Giáo án Văn bản văn học (GV: Nguyễn Thị Dung)

I. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Các tiêu chí cơ bản của văn bản văn học.

- Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

2. Về kĩ năng:

- Phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.

- Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu.

II. Thiết bị, đồ dùng dạy học

- GV: sgk, sgv, phiếu học tập, thiết kế bài dạy

- HS: đọc trước sgk.

III. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi,

IV. Tiến trình dạy- học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn bản văn học (GV: Nguyễn Thị Dung), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/12/2012 Tuần: 32. Tiết: 88 Lớp:10C7; 10C12 GV: Nguyễn Thị Dung VĂN BẢN VĂN HỌC I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: Về kiến thức: - Các tiêu chí cơ bản của văn bản văn học. - Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. 2. Về kĩ năng: - Phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu. II. Thiết bị, đồ dùng dạy học - GV: sgk, sgv, phiếu học tập, thiết kế bài dạy - HS: đọc trước sgk. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi, … IV. Tiến trình dạy- học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt * Hoạt động 1. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học Mục tiêu: giúp hs nắm 3 tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. Cách thức tiến hành: GV cho ví dụ trước, sau đó cho hs đọc kết luận (từng tiêu chí cụ thể) Bước 1: gv cho hs phân tích một số ví dụ về đoạn trích Tình cảnh lẽ loi của người chinh phụ, Lão Hạc, Truyện Kiều, Bạch Đằng giang phú à chỉ ra hiện thực được phản ánh, thế giới tình cảm của con người. à Rút ra kết luận. Bước 2: - Cho ví dụ: “Khu vực Đông Nam Bộ hôm nay trời hửng nắng, nhiệt độ từ 32-34 0C. Khu vực Tây Nam Bộ trời nắng nóng, nhiệt độ từ 38-400C.” So sánh với: “Sương chùng chình qua ngõ, Hình như thu đã về, Sóng được lúc dềnh dàng, Chim bắt đầu vội vã,Có đám mây mùa hạ, Vắt nửa mình sang thu” (Sang thu-Hữu Thỉnh) à Rút ra kết luận. - Cho thêm ví dụ: “thương ai rồi lại nhớ ai, Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng” Bước 3 Xác định thể loại của các văn bản sau: An Dương Vương – Mỵ Châu và Trọng Thủy,Lão Hạc, Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí, Tam quốc diễn nghĩa, Đại cáo bình Ngô. à Rút ra kết luận * Hoạt động 2. Cấu trúc cảu văn bản văn học Mục tiêu: giúp hs nắm được cấu trúc văn bản văn học (tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa) Cách thức tiến hành: gv dẫn dắt, hs đọc ngữ liệu và tìm hiểu bài. Bước 1: - Trong tầng ngôn từ, cần chú ý: + Ngữ âm của các từ có gì đặc biệt, trầm-bổng, êm dịu-trúc trắc, nó gợi lên âm thanh gì (tính nhạc). Ví dụ 2: “Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. Anh đi, nghe tiếng đàn xuân ấy, Ca ngàn năm: Ba Lan, Ba Lan,…” (Tố Hữu) Ví dụ 3: “Giật mình mình lại thương mình xót xa.” (Nguyễn Du) + Ngữ nghĩa của của các từ ngữ trong văn bản là gì? (nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen, nghĩa bóng). Chuyển: Tầng ngôn từ là bước đầu tiên cần vượt qua để khám phá chiều sâu của văn bản. Bước 2: - Gợi dẫn hs tìm hiểu ví dụ. Ví dụ 1: “Trong đầm…mùi bùn” Hoa sen thơm ngát, tươi đẹp giữa chốn bùn lầy trở thành hình tượng ngợi ca phẩm chất cao quý của con người. Ví dụ 2: “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.” Con cò trở thành một hình tượng nghệ thuật để chỉ sự tần tảo, vất vả, hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam. Ví dụ 3: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua, sân trước, một cành mai” (Mãn Giác Thiền Sư) - Theo em, hình tượng văn học là gì? Được lấy từ đâu? - Thông qua hình tượng văn học, tác giả muốn gửi gắm điều gì? Bước 3: - GV gợi dẫn hs tìm hàm ý bài cao dao Con cò. - GV tổ chức hs thảo luận nhóm tìm hàm ‎ý bài “Nơi dựa” và bài “Thời gian” à Đặt câu hỏi đi đến kết luận. - Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? - Hàm nghĩa được thể hiện trong bài ca dao này là gì? * Hoạt động 3. Từ văn bản đến tác phẩm văn học Mục tiêu: giúp hs cảm nhận được mối quan hệ giữa tác giả-văn bản-người đọc. Cách thức tiến hành: thực hành bài tập kết hợp với diễn giảng. Bước 1: gv hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi trong bài tập (3) phần Luyện tập Bước 2: đặt câu hỏi đi đến kết luận - Từ việc phân tích ví dụ trên, em hãy cho biết: + Văn bản có điểm gì khác so với tác phẩm văn học? + Khi nào thì văn bản mới trở thành một tác phẩm văn học? * Hoạt động 4. Luyện tập Mục tiêu: củng cố kiến thức Cách thức tiến hành: gv cho một số bài tập về nhà I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học 1. Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. VD: Đoạn trích: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” - Hiện thực: người chinh phụ sống lẻ loi đợi chờ chồng đi chinh chiến trở về. - Tâm trạng người chinh phụ: cô đơn, buồn tủi, xót xa khi phải sống lẻ loi đợi chờ chồng đi chinh chiến trở về. 2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, tính thẩm mỹ cao. VD: “Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai và”. - Ngôn từ: đời thường nhưng có vần, nhịp (tính nghệ thuật). - Ý nghĩa: không có ý nghĩa thực dụng mà gợi về tình yêu nam nữ nhờ hình tượng (mận, đào)à tính thẩm mĩ. 3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, nghĩa là mỗi tác phẩm đều phải thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức riêng của thể loại đó. VD: thơ thì có vần, điệu, tiết tấu, niêm luật, khổ thơ, câu thơ,…Truyện thì có cốt truyện, nhân vật, kết cấu. II. Cấu trúc cảu văn bản văn học 1. Tầng ngôn từ (từ ngữ âm đến ngữ ngữ) a. Ngữ âm: nhịp điệu, âm thanh (được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật) Ví dụ: “Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh” (Lượm – Tố Hữu) à Những từ láy gợi hình cùng với nhịp địu thơ gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, tươi trẻ, tinh nghịch. b. Ngữ nghĩa: khi tiếp xúc với tầng ngôn ngừ cần khám phá ngữ nghĩa đi từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn. Ví dụ 1: con chó sói: loài thú ăn thịt, hung dữ, độc ác à lòng lang dạ sói – để chỉ loại người bản chất nham hiểm, độc ác cần phải đề phòng. Ví dụ 2: Từ ngôi sao nghĩa là “tỏa sáng”, chúng ta có ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc…với hàm nghĩa khen ngợi, ngưỡng mộ. Ví dụ 3: “Mùa xuân”: cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời ấm áp ôn hòa, là mùa đẹp nhất trong năm à “tuổi xuân”: là tuổi đẹp nhất của con người, tràn đầy sức sống, nhiệt huyết,… 2. Tầng hình tượng - Hình tượng văn học là mọi hình ảnh đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm bằng ngôn từ nghệ thuật. Đó có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật, con người: hoa sen, cây tùng, những chiếc ô tô (Bài thơ về tiểu đội xe không kính); anh thanh niên (lặng lẽ Sa Pa); con cò,… - Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời. 3. Tầng hàm nghĩa: Hàm nghĩa của VBVH là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đọc tác phẩm văn học, xuất phát từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản. VD: “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi, ông vớt tôi mau Tôi có lòng nào ông hại xáo măng” à Hàm ý: số phận nhỏ bé của những người nông dân lao động nghèo khổ, luôn gặp những tai ươn, bất trắc trong cuộc sống. Đồng thời cũng khẳng định tấm lòng trong sạch của họ. - Hàm nghĩa của văn bản chính là những tâm sự, thể nghiệm của nhà văn về đạo đức xã hội, hoài bão,... - Khám phá tầng hàm nghĩa của văn bản văn học giúp tâm hồn và trí tuệ của người đọc trở nên giàu có, phong phú hơn. III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học Văn bản nếu chỉ để trên giá sách, trong kho, trong thư viện, không ai đọc thì đó chỉ là văn bản chết. Nhưng nếu VBVH được con người tìm đọc - hiểu được các tầng nghĩa sâu xa của nó thì VBVH đã trở thành TPVH sống động, có ích, có ý nghĩa đối với người đọc, hoàn thành tâm nguyện của tác giả. à Mối quan hệ giữa nhà văn-tác phẩm-người đọc là mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. IV. Luyện tập: V. Củng cố - dặn dò - Khắc sâu nội dung bài học - Soạn bài học kế tiếp. VI. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ………………………………………………………………………………………….....………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………..................

File đính kèm:

  • docvan ban van hoc.doc