Giáo án Văn 11 ban A

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS:

 

- Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt,.

- Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình so với bài số 1 đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau.

B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án.

- Tập bài HS.

C. Cách thức tiến hành: Hướng dẫn, sửa chữa.

D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp.

2 . Bài mới.

 

Hoạt động I. HS nhắc lại đề ra.

Đề bài: Ca dao Việt Nam có câu:

“Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”. Song lại có câu danh ngôn : “Chỉ có thằng điên và người chết mới không bao giờ thay đổi ý kiến của mình”

Ý kiến của anh chị về vấn đề nêu trên.

Hoạt động II : Xác định yêu cầu bài làm: Hai ý kiến tưởng như đối lập song thực chất lại bổ sung cho nhau: trên con đường đi đến chân lí, cần phải kiên định song cũng phải hết sức linh hoạt, tỉnh táo, không sa vào bảo thủ, cố chấp, vì cuộc sống luôn thay đổi và có những diễn biến khôn lường.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:

1.Bài làm viết về cái gì, cho ai , nhằm mục đích gì ?

2.Người viết cần bộc lộ những nhận thức, cảm nghĩ gì?

3.Cần sắp xếp những nhận thức, cảm nghĩ ấy như thế nào?

HS thảo luận những vấn đề trên, rồi trình bày.

GV khuyến khích, động viên , bổ sung sửa chữa.

HS. Nhận biết, bước đầu biết đánh giá những ưu nhược của bài viết mình.

Hoạt động III . Nhận xét chung.

 

HS. Tự nhận xét , phát biểu ý kiến.

GV tổng kết, uốn nắn ( Tuỳ từng lớp cụ thể )

Nhấn mạnh những ưu điểm của các em.

 

Hoạt động IV. Chữa lỗi cụ thể.

 

Bài viết số 2 nhằm kiểm tra khả năng bộc lộ nhận thức và cảm nghĩ chủ quan của HS về một vấn đề xã hội-tư tưỏng nên tiết này tập trung chữa lỗi liên quan đến bộc lộ nhận thức và cảm nghĩ, về lập luận, diễn đạt.

 

Hoạt động V. Đọc bài tốt và trả bài.

 

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Văn 11 ban A, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT :45 Làm văn Trả bài số 2 A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt,... - Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình so với bài số 1 đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau. B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án. - Tập bài HS. C. Cách thức tiến hành: Hướng dẫn, sửa chữa. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2 . Bài mới. Hoạt động I. HS nhắc lại đề ra. Đề bài: Ca dao Việt Nam có câu: “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”. Song lại có câu danh ngôn : “Chỉ có thằng điên và người chết mới không bao giờ thay đổi ý kiến của mình” ý kiến của anh chị về vấn đề nêu trên. Hoạt động II : Xác định yêu cầu bài làm: Hai ý kiến tưởng như đối lập song thực chất lại bổ sung cho nhau: trên con đường đi đến chân lí, cần phải kiên định song cũng phải hết sức linh hoạt, tỉnh táo, không sa vào bảo thủ, cố chấp, vì cuộc sống luôn thay đổi và có những diễn biến khôn lường. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài: 1.Bài làm viết về cái gì, cho ai , nhằm mục đích gì ? 2.Người viết cần bộc lộ những nhận thức, cảm nghĩ gì? 3.Cần sắp xếp những nhận thức, cảm nghĩ ấy như thế nào? HS thảo luận những vấn đề trên, rồi trình bày. GV khuyến khích, động viên , bổ sung sửa chữa. HS. Nhận biết, bước đầu biết đánh giá những ưu nhược của bài viết mình. Hoạt động III . Nhận xét chung. HS. Tự nhận xét , phát biểu ý kiến. GV tổng kết, uốn nắn ( Tuỳ từng lớp cụ thể ) Nhấn mạnh những ưu điểm của các em. Hoạt động IV. Chữa lỗi cụ thể. Bài viết số 2 nhằm kiểm tra khả năng bộc lộ nhận thức và cảm nghĩ chủ quan của HS về một vấn đề xã hội-tư tưỏng nên tiết này tập trung chữa lỗi liên quan đến bộc lộ nhận thức và cảm nghĩ, về lập luận, diễn đạt. Hoạt động V. Đọc bài tốt và trả bài. Tiết PPCT :46 Đọc văn điếu văn đọc trước mộ mác PH.ăng ghen A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Hiểu được phong cách nghệ thuật chính luận của Ph. Ăngghen qua cách thức lập luận theo kết cấu tầng bậc kết hợp so sánh. -Phân tích được tình cảm thương tiếc vô hạn của Ph. Ăngghen qua hình thức nghệ thuật so sánh được sử dụng trong tác phẩm . -Nhận thức được vẻ đẹp kì vĩ, tầm vóc lớn lao cũng như cống hiến quan trọng của C.Mác đối với sự nghiệp giải phóng nhân loại khỏi ách thống trị tư bản. B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án. - SGV C. Cách thức tiến hành: Phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh để chiếm lĩnh những giá trị của tác phẩm. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2 . Bài mới. Hoạt động của GV- HS Hoạt động 1: HS đọc phần Tiểu dẫn, nắm ý chính. Thời điểm ra đời của bài Điếu văn? Người điếu và người được điếu có gì đặc biệt? HS đọc, chú ý diễn cảm, đúng các địa danh, tên riêng... Cách thể hiện tình cảm của tác giả có gì đặc biệt? Tìm hiểu giọng điệu của đoạn văn mở đầu và của toàn văn bản . Tác giả đã tổ chức luận điểm như thế nào để khẳng định những cống hiến vĩ đại của Mác? Cách lập luận như vậy có tác dụng gì? Bài điếu văn này có khác gì một bài điếu văn thông thường? Cảm nhận của em về công lao vĩ đại của Mác qua bài Điếu văn? Nội dung cần đạt: I.Tiểu dẫn: -Giới thiệu về Ph. Ăng ghen, tác giả bài Điếu văn và giới thiệu về C.Mác, nhân vật được ca ngợi trong bài Điếu văn... -Bài Điếu văn được viết sau thời điểm C.Mác qua đời và được đọc tại lễ an táng ông. Đây là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời mỗi con người : Thời điểm kết thúc sự hiện diện của con người đó trong thế giới của người sống. Đối với các vĩ nhân, đây cũng là thời điểm tổng kết cuộc đời bằng sự nhìn nhận, đánh giá của bạn bè thân hữu, của đồng chí, đồng đội. GV nhấn mạnh: đây là đánh giá của một vĩ nhân đối với một vĩ nhân, người đánh giá cũng mang tầm vóc lịch sử và thời đại chứ không phải là một người bình thường. II.Đọc-hiểu văn bản : 1.Cách thể hiện tình cảm của Ăngghen: +Thời gian cụ thể: ngày 14/3, lúc 3 giờ kém 15 phút; không gian trong phòng, trên chiếc ghế bành. +Cách giới thiệu: “nhà tư tưởng”- “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”. (“Hiện đại” cần phải hiểu là mới mẻ, cách mạng, vượt trội...). Tất cả cho thấy tầm vóc của một vĩ nhân. -Đoạn mở đầu giãi bày tâm trạng, giải thích niềm thương tiếc...tạo ra một không khí đau thương thành kính thiêng liêng cho văn bản. -Đoạn tiếp theo cũng có hai câu và cùng có giọng điệu tiếc thương, kính trọng ấy. +Khẳng định tổn thất lớn lao đối với cách mạng, đối vói giai cấp vô sản, đối với khoa học lịch sử. Kết cấu trùng điệp cho thấy tầm vóc lớn lao của Mác. +Cái chết đó tạo ra một nỗi trống trải đối với nhân loại, đối với khoa học. 2.Đánh giá sự nghiệp của Mác: +Tác giả sử dụng kết cấu tầng bậc kết hợp so sánh: Giống như:-Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển thế giới hữu cơ. -Mác đã tìm ra qui luật phát triển của lịch sử loài người ...Nhưng không chỉ có thế thôi... Đó là sự khẳng định tuyệt đối, Mác là vĩ nhân của những vĩ nhân. -ở đoạn sau, tác giả tiếp tục nhấn mạnh theo kiểu kết cấu tương tự: hai phát minh như vậy cũng đủ, chỉ cần một phát minh là người ta đã rất hạnh phúc...nhưng Mác không chỉ dừng lại đó. Cần phải hiểu Mác ở hai phương diện: con người khám phá phát minh và con người của hoạt động thực tiễn. Giữa hai con người ấy là một quan hệ biện chứng, chặt chẽ: “Bởi vì trước hết Mác là một nhà cách mạng”. -Tác giả khẳng định con người thực tiễn của Mác: tham gia vào việc lật đổ xã hội tư bản, tham gia sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản. Đó là công lao to lớn của Mác đối với giai cấp vô sản và là lòng tiếc thương vô hạn của PH.Ăngghen. Tác phẩm kết thúc bằng một câu cầu nguyện, khẳng định: “Tên tuổi và sự nghiệp ông đời đời sống mãi!”. III.Luyện tập: 1.HS tự làm, GV tổng hợp 2.Hoạt động cách mạng của Mác là nhằm giải phóng toàn nhân loại cần lao khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản và là động cơ cách mạng cao cả. Tiết PPCT :47 -52: Tiếng Việt phong cách ngôn ngữ chính luận A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Nhận rõ và phân biệt hai khái niệm ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ chính luận. -Nắm được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án. - SGV C. Cách thức tiến hành: Phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh để nắm được vấn đề. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2 . Bài mới. Hoạt động của GV-HS -Văn bản chính luận hiện đại bao gồm những thể loại nào? HS đọc, rút ra nhận xét. Em có nhận xét gì về các phương diện: từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ của các văn bản vừa đọc trên? HS đọc phần ghi nhớ. GV hướng dẫn HS làm bài tập, từ đó củng cố, bổ sung về lí thuyết. Có thể học sinh đã làm ở nhà, GV cho HS trình bày, rồi tập thể nhận xét, góp ý, sau đó giáo viên bổ sung, đánh giá, cho điểm. HS đọc phần ghi nhớ: Nội dung cần đạt: I.Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận: -Bao gồm: cương lĩnh, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, , xã luận, báo cáo, tham luận trong các hội nghị chính trị... 1.Tìm hiểu văn bản : 2.Nhận xét về ngôn ngữ chính luận: a, Văn bản chính luận dùng nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng, phát xít, thực dân...ở đây, mức độ sử dụng rất tập trung; chúng được dùng để diễn đạt những khái niệm, lí lẽ, lập luận theo quan điểm của người viết. b,Câu văn thường chuẩn mực, gắn với phán đoán lô gíc và hệ thống lập luận. Câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận. c, Các biện pháp tu từ còn sử dụng các phép tu từ và các hình ảnh nghệ thuật , biểu cảm. II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận: 1.Tính trừu tượng khoa học kết hợp với thực tế chính trị trước mắt: -Đề tài của ngôn ngữ chính luận là những vấn đề chính trị-xã hội, được trình bày trên cơ sở những hrệ thống tư tưởng nhất định và có nhiều thuật ngữ chính trị. 2.Tính lí trí khách quan kết hợp với trữ tình bằng thực tiễn vlập luận: -Văn bản chính luận được xây dựng trên cơ sở vững chắc của khoa học chính trị, thể hiện nhiệt tình chính trị sôi nổi của người viết. -Văn bản chính luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học và thể hiện thái độ rõ ràng, quyết liệt. 3.Tính phi cá thể của ngôn ngữ khoa học kết hợp với phong cách cá nhân: -Ngôn ngữ chính luận giàu hình ảnh, có nhiều biện pháp tu từ. -Ngôn ngữ chính luận mang sắc thai cá nhân người viết. Có thể xem đó là một phong cách trung gian. II. Luyện tập: 1.Hệ thống lập luận bao gồm: +Tình thế: Ta đã nhân nhượng, nhưng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta. +Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước : Bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì đều phải cứu nước. +Niềm tin vào thắng lợi của nhân dân ta. ->Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lí, có quan hệ chặt chẽ, như tiền đề và hậu quả. 2.HS tự làm, GV nhận xét, bổ sung. III.Luyện tập(tiếp)-tiết 2: 1.Đoạn văn trích thuộc phong cách chính luận vì: -Kết hợp tính trừu tượng khoa học(từ ngữ chính trị, câu văn là những nhận định phán đoán lôgíc) với tính thời sự( tinh thần yêu nước của nhân dân ta). -Kết hợp tính lí trí: khẳng định “truyền thống yêu nước” với sự miêu tả hình ảnh, cách dùng từ ngữ thể hiện cảm xúc: nồng nàn, quí báu, sôi nổi, mạnh mẽ... -Kết hợp ngôn ngữ phi cá thể với phong cách ngôn ngữ cá nhân: hình ảnh, cảm xúc gắn kết với lập luận trừu tượng. 2.Tìm các phương thức tu từ: -Điệp ngữ: Ai (với vị trí đầu dòng); Ai có...dùng -Liệt kê: súng gươm, cuốc thuổng, gậy gộc. Trong liệt kê theo lối tiệm thoái. 2.Trong văn chính luận, những nhận định, kết luận quạn trọng phải có chứng cứ: -Bọn Pháp đã hạ súng đầu hàng Nhật sau hai mươi bốn tiếng đồng hồ. -Nhiều đội quân Pháp cắm đầu chạy. -Một số định cùng ta kháng chiến, nhưng rồi cũng bỏ chạy sang Trung Quốc. 4.Gợi ý: -Tình cảm yêu nước không phải tự nhiên sinh ra là đã có sẵn hoặc không phải do nhận thức lí tính trừu tượng. -Tình yêu nước ở mỗi người bắt đầu từ những kỉ niệm thời thơ ấu, từ sự gắn bó trong cộng đồng, làng xã, gia đình... -Tình cảm lớn này thường gắn với ý thức và nghĩa vụ của mỗi người công dân, bắt rễ sâu từ trong cuộc sống cộng đồng, trong kí ức, kỉ niệm của đời người . IV.Dặn dò: Soạn bài mới. Đề kiểm tra 15 phút môn Văn khối 11 Họ và tên: ..............................................Lớp: I.Phần trắc nghiệm: 1.Ngôn ngữ chủ yếu trong đoạn trích “Trao duyên” là : A. Đối thoại B. Độc thoại C. Độc thoại nội tâm D. Bàng thoại. 2.Mục đích của việc tóm tắt văn bản nghị luận là : A. Để ghi nhớ B. Để kể lại cho người khác. C. Để làm tài liệu D. Để ghi nhớ, hoặc thông tin lại cho người khác. 3. Bút phát chủ yếu của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Từ Hải là : A. Hiện thực B. Lãng mạn C. Tượng trưng D. ẩn dụ 4. “Mắt xanh” là điển cố có ý nghĩa: A. Đôi mắt màu xanh B. Đôi mắt yêu thương C.Đôi mắt của sự hận thù D. Đôi mắt của sự tri âm tri kỉ. 5.Có bao nhiêu loại chữ viết của tiếng Việt: A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại. 6. Từ “ăn” nào trong các kết hợp sau được dùng theo nghĩa đen: A. ăn ảnh B. ăn ý C. ăn uống D. ăn hối lộ . II. Phần tự luận: Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn, trong đó vận dụng thao tác nghị luận chứng minh. Tiết PPCT :48-49 Làm văn viết bài làm số 3 A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Củng cố những hiểu biết về loại văn phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình. -Rèn luyện khả năng tiếp nhận tác phẩm và diễn đạt rõ ràng, tinh tế những cảm nghĩ của mình bằng văn bản. -Gây thêm niềm hứng thú thưởng thức tác phẩm, cũng như niềm vui tập viết văn. B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án. - SGV-SGK C. Cách thức tiến hành: HS làm bài nghiêm túc, có chất lượng cao. D. Tiến trình lên lớp: I.Hoạt động1: 1. ổn định lớp. 2 . Công bố đề bài: Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích “Trong đau khổ nhớ người thân” (trích Truyện Kiều-Nguyễn Du). Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề trên những nét lớn. -Dặn dò về qui cách làm bài: chừa lề, chữ viết, độ dài tối đa, thời gian làm bài... Tiết PPCT :50-51 Đọc văn: bài thơ số 28 R. tago A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Cảm nhận được vẻ đẹp thơ Tago, một phong cách thơ kết hợp trữ tình tha thiết, nồng nàn và chất triết lí trầm tư, sâu sắc. -Cảm nhận thông điệp tình yêu Tago, qua đó hiểu biết và trân trọng giá trị tình yêu trong cuộc sống. -Hướng dẫn học sinh đọc thêm một số bài thơ khác trong chương trình. B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án. - SGV-SGK C. Cách thức tiến hành: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh để chiếm lĩnh, cắt nghĩa tác phẩm. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2 . Giới thiệu bài mới Hoạt động GV-HS: Hoạt động 1: HS đọc tiểu dẫn, nắm ý chính: Em hiểu gì về cuộc đời và sự nghiệp của Tago? Em đã học những tác phẩm nào của Tago? -Nên đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào? -Nhận xét của em về cách tổ chức câu thơ của Tago? -Nên chú ý vào những từ “chìa khoá” nào để “giải mã” bài thơ? -Hình ảnh đôi mắt được so sánh với điều gì? ý nghĩa? Hình ảnh đôi mắt em đã gặp ở đâu? Nhà thơ đã đề cập những nghịch lí nào? Vì sao của những nghịch lí ấy? -Tago đã giải thích những nghịch lí ấy như thế nào? -Cấu trúc ý nghĩa của hai đoạn thơ tiếp theo? Lí giải? -Tago đã triết lí về tình yêu như thế nào? Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu bài thơ Nội dung cần đạt: I.Tiểu dẫn: R.Tago( 1861-1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của ấn Độ. ông đã phấn đấu hết mình và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hoá ấn Độ, giải phóng nhân dân ấn Độ, đấu tranh vì chủ nghĩa nhân đạo, vì tình hữu ái giữa các dân tộc. -Ông để lại một khối lượng sáng tác khổng lồ gồm nhiều lĩnh vực, cho thấy sức sáng tạo thiên tài, vô tận của mình. Tập Thơ Dâng của ông vinh dự được xét tặng giải Nô ben văn chương đầu tiên của châu á. “Người làm vườn” là tập thơ nổi tiếng của Tago, gồm 45 tác phẩm . Qua tác phẩm, nhà thơ muốn nói thế giới thật tươi đẹp và sống trên đời thực sự là niềm vui khi thế giới là một khu vườn tình yêu đầy hương sắc. Bài thơ số 28 rất nổi tiếng, được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. II.Đọc hiểu bài thơ: 1.Một số đặc điểm của bài thơ: -Bài thơ được viết theo lối văn xuôi, gồm 10 câu, trong đó cặp câu 3 và 4, 7 và 8, cả 5 và 9 là những câu thơ sinh đôi. -Ba từ “chìa khoá” có thể mở ra cấu tứ và chủ đề của bài thơ là “đời anh”, “trái tim”, “tình yêu”. Câu 1 mở bài, tác giả viết: “Đôi mắt em muốn hiểu nghĩa đời anh”, đến câu 9 và 10 kết luận, cô đúc ý nghĩa toàn bài: “... đời anh là tình yêu”. 2.Tìm hiểu bài thơ: a, Nghịch lí tình yêu : -Hình ảnh đôi mắt người yêu với khao khát “muốn hiểu nghĩa đời anh”, thực chất khao khát muốn tìm kiếm bản ngã người khác, một khát vọng muôn đời. Hình ảnh so sánh “như trăng vào sâu biển cả” vừa đẹp, vừa có ý nghĩa biểu tượng sâu xa: sự hiểu biết, sự hoà nhập trọn vẹn tạo nên sự lung linh kì diệu. -Trong thơ ca, hình ảnh đôi mắt thường biểu tượng của vẻ đẹp tâm hồn, còn trong thơ Tago là biểu hiện của khát vọng hiểu biết, hoà nhập tâm hồn trong tình yêu . -Đáp ứng nguyện vọng của người yêu, chàng trai đã phơi bày toàn bộ sự thật cuộc đời mình, tuy nhiên, hiểu biết viên mãn là bất khả. Đó là nghịch lí của tình yêu. Nghịch lí ấy được nhắc lại trong câu 6 và câu 10 với các hình ảnh : nữ hoàng không biết về biên giới của vương quốc, em không hiểu rõ đời em. Chính những nghịch lí ấy tạo nên những huyền diệu của tình yêu, song không phải là bất khả giải. b.Bản chất của đời sống, của tình yêu : -Hai đoạn thơ tiếp theo có cùng cấu trúc: Đưa ra một giả định, sau đó lại phủ định để đi đến một khẳng định khác.(A không phải là B, nhưng A lại là C). Đoạn 1:-Viên ngọc, đoá hoa vừa xinh đẹp, vừa quí giá...anh sẵn sàng dâng hiến cho em, để em hiểu đời anh hơn. -Nhưng đời anh là trái tim, nên những cách nối gần khoảng cách để hiểu nó một cách trọn vẹn cũng khác thường. Bời vì trái tim ấy chứa đựng những điều phi thường. Đoạn 2: -Tình yêu với niềm vui, nỗi đau đều là những trạng thái tình cảm, những phản ứng tâm lí của con người trong đời sống, đều được ôm chứa trong trái tim. Nhưng nếu như niềm vui, nỗi đau là những cảm xúc đơn sắc, đối lập thì tình yêu lại hàm chứa tất cả, hoà trộn mọi gam màu, và tất cả đều vô tận. Nếu niềm vui, nỗi đau đều có thể dễ dàng cảm nhận thì tình yêu lại rất khó tỏ bày, chẳng dễ phản ánh, chẳng dễ nhìn thấy và đọc hiểu. ->đời anh là tình yêu, mà tình yêu vừa cụ thể, vừa trừu tượng, vừa hữu hạn vừa vô hạn, vui sướng và sầu muộn là vô biên, sự giàu có và thiếu thốn của nó là vô hạn. ->Đời anh là tình yêu, mà không thể nắm bắt tình yêu như nắm bắt tri thức. Chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu, chỉ có ai yêu mới hiểu được tình yêu. “Tôi yêu, tức là tôi sống” (Tago). Khát vọng trong tình yêu là vô cùng. Đó chính là hạnh phúc, ý nghĩa của tình yêu. Tago vừa là tình nhân, vừa là triết nhân. III.Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm các bài tập, có thể tham khảo: -Những người con mắt lá răm Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. -Thương nhau đứng ở đàng xa Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần. Hướng dẫn đọc thêm bắt buộc: Bài “Tôi yêu em” (Puskin): -Tình yêu được ví với ngọn lửa, là một hình ảnh giàu ý nghĩa, tình yêu ấy thật cao thượng, vị tha, sẵn sàng hi sinh vì người yêu hạnh phúc. Đúng là “Yêu là tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác”. Tiết PPCT 53: Làm văn Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Hiểu được vai trò của nhân vật và cách phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự để đọc truyện và làm văn. B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án. - SGV C. Cách thức tiến hành: Phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh để nắm được vấn đề. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2 . Bài mới. Hoạt động của GV-HS: -Nhân vật là gì? Nguyễn Tuân đã làm cho đoạn văn sinh động lên bằng cách nào? Tác giả đã dựa trên những chi tiết nào để khắc hoạ tính cách nhân vật chị Dậu? Nguyễn Tuân đã kết luận chung về nhân vật bằng những câu văn tiêu biểu nào? Người viết đã đưa ra những chi tiết nào để tóm tắt toàn bộ cuộc đời nhân vật? Những kết luận của người viết về nhân vật Chí Phèo? Nhận xét về lời văn của đoạn trích? Kết quả cần đạt: I.Nhân vật văn học: -Hình tượng con người trong các tác phẩm văn học, được nhà văn sáng tạo ra để nhận thức con người, cuộc sống và thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của mình. II.Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự: 1.Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: a,Nguyễn Tuân đã làm cho đoạn văn sinh động hẳn lên bừng cách dùng những từ thật xác đáng hoặc dân dã, hoặc trang trọng để điểm qua các nhân vật của “Tắt đèn’ : tri phủ ba que ba dọi, bố lão quan tỉnh dê cụ, một tràng nhân vật cầm cờ chạy hiệu, một đài hoa sen dã ngoại.. b, Có nhiều chi tiết trong tác phẩm nhưng người viết đã không liệt kê tất cả mà chọn những chi tiết tiêu biểu: -Cái bà Nghị, giàu thế còn làm điêu -Lão phủ Tư Ân đểu quá... Tính cách đôn hậu của người dân quê thẳng thắn, tự nhiên, hành động theo lẽ phải hiện lên khá rõ. c, Để cho bài văn khắc sâu vào trí nhớ người đọc, từng đoạn phải có những câu gây được ấn tượng: -Trên đầm bùn ấy, ngoi lên một đài sen dã ngoại... -Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của “Tắt đèn”... 2. Về bài “Nhân vật Chí Phèo’’: a, Tác giả bài viết đã tóm lược toàn bộ cuộc đời nhân vật Chí Phèo với những chi tiết: -Chí Phèo là một thằng cùng hơn cả dân cùng” không cha, không mẹ, không thân thích họ hàng ... -Chí Phèo sống cuộc sống tối tăm của một con vật, và chết cái chết thê thảm của một con vật. b, Bài phân tích đã đưa ra những nhận định về nhân vật Chí Phèo: -Số phận khốn khổ của Chí Phèo chính là số phận của một lớp người cố nông dưới đáy cùng của xã hội nông thôn Việt Nam cũ. -Hiện tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình. -Hiện tượng Chí Phèo chưa hết chừng nào bọn địa chủ cường hào còn tác oai tác quái tên đầu dân làng. Bài viết đã cho thấy sự tàn bạo khủng khiếp của thực dân và phong kiến trước cách mạng tháng Tám. c, Nhận xét về lời văn đoạn trích: Viết theo một dàn ý mạch lạc, rõ ràng. Các lận điểm đều được soi sáng bằng nhiều chi tiết cụ thể. Lời văn trong sáng, dễ hiểu. III.những điều cần lưu ý: HS tự nghiên cứu theo SGK III.Luyện tập-dặn dò: HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà, GV đánh giá, kết luận. -Soạn bài mới. Tiết PPCT 54: Tiếng Việt: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Hiểu được cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân và mối tương quan giữa chúng. -Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng, độc đáo của ngôn ngữ cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội. -Có ý thức và năng lực vừa tôn trọng những qui tắc chung của ngôn ngữ xã hội, vừa sáng tạo, đóng góp phần mình vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội . B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án. - SGV C. Cách thức tiến hành: Phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh để nắm được vấn đề. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2 . Bài mới. Hoạt động của GV-HS: HS đọc, tìm hiểu, tìm ví dụ: Các qui tắc chung của ngôn ngữ được thể hiện như thế nào? Tính riêng trong lời nói của cá nhân được thể hiện như thế nào? Quan hệ giữa ngôn ngữ và lìư nói được thể hiện như thế nào? -HS đọc phần ghi nhớ. HS trình bày, GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. Nội dung cần đạt: I.ngôn ngữ -tài sản chung của xã hội : -Ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp chung của cả cộng đồng. 1.Những yếu tố ngôn ngữ chung cho tất cả mọi thành viên. +Các âm và các thanh chung. +Các tiếng(âm tiết) do sự kết hợp giữa âm và thanh theo qui tắc nhất định. +Các từ, ngữ cố định. 2.Các phương thức chung, qui tắc chung: -Phương thức chuyển nghĩa từ. -Qui tắc cấu tạo câu. II. Lời nói-sản phẩm riêng của cá nhân: 1.Giọng nói cá nhân: -Mỗi người một giọng, không ai giống ai. 2.Vốn từ ngữ cá nhân: -Được tạo nên bởi học vấn, thói quen sử dụng ngôn ngữ, quan hệ xã hội ... 3.Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo: Ví dụ: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năn trồng người” (Hồ Chí Minh). -Tôi muốn buộc gió lại (Xuân Diệu). 4.Việc tạo ra các từ mới: Ví dụ : Gạch ốp lát, rốt ráo, nhẽo nhợt... -Phong cách ngôn ngữ cá nhân: ví dụ phong cách chính luận Hồ Chí Minh, phong cách văn chương của các nhà văn. III.quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: -Ngôn ngữ chung là cơ sở để cho mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời để lĩnh hội lời nói của cá thể khác. -Lời nói là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung, những phương thức chung và những qui tắc chung của ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ phát triển . IV. luyện tập: Bài 1: -Các từ “xinh” của “thì thào” vốn chỉ đặc điểm và hoạt động của người đã được chuyển sáng chỉ đặc điểm và hoạt động của “cơn gió” để nhân hoá “cơn gió”. -Các từ “đong”, “lắc, “đầy” vốn dùng cho các vật thể, được tác giả chuyển sang dùng cho một trạng thái tâm lí tinh thần. -Từ “thông” vốn chỉ một loài cay thân thẳng và xanh tươi cả trong mùa đông giá rét được chuyển nghĩa để chỉ khí tiết ngay thẳng, cương trực của con người. “Sương tuyết” vốn chỉ hiện tượng giá rét nay có nghĩa rộng hưn là khó khăn, gian khổ. Bài 3: So sánh ngôn ngữ và tiền; -Giống nhau: +Đều là phương tiện chung của xã hội +Mỗi cá nhân không thể có thứ ngôn ngữ hay thứ tiền riêng biệt và không thể tự ý thay đổi. -Khác nhau: +Tiền dùng làm phương tiện trao đổi hàng hoá, còn ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp. +Tiền có thể thay đổi hẳn bằng loại khác, còn ngôn ngữ thì không thể. +Cá nhân có thể sáng tạo khi dùng ngôn ngữ, còn không thể biến đổi bản thân đồng tiền. Bài 2: HS tự làm. Tiết PPCT 55 Ôn tập Ôn tập phương pháp đọc-hiểu A.Mục tiêu bài học Giúp HS: -Nắm được phương pháp đọc-hiểu tác phẩm văn học nói chung và phương pháp đọc-hiểu tác phẩm văn học trung đại nói riêng; vận dụng để đọc-hiểu một tác phẩm văn học cụ thể. -Nắm được những kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất của phần văn trong chương trình. -Tự đánh giá được kiến thức và phương pháp làm bài của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm để học tập tốt hơn mon Ngữ văn. B. Phương tiện lên lớp: - Giáo án. - SGV C. Cách thức tiến hành: Phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh để ôn tập. D. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2 . Bài mới: Hoạt động của GV-HS HS chuẩn bị ở nhà, trình bày theo nhóm hoặc tự do. Học bài “Quốc tộ”, anh chị cần có những kiến thức gì? Anh chị cần huy động ngôn ngữ hiểu biết về Phật giáo như thế nào để hiểu bài “Cáo tật

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 11 T4173.doc