Giáo án tuần 9 dạy khối 2

TIẾT 8 Thủ công

GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI

(TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui.

- Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui.

- Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:

• Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. (Giấy thủ công)

• Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui của bài 4.

• Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh họa.

- HS: Giấy thủ công. (Giấy nháp)

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 9 dạy khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2005 TIẾT 8 Thủ công GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui. Kĩ năng: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Thái độ: HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. (Giấy thủ công) Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui của bài 4. Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh họa. HS: Giấy thủ công. (Giấy nháp) III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Gấp thuyền phẳng đáy không mui. (4’) - Yêu cầu HS nêu lại các bước gấp. Ò Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 1) * Tuần trước cô đã hướng dẫn các em gấp thuyền phẳng đáy không mui. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em “Gấp thuyền phẳng đáy có mui” Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét (5’) - Phương pháp: Trực quan - Quan sát – Đàm thoại – Gợi mở. - GV giới thiệu mẫu gấp: Hình dáng của thuyền phẳng đáy có mui? Màu sắc của mẫu gấp? So sánh thuyền phẳng đáy có mui với thuyền phẳng đáy không mui có gì giống và khác nhau? à Kết luận: Cách gấp hai loại thuyền tương tự nhau, chỉ khác ở bước tạo mui thuyền. - GV mở dần mẫu thuyền phẳng đáy không mui cho đến khi là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu giúp HS sơ bộ biết được cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu (25’) - Phương pháp: trực quan – Giảng giải – Làm mẫu. * Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền. - GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa. - Đặt ngang tờ giấy màu hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 – 3 ô như (Hình 1) sẽ được (Hình 2), miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng. - Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui. - GV gọi HS lên bảng thao tác tiếp các bước gấp thuyền đã học ở bài 4. * Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều. - GV gắn mẫu quy trình gấp có hình minh họa. - Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu gấp (Hình 2) được (Hình 3). - Gấp đôi mặt trước của (Hình 3) được (Hình 4). - Lật (Hình 4) ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được (Hình 5). * Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. - GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa. - Gấp theo đường dấu gấp (Hình 5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (Hình 6). Tương tự gấp theo đường dấu gấp (Hình 6) được (Hình 7). Lật (Hình 7) ra mặt sau, gấp hai lần giống như (Hình 5), (Hình 6) được (Hình 8). - Gấp theo dấu gấp của (Hình 8) được (Hình 9). - Lật (Hình 9) ra mặt sau, gấp giống như mặt trước được (Hình 10). * Bước 4: tạo thuyền phẳng đáy có mui - GV gắn quy trình gấp có hình vẽ minh họa. - Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mépgiấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như (Hình 11). - Dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở hai đầu thuyền lên như (Hình 12) được thuyền phẳng đáy có mui (Hình 13). à Để gấp thuyền phẳng đáy có mui ta thực hiện mấy bước? - GV gọi 2 HS lên thao tác lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui. - GV tổ chức cho HS tập gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy nháp. 4. Nhận xét – Dặn dò:(1’). - Về nhà tập gấp nhiều lần cho thành thạo. - Chuẩn bị: Gấp thuyền phẳng đáy có mui (tiết 2). - Hát Em đi chơi thuyền - 2 HS nhắc lại, 3 bước: Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều. Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền. Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. - HS nhắc lại. - Hoạt động lớp. - HS quan sát và trả lời câu hỏi GV đưa ra. - Dài. - Đỏ (vàng, xanh …) - Giống nhau: hình dáng của thân thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền, về các nếp gấp. - Khác nhau: Một loại có mui ở hai đầu và một loại không có mui. - Hoạt động cá nhân. - HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 1. - HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 1 & 2). - HS lên bảng thực hiện. - HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 2. - HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 3, 4 và 5). - HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 3. - HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 6, 7, 8, 9, 10). - HS quan sát mẫu quy trình gấp bước 4. - HS quan sát thao tác mẫu của GV và quy trình gấp (Hình 11, 12, 13). - 4 Bước: Bước 1: Gấp tạo mui thuyền. Bước 2: Gấp tạo nếp gấp cách đều. Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền. Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui. - Lớp quan sát và nhận xét. - HS thực hiện trên nháp. TIẾT 33 Tập đọc ÔN TẬP, KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Thuộc bảng chữ cái. Thuộc các từ chỉ sự vật. Kĩ năng: Đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 2. (Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45, 50 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu. Thái độ: Yêu thích môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc (gồm cả các văn bản thông thường). Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3. Vở bài tập. HS: Sách giáo khoa, vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: Đổi giày (4’) - GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Đổi giày. + Khi xỏ nhầm giày, cậu bé bước đi như thế nào ? + Khi thấy mình đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì ? + Cậu bé nghĩ như thế có đáng cười không ? Vì sao ? Ò Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Ôn tập, kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (tiết 1) * Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại các bài tập đọc đã học và kiểm ta kiến thức về các phân môn Tiếng Việt Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc (9’) - Phương pháp: Quan sát – Đàm thoại. - Cho HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. (8 Em) - Yêu cầu HS đọc bài và trả lời 1 câu hỏi về nội dung. Ò Nhận xét, ghi điểm. Þ Lưu ý: Trước khi cho HS bốc thăm, GV nêu yêu cầu cách cho điểm để HS nắm. Hoạt động 2: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái (8’) - Phương pháp: Thực hành – Thi đua. - GV mời HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái. - Tổ chức cho cả lớp đọc thuộc lòng bảng chữ cái: Trò chơi đố nhau, 1 em đó, 1 em ghi bảng. Đọc nối tiếp nhau bảng chữ cái. Thi xếp thứ tự bảng chữ cái. - Mời 2 HS đọc lại toàn bộ bảng chữ cái. Ò Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Ôn tập về sự vật (8’) - Phương pháp: Thực hành – Thi đua. * Bước 1: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 3. - Cho HS viết vào bảng con lần lượt các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối hoặc phiếu để HS điền vào. Trong khi đó mời 2 HS làm vào bảng lớn. Ò Nhận xét. * Bước 2: - Tìm thêm các từ có thể xếp vào các ô trong bảng. (Viết) - Cho 1 HS điều khiển chơi bằng cách: Em điều khiển chỉ bạn nào nói: Từ chỉ cây cối, đồ vật thì 1 bạn bị chỉ trả lời đúng thì được ngồi xuống, sai thì bị đứng. Tiếp tục đến khi nào bạn nào đó trả lời đúng thì thôi. (Nhưng cũng phải trong khoảng thời gian GV cho phép). - HS làm vào vở bài tập. Ò Nhận xét. 4. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu về nhà tiếp tục học thuộc lòng bảng chữ cái, đọc các bài tập đọc tuần 7 và 8, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị: Ôn tập, kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (tiết 2) - Hát - 3 HS đọc và trả lời. - 1 HS nhắc lại. - Hoạt động lớp. - HS bốc thăm và xem lại bài. - HS đọc theo yêu cầu của lá thăm và trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét. - Hoạt động nhóm. - 3 HS đọc. - HS thực hiện. - Đọc nối tiếp nhau đến hết. - Tiếp sức 1 dãy 5 em. - HS thực hiện. - HS đọc. - Hoạt động lớp, cá nhân. - Cả lớp đọc thầm. - HS thực hiện. - Lớp nhận xét. - HS thực hiện. - Cả lớp thực hiện theo sự điều khiển của 1 em quản trò. - Viết vào vở. TIẾT 34 Tập đọc ÔN TẬP, KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Biết cách đặt câu theo mẫu “Ai là gì?” Cách sắp xếp tên riêng của Người theo thứ tự bảng chữ cái. Kĩ năng: Đọc thông các bài tập đọc. Biết cách đặt câu nhanh. Biết cách sắp xếp tên riêng của Người theo thứ tự bảng chữ cái Thái độ: Yêu thích học môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phị ghi sẵn mẫu câu ở BT2. Vở bài tập. HS: Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Bài mới: Ôn tập, kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 2) * Chúng ta tiếp tục ôn lại các bài Tập đọc và các kiến thức có liên quan Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. (12’). - Phương pháp: Hỏi đáp – Thực hành. - GV tiến hành kiểm tra như tiết 1. Ò Nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Đặt câu theo mẫu (13’) - Phương pháp: Thực hành – Thi đua. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Mở bảng phụ trình bày sẵn mẫu câu ở BT2: Ai (cái gì, con gì) là gì? Bạn Lan là học sinh giỏi. Bố em là bác sĩ. - Yêu cầu mỗi HS tự làm bài bằng cách cho 2 dãy thi đua. - Em nào, dãy nào làm xong trước thì giơ tay. Hết thời gian dãy nào giơ tay nhiều và các câu ít bị trùng nhau sẽ thắng. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau nói câu em vừa đặt. Ò Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Ghi tên lại các nhân vật trong bài theo thứ tự bảng chữ cái. (4’) - Phương pháp: Thực hành. - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu tên bài tập đọc ở tuần 7 và nêu tên nhân vật của từng bài, ghi tên lên bảng. - Hãy nêu những bài tập đọc có trong tuần 8 và tên các nhân vật có trong bài. - Mời 3, 4 HS lên bảng xếp lại 5 tên riêng theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học - Yêu cầu học về nhà tiếp tục học thuộc bảng chữ cái và tiếp tục ôn luyện tập đọc, tìm từ ngữ chỉ hoạt động để đặt câu. - Chuẩn bị: Ôn tập, kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (tiết 2). - Hát - Hoạt động lớp. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Hoạt động lớp, cá nhân. - 1 HS đọc. - Quan sát và đọc thầm. - HS đặt câu vào bảng con. Sau đó giơ bảng lên theo hiệu lệnh của GV. (Có thể đặt về con vật, đồ vật, người … là gì?) cho phong phú. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Hoạt động lớp. - 1 HS đọc. - HS nêu: Người thầy cũ trang 56, (Dũng, Khánh); Thời khóa biểu (trang 58); Cô giá lớp em (trang 60). - HS nêu: Người mẹ hiền trang 63, (Minh, Nam); bàn tay dịu dàng trang 66 (An); Đổi giày trang 68. - Cả lớp làm vào bảng con: An, Dũng, Khánh. Minh, Nam. - Lớp nhận xét. TIẾT 41 Toán LÍT I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp HS bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa). Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l). Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít. Kĩ năng: Rèn HS viết thành thạo tên gọi và kí hiệu của lít. Thái độ: Ham học toán, biết áp dụng đo dung tích trong thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Chuẩn bị ca 1 lít, chai 1 lít, bình nước. HS: Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Phép cộng có tổng bằng 100 (4’) - Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 37 + 63 45 + 55 18 + 82 30 + 70 Ò Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Lít * Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị đo lường mới là Lít và giải các bài tập có liên quan Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Làm quen và giới thiệu ca 1 lít (11’) - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - GV lấy 2 cốc thủy tinh to nhỏ khác nhau. Lấy bình nước rót đầy 2 cốc nước đó. - GV hỏi: Cốc nào chứa nhiều nước hơn? - Cốc nào chứa ít nước hơn? - GV giới thiệu tiếp : Đây là cái ca 1 lít (hoặc chai 1 lít), rót nước cho đầy ca (chai) này ta được 1 lít nước. - Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca, cái thùng … ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là l. - Gọi vài HS đọc lại: Một lít, hai lít. ® GV nhận xét. Hoạt động 2: Luyện tập (15’) - Phương pháp: Thực hành. * Bài 1: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 1. - HS xem hình vẽ bài 1 rồi ghi vào phần đọc, viết tên gọi lít. - GV sửa bài, nhận xét. * Bài 2: 151 + 5l= 171 – 61 = 2l + 2l + 61 = 18 l – 5 l = 28 l – 4 l – 2l = - GV sửa bài, nhận xét. * Bài 4: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 4. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS làm bài, bạn nào làm xong thì lên bàng phụ làm. - GV sửa bài, nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố (4’) - Phương pháp: Trò chơi - GV tổ chức HS chơi trò chơi quan sát hình và nói nhanh kết quả (đây chính là nội dung của bài tập 3) Tổ nào có nhiều bạn nói đúng thì sẽ thắng. ® GV nhận xét, tổng kết, tuyên dương. 4.Tổng kết – Dặn dò: (1’) - Làm bài: 2, 4/ 41 – 42. - Chuẩn bị:Luyện tập. - Nhận xét tiết học./. - Hát - 2 HS lên thực hiện. - 1 HS nhắc lại - Hoạt động lớp. - HS quan sát. - Cốc to. - Cốc nhỏ. - HS quan sát. - HS nhắc lại. - HS đọc lại. - Hoạt động lớp. - 1 HS đọc. 10l 2l 5l 10 lít 2 lít 5 lít - HS làm bài vào vở. Em nào làm xong thì lên làm vào bảng con. - 1 HS đọc. - Lần đầu bán được 12l nước mắm. - Lần sau bán được 15l nước mắm. - Cả hai lần cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít nước mắm? - HS làm bài. Giải: Số lít nước mắm cả hai lần cửa hàng đó bán được: 12 + 15 = 27 (l) Đáp số: 27 lít. - Lớp - HS tham gia chơi theo hướng dẫn của GV. TIẾT 17 Ôn Toán ÔN TOÁN DẠNG: LÍT I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Củng cố những kiến thức ban đầu về lít. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo đơn theo vị lít. Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận, chính xác. II. BÀI ÔN: HS làm bài 1, 2, 3 trang 43. GV sửa chữa bài, nhận xét - tuyên dương. Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2005 TIẾT 17 Chính tả ÔN TẬP, KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong 8 tuần đầu. Kĩ năng: Phát âm rõ, tốc độ đọc 45 à 50 chữ / phút. Biết ngừng nghỉ sau dấu câu. Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài. Tiếp tục ôn các từ chỉ hoạt động. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc trong tiết học. Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên, yêu cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Phiếu ghi các bài tập đọc và học thuộc lòng tuần 1 à tuần 8. Bảng phụ ghi bài tập 2. HS: Vở bài tập, vở nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Bàn tay dịu dàng (4’) - GV đọc từ khó, yêu cầu lớp viết vào bàng con, 2 HS lên viết bảng lớp. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Ôn tập, kiểm tra Tập đọc và học thuộc lòng (tiết 3) - Tiết học hôm nay, các em tiếp tục ôn tập môn Tiếng Việt trong 8 tuần đã học Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Tìm từ chỉ hoạt động (12’) - Phương pháp: Hỏi đáp – Thực hành. - GV yêu cầu 7 – 8 HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu của thăm. - Yêu cầu HS mở sách Tiếng Việt trang 16. - GV yêu cầu HS nêu từ ngữ chỉ sự vật, chỉ người, từ chỉ hoạt động. - GV sửa bài ở bảng phụ. Từ chỉ sự vật Chỉ hoạt động - Đồng hồ - Cành đào - Gà trống - Tu hú - Chim - Báo phút, báo giờ. - Nở hoa cho sắc xuân them rực rỡ. - Gáy vang, báo trời sáng. - Kêu tu hú, báo mùa vải sắp chín. - Bắt sâu bảo vệ mùa màng Từ chỉ người: Bé - Đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Hoạt động 2: Đặt câu (6’) - Phương pháp: Hỏi đáp – Giảng giải. - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đặt câu về: Một con vật. Một đồ vật. Một loài cây. Một loài hoa. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị tiết sau. - Nhận xét tiết học. - Hát - 1 HS nhắc lại - Hoạt động lớp. - Gọi 7, 8 em đọc bài, kết hợp trả lời câu hỏi do GV yêu cầu. - HS mở SGK đọc thầm. - 1 Em lên bảng phụ làm, cả lớp làm vở nháp. - HS nối tiếp nhau nêu từ ngữ chỉ sự vật, chỉ người, chỉ hoạt động. - Hoạt động lớp. - HS nối tiếp nhau trong bàn đặt câu. - Con mèo nhà em bắt chuột rất giỏi. - Cái bàn này giúp em viết bài nhanh và ngồi thoải mái hơn. - Cây sống đời vừa là cây làm kiểng vừa là cây làm thuốc. - Hoa mặt trời mọc hướng nào là báo hiệu hướng đông ở đó. - HS nhận xét. TIẾT 9 Kể chuyện ÔN TẬP, KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (TIẾT 4) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm các bài tập đọc và học thuộc lòng các bài đã học trong 8 tuần đầu. Kĩ năng: Phát âm rõ, tốc độ đọc 45 đến 50 chữ / phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu. Biết trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài. Nghe viết đúng và đủ 66 chữ trong bài Cân voi. Viết đúng các từ chỉ sự vật: Trung Hoa, Lương Thế Vinh, bao nhiêu, thuyền. Chữ sau dấu chấm phải viết hoa. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong khi viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Phiếu ghi các bài tập đọc và học thuộc lòng tuần 1 à tuần 8. Bảng phụ chép bài viết Cân voi. HS: Vở chính tả, sách Tiếng Việt, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - GV yêu cầu 3 HS kể lại từng đoạn câu chuyện và 1 kể lại toàn bộ câu chuyện Người mẹ hiền. Ò Nhận xét, ghi điểm. 3. Giới thiệu bài: (1’) - Tiết này các em tiếp tục ôn tập môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu, đồng thời viết bài chính tả, thể loại nghe – viết. Ò GV ghi tựa bài. Hoạt động 1: Nắm nội dung bài viết(12’) - Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải. - GV đọc mẫu lần 1. - Nêu những từ khó hiểu, GV hỏi: Ông Lương Thế Vinh cân voi bằng cách nào? Em thấy ông Lương Thế Vinh là người như thế nào? Hoạt động 2: Nghe viết chính tả (10’) - Phương pháp: Vấn đáp – Giảng giải – Thực hành. - GV hỏi: Bài viết có những từ chỉ sự vật nào cần viết hoa? Nêu từ khó viết: - GV đọc cho HS viết bài vào vở. - Yêu cầu HS nêu tư thế ngồi viết. - Nêu cách trình bày văn xuôi. - GV đọc bài Cân voi. - GV đọc lại bài cho HS dò bài. - GV thu một số vở chấm. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tiếp tục ôn lại các bài tập đọc, học thuộc lòng, để kiểm tra tiếp tục những em chưa được kiểm tra. - Xem bài trả lời câu hỏi trang 72. - Hát - HS thực hiện. - HS nhắc lại. - Hoạt động nhóm, lớp. - 1 Em đọc lại. - HS đọc các từ chú thích: sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh ở sách Tiếng Việt trang 71. - Dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền rồi dắt voi lên bờ, xếp đá xuống thuyền đến khi đã đến mức đánh dấu, đem cân số đá ấy, biết con voi nặng bao nhiêu. - Thông minh và là một người rất giỏi toán ở nước ta thời xưa. - Hoạt động lớp, cá nhân. - Trung Hoa, Lương Thế Vinh. - HS nêu: thuyền, bao nhiêu. - Viết bảng con các từ khó. - HS mở vở. - 1 Em nêu. - 1 Em nêu. - HS nghe và viết bào vào vở. - HS đổi vở, dò bài. TIẾT 42 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Củng cố những kiến thức ban đầu về lít (đơn vị đo). Kĩ năng: Củng cố và rèn luyện kĩ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít. Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận, chính xác, khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ. HS: Vở toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Lít (4’) - GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 7l + 8l = 3l + 7l + 4l = 12l + 9l = 7l + 12l + 2l = Ò Nhận xét, ghi điểm. 3. Giới thiệu bài: Luyện tập * Hôm nay, chúng ta luyện kỹ năng giải các bài toán có liên quan về lít Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Tính (15’) - Phương pháp: Đàm thoại. * Bài 1: - Yêu cầu HS nêu cách tính. 2l + 1l = 16l + 5l = 15l + 5 l = 35l – 12l = 3l + 2l – 1l = 16l – 4l + 15l = - Sửa bài bằng bảng Đúng – Sai. Ò Nhận xét. *Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài 2. - Ta phải làm thế nào để biết số nước trong các ca nước. - Tương tự GV hứơng dẫn 2 bài còn lại. - GV sửa bài, nhận xét. Hoạt động 2: Giải toán (10’) - Phương pháp: Trực quan. *Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề toán - Gạch dưới những gì bài toán cho và hỏi. - Bài toán ở dạng gì? - GV tóm tắt ở bảng. - GV sửa bài và nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi thi đong nước - Phương pháp: Trò chơi - GV nêu cách chơi và luật chơi. Chia lớp thành 2 đội: A và B. - Có 7 lít nước trong thùng và 2 chiếc can không. Một chiếc chứa được 5 lít, chiêc còn lại chứa được 1 lít. Hãy tìm cách lấy được 4 lít nước sau 2 lần đong. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Nhận xét – Dặn dò: (2’) - Làm bài: 3, 1 / 43. - Ở nhà tập đong theo đơn vị là lít. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - Nhận xét tiết học./. - Hát - HS thực hiện theo yêu cầu. - 1 HS nhắc lại. - Hoạt động lớp. - HS nêu cách tính. - HS làm bài vào vở. - HS tiến hành sửa bài. - Điền số. - Ta thực hiện phép tính cộng: 1l + 2l + 3l = 6l. - HS làm vào vở toán. - Hoạt động cá nhân. - 1 HS đọc. - HS tiến hành gạch. - Dạng ít hơn. - HS giải. Giải: Số lít dầu thùng thứ hai có: 16 – 2l = 14 (l) Đáp số: 14 lít - Lớp - 2 Đội thực hiện. TIẾT 17 Anh văn ( Có GV bộ môn dạy ) TIẾT 18 Ôn Toán ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp HS biết cách tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia. Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ. Kĩ năng: Rèn HS làm đúng bài tập tìm số hạng. Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận, chính xác, khoa học. II. BÀI ÔN: HS làm bài 1, 2, 3 trang 45 SGK GV sửa bài và nhận xét. TIẾT 9 Tự nhiên xã hội ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp HS hiểu: Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ. Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn, nước uống. Để đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều vệ sinh: ăn sạch, uống sạch, ở sạch Kĩ năng: Nhận ra triệu chứng của ngừơi bị nhiễm giun. HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể. Biết cách phòng chống bệnh giun. Thái độ: Có ý thức trong việc ăn uống hằng ngày, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh vẽ trong SGK trang 20, 21. HS: SGK Tự nhiên xã hội. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Ăn uống sạch sẽ (4’) - Để ăn uống sạch sẽ chúng ta phải làm những gì? - Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ. Ò Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Đề phòng bệnh giun - Bài hát “Con cò” vừa rồi các em hát, các em thấy con cò bị làm sao? - Tại sao con cò bị đau bụng. - Các em thấy trong bài hát con cò vì không thực hiện ăn uống sạch sẽ nên bị đau bụng vì trong đồ ăn, thức uống có chất bẩn, thậm chí có trứng giun, chui vào cơ thể. Để phòng tránh được bệnh nguy hiểm này, hôm nay cô sẽ cùng với các em học bài “Đề phòng bệnh giun” Ò Ghi tựa. Hoạt động 1: Bệnh giun và tác hại (8’) - Phương pháp: Hỏi đáp – Giảng giải. - GV hỏi: Các em đã bao giờ bị đau bụng, hay tiêu chảy, tiêu ra giun, buồn nôn và chống mặt chưa? - GV giảng: Nếu bạn nào trong lớp đã bị những triệu chứng như vậy chứng tỏ bạn đã bị nhiễm giun. - GV yêu cầu cả lớp thảo luận lần lượt từng câu hỏi: Giun thường sống ở đau trong cơ thể? Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể? Nêu tác hại do giun gây ra. Þ Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột, dạ dày, gan, phồi, mạch máu nhưng chủ yếu ở ruột. Giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể người để sống. Người bị nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, hay mệt mõi do cơ thể mất chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quá nhiều có thể gây tắc ruột, tắc ống mật … dẫn đến chết người. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về nguyên nhân gây bệnh giun (12’) - Phương pháp: Thảo luận – Giảng giải. * Bước 1: Làm việc theo nhóm: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK trang 20 và thảo luận nhóm. - Trứng giun và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra bên ngoài bằng cách nào - Từ trong phân người bị bậnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khác bằng những con đường nào? * Bước 2: Làm việc cả lớp: - GV treo tranh hình 1 SGK (phóng to). - Mời đại diện một, hai nhóm lên chỉ và nói đường đi của trứng giun vào cơ thể theo đường mũi tên. Þ Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu tiêu bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, không đúng qui cách, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất, hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi… - Hình vẽ thể hiện trứng giun có thể vào cơ thể bằng các cách sau: Không rữa tay sau khi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống. Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, người sử dụng nước không sạch để ăn, uống, sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun. Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi và đậu vào thức ăn, nước uống của người lành, làm họ bị nhiễm giun. Hoạt động 2: Đề phòng bệnh giun (8’) - Phương pháp: Thảo luận – Giảng giải. - GV yêu cầu HS suy nghĩ những cách để ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể. Þ Để ngăn chặn không cho trứng giun xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, chúng ta cần giữ vệ sinh ăn uống: ăn chính, uống nước đun sôi, không

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 9 LOP 2.doc