Giáo án văn 12 - Bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Tiết 69, 70, 71)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cái mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấy rõ mỗi người, nhất là người nghệ sĩ không thể giản đơn và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

- Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật: kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện

rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút bản lĩnh và tài hoa.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng chuyên môn: đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

- Kĩ năng sống:

+ Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tại, qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân.

+ Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm.

3. Thái độ:

- Ý thức đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa các mặt trong cuộc sống.

- Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 12 - Bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Tiết 69, 70, 71), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2013 Tiết 69 + 70 +71 – Đọc văn CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Nguyễn Minh Châu I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cái mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấy rõ mỗi người, nhất là người nghệ sĩ không thể giản đơn và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. - Hiểu được những nét đặc sắc về nghệ thuật: kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút bản lĩnh và tài hoa. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng chuyên môn: đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại. - Kĩ năng sống: + Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tại, qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân. + Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm. 3. Thái độ: - Ý thức đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa các mặt trong cuộc sống. - Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN. 1. Giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: SGK, vở soạn. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. - Giáo viên tiến hành kết hợp các phương pháp gợi tìm, đàm thoại, diễn giảng. - Phương pháp dạy học tích cực: + Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm. + Thảo luận nhóm: Trao đổi về sự thể hiện cảm hứng thế sự của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm. + Trình bày 1 phút: Trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: “Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấp áp” (Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người, T.C Văn học, 1993, số 3, tr.20). Có thể nói Chiếc thuyền ngoài xa là một biểu hiện của xu hướng tìm tòi khám phá trong văn của Nguyễn Minh Châu, trở về với đời thường, với mảnh đất miền Trung cằn cỗi và cơ cực, đau đáu đi tìm câu hỏi cho những phận người trong cuộc sống đời thường trăm đắng ngàn cay. Trên tinh thần quyết liệt đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã lấy con người làm đối tượng phản ánh thay cho hiện thực đời sống. Mặc dù không phủ nhận văn chương gắn với cái chung, với cộng đồng nhưng Nguyễn Minh Châu còn muốn thể hiện một quan niệm văn chương trước hết phải là câu chuyện của con người, với muôn mặt phức tạp phong phú với tất cả chiều sâu. Hoạt động của GV & HS Yêu cầu kiến thức HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG ? Em hãy giới thiệu những nét chung nhất về nhà văn Nguyễn Minh Châu? ? Nêu xuất xứ ? hoàn cảnh sáng tác? MR: “ Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời ba năm trước thời điểm 1986 - mốc mà bất cứ một nhà văn Việt Nam, XHCN nào cũng phải nhớ, như là năm khai sinh và tái sinh con đường nghệ thuật của mình, ít nhất là về tư thế cầm bút, họ được tự do. Nguyễn Minh Châu được coi là vị khai quốc công thần của triều đại văn học đổi mới. Bắt đầu từ Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu tăng dần độ rung chấn vào cơ địa văn đàn đương thời, dự báo một cuộc bung trào bung nham đổi mới triệt để của văn học nghệ thuật những năm sau đó. HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. GV yêu cầu HS đọc ở nhà. ? Nêu bố cục của văn bản? ? Tác phẩm mở đầu bằng khung cảnhnh như thế nào? ? Nghệ sĩ Phùng đã gọi đó là cảnh đắt tr trời cho? Em hiểu như thế nào? ? Trình bày cảm nhận của em về bức tranh? ? Trước cảnh đẹp như vậy, cảm xúc của Phùng như thế nào? MR: Còn gì hạnh phúc hơn đối với người nghệ sĩ khi bắt gặp vẻ đẹp tuyệt cảnh đem đến sự trong trẻo, bay bổng của tâm hồn. Cái đẹp thực sự giúp thanh lọc tâm hồn. ? Bước ra khỏi chiếc thuyền có phải cảnh mà người nghệ sĩ mong đợi không? MR: Giữa lúc tâm hồn đang thăng hoa bởi cái đẹp vô cùng, vô tận của ngoại cảnh thì nghệ sĩ Phùng lại choáng váng vì những gì mình đang chứng kiến. ? Hành động của họ như thế nào? ? Nếu là người đàn bà em sẽ xử sự như thế nào? ? Em có cảm nhận như thế nào về phát hiện thứ hai này của người nghệ sĩ? ? Trước cảnh tượng đó, Phùng đã làm như thế nào? ? Qua sự đối lập giữa hai phát hiện của Phùng, em có suy nghĩ gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc? MR: Nhà văn không nên nhìn cuộc sống chỉ bằng cái nhìn nghệ sĩ và từ ngoài xa mà phải “ngụp sâu vào dân tộc mình, nhân dân mình…” “ngụp sâu vào dân tộc mình, nhân dân mình…” “để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người vhà cuộc đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”(Ngồi buồn viết mà chơi) để “mang lại một điều gì thật sâu sắc mới mẻ cho bạn đọc”. Phải chăng quan niệm ấy cũng rất gần với quan niệm của Nam Cao trước kia "…Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than"(Trăng sáng). ? Vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất hiện ở tòa án huyện? Hoạt động nhóm. GV chia lớp thành 2 nhóm: + Nhóm 1: diễn biến tâm lí nhân vật chánh án Đẩu. + Nhóm 2: diễn biến tâm lí nhân vật người đàn bà hàng chài. Thời gian thảo luận: 03 phút. Các nhóm lần lượt trình bày. GV nhận xét bổ sung, chuẩn kiến thức. ? Câu chuyện này tác động như thế nào đến những người nghe ? ? Nhận xét về nhân vật chánh án Đẩu ? Thảo luận : Qua câu chuyện người đàn bà kể gợi cho em những suy nghĩ gì về cuộc đời ? ? Mỗi lần ngắm tấm ảnh người nghệ sĩ thấy gì ? ? Ý nghĩa hình ảnh mà Phùng nhìn thấy ? HOẠT ĐỘNG 3 : TỔNG KẾT. HS đọc ghi nhớ. ? Tổng kết các giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn ? I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả. - Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) - Quê: Xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - Ông là nhà văn quân đội - “Niềm kiêu hãnh của những người cầm bút” ( Nguyễn Khải) - Trước 1975: tác phẩm của ông mang đặc điểm chung của văn học thời chống Mĩ: Mang khuynh hướng sử thi, lấp lánh vẻ đẹp lãng mạn và dồi dào chất thơ. - Sau 1975 (chính xác là từ những năm 1980) ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của văn học Việt Nam thời đổi mới và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 - Tác phẩm chính: (SGK) Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê… 2. Tác phẩm. - Tháng 8- 1983. - In trong tập truyện ngắn cùng tên, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987 II - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. - Đọc. - Bố cục: Hai đoạn + Đoạn 1(từ đầu đến chiếc thuyền lưới vó đã biến mất): Cảnh bình minh trên biển + Đoạn 2(còn lại): Câu chuyện ở toà án huyện 1. Cảnh bình minh trên biển: Người nghệ sĩ có những phát hiện mới mẻ Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ: - Vẻ đẹp trời cho mà cả đời bấm máy người nghệ sĩ chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần : Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù mầu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum…” + Một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ + Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà + Một vẻ đẹp toàn bích à Không thể tìm thêm một từ ngữ nào ấn tượng hơn nữa để ca ngợi vẻ đẹp cổ điển mà lãng mạn của bức tranh biển lúc bình minh. - Cảm xúc người nghệ sĩ: + Đau thắt trái tim, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. + Khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện + Nghĩ rằng bản thân của cái đẹp chính là đạo đức à Cái đẹp thực sự phải có tính hướng thiện. Đó là sự hài hòa giữa Chân, Thiện, Mĩ. b- Bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lí - Từ chiếc thuyền đẹp như mơ, những con người bước ra: + Một người đàn bà ngoài bốn mươi tuổi cao lớn, thô kệch và xấu xí với khuôn mặt rỗ đầy mệt mỏi, tái nhợt sau một đêm thức trắng, ánh mắt như buồn ngủ… + Một lão đàn ông thô kệch, dữ tợn với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, đôi mắt đầy vẻ độc dữ. Hành động: + Người đàn ông rút chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà với tất cả lòng căm hận như lửa cháy: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ” → tra tấn cả về cả thể xác và tinh thần. + Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. + Thằng bé Phác: vì thương mẹ như một viên đạn trên đường lao tới đích nhảy xổ vào, giằng lấy chiếc thắt lưng, quật vào gã đàn ông. Lão thẳng tay tát thằng bé khiến nó lảo đảo ngã chúi xuống cát rồi bỏ đi. + Người đàn bà lúc này mới đau đớn, xấu hổ, nhục nhã, mếu máo gọi con. à Thì ra đó là một gia đình - Một bi kịch ngang trái. Đằng sa vẻ đẹp tưởng như hoàn thiện hoàn mĩ lại là cảnh tượng hãi hùng, phi đạo đức, phi thẩm mĩ. - Thái độ của người nghệ sĩ: + Mấy phút đầu, Phùng quá ngạc nhiên, đứng há mồm ra mà nhìn → Người nghệ sĩ trong Phùng đang hết sức sửng sốt, thất vọng. + Chiếc máy ảnh rơi xuống đất, Phùng định lao ra → Lúc này, Phùng sống với tư cách một con người hành động để bảo vệ con người. * Ý nghĩa: Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn muốn nhắn gửi nhiều thông điệp. Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn, không thể đánh giá sự việc qua dáng vẻ bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu bên trong. Cần có cái nhìn đa chiều về cuộc sống. Bên cạnh đó, tác giả muốn nói về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. 2. Câu chuyện ở toà án huyện. - Người đàn bà xuất hiện ở tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu. Chánh án Đẩu Người đàn bà hàng chài Thân mật khuyên người đàn bà tự giải phóng một cách đầy thiện chí : chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu. à Có lẽ Đẩu tin rằng giải pháp anh lựa chọn cho người đàn bà là tốt nhất. Hoá ra lòng tốt của anh phi thực tế. Anh hiểu pháp luật nhưng anh đâu phải người làm ăn…đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc. * Thay đổi cách xưng hô với tư cách là chánh án : Tùy bà! Nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận * Nghe xong câu chuyên người đàn bà kể về cuộc đời mình một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện miền biển Cầu xin không phải bỏ chồng : Quý tòa … phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó… à Một cách cư xử đáng ngạc nhiên ! * Thay đổi thái độ : thân thiện hơn, khi thì lúng túng , sợ sệt lúc lại có vẻ sắc sảo và kể về cuộc đời bất hạnh của mình. - Giải thích sự cam chịu của mình : + Cần một người đàn ông chèo chống … để nuôi nấng một sắp con + Cảm thấy hạnh phúc vì có lúc vợ chồng con cái … hòa thuận, vui vẻ, nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… → Người đàn bà là người rất sâu sắc, hiểu lẽ đời. → Câu chuyện đã làm thay đổi suy nghĩ của Phùng và Đẩu: Người đàn bà hóa ra không hề ngờ nghệch, cam chịu vô lí mà là người sâu sắc. Chị biết chắt chiu hạnh phúc. Trong chị, ta thất thấp thoáng hình ảnh người phụ nữ VN nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh vì chồng, vì con. - Chánh án Đẩu: có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ pháp luật nhưng chưa đi sâu vào quần chúng nhân dân. Pháp luật cần phải đi sâu vào cuộc sống. - Nghệ sĩ Phùng: Lắng nghe những điều đó nghệ sĩ Phùng đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, nỗi xúc động tràn ngập lòng anh. Câu chuyện về cuộc đời đáng thương của người đàn bà kia ẩn chứa những triết lí sâu sắc về cuộc sống và con người: * Quan niệm hạnh phúc của con người nhiều khi thật giản đơn, khát vọng vọng hạnh phúc thật nhỏ bé mà sao vẫn ngoài tầm tay. * Sự tàn bạo nhiều khi được sinh ra từ sự nghèo đói vất vả . * Nguyên nhân sự nghèo đói khó có thể lí giải một cách giản đơn: + Trước kia do trốn lính. + Thêm vào đó do đẻ nhiều quá + Nghề nghiệp đầy những bất trắc, nguy hiểm- những lúc biển động động, phong ba… * Lời giải cho bài toán cuộc đời càng phức tạp: Trước thời kì đổi mới, nhiều nhà văn lí văn lí giải một cách giản đơn rằng cách mạng và môi trường lao động trong xã hội mới sẽ giúp con người tự vượt lên hoàn cảnh nhưng Nguyễn Minh Châu cho rằng dù cách mạng về cuộc sống bớt khổ hơn nhưng n con con người vẫn phải đối diện với sự khắc nghiệt của cuộc sống và tự họ phải đi tìm câu trả lời. - Hành trình đi tìm hạnh phúc nhỏ nhoi của những người hàng chài kia vẫn đầy chông gai phía trước và có thể còn nảy sinh những bi kịch đau đớn hơn bi kịch chồng đánh vợ, con trai đã từng cầm dao chống lại bố để bảo vệ mẹ. - Con người ta luôn đứng trước sự lựa chọn và chưa có sự lựa chọn hoàn mĩ cho những con người nghèo khổ, đáng thương . 3. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy. - Mỗi lần nhìn kĩ vào tấm ảnh đen trắng, tôi lại thấy đằng sau tấm ảnh có “ ánh hồng hồng của buổi sương mai” và “ người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh”: - Ý nghĩa: + Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống. + Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người. III. TỔNG KẾT. Nội dung (SGK). Nghệ thuật: * Xây dựng cốt truyện giản dị mà độc đáo - Tình huống mang ý nghĩa khám phá về đời sống: - Tình huống truyện dã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời. * Ngôn ngữ trần thuật - Người kể chuyện: Phùng - sự hoá thân của tác giả à Tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể trở nên khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách từng người: + Người đàn ông: thô lỗ, cục cằn, tàn nhẫn, hung bạo + Người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con, đau đớn và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận. + Đẩu: giọng điệu người tốt bụng, nhiệt thành… à Việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo như vậy đã phần khắc sâu thêm chủ đề- tư tưởng của truyện ngắn. Củng cố: - Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn. - Thảo luận nhóm : Cảm nghĩ của em về các nhân vật trong truyện ngắn ? Thời gian : 3 phút. Cảm nghĩ về nhân vật đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? a. Người đàn bà vùng biển: - Cảm thông cho con người + Ngoại hình: thô kệch, xấu xí. + Tính cách: cam chịu, nhẫn nhục. + Cuộc đời: đau khổ, bất hạnh. - Xúc động trước sự bao dung, đức hi sinh, lòng thương con vô bờ bến của người đàn bà vô danh- không mang một cái tên cụ thể trong tác phẩm. b. Người đàn ông: - Phẫn nộ trước sự tàn nhẫn, độc ác đối với vợ cho dù trước kia hắn là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm . - Phần nào cảm thông cho kẻ vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là tội nhân gây nên biết bao đau khổ cho chính những người thân? c. Cảm thương cho chị em Phác- những đứa trẻ nghèo đói lại phải gánh chịu nỗi đau tinh thần trước cảnh bạo hành trong gia đình. * Chị Phác : yếu ớt mà can đảm - thương mẹ nhưng phải vật lộn để ngăn không cho Phác cầm dao chống lại bó để tránh một bi kịch còn xót xa hơn… * Phác: Thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống bố như lột nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể cầm vũ khí đánh lại cha để bảo vệ mẹ. à Xúc động vì tình thương mẹ dạt dào nhưng cũng rất khó chấp nhận cách bảo vệ mẹ của nó. d. Phùng: Trân trọng và ngưỡng mộ một nghệ sĩ lãng mạn nhưng đồng thời là con người dũng cảm, chính trực , căm ghét sự bất công, bạo tàn, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, vì lẽ công bằng. Dặn dò: Học bài cũ: Nắm được cốt truyện, ý nghĩa tư tưởng của truyện. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Ý nghĩa các phát hiện, câu chuyện của người đàn bà hàng chái. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “ Thực hành về hàm ý” Làm các bài tập trong sách giáo khóa. Sưu tầm 3 ví dụ về hàm ý trong ngôn ngữ nói hàng ngày.

File đính kèm:

  • docChiec thuyen ngoai xa.doc
Giáo án liên quan