Giáo án tuần 29 lớp 2

 TẬP ĐỌC

 Những quả đào (Tiết 1)

I.Mục đích yêu cầu:

 - HS hiểu được nghĩa của một số từ mới trong bài : hài lòng, thơ dại, nhân hậu, . Hiểu được nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết được tính nết của các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.

 - Đọc trôi chảy nội dung toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đoc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.

- Giáo dục HS lòng nhân hậu, hiền từ.

II.Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc(SGK). Bảng phụ chép một số câu văn hướng dẫn HS đọc nghỉ hơi.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 29 lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tuần 29 Ngày soạn:27tháng3 năm 2008 Ngày giảng :Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2008 Tập đọc Những quả đào (Tiết 1) I.Mục đích yêu cầu: - HS hiểu được nghĩa của một số từ mới trong bài : hài lòng, thơ dại, nhân hậu, ... Hiểu được nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, ông biết được tính nết của các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào. - Đọc trôi chảy nội dung toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đoc phân biệt lời kể với lời các nhân vật. - Giáo dục HS lòng nhân hậu, hiền từ. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc(SGK). Bảng phụ chép một số câu văn hướng dẫn HS đọc nghỉ hơi. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét cho điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. ? Tìm các từ có âm vần khó phát âm trong bài? - HD học sinh đọc nghỉ hơi, đọc diễn đạt lời các nhân vật và thể hiện thái độ của từng người. Cháu đặt quả đào trên giường/ rồi trốn về.// Cháu là người có tấm lòng thật nhân hậu!// Ông lão thốt lên/ và xoa đầu đứa cháu nhỏ.// ? Nêu nghĩa các từ chú giải? 3.Củng cố dặn dò: ? Hãy đọc nội dung toàn bài? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài tiết sau học tiếp. - 2 HS lên bảng đọc thuộc bài “ Cây dừa” và trả lời câu hỏi trong bài. - 4 HS đọc từng đoạn(SGK). - HS tìm và đọc. Ví dụ: làm vườn, hài lòng, nhân hậu, tiếc rẻ, thốt lên, ... - HS đọc nối tiếp câu, đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn (1 lần) - Đọc đồng thanh toàn bài. - 1 hoặc 2 em đọc diễn cảm toàn bài. Tiết 2 3.Tìm hiểu bài: ? Người ông dành những quả đào cho ai? ? Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào? ? Nêu nhận xét của ông về từng cháu? Vì sao ông nhận xét như vậy? ? Em thích nhân vật nào trong truyện, vì sao? - GV nhận xét đánh giá. c) Luyện đọc lại: - GV nhận xét đánh giá. 3.Củng cố dặn dò: ? Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà luyện đọc bài nhiều lần và trả lời các câu hỏi trong bài. - HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi. - ...cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ. - ... Xuân làm vườn giởi vì Xuân thích trồng cây. + Vân thơ dại vì Vân háu ăn, ăn hết phần của mình mà vẫn còn thèm. + Ông khen Việt nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn. - HS nối tiếp nhau nêu ý kiến và bày tỏ quan điểm của mình. - 2 đến 3 nhóm, mỗi nhóm 3 em tự phân vai và đọc truyện theo các vai. - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi. Toán Tiết 141: Các số từ 111 đến 200 I.Mục tiêu: - HS nắm được các hàng trăm, chục, đơn vị của các số từ 111 đến 200. - Đọc và viết thành thạo các số từ 111 đến 200. So sánh được các số từ 111 đến 200; nắm được thứ tự của các số từ 111 đến 200; đếm được các số trong phạm vi 200. II. Chuẩn bị: - Các hình vuông to, nhỏ và hình chữ nhật( như hình vẽ của bài học) - Bảng phụ chép bài tập 1, 2 (145). III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Đọc và viết số từ 11 đến 200: * Làm việc chung cả lớp: - GV nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày trên bảng như SGK(144). - Đưa trực quan hình vuông(100 ô vuông) HCN (10 ô vuông), 1 ô vuông. ? Có tất cả bao nhiêu ô vuông? ? Hãy nêu cách viết và đọc số ô vuông trên? ? Số 111 có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Hướng dẫn HS tương tự với các số từ 112 đến 200. * Làm việc cá nhân: - GV nêu tên các số 132, 142, 121, 173. c) Thực hành: * Bài 1(145): luyện miệng: - GV treo bảng phụ kẻ bảng BT1. - Nhận xét đánh giá. * Bài 2(145): luyện miệng - GV treo bảng phụ * Bài 3(145): luyện vở - Chấm điểm nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: ? Hãy đếm các số từ 111 đến 200? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà làm các BT trong vở BT Toán. - Chuẩn bị bài sau: Các số có 3 chữ số. - 2 em lên bảng làm bài tập số 3 và 4 trang 143. - Có một trăm mười một ô vuông - Viết: 111 ; Đọc : một trăm mười một. - HS lấy các hình vuông , HCN, ô vuông để được hình ảnh trực quan của số đã cho. - HS nêu cách đọc các số trong bảng. - HS nêu yêu cầu của bài tập - Nối tiếp nhau điền các số còn thiếu vào ô trống - Vài em đọc các số trên tia số - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Lớp luyện vở BT3 - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi. Buổi chiều Dạy thủ công(2A,2B,2C) Làm vòng đeo tay I.Mục tiêu: - HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy. - Làm được vòng đeo tay. - Giáo dục HS thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình. II.Đồ dùng dạy học: - Mẫu vòng đeo tay bằng giấy. - Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước. - Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. - Nhận xét đánh giá 2.Bài mới: a) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng cho HS quan sát, nhận xét: ? Vòng đeo tay được làm bằng gì, có mấy màu? - GV nói thêm: Muốn giấy đủ độ dài để làm thành vòng đeo vừa tay ta phải cắt, dán, nối các nan giấy. b) GV hướng dẫn mẫu: - GV làm mẫu (treo quy trình) * Bước 1: Cắt thành các nan giấy. * Bước 2 : Dán, nối các nan giấy. * Bước 3: Gấp các nan giấy . * Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - GV cho HS tập làm vòng đeo tay bằng giấy - GV theo dõi giúp HS hoàn thành sản phẩm theo đúng quy trình 3. Củng cố dặn dò: ? Hãy nhắc lại các bước làm đồng hồ đeo tay bằng giấy? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà thực hành làm vòng đeo tay để tạo được những sản phẩm đẹp. Chuẩn bị bài bài sau : Làm vòng đeo tay(tiếp). - HS đặt giấy thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ lên bảng. - HS quan sát và nêu nhận xét. - HS quan sát. - Thực hành làm vòng đeo tay bằng giấy - 2 đến 3 HS nhắc lại các bước làm vòng đeo tay. Ngày soạn:28tháng3 năm 2008 Ngày giảng :Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2008 kể chuyện Những quả đào I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố khắc sâu nội dung câu chuyện “ Những quả đào”. - Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu. Kể lại từng đoạn truyện dựa vào tóm tắt. Phân vai dựng lại nội dung câu chuyện. Nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn. - Giáo dục HS lòng nhân hậu. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung tóm tắt của 4 đoạn trong câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét cho điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS kể: * Tóm tắt từng đoạn của câu chuyện: - GV yêu cầu HS chủ yếu tóm tắt 2 đoạn còn lại. - Gv chốt lại ý đúng ghi bảng. . Đ1: Chia đào/ Quà của ông/ ... . Đ2: Chuyện của Xuân/ Xuân làm gì với quả đào? Xuân ăn đào như thế nào?.. . Đ3: Chuyện của Vân/ Cô bé ngây thơ/ ... . Đ4: Chuyện của Việt/ tấm lòng nhân hậu/ ... * Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào tóm tắt: * Kể toàn bộ nội dung câu chuyện theo vai: - GV nhận xét đánh giá. 3.Củng cố dặn dò: ? Nội dung của câu chuyện nói lên điều gì? - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà luyện kể lại nội dung câu chuyện nhiều lần. Chuẩn bị cho bài sau: Ai ngoan sẽ được thưởng. - 2 em kể lại truyện “Kho báu”. - 1 em nêu yêu cầu của bài(cả mẫu). - HS thảo luận theo cặp. - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. - 1 đến 2 HS kể đoạn 1 - Kể đoạn 2, 3 tương tự - HS luyện kể từng đoạn. - Tiếp nối nhau kể lại đoạn. - HS nêu yêu cầu của bài tập - Tự hình thành nhóm, mỗi nhóm 5 em dựng lại câu chuyện. - Bình chọn bạn kể hay nhất. - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi. toán Tiết 142: Các số có 3 chữ số I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS về cấu tạo số. - Đọc và viết thành thạo các số có 3 chữ số. II.Đồ dùng dạy học: Các hình vuông to, hình chữ nhật, ô vuông nhỏ( như SGK); bảng phụ chép BT2. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Ôn cách đọc và viết số từ 11 đến 200: * Làm việc cả lớp: - GVđưa 2 hình vuông lớn(200 ô vuông) 4 HCN (40 ô vuông), 3 ô vuông và hỏi: ? Có tất cả bao nhiêu ô vuông? ? Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? ? Viết và đọc số ô vuông trên như thế nào? - GV hướng dẫn HS đọc, viết với các số : 233, 243, 235, ... * Làm việc cá nhân: - GV nêu tên số “Hai trăm mười ba” - GV nêu các số khác như : 312, 132, 407, ... c) Thực hành: * Bài 1(147) : luyện miệng * Bài 2(147) : luyện miệng - GV treo bảng phụ chép bài tập - GV nhận xét bổ sung. * Bài 3 (147) : luyện vở - GV chấm điểm nhận xét 3. Củng cố dặn dò: ? Các số từ 111 đến 200, mỗi số đều có mấy chữ số? - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà làm BT(vở BT Toán). - 2 HS lên bảng làm BT 3 trang 145. - Có 243 ô vuông. - 2 trăm ,có 4 chục, 3 đơn vị. - Viết:243 ; Đọc: hai trăm bốn mươi ba - HS lấy các hình vuông, hình chữ nhật, ô vuông để được hình ảnh trực quan của số đã cho. - HS thực hành tiếp - HS nêu yêu cầu của bài tập - Nêu miệng lời đọc a, b, c, d, e ứng với mỗi số nào? - HS nêu cách nối số với mỗi lời đọc tương ứng - HS nêu yêu cầu của bài tập - lớp thực hành vở bài tập - HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. - 2 HS trả lời câu hỏi Chính tả( nghe viết) Những quả đào I.Mục đích yêu cầu: - HS nắm được nội dung đoạn viết. - Viết chính xác các từ khó, trình bày sạch đẹp đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện “ Những quả đào”. - Giáo dục HS ý thức luyện chữ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép nội dung đoạn chép. - Bảng lớp chép bài tập 2a,vở bài tập. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết : giếng sâu, xâu kim. xong việc, song cửa, nước sôi, gói xôi. - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện viết: - GV đọc đoạn viết ? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa, vì sao viết hoa? - GV đọc từ khó cho HS viết bảng - GV treo bảng phụ chép đoạn viết - Hướng dẫn học sinh soát lỗi. - Chấm điểm nhận xét c) Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 2a: - GV mở màn che chép bài tập - GV chấm điểm, chốt lời giải đúng. 3.Củng cố dặn dò: ? Hãy nêu nội dung của đoạn viết? - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà làm tiếp các BT trong vở bài tập Tiếng Việt. - Chuẩn bị bài sau: Nghe viết “ Hoa phượng”. - 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con - 2 HS đọc lại - Chữ cái đầu câu và đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa. - 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con: Xuân, Vân, Việt, trồng, thích làm vườn, bé dại, ... - HS thực hành chép bài vào vở - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - Lớp luyện vở bài tập - 2 HS trả lời câu hỏi. Ngày soạn : 28 tháng3 năm 2008 Ngày giảng :Thứ tư ngày 2 tháng 4 năm 2008 Tiếng Việt Luyện viết chữ hoa Y, A (kiểu 2)Phần B I.Mục đích yêu cầu: - HS nắm được nội dung chữ viết - Viết chính xác các các kiểu chữ hoa. - Giáo dục HS ý thức luyện chữ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ -Vở tập viết III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết : Y, X - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện viết: HS nhắc lại quy trình viết các chữ hoa Y,X. Nhắc lại độ cao của chữ Nhắc lại các nét tạo nên chữ hoa Y,V - Gv cho học sinh viết bảng con - Viết câu :Ao liền ruộng cả. - Chấm điểm nhận xét GV quan sát giúp đỡ học sinh yếu. 3.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà làm tiếp các BT trong vở bài tập Tiếng Việt. - Chuẩn bị bài sau: - 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con - 2 HS nhắc lại . - 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con: - HS thực hành chép bài vào vở -Hs viết vào vở. Tự học Hoàn thành nội dung các môn trongngày I.Mục đích yêu cầu: - HS tự hoàn thành nội dung kiền thức các môn học trong ngày dưới sự hướng dẫn của GV. - Rèn luyện kỹ năng làm bài tập Toán –TiệngViệt . - GD học sinh ý thứctự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: Vở BT-SGK III.Các hoạt động dạy học: *Gv yêu cầu HS lần lượt hoàn thành nội dung kiền thức các môn học trong ngày 1.Tập đọc Bài Cây đa quê hương - Đối với học sinh yếu GV yêu cầu học sinh tiếp tục đọc hiểu nội dung buổi sáng HS khá -giỏi GV yễcầu mở vở bài hôm sau đọc trước. 2. Môn tập viết Tên bài chữ hoa A HS mở bài vở buổi sáng nếu còn –GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng 3.Môn toán HS làm vào vở bài tập toán 4.Môn:Đạo đức HS làm vào vở bài tập đạo đức 3.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà luyện viết vàhoàn thành nốt bài tập. - Chuẩn bị cho tiết sau : Ôn tập các bài tập đọc – học thuộc lòng của tuần 28. . - HS đọc bài - HS viết - HS viết bài vào vở. Ngày soạn:29tháng3 năm 2008 Ngày giảng :Thứ năm ngày3 tháng 4 năm 2008 luyện từ và câU Từ ngữ về cây cối . Đặt và TLCH Để làm gì? I.Mục đích yêu cầu: - Mở rộng vốn từ ngữ về cây cối. Tiếp tục đặt và TLCH có cụm từ “Để làm gì ?”. - HS trả lời đúng các câu hỏi, làm đúng các bài tập của tiết học. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh vẽ các bộ phận của cây. - Bảng phụ viết tên các bộ phận của cây. Vở bài tập III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - Một HS viết tên các cây ăn quả, một HS viết tên cây lương thực. ? Nhà em trồng cây xoan để làm gì? Nhà em trồng cây hoa hồng để làm gì? - GV nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: luyện miệng - GV gắn 4 tranh lên bảng để HS quan sát. - GV nhận xét đánh giá * Bài 2: luyện viết. - GV chia lớp thành 2 nhóm viết lên bảng phụ Ví dụ: + Rễ cây:dài, uốn lượn, ngoằn ngoèo, cong queo, xù xì, kì dị, ... + Gốc cây:to,thô ráp, sần sùi, chắc lịch,.. + Thân cây: to, cao, chắc mập, ram ráp, xù xì, bạc phếch, mảnh mai, ... + Cành cây: xum xuê, um tùm, trơ trụi, khẳng khiu, ... + Lá: xanh biếc, nõn nà, mơn mởn, mỡ màng, già úa, đỏ sẫm, quắt queo, héo hắt, ... + Quả: vàng rực, vàng tươi, đỏ ối, chín mọng, chi chít, ... + Ngọn: chót vót, thẳng tắp, mảnh dẻ, khoẻ khoắn, mập, ... * Bài 3: luyện miệng - GV nhận xét bổ sung. Ví dụ: ? Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì? - ...để cây luôn được tươi tốt/ cây xanh tươi/ ... ? Bạn nhỏ bắt sâu cho lá để làm gì? - ...để diệt trừ cây ăn lá cây/ để bảo vệ cây vì sâu phá hoại cây cối/ ... - GV chấm điểm nhận xét 3. Củng cố dặn dò: ? Hãy nêu đặc điểm của rễ, thân, cành, lá, quả, ...? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà làm BT trong vở BT Tiếng Việt. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - 2 HS lên bảng nêu tên và chỉ các bộ phận của cây. - HS nêu yêu cầu của bài tập - Các nhóm báo cáo kết quả , lớp làm bài vào vở BT(mỗi bộ phận của cây HS viết ít nhất 5 từ) - HS nêu yêu cầu của bài tập. - Quan sát từng tranh, nêu việc làm của hai bạn nhỏ trong tranh. - Suy nghĩ, đặt câu hỏi Để làm gì? , các bạn khác nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi. toán Tiết 144: Luyện tập I.Mục tiêu: - HS nắm được thứ tự các số (không quá 1000). - Luyện tập so sánh được các số có 3 chữ số. Củng cố kĩ năng ghép hình. - Giáo dục HS ham thích môn học. II. Đồ dùng dạy học:. Bộ lắp ghép hình của GV và HS ; bảng phụ chép bài tập1(149). III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: * Ôn lại cách so sánh các số có 3 chữ số: + GV nêu cặp số 567 và 569 - GV nhận xét và kết luận 567 < 569 + GV nêu tiếp cặp số 375 và 369 - GV kết luận: 375 > 368 b) Luyện tập: * Bài 1(149):luyện miệng - GV treo bảng phụ chép bài tập - GV nhận xét * Bài 2(149):luyện bảng - GV nhận xét bổ sung * Bài 4(149): Luyện bảng con - GV viết lên bảng các số: 875, 1000, 299, 420 - Nhận xét bổ sung. *Bài 5(149): trò chơi tiếp sức. - GV nêu luật chơi. - GV đưa ra các hình tam giác vuông như SGK. - GV nhận xét. * Bài 3(149): luyện vở - GV chép đề lên bảng - Chấm điểm nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: ? Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số? - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà làm BT(vở BT Toán). - 2 HS lên bảng làm bài tập 1, 3 trang 148- SGK. - HS nêu cách so sánh 2 số này(lần lượt từng hàng). - HS nêu cách so sánh từng hàng - HS nêu Y/cầu của bài tập - 2 HS lên bảng : một em điền số, một em viết số. - HS nêu Y/cầu của bài tập - 3 em lên bảng, lớp luyện bảng con. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - 2 em lên bảng, lớp luyện bảng con xếp các số tên theo thứ tự từ bé đến lớn. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - 2 nhóm lên bảng , mỗi nhóm 4 em, mỗi em 1 hình tam giác thi xếp hình. - HS nêu yêu cầu của bài tập - Lớp thực hành luyện vở. - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi. ………………………………….. Buổi chiều toán*(2A,2B,2C) Ôn các số có ba chữ số,so sánh số có ba chữ số I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về số 1, số 0 trong phép nhân và chia. - HS làm chính xác các bài tập của tiết học. - Giáo dục HS ham thích giải toán. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài tập 1. III.Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1.Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu gì về phép nhân có thừa số 1, phép nhân có thừa số 0? ? Em có nhận xét gì về phép chia cho 1? - GV nhận xét bổ sung 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: luyện miệng - GV treo bảng phụ chép đề toán. Đọc các số sau: 276; 467; 980; 738; - GV nhận xét bổ sung. *Bài 2: điền dấu thích hợp vào ô trống 200…300; 700….800 500…400; 600…200 900…1000 300…300 - Chữa bài, nhận xét. * Bài 3:luyện vở. - GV ghi bảng bài toán: Nga có 900bông hoa tặng bạn 400bông .Hỏi Nga còn lại bao nhiêu bông hoa ? - GV chấm điểm chữa bài. 3.Củng cố dặn dò: ? Hãy nêu cách so sánh các số có ba chữ số tròn chục? - Nhận xét giờ học. – C/dặn HS về nhà làm BT ( vở BT Toán). Học sinh - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi - HS nêu yêu cầu của bài tập - Nối tiếp nhau nêu miệng kết quả của các cột tính. - HS thi làm bài tập - - HS đọc đề toán. - Lớp luyện giải vào vở. - 2 HS trả lời câu hỏi. Ngày soạn:30tháng3 năm 2008 Ngày giảng :Thứ sáu ngày4 tháng 4 năm 2008 tiếng việt Ôn tập làm văn tuần 28,29. I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố cách tả ngắn về một loài cây. - Viết được một đoạn văn ngắn tả về cây cối. - Giáo dục HS yêu quý và bảo vệ các loài cây . II.Đồ dùng dạy học: Vở Tiếng Việt ôn III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu các bộ phận của cây bóng mát? ? Cây ăn quả có những bộ phận nào? ? Trong các bộ phận của cây, em thích nhất bộ phận nào? hãy tìm các từ để tả bộ phận đó? 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: luyện miệng. ? Nếu xét theo ích lợi thì các cây cối được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? ? Hãy kể các loại cây ở nhóm cây ăn quả? ? Kể các loại cây ở nhóm cây cho bóng mát? ? Kể các loại cây ở nhóm cây lấy gỗ/ cây hoa? ? Cây cối thường có những bộ phận nào? - GV nhận xét bổ sung. * Bài 2: luyện viết - GV nêu đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn tả về một cây mà em thích? ? Em định tả về cây gì? ? Tả về một cây em cần phải nêu những bộ phận nào? - GV nhận xét, bổ sung. - Chấm điểm nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố dặn dò: ? Hãy đọc bài viết của em? - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà xem lại bài viết. - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi - HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi - Vài em đọc lại đề bài. - ... tên cây, đặc điểm hình dạng , kích thước, các bộ phận, ích lợi, ... - Một vài em nêu miệng bài làm của mình. - Lớp thực hành viết bài vào vở. - Một vài em có bài viết khá đọc trước lớp. Tự học Hoàn thành nội dung các môn trongngày I.Mục đích yêu cầu: - HS tự hoàn thành nội dung kiền thức các môn học trong ngày dưới sự hướng dẫn của GV. - Rèn luyện kỹ năng làm bài tập Toán –TiệngViệt . - GD học sinh ý thứctự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: Vở BT-SGK III.Các hoạt động dạy học: *Gv yêu cầu HS lần lượt hoàn thành nội dung kiền thức các môn học trong ngày 1.Tập làm văn Bài Đáp lời chia vui .Nghe –trả lời câu hỏi Nói lời đáp của em Học sinh từng cặp lên đóng vai -Mai tặng Bông món quà,chúc mừng sinh nhật bạn. GV yễucầu mở vở bài hôm sau đọc trước. 2. Môn toán HS làm vào vở bài tập toán 3. Môn:Chính tả HS làm vào vở bài tập TV *Bài giành cho học sinh khá giỏi. Đọc viết các số sau: 234,564,761,956,237, So sánh các số sau 200….500,600…700,900…1000, 3.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà luyện viết vàhoàn thành nốt bài tập. - Chuẩn bị cho tiết sau : Ôn tập các bài tập đọc – học thuộc lòng của tuần 28. . - HS đọc bài - HS viết - HS viết bài vào vở. - HS viết bài vào vở. Ôn bài : Chim chích bông I.Mục tiêu: - Củng cố lời và giai điệu của bài hát: Chim chích bông. - Hát đúng lời và giai điệu của các bài hát đó. Biết biểu diễn theo phong cách mình ưa thích(sáng tạo). - Mạnh dạn trong biểu diễn và trình bày II.Đồ dùng dạy học: Tập bài hát lớp 2 III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy hát bài “Chim chích bông”? - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS ôn tập: - GV yêu cầu cán sự điều khiển cho lớp hát ôn bài hát: Chim chích bông. - GV nhận xét bổ sung. - GV vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát trên, yêu cầu HS thực hành vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát. - GV nhận xét bổ sung, uốn nắn cho HS * Bốc thăm, thi biểu diễn ( tốp ca, song ca, đơn ca). - GV nhận xét đánh giá, khích lệ HS có phong cách biểu diễn riêng( sáng tạo). 3. Củng cố dặn dò: ? Hãy biểu diễn bài hát em vừa được ôn tập? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà luyện hát và biểu diễn cho hay hơn bài hát trên. - 2 đến 3 HS trình bày bài hát. - Lớp thực hành vỗ tay và hát. - Bình chọn nhóm, cá nhân biểu diễn tốt nhất. - HS tự biểu diễn.

File đính kèm:

  • docTuan 29 Lop 2.doc