Học vần
Bài 27 : Ôn tập
I: Mục tiêu: Giúp HS
-HS đọc viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần : p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, gh, ngh, y, tr.
- Đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ,
quê bé nga có nghề xẻ gỗ.
-Ghép được các âm, dấu thanh đã học để được tiếng,từ.
-Nghe hiểuvà kể lại tự nhiên nột số tình tiết quan trọng trong truyện kể : Tre ngà
II : Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ sgk
+GV: Bảng ôn
+HS: bảng con
III: Các hoạt động dạy học
A: Kiểm tra bài cũ.
+GV: gọi HS đọc bài y, tr
+HS nhận xét – GV nhận xét.
+GV: đọc cho HS viết y tá, tre ngà.
+GV: nhận xét , chỉnh sửa
B, Dạy học bài mới.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 7 lớp 1B, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ Hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Học vần
Bài 27 : Ôn tập
I: Mục tiêu: Giúp HS
-HS đọc viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần : p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, gh, ngh, y, tr.
- Đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng: quê bé hà có nghề xẻ gỗ,
quê bé nga có nghề xẻ gỗ.
-Ghép được các âm, dấu thanh đã học để được tiếng,từ.
-Nghe hiểuvà kể lại tự nhiên nột số tình tiết quan trọng trong truyện kể : Tre ngà
II : Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ sgk
+GV: Bảng ôn
+HS: bảng con
III: Các hoạt động dạy học
A: Kiểm tra bài cũ.
+GV: gọi HS đọc bài y, tr
+HS nhận xét – GV nhận xét.
+GV: đọc cho HS viết y tá, tre ngà.
+GV: nhận xét , chỉnh sửa
B, Dạy học bài mới.
1 . Giới thiệu bài.
+GV: Tuần qua chúng ta học những âm gì mới?
+HS: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y , tr
+GV: ghi vào bảng 1
+HS: nhận xét.
+GV: Hôm nay chúng ta ôn tập các chữ ghi âm đã học trong tuần qua.
2. Hoạt động 1:Ôn tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a, Các chữ và âm đã học
+ Ai lên bảng chỉ và đọc các âm trên bảng.
+ Chỉ bảng không theo thứ tự cho HS đọc.
+ Đọc âm.
b, Ghép chữ thành tiếng
+ Cho HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở hàng ngang ( B 1 )
+ Cho HS đọc các tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang ( B 2 )
+ Chỉnh sửa phát âm cho HS.
c, Đọc từ ứng dụng.
+ Ghi từ ngữ ứng dụng lên bảng.
+ Giải thích từ ứng dụng.
+ Đọc mẫu,HD phát âm đúng tiếng có dấu hỏi
+ Chỉnh sửa phát âm cho HS.
d, Tập viết từ ứng dụng.
+ Viết từ tre ngà, quả nho lên bảng- HD cách viết: lưu ý chỗ nối giữa các chữ trong tiếng, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ là 1 ô , giữa các tiếng trong từ bằng 1 con chữ o.
+ Nhận xét chỉnh sửa.
+ HD viết vào vở tập viết-GV cho HS xem bài viết mẫu.
+ Quan sát cả lớp, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.
2HS chỉ bảng và đọc.
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp )
+ Chỉ chữ.
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp ).
+ Đọc (CN, nhóm , cả lớp ).
+2HS đọc từ ứng dụng.
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp ).
+ Quan sát GV viết mẫu
+ Viết bảng con
+ Quan sát
+ Viết bài.
Tiết 2
3, Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a, Luyện đọc.
*Đọc bài ôn tiết trước
+ Chỉ bảng ôn
+ Chỉnh sửa phát âm.
*Đọc câu ứngdụng.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh SGK
Tranh vẽ gì?
+ Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh
+ Cho HS nhận xét cách đọc của bạn.
+ Đọc mẫu HD đọc, lưu ý HS đọc đúng tiếng có dấu ngã.
+ Chỉnh sửa phát âm.
+ Trong câu ứng dụng tiếng nào chứa âm vừa ôn?
+ Cho HS phân tích các tiếng chứa âm vừa ôn.
b, Luyện viết.
c, kể chuyện: Tre ngà
+ Em hãy đọc tên câu chuyện kể hôm nay.
+ Kể chuyện kèm theo tranh minh hoạ
+ Tổ chức cho các nhóm thi kể theo nội dung từng tranh.
+ Đánh giá các CN thi kể.
*ý nghĩa câu chuyện: Truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước nam.
.
+ Đọc các âm và các tiếng ở tiết 1 (CN,nhóm, lớp ).
+ Quan sát tranh, thảo luận và nêu nhận xét: Tranh vẽ 2 ngời 1 người đang xẻ gỗ, 1 người đang giã giò.
+2HS đọc câu ứng dụng.
+ Nhận xét.
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp ).
+ Nêu tiếng chứa âm vừa ôn.
+HS: phân tích.
+ Hoàn thành bài viết.
+ đọc tên truyện tre ngà
+ Lắng nghe GV kể
+ Thảo luận nhóm và thi tài kể chuyện
Các nhóm cử đại diện thi kể.
-Tranh 1: một em bé lên 3 tuổi mà vẫn cha biết nói cời
-Tranh 2 : Có người rao vua cần ngời đánh giặc
-Tranh 3: Chú nhận lời và lớn nhanh như thổi
-Tranh 4: Đủ nón sắt, gậy sắt, ngựa sắt chú đánh cho giặc chạy tan tác.-Tranh5: Gậy sắt gẫy , chú nhổ 1 bụi tre làm gậy và tiếp tục chiến đấu.
-Tranh 6: Dẹp xong giặc chú bay về trời.
+HS các nhóm nêu nhận xét.
+ Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
C, củng cố dặn dò.
+GV: Cho cả lớp đọc bài trong sgk.
+HS: đọc
3HS đọc nối tiếp.
+ GV: Tìm các tiếng có âm vừa ôn.
+HS: Cho HS tìm các tiếng chứa âm vừa ôn.
+GV: Dặn HS chuẩn bị bài sau
Toán
Kiểm tra
I - Mục tiêu:
HS : Nhận biết được các số trong phạm vi 10.
Viết được các số từ 0 - 10.
Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
II - Kiểm tra : 35 phút
1/ Số ?
l l l
l l l
l l l
l l l
l l l l
l l l
l l l
l l l
l
2/ Số ?
1
2
4
3
6
0
5
5
8
3/ Viết các số 5, 2,1,8 theo thứ tự từ bé đến lớn.
4/
Có ......... hình vuông
Có ......... hình tam giác
Đánh giá:
Bài 1 : 2 điểm
Bài 2 : 3 điểm
Bài 3 : 3 điểm
Bài 4 : 2 điểm
Thứ Ba ngày 6 tháng 10 năm 2008
Học vần
Ôn tập âm và chữ ghi âm
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Nắm chắc chắn các âm và chữ ghi âm đã học.
-Đọc viết thành thạo các âm và chữ ghi âm đã học.
II.Đồ dùng dạy học.
+GV: Bảng ghi âm.
+HS: Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ.
+GV: Gọi HS đọc bài Ôn tập
+HS - GV: Nhận xét, cho điểm.
+GV: Đọc cho HS viết bảng từ: nhà ga, ý nghĩ.
+GV: Nhận xét, chỉnh sửa.
B.Dạy học bài mới.
1,Giới thiệu bài: Ôn tập âm và chữ ghi âm
2,Hoạt động 1: Ôn các âm và chữ ghi âm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Cho HS nêu tất cả các âm đã học.
+ Viết bảng lớp.
+ Gọi lần lượt từng HS lên bảng chỉ và đọc các âm.
+ Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
+ Đọc cho HS viết bảng con các chữ ghi âm
+ Đọc cho HS ghép các tiếng: be, bê, ve, va, lê, na, me, mo, da, đo...
+ Nêu : e, b, ê, v, l, o, c, ô, ơ, i, a, m, n, d, đ, t, th, u, , x, ch, s, r, k, kh, p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr.
+ Chỉ và đọc các âm ( CN, nhóm, cả lớp)
+Các nhóm thi đọc.
+ Viết bảng con.
+ Ghép tiếng và đọc.
Tiết 2
3, Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a, Luyện đọc.
+ Chỉnh sửa cách âm cho HS
b, Luyện viết.+ Đọc cho HS viết 1 số tiếng, từ: thỏ,khế, chó, nhà...
+ Nhận xét, chỉnh sửa.
4,Củng cố, dặn dò.
+GV: Cho HS đọc toàn bài.
Cho HS tìm tiếng chứa âm vừa ôn.
+ Luyện đọc các âm ở tiết 1.
+Đọc ghép các từ theo nhóm.
+ Viết bảng.
+ Đọc bài.
Thứ Tư ngày 8 tháng 10 năm 2008
Toán
Phép cộng trong phạm vi 3
I: Mục tiêu : Giúp HS:
-Có khái niệm ban đầu về phép cộng.
-Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3.
-Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
II: Đồ dùng dạy học.
+GV: Các mẫu vật , Bộ đồ dùng dạy toán 1.
+HS: Bộ đồ dùng toán 1.
III: Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
+GV Hỏi: 3 gồm mấy và mấy?
+HS: 3 gồm 2 và 1.
3 gồm 1 và 2.
B, Dạy học bài mới.
1, Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 3.
2, Hoạt động 1:Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 3.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Cho HS quan sát
+ Gắn tranh 1 con gà lên bảng rồi gắn thêm 1 con gà nữa.
+ HDHS nêu bài toán: Có 1 con gà thêm 1 con gà nữa. Hỏi có tất cả mấy con gà?
+ Gọi 1 số HS nhắc lại bài toán.
+GV nói: 1 thêm 1 bằng 2. Để thể hiện điều đó cô có phép tính sau:1 + 1 = 2 (GV gắn phép tính lên bảng) GV chỉ vào dấu + đọc là cộng; GV chỉ phép tính 1 cộng 1 bằng 2.
+ Cho HS đọc
2, HD thành lập phép cộng 2 + 1 = 3
-(Tương tự)
+ Có 2 ngôi sao thêm 1 ngôi sao. Hỏi tất cả có mấy ngôi sao?
+ Ai có thể nêu phép tính tương ứng?
+ Cả lớp hãy lấy bộ đồ dùng tìm và thành lập phép tính tương ứng.
3, HD thành lập phép cộng 1 + 2 = 3
(Tương tự )
4, HDHS học sinh học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
+ Hỏi để khắc sâu bảng cộng.
5, GV cho HS quan sát hình vẽ cuối cùng sgk.
+ Có 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn?
+ Ai hãy nêu phép cộng tương ứng?
+ có 1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn là mấy chấm tròn?
+ Ai nêu cho cô phép cộng?
+ Chỉ vào 2 phép tính :
2 + 1 = 3 và 1 + 2 = 3
Hỏi: Em có nhận xét gì về kết quả 2 phép tính?
Vị trí các số trong 2 phép tính có giống nhau hay khác nhau?
+GV Kết luận : 2 + 1 cũng bằng 1 + 2
3, Hoạt động 2: Thực hành
+ Bài 1: Tính
+ HD cách làm bài.
+ Thống nhất kết quả đúng.
+Bài 2: Tính
+ Gọi 2 HS chữa bài.
+Bài 3: Nối phép tính với số thích hợp.
+ Gắn bài tập lên bảng Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Nối nhanh , nối đúng.
+ Chia lớp làm 3 đội , cử đại diện mỗi đội lên thi nối, đội nào nối nhanh , đúng là đội thắng cuộc.
+ Quan sát.
+ 1 số HS nêu bài toán.
+ Nêu câu trả lời : 1 con gà thêm 1 con gà được 2 con gà.
+ Đọc “Một cộng một bằng hai “ .
+ Có 2 ngôi sao thêm 1 ngôi sao . Tất cả có 3 ngôi sao.
+ Nêu 2 cộng 1 bằng 3.
+Cả lớp thành lập phép tính 2 + 1 = 3, rồi giơ cho GV kiểm tra.
+HS đọc “ Hai cộng một bằng ba “
+ Đọc: Một cộng một bằng hai
Hai cộng một bằng ba.
Một cộng hai bằng ba.
+ Quan sát sgk.
+ Là 3 chấm tròn.
+ Nêu phép cộng 2 + 1 = 3.
+ Là 3 chấm tròn.
+ 1 + 2 =3.
+ Hai phép tính có kết quả bằng nhau.
+ Trong 2 phép tính vị trí của số 1 và số 2 là khác nhau.
+ Nhắc lại 2 + 1 cũng bằng 1 + 2
+ Nêu yêu cầu.
+ Làm bài , chữa bài.
+ Nêu yêu cầu.
+ Làm bài , chữa bài.
+ Nhận xét.
+ Nêu cách làm.
Đại diện các đội lên thi nối.
Lớp nhận xét đội thắng
C, Củng cố , dặn dò
+ Cho HS thi đua đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
Học vần
Bài 28: Chữ thường - Chữ hoa
I.Mục tiêu:
-HS biết được chữ in hoa và bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
-Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng.
-Đọc được câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ba Vì.
II.Đồ dùng dạy học
+GV: Bảng chữ thường, chữ hoa
Tranh minh hoạ sgk.
+HS: Bảmg con.
Tranh minh hoạ sgk.
III.Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ.
+GV: Đọc cho HS viết các từ: nhà ga, quả nho.
+GV: Nhận xét.
B.Dạy bài mới.
1,Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được làm quen với chữ hoa
-GV: Viết đầu bài lên bảng và treo bảng chữ thường - chữ hoa lên bảng.
-HS: Đọc
2,Hoạt động 1: Nhận diện chữ hoa.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Chữ in hoa nào gần giống chữ in thường, nhưng kích thước lớn hơn?
Chữ in hoa nào không giống chữ in
thường?
+ Nhận xét và bổ sung.
+ Chỉ vào chữ in hoa yêu cầu HS đọc.
+ Chỉ vào chữ in thường, chỉ vào chữ in hoa.
+ Thảo luận nhóm và nêu ra ý kiến
Các chữ cái in có chữ hoa và chữ thường gần giống nhau là:C, E, Ê, I, K, O, Ô, Ơ, P, S, T, U, Ư, V, X, Y.
Các chữ cái in có chữ thường và chữ hoa khác nhau là: A, Ă, Â, B, D,Đ, G, H, M, N, Q, R.
+ Dựa vào chữ in thường để nhận diện và đọc âm.
+ Nhận diện và đọc âm của chữ.
Tiết 2
3,Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a,Luyện đọc.
+ Cho HS đọc lại các chữ in hoa.
+ Nhận xét chỉnh sửa.
*Đọc câu ứng dụng.
+ HDHS quan sát tranh minh hoạ. Tranh vẽ gì?
+ Ai đọc được câu ứng dụng?
+ Trong câu ứng dụng tiếng nào được viết hoa?
+GV giải thích:
Bố ( chữ đầu câu)
Kha, Sa Pa ( tên riêng)
+ Đọc mẫu.
+ Chỉnh sửa tốc độ đọc cho HS.
+GV giải thích từ Sa Pa
b) Luyện nói:
+ Chủ đề luyện nói hôm nay của chúng ta là gì ?
+ Giới thiệu về địa danh Ba Vì.
+ Cho HS nói về vùng đất có nhiều cảnh đẹp ở đất nước ta hoặc ở địa phương.
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp)
+ Quan sát tranh trả lời
Tranh vẽ cảnh thiên nhiên ở Sa Pa.
+ 2 HS đọc.
+ Bố, Kha, Sa Pa
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp)
+ Ba Vì
+ Vài em trình bày.
C . Củng cố dặn dò
+ GV cho HS đọc bài trên bảng
+ GV dặn HS về nhà tìm các chữ in hoa, viết hoa trong SGK.
Thứ Năm ngày 9 tháng 10 năm 2008
Học vần
Bài 29: ia
I.Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
-Hiểu cấu tạo vần ia.
-Đọc viết được : ia, lá tía tô
-Nhận ra ia trong các tiếng , từ, câu ứng dụng.
-Đọc được từ ứng dụng: tờ bài, lá mía, vỉa hè, tỉa lá. Và câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ , chị Kha tỉa lá.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chia quà.
II.Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ sgk.
+GV: Bảng cài , bộ chữ.
một cành lá tía tô.
+HS: Bộ Đ D học vần , bảng con.
III.Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ.
+GV: Gọi HS đọc câu ứng dụng: Bố mẹ cho bé và chị Kha đi nghỉ hè ở Sa Pa.
+HS - GV: Nhận xét, cho điểm.
B.Dạy học bài mới.
1,Giới thiệu bài:
+GV: Từ bài học này các em sẽ chuyển sang học các vần. Hôm nay chúng ta học vần ia.
2,Hoạt động 1: Dạy vần mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*ia
a, Nhận diện vần.
+ Ghép vần ia lên bảng.
+ Ai cho cô biết vần ia được tạo nên bởi âm nào?
+ Hãy so sánh cho cô vần ia với a.
+ Hãy ghép cho cô vần ia.
+ Đọc ia
b,Đánh vần.
+ Vần ia đánh vần thế nào?
+ Đánh vần mẫu.
+ Chỉnh sửa cho HS.
+ Có vần ia các em hãy thêm âm t và dấu sắc để được tiếng tía.
+ Ghép bảng tía.
+ tiếng tía đánh vần như thế nào?
+ Chỉnh sửa.
+ Đưa lá tía tô
Ai biết đây là lá gì?
+ Giải thích lá tía tô.
+ Ghép bảng lá tía tô.
+ Nhận xét chỉnh sửa.
c,Hướng dẫn viết chữ.
+ Viết mẫu bảng vần ia, vừa viết vừa HD quy trình viết ( lưu ý nét nối giữa i và a)
+ Nhận xét, chỉnh sửa.
+ Viết mẫu từ lá tía tô HD quy trình viết
( lưu ý nét nối giữa t và ia).
+ Nhận xét, chỉnh sửa.
d,Đọc từ úng dụng.
+ Viết bảng các từ ứng dụng.
tờ bìa vỉa hè
lá mía tỉa lá
+ Ai đọc được các từ ứng dụng?
+ Giải thích các từ ứng dụng.
+ Đọc mẫu các từ ứng dụng.
+ Trong các từ ứng dụng tiếng nào chứa vần vừa học?
+ Hãy phân tích tiếng bìa, mía, vỉa, tỉa.
+ Cho HS đọc toàn bài.
+ Quan sát.
+ Vần ia được tạo nên bởi âm i và a.
âm i đứng trước, âm a đứng sau.
+Giống nhau: đều có a.
khác nhau: ia có thêm i.
+ Ghép vần ia và giơ cho GV kiểm tra.
+ Đọc ia (CN, nhóm, cả lớp)
+ i - a- ia
+ đánh vần ( CN, nhóm, cả lớp)
+ ghép tiếng tía.
+ Đọc tía.
+ tờ - ia - tia - sắc - tía.
+ Đánh vần (CN, nhóm, cả lớp
+ lá tía tô.
+ Đọc lá tía tô
+ Đánh vần và đọc trơn từ khoá.
ia
tía
lá tía tô
+ Quan sát GV viết mẫu.
+ Viết lên không trung định hình cách viết.
+ Viết bảng con.
+ Quan sát
+ Viết bảng con.
+ Đọc.
+ Đọc ( CN, nhóm, cả lớp).
+ Tiếng bìa trong từ tờ bìa, tiếng mía trong từ lá mía, tiếng vỉa trong từ vỉa hè, tiếng tỉa trong từ tỉa lá.
+Phân tích
+ Đọc
Tiết 2
3, Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
.a, Luyện đọc.
*Đọc bài ở tiết 1.
+ Cho HS đọc vần tiếng từ khoá.
+ Chỉnh sửa.
+ Cho HS đọc từ ứng dụng.
+ Chỉnh sửa.
+ Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
*Đọc câu ứng dụng.
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ sgk.
Tranh vẽ gì?
Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh.
+ Bạn đọc có hay không?
+ Khi đọc câu có dấu phẩy, chúng ta phải chú ý điều gì?
+ Đọc mẫu, HD đọc.
+ Chỉnh sửa.
+ Trong câu ứng dụng tiếng nào chứa vần vừa học?
+ Em hãy phân tích tiếng tỉa.
b, Luyện viết.
+ Gọi HS đọc toàn bộ bài viết.
+ Cho xem bài viết mẫu, HD cách viết.
+ Quan sát uốn nắn.
c,Luyện nói.
+ Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
+ HD HS quan sát tranh thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
-Tranh vẽ gì?
-Ai đang chia quà cho các bạn nhỏ trong tranh?
-Các bạn nhỏ trong tranh vui hay buồn?
+ Nhận xét khen ngợi nhóm nói hay.
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp)
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp)
+Các nhóm thi đọc.
+ Quan sát tranh.
+ Một chị đang tỉa lá, một bạn đang nhổ cỏ.
+2 HS đọc.
+ Nhận xét.
+ Phải ngắt hơi.
+ Đọc (CN, nhóm, cả lớp).
+ tỉa
+ Phân tích tiếng tỉa.
+ Đọc bài viết.
+ Quan sát bài viết mẫu.
+ viết bài.
+ Chia quà.
+ Quan sát tranh minh hoạ, thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý của GV và các câu hỏi trong nhóm tự nêu theo chủ đề : Chia quà.
+Vài nhóm trình bày trớc lớp.
C,Củng cố, dặn dò.
+ Cho HS đọc toàn bài trong sgk.
+ Cho các nhóm thi tìm tiếng vừa học
+ Tổng kết
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố về bảng cộng và àm tính cộng trong phạm vi 3
-Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng1 phép tính cộng
-Giáo dục tính cẩn thận , yêu thích học toán.
II: Đồ dùng dạy học.
+GV: bảng phụ.
+HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III: Các hoạt động dạy học.
A,Kiểm tra bài cũ.
+GV: Cho HS làm vào bảng con
1 + 1=
2 + 1 =
1 + 2 =
B, Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Hướng dẫn làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+Bài 1:
+ Gọi HS nêu yêu cầu
+ HDHS nhìn tranh rồi viết 2 phép cộng ứng với 2 tình huống trong tranh.
+Bài 2 : Tính
+ Gọi HS nêu yêu cầu.
+ HDHS cách đặt tính theo cột dọc.
+ Gọi 3 HS làm bài trên bảng , cả lớp làm vào bảng con.
+ Nhận xét bảng con.
+Bài 3:Số?
+ HD sau đó cho HS nêu cách làm bài.
+ Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
+GV hỏi 1 cộng mấy bằng 3?
Mấy cộng 1 bằng 3?
Ba bằng 1 cộng mấy?
+Bài 4: Tính
+ Giúp HS nhìn vào từng tranh rồi viết kết quả phép tính.
+ Treo bài tập lên bảng, gọi 3 HS lên làm.
+ Gọi vài HS đọc kết quả.
+Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
+ HDHS cách nêu bài toán.
+ Nhận xét.
+ Nêu yêu cầu
+ Làm bài.
+ Nêu miệng phép cộng.
+ Nêu yêu cầu.
+1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vò bảng con.
+ Nhận xét bài trên bảng.
+HS Nêu cách làm bài.
+ Làm bài.
+3 HS làm trên bảng.
+ Đổi vở kiểm tra kết quả.
+Nhìn tranh
+ Làm bài , 3 HS làm trên bảng.
+Vài HS đọc kết quả.
+Vài HS nêu bài toán.
+ Nêu phép tính.
+ Nhận xét .
3, Củng cố, dặn dò.
+GV hỏi: 2 cộng mấy bằng 3?
3 bằng 2 cộng mấy?
3 bằng 1 cộng mấy?
Tự nhiên và xã hội
Bài 7: Thực hành đánh răng và rửa mặt
A, Mục tiêu:
Giúp HS biết:
Đánh răng và rửa mặt đúng cách. áP dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hằng
ngày.
B, Đồ dùng dạy học.
GV: Chuẩn bị mô hình hàm răng, bàn chải (để thực hành trên mô hình ), kem đánh răng trẻ em, chậu rửa mặt, xà phòng thơm, nước, gáo múc nước.
C, Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I, Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra vở bài tập của HS
II, Dạy bài mới
Khởi động: GV cho HS chơi trò chơi “Cô bảo”
HS chơi trò chơi
HS khác nhận xét
Hoạt động1: Thực hành đánh răng
Mục tiêu: Biết đánh răng đúng cách.
GV đặt câu hỏi:
- Ai có thể chỉ vào mô hình hàm răng và nói đâu là:
- Mặt trong của răng ?
- Mặt ngoài của răng ?
- Mặt nhai của răng ?
- Hằng ngày em quen chải răng như thế nào?
GV làm mẫu lại động tác đánh răng với mô hình hàm răng,vừa làm vừa nói các
bước.
GV theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ HS
+HS trả lời câu hỏi
+ Làm thử các động tác chải răng bằng bàn chải GV mang đến lớp, trên mô hình hàm răng.
HS khác nhận xét xem bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai .
Lần lượt từng HS thực hành đánh răng theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt
Mục tiêu: Biết rửa mặt đúng cách
- Ai có thể nói cho cả lớp biết:
- Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất? Nói rõ vì sao ?
GV hướng dẫn thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh, GV vừa làm vừa nói.
- Chuẩn bị khăn sạch, nớc sạch.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi
nước
- Dùng hai bàn tay đã sạch, hứng nước
sạch để rửa mặt (nhớ nhắm mắt), xoa kĩ vùng quanh mắt, trán,hai má, miệng và cằm (làm vài lần nh vậy).
- Sau đó dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau các nơi khác.
- Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ.
- Cuối cùng giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ khô, ráo, thoáng.
GV cho HS thực hành rửa mặt như
hướng dẫn
Kết luận:GV nhắc nhở HS thực hiện đánh răng , rửa mặt ở nhà cho hợp vệ sinh
+ HS trả lời câu hỏi
+ Trình diễn động tác rửa mặt.
Cả lớp nhận xét đúng, sai.
HS thực hành rửa mặt
III, Củng cố dặn dò
- GV và HS tổng kết tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ Sáu ngày 10 tháng 10 năm2008
Đạo đức
Gia đình em
I.Mục tiêu:
1,Giúp HS hiểu:
-Trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em.Ông bà, cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, rất yêu quý con cháu.
-Cần lễ phép , vâng lời ông bà, cha mẹ , anh chị để mau tiến bộ , cho ông bà , cha mẹ vui lòng.
2, HS có thái độ, tình cảm:
-Kính trọng, yêu quý , lễ phép với các thành viên trong gia đình.
-Quý trọng tán thành những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
3, HS biết thực hiện những điều ông bà, cha mẹ, anh chị dạy bảo.
II.Tài liệu và phương tiện.
+GV: Tranh bài Gia đình em.
Một số bài hát về chủ đề gia đình: “Cả nhà thương nhau”, “ Mẹ yêu không nào”...
+HS: vở bài tập đạo đức 1.
III.các hoạt động dạy học.
1, Giới thiệu bài:
+GV : Cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau.
1, Hoạt động 1: Kể về gia đình em ( bài tập 1).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về gia đình mình.
-Gia đình em có những ai?
-Thường ngày, từng người trong gia dình làm gì?
-Mọi người trong gia đình yêu quý nhau như thế nào?
+ Kết luận : Gia đình các em không giống nhau, có gia đình thì có ông bà, cha mẹ, anh chị em, có gia đình thì chỉ có cha mẹ và con cái... cô thấy em nào cũng yêu gia đình của mình
+Từng cặp HS kể cho nhau nghe về gia đình mình
+Một số HS kể trước lớp.
3, Hoạt động 2: Kể lại nội dung tranh( bài tập 2).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Giao nhiệm vụ cho từng cặp HS quan sát tranh bài 2 kể về nội dung từng tranh.
-Trong tranh có những ai?
-Họ đang làm gì? ở đâu?
+ Kết luận: Các em thật hạnh phúc sung sướng được sống cùng gia đình. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không được sống cùng gia đình vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
+ Từng cặp HS thảo luận với nhau.
+ Theo từng tranh, HS trình bày trước lớp.
-Tranh 1: Bố mẹ đang HD con học bài.
-Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên.
-Tranh 3: Một gia đình đang sum họp bên mâm cơm.
-Tranh 4: Bạn nhỏ trong tổ bán báo “xa mẹ” đang bán báo trên đường phố.
4,Hoạt động 3: Đóng vai theo tình huống bài tập 3.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo tình huống.
+ Kết luận về cách ứng xử trong các tình huống.
-Tranh 1: Nói “ vâng ạ” và thực hiện đúng lời mẹ dặn.
-Tranh 2: Chào bà và cha mẹ khi đi học.
-Tranh 3; Xin phép bà đi chơi.
-Tranh 4: Nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn.
+Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
+ Các nhóm đóng vai.
+Các nhóm theo dõi nhận xét
5,Hoạt động nối tiếp
Cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau”.
Toán
Phép cộng trong phạm vi 4
I: Mục tiêu : Giúp HS:
-Tiếp tục hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
-Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4.
-Biêt làm tính cộng trong phạm vi 4.
II: Đồ dùng dạy học.
+GV: Các mẫu vật , Bộ đồ dùng dạy toán 1.
+HS: Bộ đồ dùng toán 1.
III: Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
+GV: Cho HS làm vào bảng con.
1 + 2 = ; 2 + 1 = ; 3 = 1 +… ;3 = 2 +…
B, Dạy học bài mới.
1, Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 4.
2, Hoạt động 1:Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Hướng dẫn HS thành lập phép cộng
3 + 1=4
+ Cho HS quan sát
+ Gắn 3 ngôi sao lên bảng rồi gắn thêm 1 ngôi sao nữa .
+ HDHS nêu bài toán: Có 3 ngôi sao thêm 1 ngôi sao nữa. Hỏi có tất cả mấy ngôi sao?
+ Gọi 1 số HS nhắc lại bài toán.
+GV nói: 3 thêm 1 bằng 4
+ Bạn nào nêu được phép tính tương ứng?
+ Cả lớp hãy lập phép tính vào bảng cài.
+ Cho HS đọc 3 cộng 1 bằng 4
2, Hướng dẫn thành lập phép cộng
1 + 3 = 4
-(Tương tự)
+ Có 1 ngôi sao thêm 3 ngôi sao. Hỏi tất cả có mấy ngôi sao?
+ Ai có thể nêu phép tính tương ứng?
+ Cả lớp hãy lấy bộ đồ dùng tìm và thành lập phép tính tương ứng.
3, HD thành lập phép cộng
2 + 2 = 4 (Tương tự )
4, HDHS học sinh học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4.
+ Hỏi để khắc sâu bảng cộng.
5, GV cho HS quan sát hình vẽ ( Treo bảng lớp
+ Gắn hình vẽ 3 chấm tròn và hỏi : Có máy chấm tròn?
+ Gắn tiếp hình vẽ có 1 chấm tròn nữa và hỏi: có thêm mấy chấm tròn?
+ Có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn . Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
+ Ai hãy nêu phép cộng tương ứng?
+ Có 1 chấm tròn thêm 3chấm tròn .Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
+ Ai nêu cho cô phép cộng?
+ Chỉ vào 2 phép tính :
3 + 1 = 4 và 1 + 3= 4
+ Em có nhận xét gì về kết quả 2 phép tính?
Vị trí các số trong 2 phép tính có giống nhau hay khác nhau?
+ Kết luận : 3 + 1 cũng bằng 1 + 3
3, Hoạt động 2: Thực hành
+ Bài 1: Tính
+ HD cách làm bài.
+ Thống nhất kết quả đúng.
+Bài 2: Tính.
+ HDHS Viết các số cho thẳng cột
+ Nhận xét .
+Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
+ Gắn bài tập lên bảng hỏi: Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
+ Nhắc lại trước khi điền dấu ta phải thực hiện phép tính.
+ Gọi 2 HS làm trên bảng.
+ Thống nhất kết quả đúng.
+Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
+ Cho HS quan sát tranh, HDHS cách nêu bài toán.
+ Gọi 1 HS lên bảng viết phép tính
+ Nhận xét chung.
+ Quan sát.
+ 1 số HS nêu bài toán.
+ Nêu câu trả lời : 3 ngôi sao thêm 1 ngôi sao đợc 4 ngôi sao
+Nhắc lại
+ 3 cộng 1 bằng 4
+ Cả lớp lấy bộ đồ dùng tìm và lập phép tính 3 + 1 =4, giơ lên cho GV kiểm tra.
.
+ Có 1 ngôi sao thêm 3 ngôi sao . Tất cả có 4 ngôi sao.
+ Nêu 1 cộng 3 bằng 4.
+Cả lớp thành lập phép tính 1 + 3 = 4, rồi giơ cho GV kiểm tra.
+HS đọc “ Hai cộng hai bằng bốn “
+ Đọc: Một cộng một bằng hai
Hai cộng một bằng ba.
Một cộng hai bằng ba.
+ Quan sát
+ Có 3 chấm tròn
+ Thêm 1 chấm tròn
+ 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn tất cả có 4 chấm tròn.
+ Nêu phép cộng 3 + 1 = 4.
+ Tất cả có 4 chấm tròn.
+ 1 + 3 =4
+ Hai phép tính có kết quả bằng nhau.
+ Trong 2
File đính kèm:
- Tuan 7.doc