Giáo án văn 12 nâng cao Vợ nhặt

I. Kết quả cần đạt

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thấm thía về hiện thực nạn đói khủng khiếp do bọn thực dân Pháp gây ra năm 1945.

- Nhận thức được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người dân lao động.

- Phân tích được nghệ thuật đặc sác của tác phẩm ở các phương diện: trần thuật, tình huống truyện, diễn tả tâm lý

2. Về kỹ năng:

- Thành thạo kỹ năng phân tích.

- Rèn luyện các kĩ năng khác:

3. Về thái độ:

- Biết trân trọng tình cảm con người.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Soạn giáo án, thiết kế power point.

- Tư liệu: sách giáo viên, tài liệu tham khảo, các hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài giảng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10064 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 12 nâng cao Vợ nhặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ NHẶT Kết quả cần đạt Về kiến thức: Hiểu được thấm thía về hiện thực nạn đói khủng khiếp do bọn thực dân Pháp gây ra năm 1945. Nhận thức được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người dân lao động. Phân tích được nghệ thuật đặc sác của tác phẩm ở các phương diện: trần thuật, tình huống truyện, diễn tả tâm lý… Về kỹ năng: Thành thạo kỹ năng phân tích. Rèn luyện các kĩ năng khác: Về thái độ: Biết trân trọng tình cảm con người. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên: Soạn giáo án, thiết kế power point. Tư liệu: sách giáo viên, tài liệu tham khảo, các hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài giảng. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. Tiến trình lên lớp Ổn định trật tự lớp Kiểm tra bài cũ Nội dung bài giảng Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: GV: Dẫn dắt vào bài: Cho học sinh thảo luận các câu hỏi mở: có bao nhiêu cách để hai con người có thể quen biết và tiến tới hôn nhân? Một đám cưới cần có những gì?...Vậy mà có hai người đồng ý kết đôi với nhau chỉ bằng 1 câu đùa và 4 chặp bánh đúc. Bài học hôm nay của chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu câu chuyện độc đáo mang đầy chất nhân văn đó của Kim Lân, tác phẩm mang tên: Vợ nhặt. HS: thảo luận câu hỏi GV đưa ra. Hoạt động 2:tìm hiểu tác giả, tác phẩm I.Tiểu dẫn 1.Tác giả - GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân? - HS: Dựa vào bài soạn để trả lời. - GV: chốt kiến thức và mở rộng thêm một số kiến thức về: + Con người + Những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách +Đóng góp 2.Tác phẩm - GV: Cung cấp những tri thức về hoàn cảnh ra đời của “Vợ nhặt”. - GV: trình chiếu cho HS xem những hình ảnh về nạn đói 1945. Hoạt động 2: II.Đọc hiểu văn Bức tranh nạn đói GV: Hiện thực về nạn đói thể hiện rõ trong tác phẩm qua những chi tiết miêu tả con người và cảnh vật. Chia HS làm hai nhóm thảo luận theo 2 nhiệm vụ: +Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh vật nạn đói trong tác phẩm? +Em hãy tìm những chi tiết miêu tả con người của nạn đói trong tác phẩm? HS: làm việc theo nhóm, ghi các ý kiến của các thành viên vào phiếu học tập. -GV đặt câu hỏi: qua những chi tiết đó em thấy cảnh nạn đói hiện ra có gì đặc sắc? - HS: Trả lời. - GV chốt kiến thức. Nhân vật Tràng a. Ngoại hình, tính cảnh, hoàn cảnh - GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh gia đình anh cu Tràng? - HS: Trả lời - GV đặt câu hỏi: Theo em tác giả miêu tả nhân vật Tràng với những nét ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh xuất thân như thế nhằm mục đích gì? - HS: Trả lời - GV: chốt kiến thức. b. Tình huống nhặt được vợ của anh cu Tràng: - GV hỏi: Tình huống nhặt được vợ của Tràng có gì độc đáo? +Nếu em là nhân vật thị hoặc nhân vật Tràng em có hành động như vậy không? + Thông qua việc miêu tả cảnh Tràng nhặt được vợ, Kim Lân muốn nói lên điều gì? Ta thấy được điều gì từ điều đó? HS: trả lời GV: chốt kiến thức. c. Tâm trạng của nhân vật Tràng - GV: chia HS làm hai nhóm để tìm hiểu + Nhóm 1: tìm hiểu tâm trạng nhân vật Tràng khi nhặt được vợ. + Nhóm 2: tâm trạng của Tràng sau đêm tân hôn. - HS: làm việc theo nhóm. - GV: chốt kiến thức. GV đặt câu hỏi: Nghệ thuật khắc họa nhân vật Tràng của Kim Lân có gì đặc sắc? Nhân vật bà cụ Tứ GV đặt câu hỏi: tìm hiểu diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ từ khi về đến nhà đến lúc hiểu rõ chuyện của con trai mình? HS: trả lời GV đặt câu hỏi: diễn biến tâm trạng tiếp theo của bà cụ Tứ sau đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ. HS: trả lời GV đặt câu hỏi: em có suy nghĩ gì về bà cụ Tứ? HS: thảo luận Hoạt động 3: III.Tổng kết Nội dung GV hỏi: qua bài giảng em hãy cho biết những nội dung chính của tác phẩm? thông điệp mà Kim Lân muốn gửi đến bạn đọc là gì? HS: trả lời GV: chốt kiến thức. Nghệ thuật GV đặt câu hỏi: truyện ngắn có gì đặc sắc về nghệ thuật? HS: trả lời GV: chốt kiến thức. Hoạt động 4 Kiểm tra, đánh giá: GV kiểm tra HS qua vài câu hỏi trắc nghiệm nhanh. HS: trả lời Hoạt động 5 Dặn dò: GV yêu cầu HS về nhà học bài và soạn bài học tiếp theo. Hoạt đông 1: Tạo không khí sôi nổi, cuốn hút học sinh vào bài giảng bằng một vấn đề xã hội hấp dẫn. Hoạt động 2: I.Tiểu dẫn 1.Tác giả - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn. - Đề tài chủ yếu khai thác: nông thôn và người nông dân. 2.Tác phẩm -Sau khi hòa bình năm 1954, tác giả dựa vào cốt truyện cũ của bản thảo “Xóm ngụ cư” được sáng tác trước đó năm 1945 để viết tác phẩm. -Đề tài nạn đói năm 1945: Hiểu được một giai đoạn của lịch sử dân tộc, có sự hình dung về bối cảnh của tác phẩm. II.Đọc hiểu văn bản 1. Bức tranh nạn đói -Về cảnh vật nạn đói: +Không gian: tiêu điều, lạnh lẽo, u tối. +Âm thanh: tiếng quạ, tiếng khóc +Không khí: mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. -Về con người nạn đói: +Người chết như ngả rạ, thây nằm còng queo. +Người sống: xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp các lều chợ, đật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Trẻ con ngồi ủ rũ, không buồn nhúc nhích. +Nhân vật thị: quần áo tả tơi, mặt gày sọp…; gợi ý để được ăn; theo Tràng về làm vợ… -Đánh giá: cảnh nạn đói được miêu tả cụ thể, chân thật, sinh động, gây ấn tượng mạnh. →Có giá trị tố cáo hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. 2. Nhân vật Tràng a. Ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh + Hai con mắt nhỏ tí, hai quai hàm bạnh ra, có tật vừa đi vừa nói. + Mỗi lần Tràng xuất hiện là một dịp làm cho lũ trẻ con xóm chợ ngụ cư đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân + Nhiều tuổi rồi mà tính tình vẫn như trẻ con, chưa lấy được vợ. + Là dân ngụ cư, nhà nghèo. -Tác giả nhấn mạnh tất cả những nhược điểm đó của Tràng nhằm làm nổi bật tính chất bất ngờ trong tình huống nhặt được vợ của Tràng. b. Tình huống nhặt được vợ -Tình huống nhặt vợ: Chỉ qua 1 câu nói đùa và bốn chặp bánh đúc. -Thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc: con người trong cảnh khốn cùng có thể bị tước hết giá trị của mình song tình cảm con người vẫn tỏa sáng. Họ vẫn luôn có khát vọng sống hạnh phúc. c. Tâm trạng của nhân vật Tràng -Tâm trạng khi nhặt được vợ: Tràng thì có một vẻ gì phởn phở khác thường, tủm tỉm cười nụ và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. -Sau “tối tân hôn”, anh ta vẫn cảm thấy mình nằm mơ. +Buổi sáng đầu tiên sau ngày cưới vợ, Tràng dậy hơi muộn, “việc hắn có vợ đến hôm nay vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn bỗng thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con hắn… +Tràng đã trở thành một con người khác hẳn, sống có trách nhiệm và tin tưởng vào tương lai. -Nghệ thuật: kết hợp miêu tả tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài và diễn tả trực tiếp những ý nghĩ thầm bên trong tâm tư nhân vật. 3. Nhân vật bà cụ Tứ -Khi mới về: bà cụ có tâm lí ngỡ ngàng. + Bà cụ Tứ đặt ra hàng loạt các câu hỏi: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?”, “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường con mình thế kia?”…=> hoàn cảnh cùng quẫn đã đánh mất ở người mẹ ấy sự nhạy cảm. +Đứng trước tình cảnh của con, người mẹ ấy “hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số phận của con mình”=> bà vừa mừng nhưng cũng vừa tủi, niềm xót xa lẫn thương cảm cho đứa con trai của mình và cô vợ nhặt kia.Nạn đói đưa chúng đến với nhau. +Bà cụ Tứ chuyển từ ngạc nhiên, không hiểu tới chỗ hiểu ra rất nhanh, “bà cúi đầu nín lặng bà lão hiẻu rồi,trong kẽ mắt kem nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt, bà lão khẽ thở dài đứng lên…” sự nín lặng đầy nội tâm => tiếp nhận hạnh phúc bằng kinh nghiệm sống, ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh. -Khi biết chuyện: Bà cụ Tứ hiểu ra cơ sự và rơi vào trạng thái tâm lý triền miên day dứt. + Ý nghĩ day dứt của bà mẹ: nghĩ tới bổn phận làm mẹ chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến cảnh khổ của đời mình, nghĩ tới tương lai của con…=> tấm lòng của người mẹ nghèo không đủ sức lo cho con cái. + Bà thương con: “chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá..” -Sau đêm tân hôn của vợ chồng Tràng: bà lo thu dọn nhà cửa, bàn tính chuyện tương lai cho con cháu. →Bà cụ Tứ là nhân vật tiêu biểu cho các bà mẹ Việt Nam, giàu lòng nhân hậu, mang tư tưởng của Kim Lân về niềm tin sống và khát vọng hạnh phúc của con người, hy vọng vào tương lai. III.Tổng kết Nội dung Truyện đã phản ánh hiện thực ảm đạm của làng quê Việt Nam những năm trước cách mạng, nạn đói khủng khiếp và số phận con người thật đáng thương. Nhà văn đã trân trọng cảm thông, thấy được phẩm chất tốt đẹp của những con người nghèo khổ, trong hoàn cảnh đó họ vẫn không ngừng yêu thương, không ngừng hi vọng vào tương lai hạnh phúc. Nghệ thuật Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Kiểm tra đánh giá HS phải trả lời đúng các câu hỏi GV đưa ra.

File đính kèm:

  • docVỢ NHẶT.doc