I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp hs
- Hiểu được nội dung chủ yếu của bài phú: hoài niệm và suy ngẫm của tác giả về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
- Nắm được đặc điểm của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài phú sông Bạch Đằng.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv, bảng phụ, sơ đồ.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ: không
3/. Bài mới: có lời vào bài: có lời vào bài 2 phút
67 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9150 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn học 10 (nâng cao), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
Trương Hán Siêu
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp hs
- Hiểu được nội dung chủ yếu của bài phú: hoài niệm và suy ngẫm của tác giả về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
- Nắm được đặc điểm của thể phú, đặc biệt là những nét đặc sắc của bài phú sông Bạch Đằng.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv, bảng phụ, sơ đồ.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ: không
3/. Bài mới: có lời vào bài: có lời vào bài 2 phút
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
15 phút
15phút
20 phút
20 phút
5 phút
5 phút
- HS kết hợp SGK trả lời
-HS làm việc theo nhóm 2 hs trong 5 phút, thảo luận câu hỏi số 1 trong sgk. Cử đại diện từng nhóm trình bày.
- Cho các nhóm tranh luận.
- GV: Nhận xét và lưu bảng.
- HS làm việc theo nhóm 6 hs, trình bày lên giấy Ao. Thảo luận 10 phút.
- GV: Nhận xét, đóng góp, hs lưu bài vào vở.
- HS làm việc theo tổ, lớp chia 4 tổ. thảo luận câu hỏi số 3 trong sgk.
- Đại diện từng tổ trình bày.
- Các tổ tranh luận đóng góp ý.
- GV nhận xét.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu tổng kết quá trình phân tích.
I. Giới thiệu.
1/. Tác giả: sgk
2/. Thể loại:
Viết theo thể loại phú cổ thể
3/. Xuất xứ:
Viết vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu suy thoái
4/. Chủ đề:
Bài phú cho thấy hoài niệm và suy ngẫm của tác giả về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
II. Đọc hiểu văn bản.
1/. Tính cách và tâm trạng của nhân vật khách.
- Có tâm hồn phóng khoáng, tự do.
- Thích du ngoạn, học thú tiêu dao của Tử Trường để tìm hiểu lịch sử dân tộc.
- Tác giả đặc biệt chú ý đến cảnh trước cửa sông Bạch Đằng, “bến lách đìu hiu”, “sông chìm giáo gãy”, “gò đầy xương khô”,…
-> Tâm trạng sững sờ, tiếc nuối, hoài niệm về một quá khứ oanh liệt
=> Tóm lại: Đây là một người có tính cách mạnh mẽ, một hồn thơ trác việt và là một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài trước thiên nhiên chiến tích.
2/. Hoài niệm của tác giả về quá khứ oanh liệt.
- Đây là nơi ghi lại những kỉ nệm đầy tự hào về những chiến thứng vĩ đại, oanh liệt của tướng sĩ nhà Trần
- Lời lẽ trang trọng, liệt kê các sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau, miêu tả không khí bừng bừng của chiến trận và thế trận giằng co quyết liệt. -> làm nổi bật tính chất thư hùng, căng thẳng của tình thế.
- Thủ pháp nghệ thuật so sánh, sử dung điển tích, đã đặt những trận thủy chiến ngang tầm với các trận thủy chiến của Trung Quốc -> Ca ngợi tài trí của vua tôi nhà Trần.
- Thái độ của tác giả (khách) vừa cảm phục, vừa sững sờ tiếc nhớ.
3/. Thái độ tự hào, khẳng định chân lí giữ nước.
- Lời ca các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công hiển hách. -> Khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí: “bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên cổ”.
- Lời ca của khách thể hiện niềm tự hào về con sông hùng vĩ, khẳng định nhân tố quyết định trong công cuộc giữu nước là con người.
-> Đây là quan niệm tiến bộ, mang ý nghĩa nhân văn sau sắc.
4/. Nghệ thuật.
- Đồng hiện về thời gian: tái hiện không khí chiến trận, bày tỏ thái độ tiếc nuối.
- Sử dụng điển cố có chọn lọc: tạo âm hưởng hào hùng của chiến thắng.
- Kết hợp chất trữ tình với hoài cổ: diễn tả hoài niệm của tác giả về quá khứ.
III. Tổng kết.
- Ca ngợi chiến công oanh liệt của quân và dân nhà Trần.
- Niềm tự hào dân tộc.
- Đây là một trong những bài phú hay của văn học dân tộc.
Củng cố: 5 phút Học sinh dựa vào sơ đồ để củng cố.
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
?
?
?
?
?
Dặn dò: 3 phút Học bài và chuẩn bị bài “Nhà nho vui cảnh nghèo”
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
ĐỌC THÊM
NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO
(Trích“Hàn nho phong vị phú”)
Nguyễn Công Trứ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS
- Thấy được cái gọi là “phong vị” của nhà nho.
- Hiểu nghệ thuật trào phúng của tác giả.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới: có lời vào bài
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
10 phút
30 phút
- HS dựa vào sgk tìm hiểu phần giới thiệu.
- HS thảo luận 3 câu hỏi trong sgk.
- Hình thức thảo luận, theo nhóm 6 hs.
- Trình bày lên phiếu học tập.
- GV thu phiếu và nhận xét
I. Giới thiệu.
1/. Tác giả: sgk
2/. Thể loại: sgk
3/. Xuất xứ: sgk
II. Đọc hiểu văn bản.
Câu hỏi 1:
- Tác giả không thích cái nghèo. Lời chửi được lặp lại với dụng ý khẳng định.
- Tác giả chứng minh: nghèo là nỗi nhục, theo lời thánh nhân.
Câu hỏi 2:
“Kìa ai”: dùng để chỉ tác giả và cả những ai lâm vào cảnh bần hàn như tác giả.
Câu hỏi 3:
- Tả cảnh nghèo mà không dùng từ “nghèo”, làm cho người đọc thấy được cuộc sống tác giả rất nghèo. -> Lối nói phô trương của văn học trào phúng.
- Hai chữ “phong vị” tác giả dung với dụng ý mỉa mai, giễu cợt, pha chút đắng cay.
Củng cố: Nghèo rất khổ, nhục. Thấy được thái độ tự giễu cợt, mỉa mai của tác giả.
Dặn dò: Xem bài và chẩn bị bài “các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh” .
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Biết vận dụng các hình thức kết cấu phù hợp để viết một văn bản thuyết minh.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới: có lời vào bài
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
- HS làm việc cá nhân.
- GV đặt câu hỏi cho từng hình thức kết cấu.
- HS làm việc theo nhóm: chia lớp làm 6 nhóm.
Nhóm 1,2: Thảo luận bài tập 1
Nhóm 3,4: Thảo luận bài tập 2
Nhóm 5,6: Thảo luận bài tập 3
Các nhóm ghi lên phiếu học tập, cử đại diện trình bày.
Các nhóm tranh luận, sau đó giáo Viên nhận xét.
1/. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
3 hình thức: sgk
2/. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Hình thức kết cấu: theo trật tự lôgich (quan hệ nhân - quả) và thời gian.
- Tác giả nêu lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường, bắt đầu từ ô nhiễm môi trường, đến nhận thức về tác hại của vấn đề ô nhiễm môi trường, từ đó dấy lên phong trào bảo vệ môi trường.
-> vấn đề được trình bày có hệ thống, theo thời gian diễn tiến của sự việc, nguyên nhân, giải pháp.
Bài tập 2:
- Hình thức kết cấu: theo trật tự không gian (từ trong ra ngoài).
- Tác giả tả thành cổ Hà Nội từ vòng thành trong cùng (Tử cấm thành), đến Hoàng thành (vòng thành thứ hai) và sau cùng là kinh thành. (trật tự từ trong ra ngoài).
Bài tập 3:
- Hình thức kết cấu: theo trật tự lôgich
- Tác giả trình bày theo khía cạnh vấn đề: tư tưởng nhân ái bao gồm: nhân - trung - thứ. Quá trình giải thích đi từ nghĩa đen đến nghĩa bóng.
+ Đoạn 1 giới thiệu chung.
+ Đoạn 2 giải thích hai chữ nhân, ái.
+ Đoạn 3: giải thích hai chữ trung, thứ.
Củng cố: Một văn bản thuyết minh có thể gồm nhiều hình thức kết cấu. Việc lựa chọn và vận dụng hình thức thuyết minh thích hợp sẽ góp phần quan trọng vào việc làm rõ nội dung thuyết minh.
Dặn dò: Học bài làm bài tập và chuẩn bị bài “THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA”
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
(“Tái dụ Vương Thông thư” )
Nguyễn Trãi
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Thấy được ý chí quyết thắng yêu chuộng hòa bình của quân dân ta và chiến lược đánh vào lòng người thể hiện qua bức thư.
- Nắm được nghệ thuật lập luận sắc bén mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục của tác giả.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv, bảng phụ, sơ đồ.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới: có lời vào bài
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
- HS làm việc cá nhân, kết hợp với sgk để trình bày.
- HS làm việc cá nhân.
- HS làm việc theo nhóm 6 hs (thảo luận 5 phút), trình bày lê phiếu học tập, cử đại diện trình bày.
- GV chốt ý.
- Phân tích lời chêu dụ giặc?
- HS làm việc cá nhân.
- Phân tích nghệ thuật lập luận của tác giả?
- HS làm việc theo nhóm 6 HS, cử đại diện trình bày.
- GV chốt các ý lại.
I. Giới thiệu.
1/. Tác giả: sgk
2/. Thể loại:
Trình bày bằng hình thức viết thư
3/. Xuất xứ: sgk
4/. Chủ đề: qua bức thư thấy được tinh thần yêu chuộng hòa bình ý chí quyết thắng của quân dân ta cùng chiến lược đánh vào lòng người.
II. Đọc hiểu văn bản.
Mục đích viết thư:
Nhằm dụ địch chém hai tướng giặc ngoan cố nhất, đầu hàng và rút quân về nước .
Quan niệm của tác già về thời thế đối với người dùng binh:
- Người dùng binh giỏi muốn đánh thắng thì phải biết thời thế.
- Tác giả cho thấy kẻ địch không nắm rõ thời thế, chỉ ra sự yếu kém và dối trá của quân địch.
- Tác giả chỉ ra 6 điều bất lợi và 6 cớ bại vong của giặc.
+Ba điều bất lợi của quân Minh ở Trung Quốc:
*Chính sách cai trị của nhà minh hà khắc khiến cho lòng dân trong nước oán giận.
*Mối họa nội loạn
*Nhân dân nước Nam không ưng thuận và ủng hộ.
+ Ba điều bất lợi của quân Minh ở Đông Quan
Thành bị vây, không viện binh, không lương thực
Dân Việt trong thành căm ghét chống lại.
Quân lính oán ghét chống lại các tướng.
+Sáu cớ bại vong:
*Thời tiết khắc nghiệt lương thảo thiếu thốn.
*Viện binh không đến kịp hoặc bị tiêu diệt.
*Nhà Minh lo phòng thủ trong nước không thể sang tiếp viện.
*Chiến tranh liên miên dân sống không yên, lòng dân oán hận.
* Gian thần lộng quyền triều đình suy yếu.
*Quân ta tinh nhuệ quân địch cùng kiệt sức lực tự chuốt lấy bại vong.
3. Lời khuyên dụ quân Minh ra hàng:
- Tác giả đưa ra 2 khả năng cho quân Minh lựa chọn: một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra đánh.
-Tác giả khuyên hàng là có lợi nhất.
+Đôi bên tránh được tổn thất
+Giặc không bị diệt vong mà còn được an toàn trở về nước.
+Nước ta vẫn cống nạp lễ vật tình hòa hiếu trở lại như xưa.
Nghệ thuật lập luận:
-Hết sức chặt chẽ: Mở đầu bằng quan niệm về người dùng binh giỏi, tiếp theo phân tích thời thế của quân minh ở Trung Quốc, ở thành Đông Quan. Và sau cùng chỉ ra 6 cớ bại vong của giặc.
-Tác giả kết hợp giữa lý lẽ vỗ về hứa hẹn, với thái độ khinh bỉ, sỉ nhục làm cho lòng giặc hoang man. Cuối cùng tác giả khuyên hàng.
III. Tổng kết.
Bức thư thể hiện tinh thần nhân đạo, khát vọng hòa bình, cùng với ý chí quyết thắng của nhân dân ta.
Bức thư đã cho thấy tài chiến lược quân sự bậc thầy của Nguyễn Trãi.
Củng cố: Bức thư là chiến lược đánh vào lòng người (thuật công tâm). Qua đó cho thấy tinh thần yêu chuộng hòa bình, ý chí quyết thắng của quân và dân ta.
Dặn dò: Học bài và soạn bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Có được những hiểu biết khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Biết vân dụng kiến thức trên vào việc đọc hiểu văn bản văn học
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv, bảng phụ, sơ đồ.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới: có lời vào bài
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
- HS dựa vào sgk nêu khái niệm.
- Chia lớp 6 nhóm.
Nhóm 1,2 thảo luận tính thẩm mĩ.
Nhóm 3,4 thảo luận tính đa nghĩa.
Nhốm 5,6 thảo luận dấu ấn reiing của tác giả.
- Thảo luận 5 phút, cử đại diện trình bày
- Chủ yếu làm bài tập 3.
- Chia lớp ra 4 nhóm(4 tổ) thảo luận.
Gv: chỉnh sửa lài hoàn chỉnh.
I. Khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuội nghệ thuật, thơ, kịch).
1/. Tính thẩm mĩ
- Hai mặt của ngữ âm và ngữ nghĩa hòa phối với nhau cùng phát huy tác dụng đối với cấu trúc từng câu, từng đoạn, cũng như cấu trúc hoàn chỉnh của toàn bộ văn bản nghệ thuật.
- Văn chương được xem là tác phẩm nghệ thuật của ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ.
2/. Tính đa nghĩa
Xét theo 2 mối quan hệ
- Xét theo mối quan hệ giữa văn bản với đối tượng được đề cập:
+ Thành phần biểu thị thông tin khách quan về đối tượng được đề cập.
+ Thành phần biểu thị tình cảm của nhà văn nhà thơ về đối tượng được đề cập.
- Xét theo mối quan hệ cấu trúc bên trong của văn bản :
+ Thành phần căn cứ vào câu chữ: nghĩa tường minh.
+ Thành phần được suy ra từ câu chữ: nghĩa hàm ẩn.
3/. Dấu ấn riêng của tác giả
Mỗi nhà văn đều có sở trường, sở thích riêng trong cách diễn đạt. Sở thích sở trường ấy được thể hiện đều đặn trong các tác phẩm của nhà văn nhà thơ đến một mức độ rõ ràng nào đấy thì tạo thành nét riêng độc đáo của họ trong cách diễn đạt, làm nên dấu ấn riêng của tác giả.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: dựa vào khái niệm trả lời.
Bài tạp 2: Dựa vào 3 đặc điểm đã học trả lời.
Bài tập 3:
Câu a.
- Cấu trúc của văn bản với các yếu tố ngôn ngữ tập trung nói về đề tài xác định.
- Văn bản miêu tả khách quan về cái ăn, cái mặc -> Toát lên cái nghèo cùng cực, cùng thái dộ lạc quan của nhà nho chân chính.
- Giọng điệu và tư thế của tác giả: dấu ấn riêng của nhà văn.
Câu b
Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo trật tự,biện pháp nhân hóa.
-> Tác giả quan tâm tới cấu trúc nội tại bên trong của văn bản.
Củng cố: Cần nắm vững các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để vận dung vào việc đọc hiểu văn bản nghệ thuật.
Dặn dò: Chuẩn bị cho bài viết số 5.
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
BÀI VIẾT SỐ 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS
- Viết được bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, một vấn đề văn học.
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh thích hợp để làm bài.
II. PHƯƠNG PHÁP
Vạn dung các phương pháp thuyết minh
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Kiểm tra:
Chọn đề số 1:
Gợi ý:
Ca dao là gì?
Ca dao có những đặc điểm nào?
Những nội dung lớn của ca dao Việt Nam?
Những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao Việt Nam?
Vai trò, tác dụng của ca dao Việt Nam?
Học sinh làm trong 45 phút.
4/. Dặn dò: Về nhà xem và chuẩn bị bài “Đại cáo bình Ngô”.
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
(bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trải
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nhận thức được lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa là 2 yếu tố quyết định đã đưa cuộc kháng chiến chống quân Minh đến thắng lợi vẽ vang, mở ra một thời đại mới.
- Thấy được “Đại cáo bình Ngô” là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam; ở đó tác giả đã kết hợp sức mạnh lí lẽ với giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv, bảng phụ, sơ đồ.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới: có lời vào bài
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
- HS xem sgk.
- HS làm việc cá nhân.
- HS thảo luận theo nhóm 6 HS (thảo luận câu hỏi số 3, 4 sgk), mỗi câu trong 5 phút, cử đại diện trình bày.
- GV nhận xet góp ý.
I. Giới thiệu.
1/. Tác giả: sgk
2/. Thể loại: sgk
Thuộc thể cáo, là thể văn chính trị, thể hiện mệnh lệnh của vua. Đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại.
3/. Xuất xứ: sgk
Ra đời năm 1427 sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.
4/. Chủ đề:
- Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa.
- Bình Ngô dại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.
- Lực lượng giữa ta và giặc không cân sức.
- Địa bàn khởi nghĩa hẻo lánh.
- Khởi nghĩa trong lúc quân thù đương mạnh.
à Qua đó cho thấy ý chí quyết tâm tiêu diệt quân Minh, giải phóng đất nước của nhân dân ta được thể hiện qua hình tượng người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong buổi đầu dấy nghiệp.
2. Khí thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại thảm hại của quân giặc.
- Khí thế chiến thắng của quân ta như vũ bảo:
+ Chiến thắng như “sấm vang chớp giật”, “Trúc chẻ tro bay”.
+ “Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông”
- Sự thất bại thảm hại của quân giặc:
+ “Ninh Kiều máu chảy thành sông…
Tốt Động thây chất đầy nội…”
+ “Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho vài nghìn cổ ngựa về đến nước mà vẫn tim đập chân run”
+ “ Vương Thông, Mã Anh cấp cho năm trăm chiến thuyền ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc”.
3. Tìm hiểu tư tưởng nhân nghĩa của bài cáo.
- Nhân nghĩa là đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
+ Đem lại độc lập thái bình.
+ Đem lại yên ổn, hạnh phúc cho nhân dân.
- Nhân nghĩa là trừ bạo để an dân.
+ Đánh giặc bằng mưu trí, tránh thảm sát người vô tội.
+ Đem dại nghĩa để đối với giặc tránh gây thù oán để lại hậu họa về sau.
4. Nghệ thuật.
- Đối thanh đối ý, tiết tấu nhịp nhàng, mạnh mẽ, xen kẽ giữa các cặp câu ngắn với các cặp câu dài, bài cáo đã thể hiện sự thống nhất hài hòa giữa yếu tố chính luận sắc sảo với yếu tố trữ tình sâu lắng.
- Đại cáo bình Ngô đã cho thấy tài năng viết văn chính luận thuyết phục, bậc thầy của Nguyễn Trãi.
III. Tổng kết.
- Bài cáo thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình, ý thức độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam.
- Bài cáo xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Đây được xem là áng văn chính luận sắc sảo và độc đáo nhất trong kho tàng văn học chính luận nước ta.
Củng cố:
HS củng cố dựa vào sơ đồ.
TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA
AN DÂN
TRỪ BẠO
Độc lập
Ấm no
Yên bình
Khoan dung
Mưu trí
Dặn dò: Học bài và xem bài “Nguyễn Trãi”.
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
NGUYỄN TRÃI
(1380 – 1442 )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Thấy được Nguyễn Trãi là một nhân cách lớn, danh nhân văn hóa, nhà tư tưởng vĩ đại và nhà văn, nhà thơ lớn.
- Hiểu được đóng góp ta lớn, nhiều mặt của Nguyễn Trãi cho văn học dân tộc.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv, bảng phụ, sơ đồ.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới: có lời vào bài
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
- HS kết hợp SGK trả lời
- HS làm việc theo nhóm 2HS. Trong 5 phút, cử đại diện trình bày.
- Các nhóm tranh luận.
- GV nhận xét, lưu bảng.
- HS làm việc theo nhóm 6 HS thảo luận 10 phút, trình bày lên phiếu học tập.
- GV dựa vào phiếu học tập nhận xét, lưu bảng.
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi số 2 SGK.
I. Cuộc đời.
- Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai sinh 1380.
- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh – Hải Dương).
- Cha: Nguyễn Ứng Long, đỗ Thái Học Sinh.
- Mẹ: Trần Thị Thái.
- Ông ngoại: quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Năm 1400 Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, sau đó cùng cha ra làm quan cho nhà hồ.
- Nguyễn Trãi tham gia và quân sư số 1 của nghĩa quân Lam Sơn. Ông có công rất lớn đóng góp cho thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn.
- Năm 1429. bị vua nghi ngờ Nguyễn Trải không được tin dùng.
- Ông lui về Côn Sơn ở ẩn.
- Năm 1442 Nguyễn Trãi bị hàm oan và lãnh án tru di tam tộc.
II. Sự nghiệp văn học
1/. Tác phẩm của Nguyễn Trãi
- Văn chính luận:
+ “Quân trung từ mệnh tập” gồm một số thư từ, biểu, quân lệnh gởi cho các tướng của ta và các bức thư giao thiệp với các tướng nhà minh, thực hiện chiến thực công tâm.
+ “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn bất hủ trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Về lịch sử: “Lam Sơn thực lục”, “ Văn bia Vĩnh Lăng”: đã ghi lại quá trình khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
- Về địa lí: “Dư địa chí” là tác phẩm địa lí xưa nhất còn lại của nước ta.
- Về văn học: hai tập thơ “Quốc âm thi tập”, “Ức Trai thi tập”.
2/. Thơ văn Nguyễn Trãi thắm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lý thế sự và tình yêu thiên nhiên.
a. Tư tưởng nhân nghĩa
- Nhân nghĩa nghĩa là yêu nước thương dân, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
- Nhân nghĩa là đem lại cuộc sống no đủ hạnh phúc cho nhân dân.
- Nguyễn Trãi đã nhìm ra sức mạnh vô địch của dân.
b. Triết lý thế sự
Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện những tư tưởng triết lý thế sự sâu sắc mà giản dị, đó là những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời.
+ Ông quan niệm:
“Dưới công danh đeo khổ nhục
Trong dại dột có phong lưu”
Hay
“Phượng những tiếc cao diều hay liệng
Hoa thì hay héo cỏ thường tươi”.
+ Cũng có khi tác giả quan niệm đơn giản
“Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm”.
Hoặc
“Áo mặc miễn là cho cật ấm
Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon”.
c. Tình yêu thiên nhiên
- Ông nâng niu yêu quý cảnh vật thiên nhiên.
“ Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá
Rừng tiếc chim về ngại phá cây”
- Ông xem thiên nhiên như là bầu bạn, là anh em, là gia đình
“Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa nguyệt anh tam”
- Ông sống hòa mình vào thiên nhiên
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi niệm êm”
3. Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc.
- Ở thể văn chính luận:Nguyễn Trãi xuất hiện như một nhà văn chính luận sắc bén, giàu nhân nghĩa và đầy tính chiến đấu.
- Về thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi: là một thế giới quan thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình trí tuệ, vừa hào hùng lãng mạn.
- Thơ chữ Nôm: “Quốc âm thi tập” là tập thơ chữ Nôm ra đời sớm nhất, có nhiều bài nhất và hay nhất.
Tóm lại thơ văn Nguyễn trãi giàu chất trí tuệ sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời. Văn phong tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển.
III. Tổng kết.
- Nguyễn Trãi là người có công rất lớn trong việc thúc đẩy nền thơ ca tiếng Việt phát triển.
- Ở ông, ta phát hiện một nhân cách lớn, một trí tuệ lỗi lạc, một hồn thơ trữ tình sâu lắng.
- Nguyễn Trãi xứng tầm là một danh nhân văn hóa thế giới.
Củng cố:
- Nguyễn Trãi là người anh hùng toàn đức, toàn tài yêu nước, thương dân. Ông là người cống hiến nhiều mặt cho văn hóa, văn học Việt Nam.
- Ông là nhà tư tưởng sâu sắc, nhân nghĩa, nhân văn, nhưng là người chịu nỗi oan ức lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Dặn dò: Học bài và xem bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.
Ngày soạn: Tuần:
Tiết:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
- Nắm được cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thảo luận nhóm, diễn giảng, đàm thoại, gợi mở.
III. PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sgk, sgv, bảng phụ, sơ đồ.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1/. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới: có lời vào bài
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG LƯU BẢNG
- HS làm việc cá nhân, trả lời các mục SGK
- HS làm việc theo nhóm 6 HS, thảo luận câu hỏi số 2 SGK, trong 5 phút, cử đại diện trình bày.
- Các nhóm tranh luận
- GV nhận xét
II. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1. Về ngữ âm, chữ viết.
- Ngữ âm: các yếu tố ngữ âm được khai thác tối đa để xây dựng hình tượng, gợi tả, biểu hiện những nét nghĩa bổ sung.
- Chữ viết: tận dụng các hình thức khác nhau để tăng giá trị biểu hiện của văn bản (viết hoa, xuống dòng, các loại dấu câu, khoảng trống…)
2. Về từ ngữ
- Sử dụng từ toàn dân trên cơ sở chọn lọc những yếu tố của tất cả các lớp từ ngữ khác nhau (từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, từ ngữ cổ, từ ngữ địa phương …)
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật còn sử dụng lớp từ riêng dành cho thơ đó là lớp từ thi ca.
3. Về ngữ pháp
- Sử dụng rộng rãi mọi kiểu câu.
- Trong thơ còn có cách vận dụng các kiểu câu đặc thù, tạo nên kiểu cú pháp thi ca.
4. Về biện pháp tu từ
Tận dụng mọi biện pháp tu từ để xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm văn chương.
+ Biện pháp tu từ ngữ âm: Điệp âm, hài thanh…
+ Biện pháp tu từ từ ngữ: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh …
+ Về mặt ngữ pháp: câu nghi vấn tu từ, phép so sánh…
5. Bố cục, trình bày
- Phong cách ngôn ngữ nghề thuật coi trọng vẽ đẹp cân đối hài hòa về bố cục, trình bày của tác phẩm.
- Nhiều trường hợp cách bố cục, trình
File đính kèm:
- Giao an 10 nang cao.doc