Học vần
Âm: n – m
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được n, m, nơ, me.
- Đọc được câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 13.
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc, viết bê, cá(cả lớp).
- 3 em đọc câu ứng dụng.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần 4 dạy lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2007
Học vần
Âm: n – m
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được n, m, nơ, me.
- Đọc được câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Sử dụng tranh SGK bài 13.
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc, viết bê, cá(cả lớp).
- 3 em đọc câu ứng dụng.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
TIẾT I
* Giới thiệu bài
- GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK rồi hướng dẫn HS rút ra âm mới học.
- GV kết luận, giới thiệu âm mới là n, m và ghi bảng.
- GV đọc, HS đọc theo.
* Dạy chữ ghi âm
Âm n
a. Nhận diện:- GV đưa chữ n gắn lên bảng, yêu cầu HS nhận xét.
- Học sinh tìm âm n trong bộ thực hành giơ lên.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
b. Phát âm, đánh vần tiếng:
- Phát âm
- GV yêu cầu một HS khá phát âm n (nờ).
GV nhận xét, chỉnh sửa.
- HS đọc ( cá nhân, nhóm, lớp).
GV giúp đỡ hs yếu.
-Đánh vần và đọc
GV yêu cầu HS ghép tiếng nơ và đánh vần.
+ Học sinh thực hành ghép tiếng nơ và đọc trơn.
+ HS phân tích tiếng nơ(n + ơ).
+ Một hs khá đánh vần ( nờ - ơ – nơ). GV nhận xét chỉnh sửa .
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp).
GV chỉnh sửa và lưu ý giúp đỡ HS yếu đọc.
c. Viết:
Viết chữ n
+ Giáo viên viết chữ n vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. Học sinh theo dõi và viết trên không trung.
+ HS viết vào bảng con (GV theo dõi, giúp đỡ hs viết yếu).
Viết chữ nơ
GV hướng dẫn HS lưu ý viết liền nét từ n sang ơ.
- Âm m
Quy trình dạy tương tự n
Lưu ý:
- Nhận diện: GV yêu cầu HS so sánh m với n.
-Phát âm: mờ
Yêu cầu ghép – đánh vần - đọc trơn ( mờ - e – me/me)
-Viết: HS viết vào bảng con, GV nhắc viết liền nét từ m sang e.
GV nhận xét chỉnh sửa.
- HS đọc lại cả bài( cá nhân, đồng thanh).
d. Đọc từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên ghi bảng các từ ứng dụng, đồng thời yêu cầu hs đọc thầm trong SGK.
- Yêu cầu một hs khá đọc trơn, GV kết hợp giải nghĩa một số tiếng.
- Học sinh đọc (cá nhân, nhóm, lớp),GV chỉnh sửa lỗi phát âm và giúp đỡ HS yếu.
- HS tìm âm vừa học có trong các tiếng đó.
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
Tiết 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Đọc bài tiết 1
+ Học sinh đọc bài trên bảng lớp và SGK(cá nhân, nhóm, lớp).
+ GV nhận xét và giúp đỡ HS yếu.
- Đọc câu ứng dụng:
+GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và rút ra nội dung câu đọc:
Bò bê có cỏ, bò bê, no nê.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ HS đọc câu ứng dụng( cá nhân, lớp).
HS yếu đánh vần và đọc trơn.
+ HS tìm tiếng có chứa âm n hay m vừa học trong câu và phân tích tiếng đó.
b. Luyện viết:
- GV hướng dẫn HS trình bày vào vở tập viết,HS viết đúng theo yêu cầu.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu viết bài.
- GV thu 1 số bài chấm điểm và nhận xét.
c. Luyện nói:
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói:
bố mẹ, ba má
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của GV
+ Học sinh luyện nói trong nhóm nhóm đôi. GV giúp đỡ nhóm yếu.
+Học sinh trình bày trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét.
* Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS tìm tiếng ngoài bài có âm vừa học.
- Về nhà đọc bài ở nhà.
Đạo đức
GỌN GÀNG, SẠCH SẼ
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu: Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Học sinh biết: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập đạo đức, lược chải đầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Học sinh làm bài 3
Mục đích: Học sinh biết được cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh thảo luận theo câu hỏi:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
+ Em có muốn làm như bạn không?
- HS thảo luận theo cặp.GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu.
- HS trình bày trước lớp. GV cùng hs nhận xét.
GV kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8.
Hoạt động 2: Thực hành
Yêu cầu: Học sinh từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ.
+ HS từng cặp thực hành sửa sang đầu tóc, quần áo cho nhau.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
GV khen các đôi làm tốt.
Hoạt động 3: Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”
GV hỏi: Lớp ta có ai giống mèo không?
Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu thơ.
“ Đầu tóc em chải gọn gàng
Áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu.
Học sinh đọc đồng thanh, cá nhân.
Hoạt động nối tiếp: - Thực hiện đầu tóc,quần áo gọn gàng ,sạch sẽ.
-Chuẩn bị bài sau.
Thủ công:
XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh làm quen với kĩ thuật xé, dán giấy để tạo hình.
- Xé được hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn và biết cách dán cân đối.
- Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn
- Vở thực hành thủ công, giấy kẻ ô,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Hướng dẫn học sinh quan sát bài mẫu và nhận xét.
- Yêu cầu học sinh quan sát và tìm ra 1 số đồ vật xung quanh có dạng hình tròn, hình vuông.
+ Học sinh nêu.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
a. Vẽ và xé hình vuông:
- Giáo viên hướng dẫn các thao tác. Yêu cầu học sinh quan sát và nêu các bước:
+ Đánh dấu, vẽ hình vuông, xé hình.
- Yêu cầu học sinh lấy giấy nháp đánh dấu với 4cạnhđều bằng nhau.
+ Học sinh thực hành.
+ GV theo dõi và giúp đỡ những em chưa biết vẽ, xé.
b. Vẽ và xé hình tròn:
- Cách tiến hành tương tự( lưu ý HS phải dựa vào hình vuông để ước lượng và vẽ hình tròn tương đối chính xác).
+ Học sinh thực hành vẽ và xé hình tròn. GV theo dõi giúp đỡ hs yếu.
- GV lưu ý: 2 ngón tay trỏ, cái phải xát nhau để bài xé không bị răng cưa.
* Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau để thực hành xé, dán.
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2007
Toán
BẰNG NHAU, DẤU =
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết sự bằng nhau về số lượng, biết mỗi số luôn bằng chính nó.
- Biết sử dụng từ “bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: 3 lọ hoa và 3 bông hoa, 4 cái cốc và 4cái thìa.
- HS: 3 hình tròn màu xanh và 3 hình tròn màu đỏ, vở bài tập.
- Bảng phụ ghi nội dung bài 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hs so sánh 5 và 4; 4 và 5; 2và 3; 3 và 2.
+ Học sinh làm bảng con.
- H: Để so sánh 2 mẫu vật có số lượng không bằng nhau ta làm thế nào?
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bằng nhau
* Hướng dẫn hs nhận biết 3 = 3
- GV đưa trực quan 3 lọ hoa, 3 bông hoa và gọi một hs lên cắm mỗi lọ một bông hoa.
Yêu cầu học sinh quan sát, so sánh số lọ hoa và số hoa và nêu: 3 lọ hoa bằng 3 bông hoa.
-Yêu cầu học sinh lấy 3 hình tròn xanh, 3 hình tròn đỏ rồi so sánh và nêu:
3 hình tròn xanh bằng 3 hình tròn đỏ.
- Gv kết luận: “ ba bằng ba”.
- GV hướng dẫn hs cách viết: 3 = 3 và giới thiệu dấu =
- HS viết bảng con: 3 = 3
- HS đọc cá nhân, đồng thanh ( ba bằng ba).
GV chỉnh sửa, giúp đỡ hs yếu.
* Hướng dẫn nhận biết 4 = 4. Tương tự như trên
HS đọc, viết: 4 = 4 (bốn bằng bốn)
- Gv hỏi: Hãy so sánh 2 và 2
5 và 5
1 và 1
+ Học sinh trả lời: 2 = 2; 5 = 5; 1 = 1
- Em có nhận xét gì về những kết quả trên?
+ Mỗi số luôn bằng chính nó.
GV kết luận: Mỗi số bằng chính nó và ngược lại nên chúng bằng nhau.
Yêu cầu học sinh nhắc lại(cá nhân, lớp).
Hoạt động 2: Thực hành.
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong vở bài tập toán.
Bài 1: Hướng dẫn học sinh viết dấu =
+ HS viết vào vở bài tập.
+ GV quan sát nhận xét.
Bài 2: Viết( theo mẫu)
- GV nêu yêu cầu và gợi ý, hs nhận xét và nêu cách làm.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- HS nêu miệng kết quả.GV, hs nhận xét.
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nêu yêu cầu, hs tự làm bài.
GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
Bài 4: Làm cho bằng nhau( theo mẫu).
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn hs quan sát mẫu và nêu cách làm.
- HS làm bài. Gv quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi 1 hs lên bảng chữa bài.GV cùng hs nhận xét.
* Củng cố, dặn dò:
- H: Muốn so sánh hai nhóm mẫu vật có số lượng bằng nhau ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
Học vần:
Bài 14: d - đ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được d - đ – dê – đò
- Đọc được câu ứng dụng: dì Na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh SGK bài 14
Bộ thực hành Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh đọc: ca nô, bó mạ, nơ, me( cá nhân, cả lớp).
- Cả lớp viết vào bảng con : nơ, me.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Yêu cầu hs quan sát tranh SGK rồi hướng dẫn hs rút ra âm mới.
- GV kết luận và giới thiệu âm mới: d – đ và ghi bảng.
- GV đọc, hs đọc theo.
* Dạy chữ ghi âm:
Âm d:
a.Nhận diện chữ:
- Giáo viên đưa chữ d in thường gắn lên bảng yêu cầu học sinh quan sát nhận xét.
+ Học sinh nêu các nét.
- Học sinh lấy chữ d trong bộ thực hành.
b. Phát âm đánh vần tiếng:
- Phát âm:
+ Một hs khá phát âm mẫu d. GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
+ HS lần lượt phát âm( cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
- Đánh vần:
- Yêu cầu học sinh ghép tiếng dê và đánh vần.
+ HS thực hành ghép dê và đọc trơn.
+ HS phân tích tiếng dê( d + ê)
+ HS khá đánh vần tiếng dê( dờ - ê – dê). GV chỉnh sửa.
+ HS đọc( cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý giúp đỡ hs yếu.
c.Hướng dẫn viết chữ:
Viết chữ d:
- GV viết mẫu chữ d đồng thời hướng dẫn qui trình viết, hs quan sát và viết vào không trung.
- Học sinh viết bảng vào con.
- GV nhận xét, sửa sai.
Viết chữ dê: Hướng dẫn tương tự.
Lưu ý nối từ d sang ê
Âm đ:
(Qui trình dạy tương tự âm d).
Lưu ý:
- Nhận diện: HS so sánh âm d và đ.
-Phát âm: đờ
-Viết: GV lưu ý hs vị trí nét ngang và dấu huyền.
d. Đọc tiếng, từ ứng dụng:
- Giáo viên viết các tiếng lên bảng lớp: da, dê, do, đa, đe, đo.
+ HS đọc( cá nhân, lớp). GV chỉnh sửa lỗi phát âm và lưu ý giúp đỡ hs yếu.
+ GV kết hợp giải nghĩa một số tiếng
- GV ghi tiếp các từ: da dê, đi bộ.
+ HS lên bảng gạch chân những tiếng chứa âm mới vừa học.
+ Yêu cầu hs phân tích các tiếng: da, đi. GV kết hợp giải nghĩa từ.
+ HS đánh vần tiếng mới đọc trơn từ( cá nhân, nhóm, lớp).
GV giúp đỡ hs yếu.
- HS cả lớp đọc lại toàn bài.
TIẾT 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài tiết 1.
+ Học sinh đọc (cá nhân, nhóm, lớp).
+ GV sửa sai và giúp đỡ hs yếu.
- Đọc câu ứng dụng:
+ GV yêu cầu hs quan sát tranh SGK và rút ra câu đọc:
dì Na đi đò, mẹ và bé đi bộ.
+ HS luyện đọc câu ứng dụng( cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
+ HS tìm tiếng chứa âm mới trong câu và phân tích tiếng đó.
+ GV đọc mẫu, 2 hs đọc lại.
b. Luyện viết:
- Yêu cầu HS lấy vở tập viết – GV nhắc nhở quy trình viết, tư thế ngồi viết.
+ HS viết vào vở tập viết
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh khi viết bài.
- Thu một số bài chấm điểm và nhận xét.
c. Luyện nói:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu chủ đề luyện nói:
+ dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
- HS luyện nói trong nhóm đôi dựa theo câu hỏi gợi ý.
GV giúp đỡ nhóm yếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò: - Thi tìm nhanh tiếng ngoài bài chứa âm d, đ.
- Buổi chiều làm vở bài tập Tiếng Việt.
Mĩ thuật:
VẼ HÌNH TAM GIÁC
(Gv hoạ dạy)
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2007
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về:
Khái niệm ban đầu về bằng nhau.
So sánh các số trong phạm vi 5 với việc sử dụng dấu >, <, =
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết bài 3.
Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh so sánh:
3…5 5…3 5…5
+ Học sinh làm bảng con.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Củng cố về quan hệ bằng nhau, lớn hơn, bé hơn.
Bài 1: GV nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
+ HS làm bài vào vở bài tập.
- GV theo dõi, nhắc nhở học sinh làm bài và giúp đỡ hs yếu.
- Gọi 2 hs lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét,sửa sai. HS đổi chéo vở kiểm tra.
Bài 2: GV nêu yêu cầu: Viết( theo mẫu).
- Hướng dẫn quan sát tranh và nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs đọc chữa bài: 4 4, 3 = 3, 5 = 5.
- GV, hs nhận xét.
Bài 3: GV nêu yêu cầu: Làm cho bằng nhau(theo mẫu)
Yêu cầu hs quan sát mẫu và nêu cách làm.
HS làm bài vào vở bài tập. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
Gọi 1 hs lên chữa bài.
GV, hs nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:
- GV nêu: Trong các số 1, 2, 3, 4, 5.
H: 5 lớn hơn những số nào? 1 bé hơn những số nào?
- GV nhận xét tiết học.
Học vần:
Bài 15: t - th
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc viết được t – th; tổ - thỏ
- Đọc được câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh vẽ SGK.
Bộ thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS các tiếng, từ: dê, đò, da dê, đi bộ( cá nhân, lớp).
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con: dê, đò.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: - Yêu cầu hs quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi để rút ra tiếng,âm mới.
- GV kết luận rút ra âm mới t – th, GV ghi bảng.
- GVđọc, hs đọc theo.
* Dạy chữ ghi âm:
Âm t
a. Nhận diện:
- Giáo viên đưa chữ t in thường, yêu cầu học sinh quan sát nhận xét.
- HS lấy âm t trong bộ thực hành.
- GV nhận xét.
b. Phát âm, đánh vần:
Phát âm:
- GV phát âm mẫu t (tờ)
- Học sinh phát âm (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV chỉnh sửa, giúp đỡ hs yếu.
Đánh vần:
- GV yêu cầu học sinh ghép tiếng tổ.
- HS phân tích tiếng tổ( t + ô + ?).
- Một hs đánh vần và đọc trơn( tờ -ô – tô –hỏi – tổ/ tổ).
- HS đọc( cá nhân, nhóm, lớp). GV sửa lỗi và giúp đỡ hs yếu.
c. Hướng dẫn viết:
Chữ t:
- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết, hs quan sát và viết vào không trung.
- HS viết bảng con.
- GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
Chữ tổ:
- GV lưu ý hs nét nối giữa t và ô.
- HS viết bảng con. GV nhận xét sửa lỗi.
Âm th: (Quy trình dạy tương tự)
Lưu ý:
Nhận diện: th được ghép bởi 2 con chữ t và h.
. Phát âm: th (thờ)
thỏ (thờ - o - tho – hỏi - thỏ)
- Viết: có nét nối giữa t và h.
d. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi các từ lên bảng
to, tơ, ta, tho, thơ, tha.
ti vi , thợ mỏ.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
+ HS khá đánh vần nhẩm rồi đọc trơn.
+ HS yếu đánh vần đọc trơn, GV sửa sai.
- GV giải thích sơ qua: thợ mỏ, ti vi
- HS đọc lại toàn bài.
TIẾT 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài tiết 1(cá nhân, nhóm, lớp).
- Đọc câu ứng dụng
+ Yêu cầu HS quan sát tranh - rút ra câu đọc: bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ Yêu cầu HS tìm tiếng có âm mới trong câu, GV gạch chân tiếng đó.
+ HS phân tích tiếng thả.
+ HS đọc bài( cá nhân, nhóm, lớp). HS yếu đánh vần đọc trơn.
GV nhận xét, sửa sai.
b. Luyện viết:
HS viết vào vở tập viết.
GV theo dõi uốn nắn.
c. Luyện nói:
- Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên chủ đề luyện nói: ổ - tổ
- Hs luyện nói trong cặp .GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét – đánh giá.
* Củng cố, dặn dò: - Đọc lại toàn bài SGK.
- Chuẩn bị bài sau.
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng nhanh, trật tự hơn giờ trước.
- Học quay phải, quay trái. Yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh.
- Ôn trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.Yêu cầu biết tham gia trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
Sân bãi sạch sẽ.
GV bị 1 còi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.Phần mở đầu:
Học sinh tập hợp thành 3 hàng dọc.
GV phổ biến nội dung tiết học.
2.Phần cơ bản:
- HS ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Học quay phải, quay trái.
+ Yêu cầu hs xác định bên trái, bên phải.
+ GV hô để hs quay trái, quay phải vài lần( chưa yêu cầu kĩ thuật quay).
- Ôn trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
3. Phần kết thúc:
+ HS đứng vỗ tay hát.
+ GV nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 13 tháng9 năm 2007
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố:
Khái niệm ban đầu về bằng nhau, dấu bằng, lớn hơn.
Về so sánh các số trong phạm vi 5( với việc sử dụng các dấu >, <, =).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ viết nội dung bài 2, bài 3.
HS: Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh so sánh vào bảng con: 5… 3 2… 4
3… 5 4… 4
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Làm cho bằng nhau( bằng 2 cách: vẽ thêm hoặc gạch bớt.
- GV hướng dẫn hs nắm vững yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs đọc chữa bài.
Giáo viên củng cố về bằng nhau.
Bài 2: Nối ô trống với số thích hợp.
- GV hướng dẫn hs nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở bài tập. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs lên bảng chữa bài. GV, hs nhận xét.
Bài 3: Tổ chức trò chơi: Nối nhanh, nối đúng.
GV chọn 2 đội chơi( mỗi đội 5 em), thi tiếp sức nhóm nào nối nhanh đúng thì thắng.
HS chơi. GV nhận xét.
2.Củng cố, dặn dò:
H: + Để so sánh 2 mẫu vật có só lượng không bằng nhau ta làm thế nào?
+ Để so sánh 2 mẫu vật có số lượng bằng nhau ta làm thế nào?
GV nhận xét.
Học vần
Bài 16: ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc, viết được một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần:
i, a, n, m, d, đ, t, th .
- Đọc đúng các từ ngữ, câu ứng dụng: Tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.
- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong truyện kể:
“Cò đi lò dò”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết bảng ôn trang 34 SGK.
Tranh vẽ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc: tổ, thỏ, ti vi, thợ mỏ( cá nhân, lớp).
- Cả lớp viết bảng con: tổ, thỏ.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài:
GV yêu cầu hs nêu những âm mới đã được học trong tuần.
+ HS nêu: i, a, n, m, c, d, đ, t, th.
GV kết luận giới thiệu bài ôn.
* Ôn tập:
a. Các chữ và âm vừa học:
- GV treo bảng ôn 1
- HS đọc lại các âm ở cột dọc và hàng ngang( cá nhân, nhóm, lớp).
ô
ơ
i
a
n
nô
nơ
ni
na
m
d
đ
t
th
b. Ghép chữ thành tiếng:
- Yêu cầu học sinh dùng chữ rời ghép tiếng rồi đọc lên, GV kết hợp ghi tiếng đó vào bảng ôn.
+ HS khá đọc trơn.
+ HS yếu đánh vần đọc trơn.
VD: n - ơ/ nơ
(HS thực hiện tương tự với các tiếng còn lại).
- HS đọc toàn bảng ôn thứ nhất theo GV chỉ( cá nhân, nhóm, lớp).
GV nhận xét sửa sai, lưu ý giúp đỡ hs yếu.
- GV treo bảng 2
- HS đọc các tiếng ở cột dọc và dấu thanh ở dòng ngang( cá nhân, nhóm, lớp).
- HS lần lượt ghép các tiếng với dấu thanh để được tiếng mới rồi đọc lên, GV kết hợp ghi bảng.
+ HS khá đọc trơn.
+ HS yếu đánh vần đọc trơn.
- GV nhận xét sửa sai.
\
/
~
.
mơ
mờ
mớ
mở
mỡ
mợ
ta
…
…
…
…
…
- Học sinh đọc lại bảng ôn 2( cá nhân, nhóm, lớp).
- GV chỉnh sửa phát âm.
c. Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi các từ lên bảng lớp: tổ cò da thỏ
lá mạ thợ nề
- Yêu cầu học sinh tự đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV chỉnh sửa phát âm và giúp đỡ hs yếu.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ: tổ cò, thợ nề.
d. Hướng dẫn viết vào bảng con:
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con từ: tổ cò, lá mạ.
- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS.
- Lưu ý HS vị trí dấu thanh và các nét nối giữa các chữ.
GV nhận xét.
- HS đọc lại toàn bài.
TIẾT 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- GV yêu cầu HS nhắc lại bài ôn
+ HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ứng dụng (nhóm, cá nhân)
+ GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS và giúp đỡ hs yếu.
- Hướng dẫn đọc câu ứng dụng
+ Học sinh quan sát tranh SGK và rút ra câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.
+ HS đọc câu ứng dụng (nhóm, lớp, cá nhân)
+ GV chỉnh sửa lỗi phát âm và giúp đỡ hs yếu đọc, khuyến khích HS đọc trơn (HS khá, giỏi).
b. Luyện viết:
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết
+ HS viết bài.
- Nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút.
- GV thu chấm một số bài và nhận xét.
c. Kể chuyện: Cò đi lò dò
- GV yêu cầu HS đọc tên truyện.
- GV kể lần 1 thật diễn cảm theo nội dung câu chuyện.
+ HS lắng nghe.
- GV kể lần 2 có kèm theo tranh minh hoạ.
- Yêu cầu HS dựa tranh kể trong nhóm đôi (GV giúp đỡ các nhóm yếu).
- Các nhóm thi đua kể trước lớp.
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương những em kể tốt.
- GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành đáng quý giữa con cò và anh nông dân.
* Củng cố dặn dò: Cả lớp đọc lại bảng ôn trong SGK.
Chuẩn bị bài tiết sau.
Tự nhiên và xã hội:
BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
- Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Các hình bài 4 SGK
Vở bài tập Tự nhiên và xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động: Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”
GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: HS nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt.
GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi trong nhóm đôi.
VD: Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm đó có nguy hiểm gì không?
HS thảo luận (GV giúp đỡ các nhóm yếu).
+ HS trình bày trước lớp.
GV kết luận ý chính (nếu HS không tự kết luận được)
Hoạt động 2: Nhận ra việc gì nên và không nên làm để bảo vệ tai.
+ Yêu cầu HS quan sát từng hình tập đặt câu hỏi và trả lời trong nhóm đôi
( GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu).
+ HS trình bày trước lớp.
GV kết luận ý chính.
Hoạt động 3: Đóng vai
Mục tiêu: Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
Giáo viên nêu nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm một tình huống
+ HS đóng vai theo nhóm đôi.
+ Đóng vai theo tình huống đã yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày.
GV, hs nhận xét đánh giá.
Hoạt động nối tiếp: - Các em cần thận trọng để bảo vệ mắt và tai.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2007
Toán
SỐ 6
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- có khái niệm ban đầu về số 6.
- Biết đọc, viết số 6; đếm và so sánh các số trong phạm vi 6; nhận biết số lượng trong phạm vi 6; vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Các nhóm đồ vật có số lượng là 6, bảng phụ ghi nội dung bài 2, 3.
Bộ thực hành Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh so sánh: 5..... 4 3.....2 4.....4 3.....5
+ Cả lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét bài làm HS
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu số 6
Bước 1: Lập số 6
- GV đưa tấm bìa vẽ 6 cái cốc, yêu cầu hs đếm và trả lời: có 6 cái cốc.
- Yêu cầu học sinh lấy các mẫu vật có số lượng là 6 (HS lấy 6 hình vuông, 6 hình tròn).
- GV hướng dẫn để hs nêu: các nhóm này đều có số lượng là sáu
Bước 2: Giới thiệu chữ số sáu in và chữ số 6 viết
- GV nêu số sáu được viết bằng chữ số 6
- GV giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết (dùng trực quan)
- HS lấy trong bộ đồ dùng chữ số 6 in.
- GV HD cách đọc (sáu), hs đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Bước 3: Nhận biết thứ tự số 6 trong dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6
- HS dùng que tính để hình thành dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Giáo viên yêu cầu HS đếm từ 1 đến 6 rồi ngược laị từ 6 đến 1.
- H: Số 6 đứng liền sau số nào trong dãy các số 1, 2, 3, 4, 5, 6?
Những số nào đứng trước số 6?
Hoạt động 2: Thực hành
HS làm bài trong vở bài tập.
Bài 1:Viết số 6
HSviết vào vở bài tập (GV lưu ý HS viết đúng quy trình).
Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống
- GV yêu cầu HS quan sát tranh đếm chấm tròn rồi ghi số vào ô trống tương ứng.
- HS tự làm bài vào vở bài tập. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi 3 hs chữa bài bảng lớp.
- HS, GV cùng nhận xét.
- GV chỉ tranh yêu cầu hs nêu cấu tạo số 6.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
GV yêu cầu HS đếm số ô vuông trong hình vẽ rồi viết số thích hợp
Ví dụ: Có 3 ô vuông điền số 3
HS làm bài và chữa bài.
GV hỏi: + Số 6 đứng sau những số nào?(1, 2, 3, 4, 5)
+Vậy số 6 lớn hơn những số nào?(HS nêu đối với các em khá giỏi,HS yếu nhắc lại).
+ Những số nào nhỏ hơn số 6?
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống
GV nêu từng cặp số hs so sánh vào bảng con.
- GV nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: HS đọc, đếm các số từ 1 dến 6 theo thứ tự từ bé đến lớn - từ lớn đến bé.
Tập viết:
LỄ, CỌ, BỜ, HỔ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS viết đúng nội dung bài: lễ, cọ, bờ, hồ
- Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp, đều nét, đúng tốc độ.
- Giáo dục hs tính cẩn thận, kiên trì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: chữ mẫu, bảng phụ kẻ sẵn ô li.
- HS: vở tập viết, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- HS viết bảng con: e, b, bé.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ mẫu
- GV yêu cầu hs đọc bài viết rồi quan sát chữ mẫu và nhận xét về độ cao, cách nối nét giữa các con chữ.
+ HS nêu: con chữ l, b, h cao 2,5 đơn vị
con chữ ê, o, ơ, ô cao 2 đơn vị.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết
- Viết chữ lễ:
+ GV nêu quy trình và viết mẫu, hs quan sátvà viết vào không trung.
+ HS viết bảng con. GVnh
File đính kèm:
- giao an tuan 4.doc