Giáo án Tuần 5 Tiết 13- LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý.

- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.

2. Kĩ năng:

- Xây dựng được dàn ý cho bài văn tự sự.

- Vận dụng các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: giáo án, sgk

 - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 5 Tiết 13- LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Tiết: 13 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý. - Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý. 2. Kĩ năng: - Xây dựng được dàn ý cho bài văn tự sự. - Vận dụng các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý. II. CHUẨN BỊ - GV: giáo án, sgk - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận… VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS đọc sgk và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, gợi ý. Tác dụng của việc hình thành ý tưởng, cốt truyện trước khi lập dàn ý cho bài văn? *Mở bài (giới thiệu câu chuyện sẽ kể) ; thân bài (những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến của câu chuyện) ; kết bài (kết thúc câu chuyện). - GV cho các nhóm thảo luận và lập dàn ý về 1 trong 2 câu chuyện về hậu thân của chị Dậu. - HS thảo luận viết kết quả thảo luận lên bảng, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung (lưu ý dự kiến các chi tiết cho từng sự việc và các nhân vật) - Từ việc tìm hiểu các bài tập trên, hãy nêu cách lập dàn ý bài văn tự sư ? HĐ3 - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 sgk. - HS làm bài tập, trình bày. Bổ sung GV nhận xét, gợi ý. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Lập dàn ý: * Gợi ý đề 1: - Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng - Thân bài: + Cuộc tổng khởi nghĩa T8 nổ ra, Chị Dậu trở về làng. + Chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình cướp chính quyền. + Gặp lại anh Dậu và các con. - Kết bài: Gia đình chị Dậu cùng bà con bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. 2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự: - Lập dàn ý bài văn tự sự là xác định những nội dung chính của câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể. - Yêu cầu của lập dàn ý: dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí. III. LUYỆN TẬP: Gợi ý: Một HS vốn hiền lành, trung thực; bị kẻ xấu lôi kéo và phạm sai lầm; đau khổ, ân hận; tự đấu tranh hoặc gặp người tốt giúp đỡ; vươn lên trong cuộc sống và học tập. 4. Hướng dẫn tự học: - Lập dàn ý cho bài văn kể về một kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời của anh, chị. - Chuẩn bị bài: Uy-Lít-Xơ trở về. Tiết: 14,15 UY–LÍT–XƠ TRỞ VỀ (Trích Ô - đi - xê – Sử thi Hi Lạp) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp , biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới. - Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ: miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử dụng ngôn từ, giọng điệu kể chuyện. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Phân tích nhân vật qua đối thoại. II. CHUẨN BỊ - GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, quyển ST Ô – đi - xê - HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà, sgk III. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp… VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HĐ của GV-HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn và yêu cầu nêu tóm tắt một số nét chúnh về tác giả, Ô-đi-xe, đoạn trích. - HS đọc sgk, phát biểu. - GV chốt lại các ý cơ bản, yêu cầu HS gạch dưới ý quan trọng. HĐ2 - GV yêu cầu HS chia bố cục và nêu nội dung chính của từng đoạn. - HS tìm bố cục, nội dung: a) Phần 1: “…kém gan dạ”: Pê - nê -lốp vẫn còn phân vân khi gặp Uy - lít –xơ. b) Phần 2: còn lại: Pê-nê-lốp thử thách chồng và hai vợ chồng nhận mặt nhau. - Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi được báo tin và gặp Uy-lít-xơ ra sao? + Hoài nghi, dao động vì cho rằng Uy-lít-xơ đã chết và bọn cầu hôn bị trừng trị là do một vị thần. + Rất đỗi phân vân, lòng sửng sốt khi đối diện với Uy-lít -xơ. + Kinh ngạc, không nói nên lời, không dám nhìn thẳng vào mặt chồng. + Bình tĩnh, tự tin, khi đối đáp với Uy-lít-xơ: “Tôi không coi thường, coi khinh ngài” + Việc chọn thử bí mật chiếc giường cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của Pê-nê-lốp? - Tâm trạng của Uy-lít–xơ thể hiện như thế nào? Nhận xét vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn Uy- lít-xơ? + HS trao đổi, thảo luận. Đại diện phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, phân tích. Khái quát * Diễn giảng: +Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn : tình yêu xứ sở, tình vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình chủ - khách, tình chủ - tớ ; + Đề cao vẻ đẹp trí tuệ : khôn ngoan, mưu trí, dũng cảm, tỉnh táo, sáng suốt của nhân vật lí tưởng. - GV những biện pháp nghệ thuật nào được Hô-me-rơ sử dụng trong đoạn trích ? Phân tích hiệu quả của việc sử dụng chúng. (câu 4) -HS: Trả lời - Nêu suy nghĩ của bản thân về 2 nhân vật Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ. + HS nêu ý kiến + GV bổ sung, hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa văn bản. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả. 2. Nội dung tóm tắt sử thi “Ô - đi - xê ”. 3. Vị trí đoạn trích. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung: a. Nhân vật Pê-nê-lốp: - Thận trọng: chưa vội tin lời nhũ mẫu Ơ-ri-clê về chuyện Uy-lít –xơ trở về. - Thông minh: qua câu nói với Tê-lê-mác, thực chất là để thâm dò Uy-lít-xơ; thử chồng bằng bí mật chiếc giường; khi nhận ra chồng liền vội nói lí do vì sao mình giữ khoảng cách. - Kiên trinh, chung thuỷ: chờ đợi chồng hơn 20 năm. b. Nhân vật Uy-lít-xơ: - Cao quý: yêu thương vợ con, quê hương, xứ sở; tiêu diệt kẻ xấu bảo vệ hạnh phúc gia đình. - Nhẫn nại: bị Pê-nê-lốp dửng dưng, thử thách mà không hề tức giận. - Khôn ngoan: hiểu được tấm lòng của vợ, lo liệu trước mọi chuyện để đối phó với 108 kẻ cầu hôn. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất linh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi. - Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện châm rãi, tha thiết. 3. Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình. 4. Hướng dẫn tự học: - Đọc theo kiểu đối thoại nhân vật kịch, thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật và xung đột kịch. - Xem lại đề bài viết số 1 và chuẩn bị một dàn ý cho bài viết . Duyệt tuần 05 – 10/9/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 10 2012T5.doc