s/x hoặc ât/âc .
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết cả đoạn văn trong BT2a hoặc b .
- Một số tờ giấy A4 để các nhóm thi làm BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Người tìm đường lên các vì sao .
- Mời 1 em tự tìm và đọc 5 , 6 tiếng có âm đầu l/n hoặc có vần im/iêm để 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con .
3. Bài mới : (27’) Chiếc áo búp bê .
a) Giới thiệu bài :Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , cá nhân .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Theo dõi .
- Tả chiếc áo búp bê xinh xắn . Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với biết bao tình cảm yêu thương .
- Đọc thầm lại đoạn văn .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại .
- Đọc đoạn cần viết .
- Hỏi về nội dung đoạn văn .
- Nhắc các em chú ý tên riêng cần viết hoa , những từ dễ viết sai , cách trình bày bài .
- Đọc từng câu cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài .
- Chấm , chữa bài . Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , nhóm .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .
- Các nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc thầm yêu cầu BT , trao đổi theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc
- Làm bài vào vở , mỗi em viết khoảng 7 , 8 tính từ .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung BT2 , phát bút dạ cho các nhóm lên bảng thi tiếp sức , điền đúng , điền nhanh 9 tiếng cần thiết vào 9 chỗ trống .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT , nhắc các em chú ý tìm các tính từ đúng theo yêu cầu của bài
+ Phát bút dạ , giấy trắng cho một số nhóm .
+ Bổ sung thêm một số tính từ cho bảng kết quả tốt .
4. Củng cố : (3’)- Chấm bài , nhận xét . Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học . Yêu cầu HS về nhà viết vào sổ tay những từ ngữ tìm được trong BT3 .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Luyện từ và câu (tiết 27)
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi .
- Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy .
- Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ khi diễn đạt câu hỏi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1 .
- Vài tờ giấy khổ to viết sẵn 3 câu hỏi BT3 .
- Ba , bốn tờ giấy trắng để HS làm BT4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (5’) Câu hỏi và dấu chấm hỏi .
- Kiểm tra 3 em nối tiếp nhau trả lời 3 câu hỏi :
+ Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ .
+ Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào ? Cho ví dụ .
+ Cho ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình .
3. Bài mới : (27’) Luyện tập về câu hỏi .
a) Giới thiệu bài :
Bài học trước , các em đã được biết thế nào là câu hỏi , tác dụng của câu hỏi , những dấu hiệu nhận biết câu hỏi . Bài học hôm nay giúp các em tiếp tục luyện tập về câu hỏi , phân biệt câu hỏi với những câu không phải là câu hỏi .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đọc yêu cầu BT , tự đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm , viết vào vở BT .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài cá nhân .
- Mỗi nhóm viết nhanh 7 câu hỏi ứng với 7 từ đã cho .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét .
- Làm bài vào vở , viết 1 câu với mỗi từ .
- Bài 1 :
+ Phát phiếu , bút dạ cho một vài em .
+ Chốt lại bằng cách dán câu trả lời viết sẵn – phân tích lời giải .
- Bài 2 :
+ Phát phiếu cho HS trao đổi nhóm .
+ Chấm điểm làm bài của các nhóm , kết luận nhóm làm bài tốt nhất .
Hoạt động lớp , cá nhân .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập (tt) .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Đọc yêu cầu BT , tìm từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi .
- 2 , 3 em lên bảng làm bài trên phiếu : Gạch chân các từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , mỗi em tự đặt 1 câu hỏi với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được ở BT3 .
- Tiếp nối nhau đọc câu hỏi đã đặt , mỗi em đọc 3 câu .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em nhắc lại ghi nhớ bài học trước .
- Đọc thầm lại 5 câu hỏi , tìm câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Bài 3 :
- Bài 4 :
+ Phát riêng giấy cho 3 , 4 em .
- Bài 5 :
+ Hướng dẫn : Trong 5 câu đã cho , có những câu không phải là câu hỏi . Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra những câu nào không phải là câu hỏi , không được dùng dấu chấm hỏi . Để làm được BT này , các em phải nắm chắc : Thế nào là câu hỏi ?
4. Củng cố : (3’)
- Các nhóm cử đại diện thi đua đặt các câu hỏi với những từ cho sẵn .
- Giáo dục HS biết dùng đúng từ khi viết câu hỏi .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 2 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi , không được dùng dấu chấm hỏi .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Kể chuyện (tiết 14)
BÚP BÊ CỦA AI ?
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu truyện , biết phát triển thêm phần kết truyện theo tình huống giả thiết .
- Nghe thầy cô kể , nhớ được truyện , nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh họa truyện , kể lại được truyện bằng lời của búp bê , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt . Theo dõi bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
- Giáo dục HS yêu thích kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Tranh minh họa truyện SGK phóng to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .
3. Bài mới : (27’) Búp bê của ai ?
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
Hoạt động cá nhân .
Hoạt động 1 : GV kể chuyện .
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện .
PP : Trực quan , giảng giải .
- Lắng nghe .
- Kể lần 1 , sau đó chỉ tranh minh họa giới thiệu lật đật ( búp bê bằng nhựa hình người , bụng tròn , hễ đặt nằm là bật dậy )
- Kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa .
- Kể lần 3 .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu .
MT : Giúp HS kể được truyện , nắm ý nghĩa truyện .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Đọc yêu cầu BT .
- Xem 6 tranh minh họa , trao đổi theo cặp , tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh .
- Cả lớp phát biểu ý kiến .
- 1 em đọc lại 6 lời thuyết minh của 6 tranh .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em kể mẫu đoạn đầu truyện .
- Từng cặp thực hành kể .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới .
- Thi kể phần kết truyện .
- Bài 1 : Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh .
+ Nhắc HS chú ý tìm cho mỗi tranh một lời thuyết minh ngắn gọn bằng 1 câu .
+ Phát 6 băng giấy cho 6 em , yêu cầu mỗi em viết lời thuyết minh cho 1 tranh .
+ Gắn 6 tranh minh họa phóng to ở bảng , mời 6 em gắn 6 lời thuyết minh dưới mỗi tranh .
+ Gắn lời thuyết minh đúng thay thế lời thuyết minh chưa đúng .
- Bài 2 : Kể lại truyện bằng lời kể của búp bê .
+ Nhắc HS : Kể theo lời búp bê là nhập vai mình là búp bê để kể lại truyện , nói ý nghĩ , cảm xúc của nhân vật ; khi kể phải xưng là tôi , tớ , mình , em .
- Bài 3 : Kể phần kết truyện với tình huống mới .
4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích kể chuyện .
5. Dặn dò : (1’)- Nhận xét tiết học . Dặn HS chuẩn bị BT kể chuyện tuần 16 :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập đọc (tiết 28)
CHÚ ĐẤT NUNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa truyện : Muốn làm một người có ích , phải biết rèn luyện , không sợ gian khổ , khó khăn . Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích , chịu được nắng mưa , cứu sống được hai người bột yếu đuối .
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn , chuyển giọng linh hoạt , phù hợp với diễn biến truyện , đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật .
- Giáo dục HS có lòng can đảm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Chú Đất Nung .
- Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung ( phần 1 ) , trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK .
3. Bài mới : (27’) Chú Đất Nung (tt) .
a) Giới thiệu bài :
- Trong tiết học trước , các em đã biết nội dung phần đầu truyện Chú Đất Nung . Chú bé Đất đã trở thành Đất Nung vì dám can đảm nung mình trong lửa đỏ . Phần tiếp truyện , các em sẽ biết số phận của hai người bột trôi dạt ra sao ? Đất Nung đã thực hiện sự đổi khác , trở thành một người hữu ích như thế nào ?
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 , 3 lượt .
- Đọc phần chú thích để hiểu nghĩa các từ cuối bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
- Có thể chia bài văn thành 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu vào cống tìm công chúa .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo chạy trốn .
+ Đoạn 3 : Tiếp theo cho se bột lại .
+ Đoạn 4 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động lớp , nhóm .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đọc đoạn : Từ đầu nhũn cả chân tay
- Hai người bột sống trong lọ thủy tinh . Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa vào cống . Chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa , bị chuột lừa vào cống . Hai người chạy trốn , thuyền lật , cả hai bị ngấm nước , nhũn cả chân tay .
- Đọc đoạn còn lại .
- Đất Nung nhảy xuống nước , vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại .
- Vì Đất Nung đã được nung trong lửa , chịu được nắng mưa nên không sợ nước , khong sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột .
- Đọc lại đoạn : Hai người bột hết bài .
- Có ý thông cảm với hai người bột chỉ sống trong lọ thủy tinh , không chịu đựng được thử thách / Có ý xem thường những người chỉ sống trong sung sướng , không chịu đựng nổi khó khăn / Có ý nghĩa cần phải rèn luyện mới cứng rắn , chịu được thử thách , khó khăn , trở thành người có ích .
- Đọc lướt cả 2 phần truyện , suy nghĩ , tự đặt một tên khác thể hiện ý nghĩa truyện
- Lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc tên truyện mình đã đặt .
- Lớp nhận xét .
- Kể lại tai nạn của hai người bột .
- Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?
- Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?
- Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
- Ghi bảng vài tên truyện : Ai chịu rèn luyện , người đó trở thành hữu ích / Hãy tôi luyện trong lửa đỏ / Lửa thử vàng , gian nan thử sức / Vào đời mới biết ai hơn / Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , đàm thoại , thực hành .
- Một tốp 4 em đọc diễn cảm bài văn theo lối phân vai .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : Hai người bột lọ thủy tinh mà .
- Đọc mẫu đoạn văn .
- Nhận xét , sửa chữa .
4. Củng cố : (3’)
- Mời vài em nói điều truyện muốn nói . ( Đừng sợ gian nan , thử thách / Muốn trở thành một người cứng rắn , mạnh mẽ , có ích , phải dám chịu thử thách , gian nan )
- Giáo dục HS có lòng can đảm .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Khuyến khích HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tập làm văn (tiết 27)
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được thế nào là miêu tả .
- Bước đầu viết được mọt đoạn văn miêu tả .
- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 ( phần Nhận xét ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Oân tập văn kể chuyện .
- 1 em kể lại 1 truyện theo 1 trong 4 đề tài đã nêu ở BT2 tiết trước , nói rõ : Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào ?
3. Bài mới : (27’) Thế nào là miêu tả ?
a) Giới thiệu bài :
- Nêu tình huống : Một người hàng xóm có một con mèo bị lạc . Người đó hỏi mọi người xung quanh về con mèo . Người đó phải nói như thế nào để tìm được con mèo ? ( Phải nói rõ con mèo đó to hay nhỏ , lông màu gì ? )
- Giới thiệu : Người đi tìm mèo nói như vậy tức là đã làm việc miêu tả con mèo . Tiết học hôm nay giúp các em biết Thế nào là miêu tả ?
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp , nhóm .
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm được ưu , khuyết điểm chung về bài văn đã làm .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại , tìm tên những sự vật được miêu tả trong đoạn văn , phát biểu ý kiến .
- Trình bày : Các sự vật đó là cây sòi – cây cơm nguội – lạch nước .
- 1 em đọc yêu cầu BT , đọc các cột trong bảng theo chiều ngang .
- Đọc thầm đoạn văn , trao đổi , ghi lại vào bảng những điều các em hình dung được về cây cơm nguội , lạch nước theo lời miêu tả .
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Vài em đọc lại bảng kết quả đúng .
- Cả lớp làm bài vào vở BT .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , trả lời lần lượt các câu hỏi .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
+ Giải thích cách thực hiện yêu cầu bài theo ví dụ mẫu . Nhắc HS chú ý đọc kĩ đoạn văn ở BT1 , hiểu đúng các câu văn .
+ Phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm .
- Bài 3 :
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
- Vài em đọc nội dung ghi nhớ SGK .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Thực hành , trực quan , đàm thoại .
- Đọc yêu cầu BT .
- Đọc thầm truyện Chú Đất Nung để tìm câu văn miêu tả .
- Phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em giỏi làm mẫu .
- Mỗi em đọc thầm đoạn thơ , tìm một hình ảnh mình thích , viết vài câu tả hình ảnh đó .
- Tiếp nối nhau đọc những câu văn miêu tả của mình .
- Bài 1 :
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng : Câu Đó là mái lầu son .
- Bài 2 :
+ Chấp nhận những ý kiến lặp lại , khen những em viết được những câu văn miêu tả hay gợi tả .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Chốt : Muốn miêu tả sinh động những cảnh , người , sự vật trong thế giới xung quanh , các em cần chú ý quan sát , học quan sát để có những hiểu biết phong phú , có khả năng miêu tả sing động đối tượng .
- Giáo dục HS yêu thích viết văn .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS tập quan sát một cảnh vật trên đường em tới trường .
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Luyện từ và câu (tiết 28)
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi .
- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê , sự khẳng định , phủ định hoặc yêu cầu , mong muốn trong những tình huống cụ thể .
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu hỏi vào mục đích mình chọn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết nội dung BT1 ( phần Luyện tập ) .
- 4 băng giấy , trên mỗi băng viết 1 ý của BT.III.1 .
- Một số tờ giấy trắng để HS làm BT.III.2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Luyện tập về câu hỏi .
- 2 em làm lại BT1 , 5 của tiết trước .
3. Bài mới : (27’) Tính từ (tt) .
a) Giới thiệu bài :
Trong 2 tiết học trước , các em đã biết câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết . Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một điều mới : câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi . Có những câu hỏi được đặt ra để thể hiện thái độ khen chê , sự khẳng định , phủ định hoặc yêu cầu , mong muốn .
b) Các hoạt động :
Hoạt động lớp .
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS hiểu tác dụng của câu hỏi vào mục đích khác .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- 1 em đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung .
- Cả lớp đọc thầm lại , tìm câu hỏi trong đoạn văn .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , phân tích 2 câu hỏi của ông Hòn Rấm trong đoạn đối thoại .
- Để chê cu Đất .
- Là câu khẳng định .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
- Bài 1 :
- Bài 2 :
+ Giúp các em phân tích từng câu hỏi :
@ Câu hỏi 1 dùng để làm gì ?
@ Câu hỏi 2 có tác dụng gì ?
- Bài 3 :
+ Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- 4 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT .
- Đọc thầm từng câu hỏi , suy nghĩ , làm bài .
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
- 4 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ , làm việc theo nhóm đôi .
- Các nhóm bàn bạc , viết nhanh ra giấy 4 câu hỏi phù hợp với 4 tình huống đã cho .
- Đại diện nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp , trình bày .
- Tổ trọng tài nhận xét kết quả làm việc của mỗi nhóm , kết luận những câu hỏi được đặt đúng .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ .
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét .
- Bài 1 :
+ Dán 4 băng giấy ở bảng , phát bút dạ mời 4 em xung phong lên bảng thi làm bài – viết mục đích của mỗi câu hỏi bên cạnh từng câu .
+ Chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 :
+ Phát giấy khổ to cho một số nhóm .
- Bài 3 :
+ Nhắc mỗi em có thể chỉ nêu 1 tình huống .
4. Củng cố : (3’)
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu hỏi vào mục đích mình chọn .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ , về nhà viết vào vở những câu văn , tình huống em vừa phát bi
File đính kèm:
- Tuan 14r.doc