Giáo án văn 11 - Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh (tuần 24, tiết 106) - Trường THPT Đỗ Công Tường

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

- Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đời sống trong bài thơ. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và niềm tin.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, cảm nhận bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại.

- Ý thức được tình yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan vượt lên trên mọi hoàn cảnh.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Đọc hiểu, phân tích, giảng bình, kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận nhóm.

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” và phân tích khổ thơ đầu?

3. Vào bài: (3 phút)

 

docx5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11 - Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh (tuần 24, tiết 106) - Trường THPT Đỗ Công Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG TIẾT 106 TUẦN 24 NGÀY 16/02/2012 NGƯỜI DẠY: HUỲNH THỊ XUÂN LANG CHIỀU TỐI (MỘ) HỒ CHÍ MINH MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đời sống trong bài thơ. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và niềm tin. Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, cảm nhận bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại. Ý thức được tình yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan vượt lên trên mọi hoàn cảnh. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc hiểu, phân tích, giảng bình, kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận nhóm. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: Ổn định tổ chức(1 phút) Kiểm tra bài cũ (4 phút) Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” và phân tích khổ thơ đầu? Vào bài: (3 phút) Cho đến hôm nay, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh tụ vĩ đại mà còn là một cây bút xuất sắc của văn học dân tộc. Người đã sáng tác rất nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau như: truyện ngắn, kí, phóng sự, thơ,…Riêng ở thể loại thơ, chúng ta không thể nào không nhắc đến tập “Nhật kí trong tù” gồm 134 bài thơ chữ Hán thể hiện nhân cách phi thường của người tù vĩ đại. Tuy bị giam cầm nhưng lúc nào trái tim của Người cũng hướng về quê hương Việt Nam yêu dấu với những khát khao cháy bỏng. Bài thơ “Mộ” (chiều tối) trích từ tập thơ này cũng mang đậm phong cách thơ đó, nét cổ điển xen lẫn hiện đại, hình ảnh thơ độc đáo đã từng bước dẫn dắt người đọc vào một không gian thơ độc đáo hấp dẫn để từ đó càng thêm khâm phục ý chí, nghị lực và tinh thần “thép” của Hồ Chí Minh . THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HS NỘI DUNG 5-7 phút 5-8 phút 15 phút 4 phút 3 phút Hoạt động 1: tìm hiểu chung -Trình bày hiểu biết của em về tập thơ “Nhật kí trong tù”? GV giảng: Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Người đã sáng tác 134 bài thơ chữ Hán đặt tên là “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù). -Em hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ chiều tối? GV gọi học sinh đọc bài thơ, lưu ý: 2 câu đầu đọc với giọng điệu trầm buồn, chậm rãi, 2 câu cuối đọc với giọng tươi vui, phấn khởi. -Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong 2 câu thơ đầu:Không gian, thời gian, cảnh vật. -Câu thơ “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” không chỉ thể hiện sự đồng cảm của Bác với cảnh vật mà còn cho thấy tình cảm gì của Bác ? GV lưu ý ở câu 2 bản dịch chưa sát với phiên âm: cô vân, mạn mạn. Trong câu thơ thứ hai tác giả sử dụng nghệ thuật gì? GV gợi mở: dù trong hoàn cảnh nào(cảnh ngộ bị giam cầm) tâm hồn của Bác vẫn hướng về thiên nhiên và cuộc sống. -Mạch thơ ở hai câu cuối có sự chuyển biến như thế nào? Ở nguyên văn không có từ “tối”, từ “tối” trong bản dịch thơ là do người dịch thêm vào. Nhưng nếu chỉ đọc phần phiên âm chữ Hán, người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được trời tối và thời gian đang trôi dần. Em nào có thể lí giải tại sao lại như vậy? Chất “thép” của bài thơ được thể hiện như thế nào? GV giải thích: sự quan tâm và tình yêu thương của Người với người với những người lao động nghèo. Hai câu thơ thể hiên niềm phấn khích, thích thú trước vẻ đẹp cuộc sống đời thường. Người đã quên đi cảnh ngộ của mình để chia sẻ đồng cảm với niềm vui, hạnh phúc của người lao động tuy vất vả nhưng tự do. 3.Hoạt động 3: Củng cố -Em nào có thể khái quát lại nội dung chính của bài thơ? -Em hãy chỉ ra một số nghệ thuật chính được sử dụng thành công ở bài thơ? 4. Hoạt động 4: dặn dò - Học thuộc bài thơ, nắm được những nét chính về cảnh thiên nhiên chiều tối và cuộc sống con người. -Chuẩn bị bài thơ Từ ấy- Tố Hữu. Trả lời Trả lời Đọc bài Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời HS lắng nghe và ghi chép Tìm hiểu chung Tập thơ “Nhật kí trong tù” - Ra đời 1942- 1943. - Gồm 134 bài thơ chữ Hán. Bài thơ “Chiều tối”: a. Xuất xứ: Là bài thơ thứ 31 của tập thơ NKTT b. Hoàn cảnh sáng tác: Cảm hứng được gợi trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối năm 1942. c. Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt. II. Đọc hiểu: Cảnh thiên nhiên chiều tối: Không gian: núi rừng. Thời gian: chiều tà. Cảnh vật: trời mây, chim muông. Hình ảnh cánh chim: mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà. Tình yêu thương của Bác , khát khao mái ấm, chốn dừng chân. Hình ảnh chòm mây: +Cô (cô vân): cô đơn, lẻ loi. +mạn mạn: lửng lờ, uể oải. Nghệ thuật nhân hóa: chòm mây mang tâm trạng lẻ loi chưa biết về đâu. Lấy động tả tĩnh, lấy điểm tả diện. →Tuy bị giam cầm nhưng Bác luôn tự chủ về ý thức, bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh khắc nghiệt Cảm nhận về cuộc sống con người: +Không gian: xóm núi ấm áp +Thời gian:đêm tối nhưng bừng sáng ánh lửa hồng. +Cảnh vật: người lao động. a. Vẻ đẹp hình ảnh con người; -con người: Thiếu nữ. -Động thái: Xay ngô Vẻ đẹp con người: khỏe đẹp trẻ trung, đầy sức sống. b.Hình ảnh lò than: - Ma bao túc- bao túc ma hoàn: sự nối âm liên hoàn nhịp nhàng, diễn tả vòng xoay vô tận của cối xay ngô. -Chữ “hồng”: nhãn tự làm bừng sáng và nổi bật khung cảnh thiên nhiên, gợi lên sự ấm áp. → Tinh thần lạc quan, yêu đời, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Tổng kết: 1.Nội dung: - Bài thơ thể hiện nhân cách phi thường của Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, luôn nâng niu, trân trọng mọi sự sống trên đời, tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường vượt lên trên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. 2.Nghệ thuật: - Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu hình ảnh, sử dụng linh hoạt, giàu sức gợi tả. - Có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại.

File đính kèm:

  • docxchieu toi.docx
Giáo án liên quan