1.Mục tiêu bài học:
a. Về viến thức:
*Giúp học sinh:
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
b. Về kü n¨ng:
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề VHVN từ CM tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX.
c. Về th¸i ®é:
- Có sự nhìn nhận đúng đắn về giai đoạn VH
2. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Gi¸o viªn:
- Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
- So¹n gi¸o ¸n
b. Häc sinh:
- Hs ®äc tríc bµi häc,soạn bài theo câu hỏi sgk.
3. TiÕn tr×nh d¹y- häc:
a. KiÓm tra bµi cò:
- Không
- Giới thiệu bài mới:
b. Bµi míi:
* Giíi thiÖu bµi míi: (1p)
Đặt giai đoạn văn học VN từ CM tháng Tám 1945 trong tiến trình lịch sử VH dân tộc, nhấn mạnh vị trí đặc biệt của VH giai đoạn này
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Văn 12 – Chương trình chuẩn (GV: Nguyễn Thu Trang), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/08/2013
Tiết : 01
Đọc văn
Lớp dạy
12C
12D
Ngày dạy
05/22/08.2013
06/23/08/2013
kh¸i qu¸t v¨n häc viÖt nam tõ
C¸CH M¹NG TH¸NG 8 -1945 ®ÕN HÕT thÕ kØ XX
1.Mục tiêu bài học:
a. Về viến thức:
*Giúp học sinh:
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
b. Về kü n¨ng:
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề VHVN từ CM tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX.
c. Về th¸i ®é:
- Có sự nhìn nhận đúng đắn về giai đoạn VH
2. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Gi¸o viªn:
- Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
- So¹n gi¸o ¸n
b. Häc sinh:
- Hs ®äc tríc bµi häc,soạn bài theo câu hỏi sgk.
3. TiÕn tr×nh d¹y- häc:
a. KiÓm tra bµi cò:
- Không
Giới thiệu bài mới:
b. Bµi míi:
* Giíi thiÖu bµi míi: (1p)
Đặt giai đoạn văn học VN từ CM tháng Tám 1945 trong tiến trình lịch sử VH dân tộc, nhấn mạnh vị trí đặc biệt của VH giai đoạn này
* Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
-Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của VHVN từ CM tháng 8 năm 1945 đến 1975?
Giáo viên giới thiệu thêm:
Văn chương không được nói nhiều chuyện đau buồn, chuyện tiêu cực.Phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lạc điệu không lành mạnh.
-Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ chuyện hạnh phúc cá nhân Đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có viết về tình yêu phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu.
-Văn chương phải phản ánh nhận thức con người phân biệt rạch ròi giữa địch-ta, bạn-thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội.
GV nêu thêm câu hỏi phụ gợi mở thuyết giảng thêm nếu cần thiết và chốt lại những ý chính.
? Nêu những nét chính về quá trình phát triển và thành tựu của VH giai đoạn 1945 – 1975?
-Dựa vào SGK hướng dẫn HS nắm một số nét chính về VH vùng địch tạm chiếm
(Phần này GV thuyết giảng sơ lược và yêu cầu HS nắm ý trong SGK)
- Nêu và giải thích 3 đặc điểm lớn của VH 1945-1975?
-Em hiểu thế nào là Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước?
HS tìm hiểu những nét lớn của VH giai đoạn 1945-1975,đọc kĩ câu hỏi 1,2,3 SGK, dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà
HS trình bày ngắn gọn, chọn dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ
- Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dào suốt 30 năm.
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài bị hạn chế, nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển.
D/C SGK
D/C: Những tác giả tiêu biểu (SGK)
D/C: Những tác giả tiêu biểu (SGK
D/C: Những tác giả tiêu biểu (SGK
HS lý giải: Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
I/ Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945- 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá(7’)
- Đây là nền Vh của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng CS, thống nhất về khuynh hướng, tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ.
- Lịch sử, văn hóa, xã hội nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn lao:
+ Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt (Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp; Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ.)
- Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài bị hạn chế.
-> Những sự kiện đó đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có VHNT. Trong hoàn cảnh ấy, VH vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn.
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a. Quá trình phát triển(12’)
* Chặng đường từ năm 1945-1954:
- Chủ đề bao trùm: VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. VH đi sâu vào đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Thể loại: Văn xuôi (truyện, ký), thơ, kịch, lí luận phê bình. (D/C SGK).
* Chặng đường từ 1955-1964:
- Chủ đề bao trùm: Tập trung vào đề tài xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
- Thể loại: Văn xuôi (truyện ngắn, tiểu thuyết phát triển), thơ, kịch. (D/C SGK).
* Chặng đường từ 1965-1975:
- Chủ đề bao trùm: tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Thể loại: Văn xuôi (truyện ngắn, kí, tiểu thuyết), thơ, kịch, PBVH.(D/C SGK).
b. Thành tựu: (15’)
- VH hướng về đại chúng nhân dân, tổ quốc và XHCN.
- Cổ vũ cho cuộc đấu tranh GPDT và XD đất nước.
- Xây dựng đội ngũ nhà văn, nhiều thế hệ có tài năng và được trải nghiệm trong thực tế.
- VH nối tiếp và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VHDT: CNNĐ, CNYN và CNAHCM.
c. Văn học vùng địch tạm chiếm:
Gồm 2 xu hướng
- Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động (Chống cộng, đồi truỵ bạo lực...)
- Xu hướng VH yêu nước và cách mạng:
+ Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc...
+ Hình thức thể loại gọn nhẹ: Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí
- Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động...
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975:
a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng CM hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.(7’)
- VH vận động theo hướng CM hóa, XD đội ngũ các nhà văn kiểu mới: “nhà văn - chiến sĩ” với mô hình: “VHNT cũng là một mặt trận…” Khuynh hướng chủ đạo tư tưởng CM. VH trước hết phải là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. Ý thức trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao, luôn gắn bó với dân tộc, với nhân dân, đất nước.
- VH gắn bó với vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động, phát triển của VH luôn nhịp bước với từng chặng đường LS’ của DT, theo sát thựchiện nhiệm vụ chính trị của đất nước. VH tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và CNXH => Tạo nên diện mạo riêng cho nền VH giai đoạn này.
b. Một nền văn học hướng về đại chúng.
c. Củng cố, dặn dò(2’)
- Yêu cầu học sinh:
- Nắm lại nét chính của văn học Việt Nam từ CMT8-1945 đến 1975
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
- Häc sinh chuÈn bÞ phần VHVN từ 1975 đếnb hết thế kỉ XX
- Häc sinh lµm bµi tËp phÇn luyÖn tËp
- Học sinh sưu tập thơ văn của các nhà thơ nhà văn trong từng giai đoạn văn học
4. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 15/08/2013
Tiết : 02
Đọc văn
Lớp dạy
12C
12D
Ngày dạy
05/22/08/2013
06/23/08/2013
kh¸i qu¸t v¨n häc viÖt nam tõ
C¸CH M¹NG TH¸NG 8 -1945 ®ÕN HÕT thÕ kØ XX
1.Mục tiêu bài học:
a. Về viến thức:
*Giúp học sinh:
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
b. Về kü n¨ng:
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề VHVN từ CM tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX.
c. Về th¸i ®é:
- Có sự nhìn nhận đúng đắn về giai đoạn VH
2. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Gi¸o viªn:
- Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
- So¹n gi¸o ¸n
b. Häc sinh:
- Hs ®äc tríc bµi häc,soạn bài theo câu hỏi sgk.
3. TiÕn tr×nh d¹y- häc:
a. KiÓm tra bµi cò:( 5’)
-Câu hỏi: Em hiểu thế nào là Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước?
- Đáp án:
+Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
+ Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội (thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm) => Tạo nên diện mạo riêng cho nền Vh giai đoạn này.
b. Bµi míi:
* Giíi thiÖu bµi míi: (1p)
Đặt giai đoạn văn học VN từ CM tháng Tám 1945 trong tiến trình lịch sử VH dân tộc, nhấn mạnh vị trí đặc biệt của VH giai đoạn này
* Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Em hiểu thế nào là một nền văn học hướng về đại chúng?
-Em hiểu thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong VH giai đoạn này?
GV lưu ý Hs đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VH giai đoạn này, đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triểnCM của VH
-Nêu và phân tích một vài dẫn chứng minh hoạ:
Ví dụ: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước . Mà lòng phới phới dậy tương lai”( T. Hữu); “ Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm. Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội”
Hướng vận động trong tư tưởng, cảm xúc của tác giả , trong số phận nhân vật thường đi từ “Thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, từ bóng tối ra ánh sáng. từ đau khổ đến hạnh phúc…
Hướng dẫn HS tìm hiểu về giai đoạn văn học sau 1975- hết thế kỉ XX.
-Nêu câu hỏi 4 SGK: Hãy giải thích vì sao VHVN từ sau 1975 phải đổi mới ?
- Nêu câu hỏi gợi mở cho hs trả lời , nhận xét và chốt lại ý chính.
-Hãy nêu những chuyển biến và thành tựu ban đầu của nền văn học?
Lưu ý HS theo dõi sự chuyển biến qua từng giai đoạn cụ thể và nêu thành tựu tiêu biểu.
- Diễn giảng thêm về một vài tác phẩm nêu trong SGK
- Qua tìm hiểu em hãy rút ra những đánh giá chung về VH sau 1975, giải thích nguyên nhân tích cực và hạn chế của VH?
Gv chốt lại đánh giá chung về VH sau 1975 cho HS ghi vào vở.
HS dựa vào SGK và phần bài soạn, làm việc cá nhân trả lời.
Tập thể lớp nhận xét bổ sung
HS theo dõi SGK trình bày gọn những ý chính.
Nêu D/C
HS trao đổi nhóm trả lời
Hs nêu những chuyển biến và thành tựu ban đầu của nền văn học
Rút ra những đánh giá chung về VH sau 1975, giải thích nguyên nhân tích cực và hạn chế của VH
HS ghi vào vở phần ghi nhớ trong SGK
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975:
a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b. Một nền văn học hướng về đại chúng.(5’)
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Nội dung, hình thức hướng về đối tượng quần chúng nhân dân cách mạng.
c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn(5’)
- Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:
. Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
. Nhân vật chính là những người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của cộng đồng dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là khát vọng cá nhân
. Con người do vậy chủ yếu được khai thác ở khía cạnh bổn phận trách nhiệm công dân, ở tình cảm lớn, lẽ sống lớn.
. Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng khẳng định cái Tôi đầy tình cảm cảm xúc và hướng tớ lí tưởng: tập trung miêu tả và khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, con người mới.Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc.
=> Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp hoà quyện làm cho văn học giai đoạn này thấm đẫm tinh thần lạc quan, tin tưởng và do vậy VH đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước
II/ Văn học VN từ sau 1975- hết thế kỉ XX .(23’)
1/ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá VN từ sau 1975:
- Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kì mới-thời kì độc lập tự do thống nhất đất đất nước-mở ra vận hội mới cho đất nước
- Từ năm 1975-1985 đất nước trải qua những khó khăn thử thách sau chiến tranh.
- Từ 1986 Đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, nền kinh tế từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước trên thế giới, văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ...
=> Những điều kiện đó đã thúc đẩy nền văn học đổi mới cho phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc cũng như phù hợp quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
2/Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học sau 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Từ sau 1975, thơ chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như các giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều gây chú ý cho người đọc (Trong đó có cả nhưng cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ và những cây bút thuộc thế hệ nhà thơ sau 1975).
- Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều thành tựu hơn so với thơ ca. Nhất là từ đầu những năm 80. Xu thế đổi mới trong cách viết cách tiếp cận hiện thực ngày càng rõ nét với nhiều tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma văn Kháng, Nguyễn Khải.
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới : Gắn bó với đời sống, cập nhật những vấn đề của đời sống hàng ngày. Các thể loại phóng sự, truyện ngắn, bút kí, hồi kí... đều có những thành tựu tiêu biểu.
- Thể loại kịch từ sau 1975 phát triển mạnh mẽ (Lưu Quang Vũ, Xuân Trình...)
=>Nhìn chung về văn học sau 1975
- Văn học đã từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới và vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
- Vh cũng phát triển đa dạng hơn về đề tài, phong phú, mới mẻ hơn về bút pháp, cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy .
- Nét mới của VH giai đoạn này là tính hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn đến số phận con người trong những hoàn cảnh phức tạp của đời sống.
- Tuy nhiên VH giai đoạn này cũng có những hạn chế: đó là những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh hoặc nảy sinh khuynh hướng tiêu cực, nói nhiều tới các mặt trái của xã hội...
III/ Kết luận: ( Ghi nhớ- SGK)(5’)
- VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản...
- Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.
c. Củng cố, dặn dò(2’)
- Yêu cầu học sinh:
- Nắm lại nội dung bài học
+ Các chặng đường phát triển của văn học VN từ 1945- 1975, thành tựu chủ yếu của các thể loại?
+ Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975? Hãy làm rõ những đặc điểm đó qua các thể loại?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
- Häc sinh chuÈn bÞ bµi “ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí” và “ Tuyên ngôn độc lập”
4. Rót kinh nghiÖm:
......................................................................................................... Xác nhận của tổ trưởng
.........................................................................................................
.........................................................................................................
........................................................................................................
Nguyễn Thị Ngân
Ngày soạn : 17/08/2013
Tiết : 03
Làm văn
Lớp dạy
12C
12D
Ngày dạy
03/27/08/2013
03/27/08/2013
nghÞ luËn VÒ MéT T TëNG ®¹O LÝ.
1.Mục tiêu bài học:
a. Về viến thức:
*Giúp học sinh:
- Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề, chủ động trong việc huy động và tổ chức những thong tin lien quan đến đề tài cần nghị luận để lập dàn ý.
b. Về kü n¨ng:
- Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm về đạo lí.
c. Về th¸i ®é:
- Qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và trình bày về một số vấn đề tư tưởng lien quan thiết thực tới đời sống của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay, HS có những định hướng đúng đắn trong tình cảm, suy nghĩ, lối sống.
2. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Gi¸o viªn:
- Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
- So¹n gi¸o ¸n
b. Häc sinh:
- Hs ®äc tríc bµi häc,soạn bài theo câu hỏi sgk.
3. TiÕn tr×nh d¹y- häc:
a. KiÓm tra bµi cò:(5’)
Câu hỏi: Trình bày những giai đoạn phát triển và thành tựu của VHVN từ 1945- 1975, qua đó nhận xét về mối quan hệ gữa văn học và hiện thực đời sống?
Đáp án:
- VH hướng về đại chúng nhân dân, tổ quốc và XHCN.
- Cổ vũ cho cuộc đấu tranh GPDT và XD đất nước.
- Xây dựng đội ngũ nhà văn, nhiều thế hệ có tài năng và được trải nghiệm trong thực tế.
- VH nối tiếp và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VHDT: CNNĐ, CNYN và CNAHCM.
b. Bµi míi:
* Giíi thiÖu bµi míi: (1p)
Trong chương trình lớp dưới các em đã làm quen với cách viết bài văn nghị luận.Để thấy được sự phong phú đa dạng của kiểu bài văn này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một dạng bài nữa trong bài học hôm nay: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
* Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
-Hướng dẫn HS luyện tập để biết cách làm bài nghị luận về một tư t ưởng đạo lí.
- GV dựa vào đề bài trong SGK và những câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận hình thành lí thuyết.
- Câu thơ của Tố Hữu nêu vấn đề gì?
- Có thể hiểu “sống đẹp” một cách đầy đủ, lí tưởng nhất là gì?
- Đối với cuộc sống của một con người bình thường, nhỏ bé có thể hiểu “sống đẹp” là cách sống như thế nào?
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày, ghi bảng tổng hợp, nhận xét...
- Hướng dẫn HS sơ kết, nêu hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần ghi nhớ trong SGK.
Hướng dẫn HS luyện tập củng cố kiến thức
-Yêu cầu HS đọc kĩ 2 bài tập trong SGK và thực hành theo các câu hỏi,
HS làm việc theo 4 nhóm: Đọc kĩ đề bài và câu hỏi, trao đổi thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập (ý khái quát, ngắn gọn) và đại diện nhóm trình bày (3-5 phút)
- Câu thơ của TH đề cập đến vấn đề lối sống đẹp của con người, đặc biệt là của tuổi trẻ.
- Sống đẹp là sống có lí tưởng mục đích, có tình cảm nhân hậu, lành mạnh, có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rộng, có hành động tích cực, hướng thiện; trí tuệ, tri thức, kiến thức luôn được trau dồi => có ích cho cộng đồng xã hội...); ngược lại là lối sống: ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực
- Một con người bình thường, nhỏ bé, không nổi danh, không tên tuổi vẫn có thể luôn “sống đẹp” khi sống trọn vẹn với những trách nhiệm, bổn phận của mình, sống để yêu thương và chia sẻ, sống giản dị, khiêm nhường với những gì mình có nhưng luôn hướng thiện, luôn biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.
-Hs nêu phương pháp làm bài qua phần luyện tập.
- Nắm kĩ lí thuyết trong phần Ghi nhớ SGK (Học thuộc)
Bài tập 1:
HS làm việc cá nhân và trình bày ngắn gọn, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
Bài tập 2: Hs về nhà làm dựa theo gợi ý SGK (Lập dàn ý hoặc viết bài)
I. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:(25’)
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
* Đề bài: Anh (chi) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
1.Tìm hiểu đề:
+ Nội dung nghị luận: Vấn đề “Sống đẹp”trong đời sống của mỗi người. Đây là vấn đề cơ bản mà mỗi người muốn xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực.
+ Yêu cầu:
- Thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: Thực tế đời sống và 1 số dẫn chứng thơ văn.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Có thể viết đoạn văn theo cách lập luận: Diễn dịch, quy nạp hoặc phản đề.
- Cần trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.
b. Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là “Sống đẹp”
- Phân tích các khía cạnh “Sống đẹp”.
- Chứng minh, bình luận: Nêu những tấm gương “Sống đẹp”, bàn luận cách thức để “Sống đẹp”, phê phán lối sống không đẹp...
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa cách sống đẹp (Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu có tính chất gợi mở, nhắc nhở chung đối với tất cả mọi người nhất là thanh niên)
2. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Đề tài nghị luận về tư tưởng đạo lí rất phong phú gồm: nhận thức (lí tưởng mục đích sống); về tâm hồn, tình cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung; tính trung thực, dũng cảm...); về quan hệ xã hội, gia đình; về cách ứng xử trong cuộc sống...
- Các thao tác lập luận được sử dụng ở kiểu bài này là: Thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
- Ghi nhớ: SGK
II/ Luyện tập(10’)
Bài tập 1:
+ Vấn đề mà Nê- ru bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người.
+ Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là: “Thế nào là con người có văn hoá?” Hay “ Một trí tuệ có văn hoá”
+ Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích (đoạn 1), phân tích (đoạn 2) , bình luận (đoạn 3)
+ Cách diễn đạt rất sinh động: (GT: đưa ra câu hỏi và tự trả lời. PT: trực tiếp đối thoại với người đọc tạo sự gần gũi thân mật. BL: viện dẫn đoạn thơ của một nhà thơ HI lạp vừa tóm lược các luận điểm vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ, hấp dẫn
c. Củng cố, dặn dò(3’)
Yêu cầu học sinh:
- Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (Tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt, vận dụng các thao tác lập luận để khẳng định hoặc bác bỏ
- Cần chú ý tiếp thu những quan niệm tích cực, tiến bộ và biết phê phán, bác bỏ những quan niệm sai trái, lệch lạc.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
- Häc sinh chuÈn bÞ bài học Đọc- hiểu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK
4. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 18/08/2013
Tiết : 04
Đọc văn
Lớp dạy
12C
12D
Ngày dạy
05/29/08/2013
06/30/08/2013
TUYªN ng«n ®éC lËp
(Hồ Chí Minh)
1.Mục tiêu bài học:
a. Về viến thức:
*Giúp học sinh:
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác, những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
b. Về kü n¨ng:
- Vận dụng những hiểu biết đó, kết hợp với tri thức về thể loại văn chính luận để phân tích giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập.
- Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả.
c. Về th¸i ®é:
- Học tập tấm gương tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc
2. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Gi¸o viªn:
- Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
- So¹n gi¸o ¸n
b. Häc sinh:
- Hs ®äc tríc bµi häc,soạn bài theo câu hỏi sgk.
3. TiÕn tr×nh d¹y- häc:
a. KiÓm tra bµi cò: (5’)
Câu hỏi: Nêu những nét chính về thành tựu của VHVN giai đoạn 1945 – 1975?
Đáp án:
- VH hướng về đại chúng nhân dân, tổ quốc và XHCN.
- Cổ vũ cho cuộc đấu tranh GPDT và XD đất nước.
- Xây dựng đội ngũ nhà văn, nhiều thế hệ có tài năng và được trải nghiệm trong thực tế.
- VH nối tiếp và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VHDT: CNNĐ, CNYN và CNAHCM.
b. Bµi míi:
* Giíi thiÖu bµi míi: (1p)
Nói đến Việt Nam không thể không nhắc đến Hồ Chị Minh vị lãnh tụ giàu lòng yêu nước,vị cha già kính yêu của toàn dân tộc và một và cũng là một nhà văn lớn của nền văn học dân tộc.
* Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về TG’.
- Yêu cầu HS nêu ngắn gọn những nét chính về tiểu sử HCM.
- Gv nhấn mạnh: HCM không những là một nhà CM vĩ đại, Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Hướng dẫn HS tìm hiểu về s
File đính kèm:
- van 12 ki 1.docx