Giáo án tuần thứ 1 lớp 1

TIẾNG VIỆT

Bài: Ổn Định Tổ Chức

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được cách sử dụng SGK, bảng con, đồ dùng học tập.

2.Kĩ năng :Sử dụng thành thạo SGK, bảng con, đồ dùng học tập

3.Thái độ :GD lòng ham học môn Tiếng Việt.

II.Đồ dùng dạy học:

-GV: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con.

-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con.

III.Hoạt động dạy học:

 1.Khởi động :

 2.Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra đồ dùng học tập của hs

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tuần thứ 1 lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ hai, ngày 25 tháng 8 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài: Ổn Định Tổ Chức I.Mục tiêu: 1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được cách sử dụng SGK, bảng con, đồ dùng học tập. 2.Kĩ năng :Sử dụng thành thạo SGK, bảng con, đồ dùng học tập 3.Thái độ :GD lòng ham học môn Tiếng Việt. II.Đồ dùng dạy học: -GV: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con. -HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con. III.Hoạt động dạy học: 1.Khởi động : 2.Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra đồ dùng học tập của hs 3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1: 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 2.Hoạt động 2 : Giới thiệu SGK, bảng , vở, phấn…. -Gv HD hs mở SGK, cách giơ bảng….. Tiết 2: 1.Hoạt động 1: Khởi động : On định tổ chức 2. Hoạt động 2: Bài mới: +Mục tiêu:Luyện HS các kĩ năng cơ bản +Cách tiến hành : - HS thực hành theo hd của GV 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò -Tuyên dương những học sinh học tập tốt. -Nhận xét giờ học. -Mở SGK, cách sử dụng bảng con và bảng cài,….. - HS thực hành cách ngồi học và sử dụng đồ dùng học tập ĐẠO ĐỨC Bài: Em Là Học Sinh Lớp Một (tiết1) I-Mục tiêu: 1.Kiến thức:Hs biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp một các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới. Các em sẽ được dạy bảo, học hỏi nhiều điều mới lạ . 2.Kĩ năng : Biết yêu quý bạn be, thầy cô giáo, trường lớp. 3.Thái độ :Vui vẻ phấn khởi khi đi học. II-Đồ dùng dạy học: .GV: -Điều 7,28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. .HS : -Vở BT Đạo đức 1. III-Hoạt động daỵ-học: 1.Khởi động: Hát tập thể. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3.1-Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk. 3.2-Hoạt động 2: Bài tập 1: “Vòng tròn g/thiệu tên”. +Mục tiêu: Giúp Hs biết tự g/thiệu & g/thiệu bạn. Biết trẻ em có quyềm có họ tên. +Cách tiến hành: Hs đứng thành vòng tròn tự g/thiệu tên mình các bạn, rồi sau đó g/thiệu tên củabạn. Gv hỏi: .Trò chơi giúp em điều gì? . Em có thấy sung sướng, tư hào khi tự g/t hay khi nghe bạn g/t tên mình không? +Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. 3.3-Hoạt động 3: Bài tập 2 +Mục tiêu: Hãy g/t với bạn bên cạnh những điều mà em thích. +Cách tiến hành: Gv hỏi: .Những điều mà bạn thích có hoàn toàn giống với em không? +Kết luận: Mỗi người đều có những điều mà mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống nhau hoặc khác nhau. Chúng ta cần phải biết tôn trọng sở thích riêng của người khác. - Giải lao. 3.4-Hoạt động 4: Bài tập3: +Mục tiêu: Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình. +Cách tiến hành: -Gv hướng dẫn Hs kể bằng một số câu hỏi gợi ý: .Em có mong chờ ngày đầu tiên đi học của mình không? Em mong ntn? .Gia đình có quan tâm đến sự chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em không? Em tự chuẩn bị ntn? .Em đến trường lúc mấy giờ? Không khí ở trường ra sao? Em đã làm gì hôm đó ? .Em có thấy vui khi mình là Hs lớp một không? .Em có thấy thích trường lớp mới, bạn mới,thầy cô, giáo mới ? .Em sẽ làm gì để xứng đáng là 1 Hs lớp một? + Kết luận: →Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. →Các em sẽ được họctập nhiều điều mới lạ cùng bạn bè và với thầy cô giáo. →Các em phải cố gắng ngoan ngoãn, học tập thật tốt để xứng đáng với những gì mà xã hội, gđ và nhà trường giành cho các em. 3.5- Hoạt động 5: +Củng cố: Gv nhận xét & tổng kết tiết học. +Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm. -Hs làm theo yêu cầu của Gv. -Hs trả lời câu hỏi của Gv -Hs tự g/t về sở thích của mình. -Hs trả lời câu hỏi của Gv -Mỗi Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình theo hướng dẫn của Gv . "Hs kể thứ tự sự việc của ngày đầu tiên đi học, nhớ phải nêu cảm xúc của mình về ngày ấy và nhiệm vụ của mình khi là Hs lớp một. TỰ NHIÊN & Xà HỘI Bài: Cơ Thể Chúng Ta Mục tiêu: -Kiến thức : Kể tên các bộ phận chính của cơ thể. -Kĩ năng :Biết một số cử động của đầu và cổ,mình,chân và tay. -Thái độ :Rèn luyện thói quen ham thích họat động để cơ thể phát triển tốt. Đồ dùng dạy-học: -GV: Các hình trong bài 1 SGK phóng to. -HS : SGK C.Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra: -Gvkiểm tra sách ,vở bài tập 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : Ghi đề Hoạt động 1:Quan sát tranh *Mục tiêu:Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể *Cách tiến hành: Bước 1:HS hoạt động theo cặp -GV hướng dẫn học sinh:Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? -GV theo dõi và giúp đỡ HS trả lời Bước 2:Hoạt động cả lớp -Gvtreo tranh và gọi HS xung phong lên bảng -Động viên các em thi đua nói Hoạt động 2:Quan sát tranh *Mục tiêu:Nhận biết được các hoạt động và các bộ phận bên ngoài của cơ thể gồm ba phần chính:đầu, mình,tay và chân. *Cách tiến hành: Bước 1:Làm việc theo nhóm nhỏ -GV nêu: .Quan sát hình ở trang 5 rồi chỉ và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì? .Nói vơi nhau xem cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần? Bước 2:Hoạt động cả lớp -GV nêu:Ai có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu,mình,tay và chân như các bạn trong hình. -GV hỏi:Cơ thể ta gồm có mấy phần? *Kết luận: -Cơ thể chúng ta có 3 phần:đầu,mình,tay và chân. -Chúng ta nên tích cực vận động.Hoạt động sẽ giúp ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Hoạt động 3:Tập thể dục *Mục tiêu:Gây hứng thú rèn luyện thân thể *Cách tiến hành: Bước1: -GV hướng dẫn học bài hát: Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi. Bước 2: GV vừa làm mẫu vừa hát. Bước 3:Goi một HS lên thực hiện để cả lớp làm theo -Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát *Kết luận:Nhắc HS muốn cơ thể khoẻ mạnh cần tập thể dục hàng ngày. Hoạt động cuối:.Củng cố,dặn dò: -Nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? -Về nhà hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể dục. Nhận xét tiết học. -HS làm việc theo hướng dẫn của GV -Đại diện nhóm lên bảng vừa chỉ vừa nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. -Từng cặp quan sát và thảo luận -Đại diện nhóm lên biểu diễn lại các hoạt động của các bạn trong tranh HS nhắc lại -HS học lời bài hát -HS theo dõi -1 HS lên làm mẫu -Cả lớp tập -HS nêu Thứ ba, ngày 26 tháng 8 năm 2008 TOÁN Bài: Tiết Học Đầu Tiên I.MỤC TIÊU: -Kiến thức: Nhận biết những việc thường làm trong các tiết học Toán 1. -Kĩ năng: Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong yêu cầu học Toán 1. -Thái độ: Ham thích học Toán. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Sách Toán 1. -HS: Bộ đồ dùng họcToán lớp 1. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Ổn định tổ chức(1phút). 2. Kiểm tra bài cũ :(4 phút) -Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. -Nhận xét KTBC: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút). HOẠT ĐỘNG II: (15 phút) +Mục tiêu: -Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1. -Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1. +Cách tiến hành: 1. Hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1: a. GV cho HS xem sách Toán 1. b. GV hướng dẫn HS lấy sách toán 1 và hướng dẫn HS mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên ”. -Sau tiết học đầu tiên, mỗi tiết học phải có một phiếu. Tên của bài học đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu thường có phần bài học, phần thực hành. Trong tiết học Toán HS phải làm việc để phát hiện và ghi nhớ kiến thức mới. -GV hướng dẫn HS: 2.Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp một. Cho HS mở sách Toán một. Hướng dẫn HS thảo luận:   -Lưu ý: Trong học tập Toán thì học cá nhân là quan trọng nhất, HS nên tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả theo hướng dẫn của GV. 3. Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán. GV giới thiệu những yêu cầu cơ bản và trọng tâm: -Đếm, đọc số, viết số, so sánh hai số … -Làm tính cộng, tính trừ. -Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính, giải bài toán. -Biết giải các bài toán. -Biết đo độ dài, biết các ngày trong tuần lễ. Lưu ý: Muốn học Toán giỏi các em phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ … HOAT ĐỘNG III:(10 phút) Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS. -Mục tiêu: HS biết sử dụng hộp đồ dùng học toán 1. -Cách tiến hành: GV giơ từng đồ dùng học Toán. GV nêu tên gọi của đồ dùng đó. Giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó thường dùng để làm gì. -Cuối cùng nên hướng dẫn HS:   Hướng dẫn HS cách bảo quản hộp đồ dùng học Toán. HOẠT ĐỘNG CUỐI: Củng cố, dặn dò: (4 phút) -Vừa học bài gì? -Chuẩn bị: sách Toán, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Nhiều hơn, ít hơn”.                  HS mở sách Toán 1 đến trang có “Tiết học đầu tiên ”.       Thực hành gấp, mở sách và cách giữ gìn sách. HS mở sách. Quan sát tranh ảnh rồi thảo luận xem HS lớp 1 thường có nhưng hoạt động nào, bằng cách nào sử dụng những dụng cụ nào trong các tiết học Toán.    Lắng nghe.   HS lấy đồ dung theo GV. Đọc tên đồ dùng đó. Lắng nghe. Cách mở hộp,lấy đồ dùng theo yêu cầu của GV, cất đồ dùng vào hộp, bỏ hộp vào cặp Lắng nghe. TIẾNG VIỆT Bài: Các Nét Cơ Bản I.Mục tiêu: 1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được 13 nét cơ bản. 2.Kĩ năng :Đọc và viết thành thạo các nét cơ bản. 3.Thái độ :Gd lòng ham học môn Tiếng Việt. II.Đồ dùng dạy học: -GV: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con. -HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con. III.Hoạt động dạy học: 1.Khởi động : 2.Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra đồ dùng học tập của hs 3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1: 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng. 2.Hoạt động 2 : HD hS đọc các nét cơ bản. -Gv treo bảng phụ. - Chỉ bảng y/c HS đọc các nét cơ bản theo cặp: Tiết 2: 1.Hoạt động 1: Khởi động : On định tổ chức 2. Hoạt động 2: Bài mới: +Mục tiêu:Luyện viết các nét cơ bản. +Cách tiến hành : HS thực hành theo hd của GV. HS viết bảng con các nét cơ bản. GV nhân xét sửa sai. 3.Hoạt động 3: HD Hs viết vào vở. HS mở vở viết mỗi nét một dòng. Gv quan sát giúp đỡ HS còn yếu. GV thu chấm- NX 4.Hoạt động 4:Củng cố dặn dò -Tuyên dương những học sinh học tập tốt. -Nhận xét giờ học. -Nêu các nét cơ bản theo tay Gv chỉ: nét ngang, nét xổ,……. -HS luyện viết bảng con - HS thực hành cách ngồi học và sử dụng đồ dùng học tập -HS viết vở TV Thứ tư, ngày 27 tháng 8 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 1: âm e I.Mục tiêu: 1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được chữ e và âm e 2.Kĩ năng :Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật và sự vật 3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung :Trẻ em và loài vật ai cũng có lớp học của mình II.Đồ dùng dạy học: -GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : bé, mẹ, xe,ve, giấy ô li, sợi dây -Tranh minh hoạ phần luyện nói về các lớp học của chim, ve,ếch -HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt III.Hoạt động dạy học: Tiết1 1.Khởi động : 2.Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra đồ dùng học tập của hs 3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài : +Mục tiêu: +Cách tiến hành : Hỏi: -Tranh này vẽ ai và vẽ gì? -bé,me,xe,ve là các tiếng giống nhau đều có âm e 2.Hoạt động 2 : Dạy chữ ghi âm: +Mục tiêu: Nhận biết được chữ e và âm e +Cách tiến hành : -Nhận diện chữ:Chữ e gồm một nét thắt Hỏi:Chữ e giống hình cái gì? -Phát âm: -Hướng dẫn viết bảng con : +Viết mẫu trên giấy ô li(Hướng dẫn qui trình đặt bút) +Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ 3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Tiết 2: 1.Hoạt động 1: Khởi động : On định tổ chức 2. Hoạt động 2: Bài mới: +Mục tiêu:Luyện HS các kĩ năng cơ bản +Cách tiến hành : a.Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1 b.Luyện viết: c.Luyện nói: +Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung Trẻ em và loài vật ai cũng có lớp học của mình +Cách tiến hành : Hỏi: - Quan sát tranh em thấy những gì? - Mỗi bức tranh nói về loài vật nào? - Các bạn nhỏ trong bức tranh đang học gì? - Các bức tranh có gì chung? + Kết luận : Học là cần thiết nhưng rất vui.Ai cũng phải đi học và học hành chăm chỉ. 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò Thảo luận và trả lời: be, e,xe Thảo luận và trả lời câu hỏi: sợi dây vắt chéo (Cá nhân- đồng thanh) Theo dõi qui trình Cả lớp viết trên bàn Viết bảng con Phát âm e(Cá nhân- đồng thanh) Tô vở tập viết Các bạn đều đi học TOÁN Bài: Nhiều Hơn, Ít Hơn I.MỤC TIÊU: -Kiến thức:Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. -Kĩ năng: Biết sử dụng từ “nhiều hơn”,” ít hơn”khi so sánh về số lượng. -Thái độ: Thích so sánh số lượng các nhóm đồ vật. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Một số nhóm đồ vật cụ thể.Phóng to tranh SGK. -HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1.Sách Toán 1. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Ổn định tổ chức(1phút). 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Kiểm tra bộ đồ dùng học toán lơp 1. -HS lấy đồ dùng và nêu tên đồ dùng đó. (3 HS trả lời…) -Nhận xét KTBC: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút). HOẠT ĐỘNG II: (15 phút) +Mục tiêu:Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. +Cách tiến hành: 1. So sánh số lượng cốc và số lượng thìa. -GV dặt 5 cái cốc lên bàn,( nhưng không nối là năm). -GV cầm một số thìa trên tay(chưa nói là bốn). -Gọi HS: -Hỏi cả lớp : Còn cốc nào chưa có thìa? +GVnêu khi đặt vào mỗi cốc một cái thìa thì vẫn còn một cốc chưa có thìa.Ta nói:”Số cốc nhiều hơn số thìa”. +GVnêu:Khi đặt vào mỗi cốc một cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại.Ta nói:”Số thìa ít hơn số cốc”. -Gọi vài HS nhắc lại: 2.GV hướng đẫn HS quan sát từng hình vẽ trong bài học, giới thiệu cách so sánh số lượng của hai nhóm đối tượng như nhau. -VD:(Ta nối một nắp chai vối một cái chai. Nối một củ cà rốt vớí một côn thỏ…) +Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn. -GV hướng dẫn: HOẠT ĐỘNG III: Trò chơi: “Nhiều hơn, ít hơn” (10 phút) -GV đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. -GV nhận xét thi đua. HOẠT ĐỘNG CUỐI: Củng cố, dặn dò: (4 phút) -Vừa học bài gì? -Về nhà tập so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. -Chuẩn bị: sách Toán, hộp đồ dùng học Toán để học bài:”Hình vuông, hình tròn”. -Nhân xét, tuyên dương. -Lên bàn đặt vào mỗi cốc một cái thìa -Trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa.  -3 HS nhắc lại… -3 HS nhắc lại. -2 HS nêu: “Số cốc nhiều hơn số thìa”, rồi nêu:” Số thìa ít hơn số cốc”.            -HS thực hành theo từng hình vẽ của bài học, HS có thể thực hành trên các nhóm đối tượng khác (So số bạn gái với số bạn trai. Hình vuông với hình tròn…) -HS thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn nhóm nào có số lượng ít hơn.    -Trả lời: “ Nhiều hơn, ít hơn”.   -Lắng nghe.  MỸ THUẬT Bài: Xem Tranh Thiếu Nhi Vui Chơi I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi - Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại …) 2. Học sinh: Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi: _ GV giới thiệu tranh Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. _ Cho HS xem các tranh: _ GV nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh các bạn. 2.Hướng dẫn HS xem tranh: _ GV treo các tranh mẫu có chủ đề “Vui chơi” hoặc hướng dẫn HS quan sát tranh trong Vở tập vẽ 1 và đặt câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS tiếp cận với nội dung các bức tranh: + Bức tranh vẽ những gì? + Em thích bức tranh nào nhất? + Vì sao em thích bức tranh đó? _ GV tiếp tục đặt các câu hỏi khác để giúp HS tìm hiểu thêm về bức tranh: + Trên tranh có những hình ảnh nào? + Hình ảnh nào chính? Hình ảnh nào phụ? + Em có thể cho biết các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu? + Trong tranh có những màu nào? Màu nào được vẽ nhiều hơn? + Em thích màu nào trên bức tranh của bạn? _ Cho các nhóm thảo luận. Sau đó GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên cho từng bức tranh. _ Khi HS trả lời đúng, GV khen ngợi để động viên, khích lệ các em. Nếu các em trả lời chưa đúng, GV sửa chữa, bổ sung thêm. 3.Tóm tắt, kết luận: _ GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh: Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh. 4. Nhận xét, đánh giá: Nhận xét chung cả tiết học về: nội dung bài học, về ý thức học tập của các em. 5.Dặn dò: _HS quan sát: _ HS xem các tranh: + Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi, v.v… + Cảnh vui chơi ngày hè cũng có nhiều hoạt động khác nhau: thả diều, tắm biển, tham quan du lịch, v.v… _ Dành cho HS từ 2-3 phút để HS quan sát các bức tranh trước khi trả lời câu hỏi. _HS trả lời theo gợi ý +HS nêu các hình ảnh và mô tả hình dáng, động tác. +Thể hiện rõ nội dung bức tranh Hỗ trợ làm rõ nội dung chính. +Địa điểm _ Mỗi nhóm thảo luận 1 tranh khác nhau. _ Đại diện nhóm lên trình bày. _ Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh _ Chuẩn bị cho bài học sau: Vẽ nét thẳng. +Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu Thứ năm, ngày 28 tháng 8 năm 2008 THỂ DỤC BÀI : TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI I. MỤC TIÊU: _ Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn.Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục. _ Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”.Yêu cầu bước đầu tham gia được vào trò chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: Trong lớp học hoặc trên sân trường .Nếu trên sân trường cần dọn vệ sinh nơi tập, không để có các vật gây nguy hiểm. _ GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật. III. NỘI DUNG: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG TỔ CHỨC LUYỆN TẬP 1/ Phần mở đầu: -GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số. -Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học -Khởi động: + Đứng vỗ tay, hát. + Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2, … 2/ Phần cơ bản: a) Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn: -GV dự kiến và nêu lên để HS cả lớp quyết định. Tốt nhất là: + Cán sự bộ môn là lớp trưởng có sức khỏe, nhanh nhẹn, thông minh. + Tổ luyện tập là tổ học tập, tổ trưởng có các tiêu chuẩn gần như cán sự bộ môn. b) Phổ biến nội quy tập luyện: GV nêu ngắn gọn những quy định khi học tiết Thể dục: + Phải tập hợp ngoài sân dưới sự điều khiển của cán sự (lớp trưởng) + Trang phục phải gọn gàng, nên đi giày hoặc dép có quai hậu, không đi dép lê. + Bắt đầu giờ học đến kết thúc giờ học, bạn nào muốn ra, vào lớp phải xin phép. Khi GV cho phép mới được ra vào lớp. c) HS sửa lại trang phục: d) Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”: _ Giới thiệu: +GV nêu tên trò chơi. +Hỏi để HS trả lời: những con vật nào có hại? Có ích? GV kết hợp sử dụng tranh. _Cách chơi: + Khi GV gọi tên các con vật có ích như: trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, dê, chó v.v…thì lớp im lặng. Nếu em nào hô “ diệt” là bị phạt. + Khi GV gọi tên các con vật có hại: ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến, mối.v.v… thì cả lớp đồng thanh hô: “ Diệt! Diệt! Diệt!” và tay giả làm động tác đập muỗi, ruồi. 3/Phần kết thúc: _ Đứng vỗ tay và hát _ Củng cố _ Nhận xét _ Kết thúc giờ học 2 phút 2 phút 2 phút 2-4 phút 1-2 phút 2 phút 5-8 phút 1-2 phút 1-2 phút -Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang - Những quy định cơ bản trong giờ học thể dục. -Đội hình hàng ngang. -Đội hình hàng ngang -HS để giày, dép vào nơi quy định, GV sửa trang phục cho một số HS, chỉ dẫn cho HS thế nào là trang phục gọn gàng. Tập hợp HS thành 4 hàng dọc rồi quay thành hàng ngang. Cho HS ngồi -GV cùng HS hệ thống lại bài -Khen những học sinh tập tốt, ngoan. -GV hô: “Giải tán”. HS hô to: “ Khỏe” TOÁN Bài: Hình Vuông, Hình Tròn I.MỤC TIÊU: -Kiến thức: Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông hình tròn. -Kĩ năng : Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật -Thái độ: Thích tìm các đồ vật có dạng hình vuông hình tròn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Một số hình vuông hình tròn bằng bìa(hoặc gỗ,nhựa…) có kích thước màu sắc khác nhau. - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Ổn định tổ chức(1phút). 2. Kiểm tra bài cũ :(4 phút) -GV đưa ra số lượng hai nhóm đồ vật khác nhau.( HS so sánh số lượng hai nhóm đồ vật đó). -Nhận xét KTBC: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút). HOẠT ĐỘNG II: (15 phút) -Giới thiệu hình vuông, hình tròn. +Mục tiêu: Nhận biết và nêu đúng tên hình vuông hình tròn. +Cách tiến hành: 1. Giôi thiệu hình vuông: -GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông. -Mỗi lần giơ một hình vuông và nói:”Đây là hình vuông”. -Hướng dẫn HS: -Gọi HS: Cho HS xem phần bài học toán 1 2.Giới thiệu hình tròn. Tương tự như giới thiệu hình vuông. HOAT ĐỘNG III: Thực hành.(10 phút). +Mục tiêu: Nhận ra hình vuông hình tròn từ các vật thật. +Cách tiến hành: Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK ở phiếu học tập. -Bài 1: Nhận xét bài làm của HS. -Bài 2: Nhận xét bài làm của HS. -Bài 3 :   GV chấm một số phiếu học tập của HS. Nhân xét bài làm của HS. -Bài 4: GV nhận xét cách làm của HS. HOẠT ĐỘNG CUỐI: Củng cố, dặn dò: (4 phút) -Vừa học bài gì? -Về nhà tìm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn. -Chuẩn bị: sách Toán 1, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Hình tam giác”. Nhận xét tuyên dương.             -HS quan sát -HS nhắc lại:”hình vuông”. -HS lấy từ hộp đồ dùng học toán tất cả các hình vuông đặt lên bàn học. -HS giơ hình vuông và nói:”Hình vuông”. -Thảo luận nhóm và nêu tên những vật nào có hình vuông. Sau đó mỗi nhóm nêu kết quả trao đổi trong nhóm.(Đọc tên những vật có hình vuông).        Thực hành gấp, mở sách và cách giữ gìn sách. HS mở sách. Đọc yêu cầu:(Tô màu). HS tô màu ở phiếu học tập. Đọc yêu cầu:(Tô màu). HS tô màu ở phiếu học tập.Dùng bút khác màu để tô hình búp bê. Đọc yêu cầu: (Tô màu). HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu.(hình vuông và hình tròn được tô màu khác nhau). Đọc yêu cầu. HS dùng mảnh giấy có hình dạng như hình thứ nhất và hình thứ hai của bài 4 rồi gấp các hình vuông chồng lên nhau để có hình vuông như ở SGK. Trả lời.   Lắng nghe.     TIẾNG VIỆT Bài 2: b I.Mục tiêu: 1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được chữ b và âm b 2.Kĩ năng :Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật và sự vật 3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung :Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật II.Đồ dùng dạy học: -GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : bé, bẽ, bóng,bà, giấy ôli,sợi dây -Tranh minh hoạ phần luyện nói :chim non,voi,gấu,em bé -HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt,bảng con,phấn,khăn lau III.Hoạt động dạy học: Tiết1 1.Khởi động : On định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ : - Đọc và viết :e (Trong tiếng me,ve,xe) - Nhận xét bài cũ 3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động 1 :Giới thiệu bài : +Mục tiêu: nhận biết được chữ b và âm b +Cách tiến hành : Hỏi: -Tranh này vẽ ai và vẽ gì? (Giải thích:bé,bẽ,bà,bóng là các tiếng giống nhau đều có âm b) Thảo luận và trả lời: bé, bẻ, bà, bóng 2. Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm: +Mục tiêu: Nhận biết được chữ b và âm b +Cách tiến hành : -Nhận diện chữ: Chữ b gồm 2 nét :nét khuyết trên và nét thắt Hỏi: So sánh b với e? -Ghép âm và phát âm: be,b -Hướng dẫn viết bảng con : 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò Giống: nét thắt của e và nét khuyết trên của b Khác: chữ b có thêm nét thắt Ghép bìa cài. Đọc (C nhân- đ thanh) Viết : b, be Tiết 2: 1.Hoạt động 1: Khởi động : On định tổ chức 2.Hoạt động 2: Bài mới: +Mục tiêu: Luyện HS các kĩ năng cơ bản +Cách tiến hành: a.Luyện đọc: Đọc bài tiết 1 b.Luyện viết: Đọc :b, be (C nhân- đ thanh) Viết vở Tập viết c.Luyện nói: “Việc học tập của từng cá nhân” Hỏi: -Ai học bài? Ai đang tập viết chữ e? -Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không? -Ai đang kẻ vở? Hai bạn nhỏ đang làm gì? - Các bức tranh có gì giống và khác nhau? Thảo luận và trả lời Giống :Ai cũng tập trung vào việc học tập Khác:Các loài khác nhau có những công việc khác nhau 3.Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò --Đọc SGK -Củng cố và dặn dò –Nhận xét và tuyên dương Thứ sáu, ngày 29 tháng 8 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 3: Dấ

File đính kèm:

  • docGA tuan 1 tong hop.doc
Giáo án liên quan