Giáo án tuần thứ 2 lớp 1

TIẾNG VIỆT

Bài 4: Dấu hỏi, dấu nặng

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được dấu hỏi, dấu nặng.Biết ghép các tiếng : bẻ, bẹ

2.Kĩ năng :Biết các dấu , thanh hỏi & nặng ở các tiếng chỉ đồ vật và sự vật

3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái

và các nông dân trong tranh.

II.Đồ dùng dạy học:

-GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : giỏ, khỉ, thỏ ,hổ,mỏ, quạ

 -Tranh minh hoạ phần luyện nói về : bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ bắp

-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con, phấn, khăn lau

III.Hoạt động dạy học: Tiết1

 1.Khởi động : On định tổ chức

 2.Kiểm tra bài cũ :

 - Viết, đọc : dấu sắc,bé(Viết bảng con)

 - Chỉ dấu sắc trong các tiếng : vó, lá, tre, vé, bói cá, cá mè( Đọc 5- 7 em)

 - Nhận xét KTBC

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần thứ 2 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ hai, ngày 01 tháng 9 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 4: Dấu hỏi, dấu nặng I.Mục tiêu: 1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được dấu hỏi, dấu nặng.Biết ghép các tiếng : bẻ, bẹ 2.Kĩ năng :Biết các dấu , thanh hỏi & nặng ở các tiếng chỉ đồ vật và sự vật 3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và các nông dân trong tranh. II.Đồ dùng dạy học: -GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : giỏ, khỉ, thỏ ,hổ,mỏ, quạ -Tranh minh hoạ phần luyện nói về : bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ bắp -HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con, phấn, khăn lau III.Hoạt động dạy học: Tiết1 1.Khởi động : On định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ : - Viết, đọc : dấu sắc,bé(Viết bảng con) - Chỉ dấu sắc trong các tiếng : vó, lá, tre, vé, bói cá, cá mè( Đọc 5- 7 em) - Nhận xét KTBC 3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài : +Mục tiêu: nhận biết được dấu hỏi, dấu nặng +Cách tiến hành : Hỏi: -Tranh này vẽ ai và vẽ gì? (Giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có thanh hỏi) -Tranh này vẽ ai và vẽ gì? (Quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ, là các tiếng giống nhau đều có thanh nặng) 2.Hoạt động 2: Dạy dấu thanh: +Mục tiêu:-Nhận biết được dấu hỏi, dấu nặng -Biết ghép các tiếng : bẻ, bẹ +Cách tiến hành : a. Nhận diện dấu : - Dấu hỏi :Dấu hỏi là một nét móc Hỏi:Dấu hỏigiống hình cái gì? - Dấu nặng : Dấu nặng là một dấu chấm Hỏi:Dấu chấm giống hình cái gì? b.Ghép chữ và phát âm: -Khi thêm dấu hỏi vào be ta được tiếng bẻ -Phát âm: -Khi thêm dấu nặng vào be ta được tiếng bẹ -Phát âm: c.Hướng dẫn viết bảng con : +Viết mẫu trên giấy ô li(Hướng dẫn qui trình đặt bút) +Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò Tiết 2: 1.Hoạt động 1: 2.Hoạt động 2: Bài mới: +Mục tiêu:-Biết các dấu , thanh hỏi & nặng ở các tiếng chỉ đồ vật và sự vật -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và các nông dân trong tranh. +Cách tiến hành: a.Luyện đọc: b.Luyện viết: c.Luyện nói: “ Bẻ” Hỏi: -Quan sát tranh em thấy những gì? -Các bức tranh có gì chung? -Em thích bức tranh nào ? Vì sao ? 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò -Đọc SGK -Nhận xét tuyên dương Thảo luận và trả lời Đọc tên dấu : dấu hỏi Đọc các tiếng trên(Cá nhân- đồng thanh) Thảo luận và trả lời Đọc tên dấu : dấu nặng Đọc các tiếng trên (Cá nhân- đồng thanh) Thảo luận và trả lời : giống móc câu đặt ngược, cổ ngỗng Thảo luận và trả lời : giống nốt ruồi, ông sao ban đêm Ghép bìa cài Đọc : bẻ(Cá nhân- đồng thanh) Ghép bìa cài Đọc : bẹ(Cá nhân- đồng thanh) Viết bảng con : bẻ, bẹ Đọc lại bài tiết 1(C nhân- đ thanh) Tô vở tập viết : bẻ, bẹ Chú nông dân đang bẻ bắp. Một bạn gái đang bẻ bánh đa chia cho các bạn. Mẹ bẻ cổ áo cho bạn gái trước khi đến trường. Đều có tiếng bẻ để chỉ các hoạt động ĐẠO ĐỨC Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 2). I-Mục tiêu: 1.Kiến thức:Hs biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp một các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới. Các em sẽ được dạy bảo, học hỏi nhiều điều mới lạ . 2.Kĩ năng : Biết yêu quý bạn be, thầy cô giáo, trường lớp. 3.Thái độ :Vui vẻ phấn khởi khi đi học. II-Đồ dùng dạy học: .GV: -Điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. .HS : -Vở BT Đạo đức 1. III-Hoạt động daỵ-học: 1.Khởi động: Hát tập thể. 2.Kiểm tra bài cũ:- Tiết trước em học bài đạo đứcnào? - Em sẽ làm gì để xứng đáng là 1 Hs lớp một? .Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3.1-Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk. 3.2-Hoạt động 2: Bài tập 4 +Mục tiêu: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh. +Cách tiến hành: Yêu cầu Hs quan sát tranh và kể chuyện theo tranh. .Gv vừa chỉ vào tranh vừa gợi ý để giúp Hs kể chuyện .Gv gợi ý thứ tự từng tranh 1,2,3,4,5 => dẫn dắt Hs kể đến hết câu chuyện. Tranh 1:Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp 1. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học. Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là Đẹp. Cô giáo tươi cười đón Mai và các bạn vào lớp. Tranh 3: Ở lớp Mai được cô giáo dạy bao điều mới lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán. Em sẽ đọc truỵen báo cho ông bà nghe và viết được thư cho bố khi đi công tác xa. Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, cả trai lẫn gái. Giờ ra chơi em cùng các bạn chơi đùa ở sân trường thật là vui. Tranh 5: Về nhà Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới Về cô giáo và các bạn của em. Cả nhà đều vui: Mai đã là Hs lớp 1. - Giải lao. 3.3-Hoạt động 3: Bài tập 2 +Mục tiêu: Hướng dẫn Hs múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh chủ đề “Trường em” +Cách tiến hành: Cho Hs hoạt động theo nhóm. Thi đua giữa các nhóm cho lớp sinh động. .Cho Hs đọc bài thơ “Trường em” Đọc diễn cảm. .Cho Hs hát bài : “Đi đến trường” Thi giữa các tổ. .Có thể cho chúng em vẽ tranh trường của các em. Cho các em quan sát trường trước khi vẽ. +Gv tổng kết thi đua giữa các tổ và khen thưởng. 3.4-Hoạt động 4: +Củng cố: Gv nhận xét & tổng kết tiết học. +Dặn dò: về nhà xem trước bài: Gọn gàng , sạch sẽ. -Hs làm theo yêu cầu của Gv. -Hs kể chuyện theo tranh theo nội dung bên cạnh. -Hs tự g/t về sở thích của mình. -Hs trả lời câu hỏi của Gv -Các nhóm thi đua tham gia hoạt động này: múa hát theo chủ đề này. -Hs theo dõi hoạt động và cho lời nhận xét. TỰ NHIÊN & XÃ HỘI BÀI 2: Chúng Ta Đang Lớn A.Mục tiêu: -Kiến thức :Sức lớn của em thể hiện ở chiều cao,cân nặng và sự hiểu biết. -Kĩ năng :So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. -Thái độ :Ý thức được sức lớn của mọi người làkhông hoàn toàn như nhau,có người cao hơn,có người thấp hơn,có người béo hơn,… đó là bình thường. B.Đồ dùng dạy-học: -GV : Các hình trong bài 2 SGK phóng to -HS :Vở bài tậpTN -XH bài 2 C. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước học bài gì? ( Cơ thể chúng ta) -Hãy nêu các bộ phận của cơ thể? ( 2 HS nêu) -Nhận xét bằng đánh giá ( A, A+) -Nhận xét kiểm ta bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài: -Phổ biến trò chơi : “ Vật tay” -Chia nhón và tổ chức chơi -GV kết luận bài để giới thiệu: Các em cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn,có em yếu hơn,có em cao hơn, có em thấp hơn…hiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay các em sẽ rõ. Hoạt động 1: Làm việc với sgk *Mục tiêu:HS biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao,cân nặng và sự hiểu biết. *Cách tiến hành: Bước 1:HS hoạt động theo cặp -GV hướng dẫn:Các cặp hãy quan sát các hình ở trang 6 SGK và nói với nhau những gì các em quan sát được. -GV có thể gợi ý một số câu hỏi để học sinh trả lời. -GV theo dõi và giúp đỡ HS trả lời Bước 2:Hoạt động cả lớp -Gv treo tranh và gọi HS lên trình bày những gì các em đã quan sát được *Kết luận: -Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên từng ngày,hàng tháng về cân nặng, chiều cao,về các hoạt động vận động (biết lẫy,biết bò,biết ngồi,biết đi …) và sự hiểu biết (biết lạ,biết quen,biết nói …) -Các em mỗi năm sẽ cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn,trí tuệ phát triển hơn … Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm nhỏ *Mục tiêu: -So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. -Thấy được sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn như nhau,có người lớn nhanh hơn,có người lớn chậm hơn *Cách tiến hành: Bước 1: -Gv chia nhóm -Cho HS đứng áp lưng vào nhau.Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn -Tương tự đo tay ai dài hơn,vòng đầu,vòng ngực ai to hơn -Quan sát xem ai béo,ai gầy. Bước 2: -GV nêu: -Dựa vào kết quả thực hành,các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng sự lớn lên có giống nhau không? *Kết luận: -Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc không giống nhau. -Các em cần chú ý ăn uống điều độ; giữ gìn sức khoẻ, không ốm đau sẽ chóng lớn hơn. Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm *Mục tiêu:HS vẽ được các bạn trong nhóm *Cách tiến hành: -Cho Hs vẽ 4 bạn trong nhóm Hoạt động cuối :Củng cố,dặn dò: -Nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể? -Về nhà hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể dục. -Nhận xét tiết học. -Chơi trò chơi vật tay theo nhóm. -HS làm việc theo từng cặp:q/s và trao đổi với nhau nội dung từng hình. -HS đứng lên nói về những gì các em đã quan sát -Các nhóm khác bổ sung -HS theo dõi -Mỗi nhóm 4HS chia làm 2 cặp tự quan sát -HS phát biểu theo suy nghĩ của cá nhân -HS vẽ Thứ ba, ngày 02 tháng 9 năm 2008 TOÁN Bài: Luyện Tập I.MỤC TIÊU: -Kiến thức: Nhận biết và nêu đúng tên các hình tam giác, hình vuông, hình tròn. -Kĩ năng : Bước đầu nhận biết nhanh hình tam giác, hình vuông, hình tròn từ các vật thật . -Thái độ: Thích tìm các đồ vật có dạng hình tam giác,hình vuông, hình tròn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Một số hình tam giác,hình vuông ,hình tròn bằng bìa(hoặc gỗ,nhựa…) có kích thước màu sắc khác nhau.Pho to phiếu học tập. Phóng to tranh SGK. - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Ổn định tổ chức(1phút). 2. Kiểm tra bài cũ: GV đưa ra một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác màu sắc khác nhau .(3HS nêu tên các hình đó ). (4phút). -Nhận xét KTBC: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút). HOẠT ĐỘNG II: (10 phút). 1.Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK. +Mục tiêu: -Nhận biết và nêu đúng tên hình tam giác, hình vuông, hình tròn. +Cách tiến hành: Bài 1: Làm phiếu học tập. - Hướng dẫn HS: + Lưu ý HS: -Các hình vuông tô cùng một màu. -Các hình tròn tô cùng một màu. -Các hình tam giác tô cùng một màu. Nhận xét bài làm của HS. HOẠT ĐỘNG III:Thực hành ghép,xếp hình(10phút). +Mục tiêu: Biết ghép và xếp các hình đã học để thành hình khác. +Cách tiến hành: -Hướng dẫn HS thi đua: -GV khuyến khích HS dùng các hình vuông và hình tam giác đã cho để ghép thành một số hình khác. (VD hình cái nhà…) -Nhận xét bài làm của HS. +Cho HS dùng các que diêm( que tính)Để xếp hành hình vuông hình tam giác. HOẠT ĐỘNG IV: Trò chơi.(5phút). +Mục tiêu: Nhận biết nhanh hình tam giác,hình vuông, hình tròn từ vật thật. +Cách tiến hành: -GV phổ biến nhiệm vụ : GV nhận xét thi đua. HOẠT ĐỘNG CUỐI: Củng cố, dặn dò: (4 phút) -Vừa học bài gì? -Về nhà tìm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác ( ở trường, ở nhà…) -Chuẩn bị: sách Toán 1, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Các số 1,2,3”. Nhận xét tuyên dương.           -HS đọc yêu cầu. -HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình.       -HS dùng 2 hình tam giác, 1 hình vuông để ghép thành một hình mới (như hình mẫuVD trong sách). -HS dùng các hình vuông, hình tam giác(như trên) để lần lược ghép thành hình (a),hình (b), hình (c). -HS thực hành ghép một số hình khác (như SGV ). -Thực hành xếp hình vuông,hình tam giác bằng các que diêm hoặc que tính. HS thi đua, tìm nhanh hình vuông, hình tròn, hình tam giác trong các đồ vật ở trong phòng học, ở nhà… Trả lời(Luyện tập).   Lắng nghe.     TIẾNG VIỆT Bài 5: Dấu huyền, dấu ngã I.Mục tiêu: 1.Kiến thức :Học sinh nhận biết được dấu huyền, dấu ngã 2.Kĩ năng :Biết ghép các tiếng : bè, bẽ. Biết các dấu, thanh dấu huyền, dấu ngã ở các tiếng chỉ đồ vật và sự vật 3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Bè và tác dụng của nó trong đời sống. II.Đồ dùng dạy học: -GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : cò , mèo, gà,vẽ, gỗ, võ, võng. -Tranh minh hoạ phần luyện nói về : bè -HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con, phấn, khăn lau III.Hoạt động dạy học: Tiết1 1.Khởi động : On định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : -Viết, đọc : dấu sắc,bẻ, bẹ (Viết bảng con và đọc 5- 7 em) -Chỉ dấu hỏitrong các tiếng : củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo (2- 3 em lên chỉ) -Nhận xét KTBC 3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài : +Mục tiêu: nhận biết được dấu huyền, dấu ngã +Cách tiến hành : Hỏi: -Tranh này vẽ ai và vẽ gì? (Dừa, mèo, cò là những tiếng giống nhau ở chỗ đều có thanh huyền) -Tranh này vẽ ai và vẽ gì? (Vẽ, gỗ, võ, võng là các tiếng giống nhau đều có thanh ngã) 2.Hoạt động 2: Dạy dấu thanh: +Mục tiêu: -Nhận biết được dấu huyền, dấu ngã -Biết ghép các tiếng : bè, bẽ +Cách tiến hành : a.Nhận diện dấu : +Dấu huyền: Hỏi:Dấu hỏi giống hình cái gì? + Dấu ngã: Dấu ngã là một nét móc đuôi đi lên Hỏi:Dấu ngã giống hình cái gì? b..Ghép chữ và phát âm: -Khi thêm dấu huyền vào be ta được tiếng bè -Phát âm: -Khi thêm dấu ngã vào be ta được tiếng bẽ -Phát âm: -Hướng dẫn viết bảng con : +Viết mẫu trên giấy ô li(Hướng dẫn qui trình đặt bút) +Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò Tiết 2: 1.Hoạt động 1: Khởi động : On định tổ chức 2.Hoạt động 2: Bài mới: +Mục tiêu: -Biết các dấu, thanh dấu huyền, dấu ngã ở các tiếng chỉ đồ vật và sự vật -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Bè và tác dụng của nó trong đời sống. +Cách tiến hành : a.Luyện đọc: b.Luyện viết: c.Luyện nói: “ Bè “ Hỏi: -Quan sát tranh em thấy những gì? -Bè đi trên cạn hay dưới nước ? -Thuyền khác bè ở chỗ nào ? -Bè thường dùng để làm gì ? -Những người trong tranh đang làm gì ? Phát triển chủ đề luyện nói : -Tại sao chỉ dùng bè mà không dùng thuyền? -Em đã trông thấy bè bao giờ chưa ? -Quê em có ai đi thuyền hay bè chưa ? -Đọc tên bài luyện nói. 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò -Đọc SGK -Nhận xét tuyên dương Thảo luận và trả lời Đọc tên dấu : dấu huyền Đọc các tiếng trên(C nhân- đ thanh) Thảo luận và trả lời Đọc tên dấu : dấu ngã Đọc các tiếng trên (Cnhân- đthanh) Quan sát Thảo luận và trả lời : giống thước kẻ đặt xuôi, dáng cây nghiêng Thảo luận và trả lời : giống đòn gánh, làn sóng khi gió to Ghép bìa cài : bè Đọc : bè(Cá nhân- đồng thanh) Ghép bìa cài : bẽ Đọc : bẽ(Cá nhân- đồng thanh) Viết bảng con : bè, bẽ Đọc lại bài tiết 1(C nhân- đ thanh) Tô vở tập viết : bè, bẽ Thảo luận và trả lời Trả lời Đọc : bè (C nhân- đ thanh) Thứ tư, ngày 03 tháng 9 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức :Học sinh nhận biết âm, chữ e, b và dấu thanh: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng 2.Kĩ năng :Biết ghép e với b và be với các dấu thanh thành tiếng có nghĩa 3.Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Phân biệt các sự vật, việc, người qua sự thể hiện khác nhau về dấu thanh. II.Đồ dùng dạy học: -GV: Bảng ôn : b, e, be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ. Tranh minh hoạ các tiếng: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ -Các vật tương tự hình dấu thanh. Tranh luyện nói -HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt, bảng con, phấn, khăn lau III.Hoạt động dạy học: Tiết1 1.Khởi động : 2.Kiểm tra bài cũ : - Viết, đọc : bè, bẽ (Viết bảng con và đọc 5- 7 em) - Chỉ dấu `, ~trong các tiếng : ngã, hè, bè, kẽ, vẽ (2- 3 em lên chỉ) - Nhận xét KTBC 3.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : +Mục tiêu: +Cách tiến hành : Hỏi: -Các em đã học bài gì ? -Tranh này vẽ ai và vẽ gì? 2.Hoạt động 2: Ôn tập : +Mục tiêu :-Ôn âm, chữ e, b và dấu thanh : ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng -Biết ghép e với b và be với các dấu thanh thành tiếng có nghĩa +Cách tiến hành : a. On chữ, âm e, b và ghép e,b thành tiếng be - Gắn bảng : b e Be b.Dấu thanh và ghép dấu thanh thành tiếng : - Gắn bảng : ` / ? ~ . be bè bé bẻ bẽ bẹ +Các từ được tạo nên từ e, b và các dấu thanh - Nêu từ và chỉnh sửa lỗi phát âm -Hướng dẫn viết bảng con : +Viết mẫu trên giấy ô li(Hướng dẫn qui trình đặt bút) +Hướng dẫn viết trên không bằng ngón trỏ 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò Tiết 2: 1.Hoạt động 1:Khởi động: On định tổ chức 2.Hoạt động 2: Bài mới: +Mục tiêu: -Đọc và viết các tiếng có âm và dấu thanh vừa được ôn. -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Phân biệt các sự vật, việc, người qua sự thể hiện khác nhau về dấu thanh. +Cách tiến hành : a.Luyện đọc: b.Nhìn tranh và phát biểu : -Tranh vẽ gì ? Em thích bức tranh không ? (Thế giới đồ chơi của trẻ em là sự thu nhỏ lại của thế giới có thực mà chúng ta đang sống.Tranh minh hoạ có tên : be bé. Chủ nhân cũng be bé, đồ vật cũng be bé, xinh xinh ) b.Luyện viết: c.Luyện nói: “ Các dấu thanh và phân biệt các từ theo dấu thanh” Hỏi: -Quan sát tranh em thấy những gì? Phát triển chủ đề luyện nói : -Em đã trông thấy các con vật, các loại quả, đồ vật này chưa ? Ở đâu? -Em thích tranh nào? Vì sao ? -Trong các bức tranh, bức nào vẽ người ? Người này đang làm gì ? -Hướng dẫn trò chơi 3.Hoạt động 3:Củng cố dặn dò -Đọc SGK -Nhận xét tuyên dương Thảo luận nhóm và trả lời Đọc các tiếng có trong tranh minh hoạ Thảo luận nhóm và đọc Thảo luận nhóm và đọc Đọc : e, be be, bè bè, be bé (C nhân- đ thanh) Viết bảng con: be,bè,bé, bẻ, bẽ, bẹ Đọc lại bài tiết 1(C nhân- đ thanh) Quan sát,thảo luận và trả lời Đọc : be bé(C nhân- đ thanh) Tô vở tập viết : bè, bẽ Quan sát vàtrả lời : Các tranh được xếp theo trật tự chiều dọc. Các từ được đối lập bởi dấu thanh : dê / dế, dưa / dừa, cỏ / cọ, vó / võ. Trả lời Chia 4 nhóm lên viết dấu thanh phù hợp dưới các bức tranh. TOÁN Bài: Các Số 1,2,3 I.MỤC TIÊU: -Kiến thức: Có khái nệm ban đầu về số 1, số 2, số 3. -Kĩ năng: Biết đọc, viết các số 1,2,3.Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1. Nhận biết số lượng các nhóm có 1 ; 2; 3 đồ vật và thứ tự các số 1; 2; 3 trong bộ phận đầu của dãy số tự nhiên. -Thái độ: Thích đếm số từ 1dến 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Các nhóm 1; 2; 3 đồ vật cùng loại. 3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn một trong các số 1; 2; 3;3 tờ bìa,trên mỗi tờ bìa đã vẽ sẵn 1 chấm tròn, 2 chấm tròn,3 chấm tròn. - HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1.Khởi động: Ổn định tổ chức(1phút). 2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút) .GV đưa ra một số đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác màu sắc khác nhau .(2HS nêu tên các hình đó ).Xếp các hình trên thành một hình khác.(2 HS xếp hình). -Nhận xét KTBC: 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu bài trực tiếp (1phút). HOẠT ĐỘNG II: (10 phút) Giới thiệu từng số 1; 2; 3 +Mục tiêu: Có khái niệm ban đầu về số 1; số 2; số3.Biết đọc số,biết đếm từ 1 đến 3, từ 3 đến 1. +Cách tiến hành: 1.Giới thiệu số 1: - Bước1: GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một phần tử (từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát). Mỗi lần cho HS quan sát một nhóm đồ vật. GV chỉ tranh và nêu:(VD: Có một bạn gái). -Bước 2: GV hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng một.GV chỉ tranh và nêu: Một con chim , một bạn gái, một chấm tròn, một con tính… đều có số lượng là một. Ta viết như sau…( viết số 1 lên bảng). 2. Giới thiệu số 2, số 3: (Quy trình dạy tương tự như giới thiệu số 1). +GV hướng dẫn HS. Nhận xét cách trả lời của HS. HOẠT ĐỘNG III:Thực hành (10phút). +Mục tiêu : Biết vết số, nhận biết số lượng các nhóm có 1; 2; 3 đồ vật và thứ tự của các số 1; 2; 3. +Cách tiến hành: Hướng dẫn HS làm các bài tập . -Bài 1:(HS viết ở vở bài tập Toán 1.) GV hướng dẫn HS cách viết số: GV nhận xét chữ số của HS. -Bài 2: (Viết phiếu học tập). Nhận xét bài làm của HS. - Bài 3: Hướng dẫn HS: -Chấm điểm.Nhận xét bài làm của HS. HOẠT ĐỘNG IV: Trò chơi nhận biết số lượng. (5phút) +Mục tiêu: Nhận biết số lượng nhanh. +Cách tiến hành: -GV giơ tờ bìa có vẽ một(hoặc hai,ba) chấm tròn GV nhận xét thi đua. HOẠT ĐỘNG CUỐI: Củng cố, dặn dò: (4 phút) -Vừa học bài gì? HS đếm từ 1 đến 3, từ 3 đến 1. -Chuẩn bị : Sách Toán 1, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Luyện tập”. Nhận xét tuyên dương.           Quan sát bức ảnh có một con chim có một bạn gái, một chấm tròn, một con tính. HS nhắc lại: “Có một bạn gái”.    HS quan sát chữ số 1 in,chữ số1 viết, HS chỉ vào từng số và đều đọc là:” một”.(cn-đt) HS chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm từ 1 đến 3( một, hai,ba)rồi đọc( ba, hai,một). Làm tương tự với các hình ô vuông để thực hành đếm rồi đọc ngược lại(một, hai, hai,một)(một,hai, ba, ba,hai, một). Đọc yêu cầu:Viết số 1,2 3: HS thực hành viết số. Đọc yêu cầu:Viết số vào ô trống (theo mẫu) HS làm bài.Chữa bài. HS nêu yêu cầu.theo từng cụm của hình vẽ. (VD:Cụm thứ nhất xem có mấy chấm tròn rồi điền số mấy vào ô vuông) HS làm bài rồi chữa bài. HS giơ tờ bìa có số tương ứng.(1 hoặc 2, 3). Trả lời. MỸ THUẬT Bài 2: VẼ NÉT THẲNG I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: _ Nhận biết được các loại nét thẳng _ Biết cách vẽ nét thẳng _ Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: _ Một số hình (hình vẽ, ảnh) cho các nét thẳng _ Một bài vẽ minh họa 2. Học sinh: _ Vở tập vẽ 1 _ Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu nét thẳng: _ GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong Vở tập vẽ 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng: + Nét thẳng “ngang” (Nằm ngang) + Nét thẳng “nghiêng” (Xiên) + Nét thẳng “đứng” + Nét “gấp khúc” (Nét gãy) _ GV có thể chỉ vào cạnh bàn, bảng… để thấy rõ hơn về các nét “Thẳng ngang”, “thẳng đứng”, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng… _ GV cho HS tìm thêm ví dụ về nét thẳng 2.Hướng dẫn HS cách vẽ nét thẳng: _ GV vẽ các nét lên bảng và hỏi: “Vẽ nét thẳng như thế nào?” + Nét thẳng “ngang” + Nét thẳng “nghiêng” +Nét gấp khúc _ GV yêu cầu HS xem hình ở Vở tập vẽ 1 để các em thấy rõ hơn (vẽ theo chiều mũi tên) _ GV vẽ lên bảng và đặt câu hỏi để HS suy nghĩ: Đây là hình gì? + Hình a: -Vẽ núi: Nét gấp khúc. -Vẽ nước: Nét ngang. + Hình b: -Vẽ cây: Nét thẳng đứng, nét nghiêng. -Vẽ đất: nét ngang. _ GV tóm tắt: Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình. 3.Thực hành: * Yêu cầu của bài tập: HS tự vẽ tranh theo ý thích vào phần giấy bên phải ở Vở tập vẽ 1 (vẽ nhà cửa, hàng rào, cây…) _ GV hướng dẫn HS tìm ra các cách vẽ khác nhau: + Vẽ nhà và hàng rào… + Vẽ thuyền, vẽ núi… + Vẽ cây, vẽ nhà… _ GV gợi ý HS khá, giỏi vẽ thêm hình để bài vẽ sinh động hơn (vẽ mây, vẽ trời…) _ GV gợi ý để HS vẽ màu theo ý thích vào các hình. * Trong quá trình HS vẽ GV cần bao quát lớp và giúp HS làm bài 4. Nhận xét, đánh giá: _ GV nhận xét, động viên chung _ GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ 5.Dặn dò: _Về nhà: _ Quan sát các hình vẽ _Ở quyển vở, cửa sổ… _HS quan sát và suy nghĩ theo câu hỏi: +Vẽ từ trái sang phải +Vẽ từ trên xuống +Vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên _ Quan sát từng hình và trả lời _ Cho HS vẽ vào Vở tập vẽ 1 _ HS vẽ màu vào hình * Khi vẽ HS phải _Tìm hình cần vẽ _Cách vẽ nét (nhắc HS vẽ các nét bằng tay) _Vẽ thêm hình… _Động viên, khích lệ HS làm bài. _Lớp nhận xét bài vẽ của bạn _ Chuẩn bị cho bài học sau: Màu và vẽ màu vào hình đơn giản. Thứ năm, ngày 04 tháng 9 năm 2008 THỂ DỤC Bài 2: TRÒ CHƠI – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ I. MỤC TIÊU: _ Ôn trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”.Yêu cầu HS biết thêm một số con vật có hại, biết tham gia vào trò chơi chủ động hơn bài trước _ Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng, có thể còn chậm II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: _ Trên sân trường.Dọn vệ sinh nơi tập, không để có các vật gây nguy hiểm _ GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật. III. NỘI DUNG: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG TỔ CHỨC LUYỆN TẬP 1/ Phần mở đầu: -GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số. -Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học -GV nhắc lại nội quy và cho HS sửa trang phục -Khởi động: + Đứng vỗ tay, hát. + Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2,.. 2/ Phần cơ bản: a) Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc: _ Tập hợp hàng dọc: + Khẩu lệnh: “ Thành 1 (2, 3, 4) hàng dọc… tập hợp!” + Động tác: Sau khẩu lệnh, GV đứng quay người về phía định cho HS tập hợp và đưa tay phải chỉ hướng cho các em tập hợp. GV vừa giải thích động tác vừa cho HS tập để làm mẫu -Tổ trưởng tổ 1 nhanh chóng chạy đến đứng đối diện và cách GV khoảng cách 1 cánh tay. -Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4 lần lượt đứng bên trái tổ trưởng tổ 1, và cách nhau 1 khuỷu tay. -Các tổ viên từng tổ lần lượt tập hợp sau tổ trưởng tổ mình theo thứ tự từ thấp đến cao dần, khoảng cách 1 cánh tay. _ Dóng hàng dọc: + Khẩu lệnh: “ Nhìn trước … thẳng!” + Động tác: GV vừa giải thích động tác vừa hướng dẫn HS thực hiện: -Tổ trưởng tổ 1 đứng ngay ngắn, tay trái áp nhẹ vào đùi, tay phải giơ lên cao. -Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4 lần lượt chống tay phải vào hông và chuyển dịch sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người đứng bên phải mìn

File đính kèm:

  • docGA tuan 2 tong hop.doc
Giáo án liên quan