Giáo án văn học 11 cơ bản

A. Mục tiêu

- Kiến thức: Thấy được cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

- Kĩ năng: nắm được bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.

- Giáo dục:

B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp

C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng

D.Tiến trình bài giảng:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra:

3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG

THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

 

 

 

 

 

 

 

 

?Hải thượng lãn ông và Thượng kinh kí sự nghĩa là gì?

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:

- Lê Hữu Trác là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa. Ông quan niệm:. Liên hệ trường hợp của Lỗ Tấn: bỏ nghề y, theo nghề nhà văn. Lê Hữu Trác thì làm cả hai nghề, nên vừa chữa được bệnh thể xác vừa chữa được bệnh tâm hồn.

- Lê Hữu Trác viết bộ sách thuốc nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển, quyển cuối cùng chính là tác phẩm văn học đặc sắc “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô). Tác phẩm kể câu chuyện tác giả đang sống ẩn dật ở Hương Sơn thì bị triệu vào kinh chữa bệnh cho thế tử của chúa Trịnh.

- Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” kể về cuộc sống xa hoa nhưng bạc nhược trong phủ chúa.

 

 

 

Tác giả đã miêu tả cuộc sống và con người trong phủ chúa ở những khía cạnh nào?

 

Sau khi miêu tả ông đưa ra cảm nhận gì?

 

Nêu cảm nhận của riêng em về những cuộc sống và con người nơi phủ chúa?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ hình ảnh của thế tử, người đọc có thể nhận ra nghịch lí gì? II. Phân tích:

1. Hiện thực trong phủ chúa Trịnh.

- Lối vào phủ chúa: Muốn gặp được chúa phải đi qua mấy lần cửa. Đường đi lối lại như mê cung lại có lính canh của gắt gao. Chính vì thế, hễ đi đến đâu tg phải đợi có người truyền chỉ, người dẫn. Tạo cảm giác về một nơi thâm nghiêm, tôn kính, khiến người ta kính nể, sợ hãi.

-Khung cảnh thiên nhiên: Đâu đâu cũng cây cối um tùm, danh hoa đua thắm, hương thơm ngào ngạt, thật chẳng khác chốn tiên cảnh, liên hệ với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: những cây cảnh đẹp đẽ quý giá đó chính là đồ cướp bóc của chính nhân dân.

-Nhà cửa, đồ dùng: toàn lầu son gác tía, trong nhà toàn đồ sơn son thếp vàng, đồ ăn là mâm vàng, chén bạc, của ngon vật là, nhân gian chưa từng thấy Tg bình luận: Mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường, khiến người đời ai ai cũng thèm muốn, nghĩ rằng đó là một cs hạnh phúc tột đỉnh. Tg là người sinh ra từ nhà quyền quý mà cũng phải kinh ngạc vì những điều mà lần đầu tiên trong đời ông mới thầy. Thế giới cung cấm cũng cách biệt hẳn cuộc sống nhân dân. Đồng thời, đó là một cảnh sống xa hoa, đối lập với cs cực khổ của quần chúng nhân dân thời kì đó. XHPKVN thế kỉ XVIII đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhân dân phải chịu bao lầm than vì chiến tranh, dịch hoạ, thế mà vua chúa thì vẫn sống phè phỡn, phung phí, xa hoa. “Thượng kinh kí sự”, “Vũ trung tuỳ bút” hay “Chinh phụ ngâm” chính là tiếng nói lên án hiện thực bất công ấy.

-Người hầu kẻ hạ ra vào tấp nập như mắc cửi, vua chúa, thế tử ở đâu là ở đấy có biết bao kẻ phục dịch. Đủ thấy cuộc sống vương giả, sung sướng quá mức khiến con người sinh biếng lười, ốm yếu.

-Phòng của thế tử: đặt trong năm sáu lần trướng gấm, tối tăm, âm u, giữa ban ngày vẫn phải đặt một cây nến to, tác giả nín thở bước vào xem mạch, đủ thấy một không khí ngột ngạt vì uy quyền nhưng cũng vì không gian tù túng, độc hại.

-Thế tử là đứa trẻ năm, sáu tuổi, lại là con bệnh. Tg là thầy thuốc đến chữa bệnh, lại già cả nhưng vẫn phải lạy bốn lần, thế tử khen: “ông này lạy khéo”. Câu nói khiến người nghe thấy nhục nhã vì ý nói ông này khéo nịnh, khéo làm người hầu kẻ hạ, phục dịch, bái lạy vua chúa. Cho thấy thế tử vẫn chỉ là một đứa trẻ con nhưng quen với uy quyền, nhìn người đời bằng con mắt bề trên.

-Thế tử bản chất yếu, dùng bao nhiêu thuốc bổ, ăn bao của ngon vật lạ mà vẫn bị bệnh, thân thể gày gò, mạch nhỏ và nhanh, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, tay chân gày gò: địa vị cao quý, cs nhung lụa không giúp đứa trẻ bất hạnh có sk, thậm chí không bằng con nhà nông dân nghèo. Hoá ra nơi tưởng là thâm nghiêm tôn kính lại u ám, nặng nề, thiếu sinh khí như một nấm mồ. Con người không biết hưởng sự giàu sang bị chính sự xa hoa bủa vây, bao chặt, và làm hại. Sự sung túc, cao sang đã bị lạm dụng vô độ đến mức làm hại con người.

-Nguyên nhân bệnh: người trong phủ chúa cho rằng bản chất (gen) ốm yếu.Nhưng tác giả lại cho rằng chính không gian sống nơi đây đã khiến sinh bệnh: “ở trong màn che trướng phủ ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Nhưng cách nghĩ và cách chữa của ông không được đồng tình.

- Chân dung ốm yếu, thiếu sinh khí của thế tử và cs xa hoa nhưng ngột ngạt, u ám trong phủ chúa chính là bộ mặt thật của giai cấp phong kiến thời Lê - Trịnh: ngoài thì phù trướng, trong thì trống rỗng, mục nát. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn không thể tránh khỏi sắp xảy ra.

* Kết luận: Tác phẩm đã cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về hiện thực xã hội thời Lê Trịnh, quy luật tồn vong của đời người và triều đại cũng như tấm lòng của một vị lương y với người bệnh và với vận mệnh đất nước.

2. Nhân cách và tâm hồn cao đẹp của tác giả:

- Chứng kiến cuộc sống giàu sang tột đỉnh trong phủ chúa, ông không hề thèm muốn mảy may.

-Sau khi khám cho thế tử, ông đã biết đúng bệnh và cách chữa trị. Ban đầu ông không muốn chữa, định dùng phương thuốc hoàn hoãn, vô thưởng vô phạt, vì sợ chữa được sẽ bị vướng vào danh lợi, phải ở lại phủ chúa.

-Nhưng lương tâm của thầy thuốc không cho phép ông làm điều đó, vì thế ông tìm cách chữa. Ông tranh luận đến cùng với quan Chánh đường để bảo vệ ý kiến đúng đắn của mình. Điều này vừa thể hiện bản lĩnh vừa cho thấy lương tâm trong sáng hết lòng vì người bệnh của lương y. Đúng như quan niệm sống của Lê Hữu Trác: “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”

 

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn học 11 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1. Tiết: 1 Lớp 11 cơ bản Vào phủ chúa Trịnh (Trích “Thượng kinh kí sự”) A. Mục tiêu - Kiến thức: Thấy được cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. - Kĩ năng: nắm được bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích. - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ?Hải thượng lãn ông và Thượng kinh kí sự nghĩa là gì? I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: - Lê Hữu Trác là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa. Ông quan niệm:. Liên hệ trường hợp của Lỗ Tấn: bỏ nghề y, theo nghề nhà văn. Lê Hữu Trác thì làm cả hai nghề, nên vừa chữa được bệnh thể xác vừa chữa được bệnh tâm hồn. - Lê Hữu Trác viết bộ sách thuốc nổi tiếng Hải thượng y tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển, quyển cuối cùng chính là tác phẩm văn học đặc sắc “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô). Tác phẩm kể câu chuyện tác giả đang sống ẩn dật ở Hương Sơn thì bị triệu vào kinh chữa bệnh cho thế tử của chúa Trịnh. - Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” kể về cuộc sống xa hoa nhưng bạc nhược trong phủ chúa. Tác giả đã miêu tả cuộc sống và con người trong phủ chúa ở những khía cạnh nào? Sau khi miêu tả ông đưa ra cảm nhận gì? Nêu cảm nhận của riêng em về những cuộc sống và con người nơi phủ chúa? Từ hình ảnh của thế tử, người đọc có thể nhận ra nghịch lí gì? II. Phân tích: 1. Hiện thực trong phủ chúa Trịnh. - Lối vào phủ chúa: Muốn gặp được chúa phải đi qua mấy lần cửa. Đường đi lối lại như mê cung lại có lính canh của gắt gao. Chính vì thế, hễ đi đến đâu tg phải đợi có người truyền chỉ, người dẫn. Tạo cảm giác về một nơi thâm nghiêm, tôn kính, khiến người ta kính nể, sợ hãi. -Khung cảnh thiên nhiên: Đâu đâu cũng cây cối um tùm, danh hoa đua thắm, hương thơm ngào ngạt, thật chẳng khác chốn tiên cảnh, liên hệ với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: những cây cảnh đẹp đẽ quý giá đó chính là đồ cướp bóc của chính nhân dân. -Nhà cửa, đồ dùng: toàn lầu son gác tía, trong nhà toàn đồ sơn son thếp vàng, đồ ăn là mâm vàng, chén bạc, của ngon vật là, nhân gian chưa từng thấy… Tg bình luận: Mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường, khiến người đời ai ai cũng thèm muốn, nghĩ rằng đó là một cs hạnh phúc tột đỉnh. Tg là người sinh ra từ nhà quyền quý mà cũng phải kinh ngạc vì những điều mà lần đầu tiên trong đời ông mới thầy. Thế giới cung cấm cũng cách biệt hẳn cuộc sống nhân dân. Đồng thời, đó là một cảnh sống xa hoa, đối lập với cs cực khổ của quần chúng nhân dân thời kì đó. XHPKVN thế kỉ XVIII đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhân dân phải chịu bao lầm than vì chiến tranh, dịch hoạ, thế mà vua chúa thì vẫn sống phè phỡn, phung phí, xa hoa. “Thượng kinh kí sự”, “Vũ trung tuỳ bút” hay “Chinh phụ ngâm” chính là tiếng nói lên án hiện thực bất công ấy. -Người hầu kẻ hạ ra vào tấp nập như mắc cửi, vua chúa, thế tử ở đâu là ở đấy có biết bao kẻ phục dịch. Đủ thấy cuộc sống vương giả, sung sướng quá mức khiến con người sinh biếng lười, ốm yếu. -Phòng của thế tử: đặt trong năm sáu lần trướng gấm, tối tăm, âm u, giữa ban ngày vẫn phải đặt một cây nến to, tác giả nín thở bước vào xem mạch, đủ thấy một không khí ngột ngạt vì uy quyền nhưng cũng vì không gian tù túng, độc hại. -Thế tử là đứa trẻ năm, sáu tuổi, lại là con bệnh. Tg là thầy thuốc đến chữa bệnh, lại già cả nhưng vẫn phải lạy bốn lần, thế tử khen: “ông này lạy khéo”. Câu nói khiến người nghe thấy nhục nhã vì ý nói ông này khéo nịnh, khéo làm người hầu kẻ hạ, phục dịch, bái lạy vua chúa. Cho thấy thế tử vẫn chỉ là một đứa trẻ con nhưng quen với uy quyền, nhìn người đời bằng con mắt bề trên. -Thế tử bản chất yếu, dùng bao nhiêu thuốc bổ, ăn bao của ngon vật lạ mà vẫn bị bệnh, thân thể gày gò, mạch nhỏ và nhanh, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, tay chân gày gò: địa vị cao quý, cs nhung lụa không giúp đứa trẻ bất hạnh có sk, thậm chí không bằng con nhà nông dân nghèo. Hoá ra nơi tưởng là thâm nghiêm tôn kính lại u ám, nặng nề, thiếu sinh khí như một nấm mồ. Con người không biết hưởng sự giàu sang bị chính sự xa hoa bủa vây, bao chặt, và làm hại. Sự sung túc, cao sang đã bị lạm dụng vô độ đến mức làm hại con người. -Nguyên nhân bệnh: người trong phủ chúa cho rằng bản chất (gen) ốm yếu.Nhưng tác giả lại cho rằng chính không gian sống nơi đây đã khiến sinh bệnh: “ở trong màn che trướng phủ ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Nhưng cách nghĩ và cách chữa của ông không được đồng tình. - Chân dung ốm yếu, thiếu sinh khí của thế tử và cs xa hoa nhưng ngột ngạt, u ám trong phủ chúa chính là bộ mặt thật của giai cấp phong kiến thời Lê - Trịnh: ngoài thì phù trướng, trong thì trống rỗng, mục nát. Đó là dấu hiệu của sự suy tàn không thể tránh khỏi sắp xảy ra. * Kết luận: Tác phẩm đã cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về hiện thực xã hội thời Lê Trịnh, quy luật tồn vong của đời người và triều đại cũng như tấm lòng của một vị lương y với người bệnh và với vận mệnh đất nước. 2. Nhân cách và tâm hồn cao đẹp của tác giả: - Chứng kiến cuộc sống giàu sang tột đỉnh trong phủ chúa, ông không hề thèm muốn mảy may. -Sau khi khám cho thế tử, ông đã biết đúng bệnh và cách chữa trị. Ban đầu ông không muốn chữa, định dùng phương thuốc hoàn hoãn, vô thưởng vô phạt, vì sợ chữa được sẽ bị vướng vào danh lợi, phải ở lại phủ chúa. -Nhưng lương tâm của thầy thuốc không cho phép ông làm điều đó, vì thế ông tìm cách chữa. Ông tranh luận đến cùng với quan Chánh đường để bảo vệ ý kiến đúng đắn của mình. Điều này vừa thể hiện bản lĩnh vừa cho thấy lương tâm trong sáng hết lòng vì người bệnh của lương y. Đúng như quan niệm sống của Lê Hữu Trác: “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người” III.Củng cố: - Bài tập: Phân tích cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. Tuần: 1. Tiết: 2 Lớp 11 cơ bản Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân A. Mục tiêu - Kiến thức: thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của các nhân. - Kĩ năng: Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở các yếu tố và quy tắc chung. - Giáo dục: có ý thức tôn trọng các quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ? Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội. I.Ngôn ngữ - Tài sản chung của xã hội: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng, vì ai cũng có quyền sử dụng nó. Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ: 1.Các yếu tố chung trong ngôn ngữ: -Các âm: a,b,c… Các thanh (6 thanh điệu) -Các tiếng: nhà, cây, trời,… -Các từ: -Các ngữ cố định: thành ngữ 2.Các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ: -Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: câu hỏi, câu phủ định, câu khiến, câu ghép chỉ quan hệ nhân quả, điều kiện giả thuyết. -Phương thức chuyển nghĩa của từ: từ nghĩa đen, nghĩa gốc sang nghĩa bóng, nghĩa chuyển, gồm biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá. II.Lời nói – Sản phẩm riêng của cá nhân: 1.Giọng nói cá nhân: do bẩm sinh, do địa phương, nghề nghiệp, bệnh lí tạo ra. 2.Vốn từ ngữ cá nhân: người nước ngoài mới học tiếng Việt, vốn từ hạn chế, cách nói ngô nghê: dùng từ “kêu” để chỉ chung âm thanh do chim chóc, trâu bò,chó lợn,… 3.Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng các từ ngữ chung, quen thuộc. 4.Việc tạo ra các từ mới 5.Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. III.Luyện tập: - Cho biết ý kiến của anh chị về các câu tục ngữ, ca dao sau: “Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”. Tiết: 3 Lớp 11 cơ bản Tự tình (bài II) A. Mục tiêu - Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi và phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Thấy được tài năng thơ nôm của HXH: làm thơ Đường luật bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. - Kĩ năng: - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: Phân tích cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: -HXH là một hiện tương độc đáo trong lịch sử VHVN: trào phúng mà trữ tình, dùng thể thơ Đường luật mà vẫn đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. -Chủ đề nổi bật của bà là tiếng nói cảm thương với số phận người phụ nữ, đồng thời trân trọng những vẻ đẹp và đề cao, thậm chí đấu tranh cho khát vọng hạnh phúc chính đáng của họ. 2.Tác phẩm: -Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ ba bài, nói lên tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng vượt lên để giành lấy hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. ? Có mấy cách phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. II.Phân tích 1.Hai câu đầu: -Cảnh: +Đêm khuya: thời điểm tĩnh lặng, bóng tối bao trùm, con người thường suy tư, nghiền ngẫm về cuộc đời, số phận bản thân. Liên hệ: Thuý Kiều trong đoạn trích “Nỗi thương mình”: “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh / Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Người chinh phụ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”: “Đèn có biết dường bằng chẳng biết / Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. -Tiếng trống canh: dù văng vẳng từ nơi xa đưa đến, phải lắng tai mới nghe thấy những âm thanh mơ hồ đó nhưng người phụ nữ vẫn cảm thấy sự dồn dập, gấp gáp như hối thúc, giục giã. Chứng tỏ cõi lòng người đó không hề yên tĩnh, thanh thản. Nguyên nhân do đâu? -Tình: +Hồng nhan: má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp. Nhưng lại gắn với từ cái – một từ đôi khi chỉ sự tầm thường, khinh bỉ – tạo ra cảm giác rẻ rúng, mỉa mai. Đặc biệt là từ “trơ” đặt ngay đầu câu, càng nhấn mạnh sự cô độc, lẻ loi, chai lì, gan góc. Vẻ hồng nhan đẹp đẽ, vốn là niềm tự hào, hạnh phúc của người phụ nữ bỗng dưng trở thành sự tủi hổ, bẽ bàng, đó là bi kịch đau đớn. 2.Hai câu sau: -Tình: +Chén rượu: thường được người quân tử, trang hảo hán uống say để giải sầu, nhưng ở đây người phụ nữ cũng mượn đến nó để quên sầu, chứng tỏ nỗi buồn đã chất chứa, dồn tụ rất nhiều trong lòng, đến mức không thể kìm nén được, phải tìm cách giải toả ra. Nhưng “say lại tỉnh”, nỗi sầu vẫn không thể tiêu tan.Sau cơn say vẫn còn đó hiện thực phũ phàng.Giống như Thuý Kiều, sau bao “cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”,tưởng quên đi được nỗi sầu, nào ngờ “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh” thì nỗi đau càng thảng thốt, xót xa hơn: “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. -Cảnh: +Vầng trăng: đã đến thời điểm sắp tàn, “bóng xế”, nhưng vẫn chỉ là trăng khuyết, chưa đến độ tròn đầy. Trong hoàn cảnh này,có thể đấy chính là sự ám chỉ về số phận của người phụ nữ : đã sắp hết tuổi xuân rồi, vẻ hồng nhan sắp tàn phai hết, đã đến độ “trơ” ra với nước non rồi mà nhưng duyên phận vẫn hẩm hiu, dang dở. Câu thơ giúp ta hiểu được nguyên nhân của trang thái thao thức, tủi hổ, bẽ bàng trong đêm khuya của người phụ nữ này. Cảnh ngộ của nàng giúp ta hiểu vì sao, vẻ hồng nhan đẹp đẽ lại trở thành cái thứ trơ trơ ra với nước non. *Như vậy, qua bốn câu đầu, người đọc thấy rõ tâm trạng buồn tủi, bẽ bàng, chán nản của người phụ nữ trước duyên phận ngang trái, đáng thương của chính mình. 2.Bốn câu sau: -Cảnh: +Đặc tả hình ảnh thiên nhiên với ngụ ý sâu xa về người phụ nữ: rêu, đá là những thứ nhỏ nhoi, bé mọn, tuy bị coi thường, bị người đời giẫm đạp lên, hất văng đi hoặc bị lãng quên nhưng chúng vẫn bền bỉ, kiên cường tồn tại. Những hành động “xiên ngang”, “đâm toạc” có tính chất mạnh mẽ, gay gắt, đến mức khác thường, bởi thông thường người ta chỉ nói xiên thẳng, đâm thủng. Cách nói đảo ngữ càng của HXH diễn tả sự ngang tàng, quẫy đạp, vùng vẫy,phản kháng, không cam chịu hoàn cảnh, mong muốn cháy bỏng được tự giải thoát khỏi tình cảnh đáng chán, đáng sợ của mình. -Ngán: chán, sợ đến mức không thể chịu đựng thêm được nữa. HXH chán ngán cs hiện tại, thể hiện trog hình ảnh xuân đi xuân lại lại. Xuân là mùa đẹp nhất, mùa của tình yêu: “Dập dìu tài tử giai nhân”. Xuân đi, khiến người ta buồn, xuân quay lại khiến người ta vui: “Gần xa nô nức yến anh”. Nhưng HXH không chỉ buồn vì xuân đi mà thậm chí còn buồn hơn khi xuân quay lại, đó là một nghịch lí. XH không mong xuân về vì nó chỉ càng khiến bà thấy rõ sự cô đơn,lạnh lẽo, hẩm hiu, càng làm rõ cái tình cảnh “trơ cái hồng nhan với nước non”. Nhất là xuân đi, xuân về biểu hiện vòng thời gian trôi, tuổi già cũng đến. Đó là điều người phụ nữ sợ nhất. Liên hệ thơ Mới: “Tôi có chờ đâu có đợi đâu Đem chi xuân đến gợi thêm sầu”. -Mảnh tình: mảnh hạnh phúc, mảnh duyên tình nhỏ nhoi mà HXH có được nay càng nhỏ bé hơn vì mai một, mất dần theo thời gian, “san sẻ” không phải là chia sẻ – một hành động tự nguyện và hữu ích - mà là bị mất mát, huỷ hoại. Có thể là cảnh làm lẽ, lấy lẽ, phải san sẻ hạnh phúc với vở cả. Chỉ còn một “tí con con”, cách nói nhấn mạnh đến hai lần sự thiếu thốn tình cảm và cũng là khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. 3.Kết luận: *Bài thơ thể hiện tâm trạng vừa buồn tủi, bẽ bàng vừa phẫn uất, xót xa của người phụ nữ khi rơi vào tình cảnh và số phận bạc bẽo, bất hạnh. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện khát vọng đấu tranh, vượt lên để giành lấy hạnh phúc chính đáng. *Nghệ thuật: sử dụng các từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, những cách nói, cách kết hợp từ ngữ độc đáo, táo bạo, khác thường nhấn mạnh tính chất của đối tượng đến cực hạn. Khiến cho thể thơ Đương luật trở nên linh hoạt, mang màu sắc dân tộc. III. Củng cố: - Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong “Tự tình” (Bài II) trong sự so sánh với tâm trạng của Kiều trong “Nỗi thương mình” và người chinh phụ trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Tiết: 4,5 Lớp 11 cơ bản Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội A. Mục tiêu - Kiến thức: vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế đời sống và học tập của học sinh phổ thông. - Kĩ năng: - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt I.Đề bài: 1. Trong năm học tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương tin học hoá trong nhà trường, đưa trò chơi dân gian vào trong nhà trường, xây dựng trường học thân thiện. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề này. 2. Những cơ hội và thách thức đang đặt ra với học sinh ngày nay. Em phải làm gì để có thể tận dụng những cơ hội và chiến thắng những thách thức đó. 3. Con người đang phải đối mặt với những hiểm hoạ gì? Chúng ta cần phải làm gì để chống lại những hiểm hoạ đó. Tiết: 6 Lớp 11 cơ bản Câu cá mùa thu (Thu điếu) A. Mục tiêu - Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ. Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến. - Kĩ năng: Phân tích, bình giảng bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong “Tự tình” (Bài II) trong sự so sánh với tâm trạng của Kiều trong “Nỗi thương mình” và người chinh phụ trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ? Liên hệ kiến thức về văn học sử, hãy cho biết hoàn cảnh xã hội thời đại Nguyễn Khuyến. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: - Nguyễn Khuyến (1835 –1909), quê xã Yên Đổ, tỉnh Hà Nam, từng đỗ đầu cả ba kì thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình) nên được gọi là “Tam nguyên Yên Đổ” đ Tài văn chương tột bật, ít người sánh kịp. - Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn 10 năm, phần lớn cuộc đời dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà, kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp đ cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân. 2.Tác phẩm: -Đóng góp nổi bật của NK cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm viết về làng quê và thơ Nôm trào phúng. -Câu cá mùa thu (Thu điếu) nằm trong chùm ba bài thơ thu của NK. Xuân Diệu nhận xét: “NK nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của NK, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”. -Thu điếu thể hiện những cảm nhận tinh tế của NK về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, dồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. ?Cách phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. II.Phân tích: 1.Hai câu đề: -Ao thu: không gian nhỏ hẹp, lạnh lẽo. Trong thơ ca cổ điển, văn chương bác học, người ta thường nhắc đến nước thu, hồ thu như một biểu tượng ước lệ cho vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, nên thơ. Ví như khi tả Kiều, NDu viết: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Hoặc khi tả vẻ đẹp của cảnh mùa thu, ông cũng viết: “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”. Nhưng đến với NK, ao thu vừa là hình ảnh dân dã của làng quê vừa thiếu hẳn vẻ đẹp truyền thống trong thơ ca cổ điển. Đến mức chi tiết làn nước trong veo không phải để khắc hoạ vẻ đẹp mà nhấn mạnh sự lạnh lẽo. Một điều kì lạ là không gian nhỏ hẹp mà không hề mang đến cảm giác ấm cúng. -Thuyền câu: vốn đã nhỏ so với các loại thuyền khác, giờ đặt trong không gian nhỏ hẹp của ao thu lại càng trở nên bé nhỏ, thậm chí đến mức khác thường: “bé tẻo teo”. Nó chỉ như một chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi trên mặt nước. Thuyền trong ao cũng tạo cảm giác quẩn quanh, tù túng, mất tự do, không có cơ hội được thoả sức vẫy vùng trong sóng nước như thuyền ngoài sông hồ, biển cả. Tác giả là bậc đại khoa mà không được trổ tài giúp nước, phải chấp nhận quay vê quê sống cuộc đời ẩn dật, có khác gì con thuyền trong ao đâu. đ Hai câu thơ đầu xây dựng một không gian đặc biệt, tuy có nét gần gũi, dân dã với phong cảnh làng quê nhưng vẫn có những nét khác lạ, gợi cảm giác buồn hiu hắt. 2.Hai câu thực: -Sóng biếc: trong cái ao bằng lặng, chật hẹp, vốn dĩ không mấy khi có sóng. Dẫu có cũng chỉ là sóng nhỏ, ở đây, tác giả đã dùng cụm từ “hơi gợn tí” để tả tính chất của làn sóng trong ao. “Hơi” là phó từ chỉ mức độ ít, một chút, một phần nào đó. “Gợn” là thoáng nổi lên trên bề mặt, có mà như không có. “Tí” là lượng rất nhỏ, rất ít, hầu như không đáng kể. Cả ba từ đó khi kết hợp lại với nhau sẽ nhấn mạnh tính chất của làn sóng trong ao: quá nhỏ bé, mong manh đến mức không đủ để trở thành một gợn sóng nhỏ, thậm chí cũng không đủ để coi là “hơi gợn”. Cảm giác như đó chỉ là một màn hơi sương bập bềnh trên mặt nước, mơ hồ và hư thực. Chỉ có một giác quan tinh tế mới cảm nhận được. Cách nói của NK giống với cách dùng từ chỉ mức độ để nhấn mạnh tính chất nhỏ bé của sự vật trong thơ HXH: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. -“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”: tiếng động của chiếc lá di chuyển trước cơn gió rất nhỏ, đến độ không đủ mạnh để gọi là bay mà chỉ là “khẽ đưa”. Nhưng sự chuyển động đó không hề chậm mà rất nhanh, rất gấp, rất đột ngột: “vèo”. Dường như chỉ một chiếc lá cũng đủ đánh động cả không gian tĩnh lặng đến bất động này. Sự vận động của “lá vàng” tương phản với “sóng biếc”: một thứ mơ hồ một thứ hiển hiện, một thứ chậm dãi một thứ đột ngột. Nhưng điều thú vị là cả hai sự chuyển động đó đều khắc hoạ một kg tĩnh lặng. 3.Hai câu luận: -Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt: kg được mở rộng một cách đột ngột, điểm nhìn được chuyển hướng từ dưới thấp lên cao dần: mặt nước đ con thuyền, làn sóng đ lá vàng trong gió đ tầng mây trên trời xanh. Kg cao rộng hơn vô cùng nhưng không thoát khỏi sự tĩnh lặng đến bất động: mây không bay mà nằm lơ lửng giữa trời. Cảnh đẹp nhưng cứ bị bao trùm, vây bọc, ám ảnh bởi cảm giác buồn vô cớ. Màu xanh ngắt của trời cũng giống như màu trong veo của nước, không chỉ diễn tả vẻ đẹp mà dường như còn khắc sâu nỗi buồn. -Ngõ trúc quanh co khách vắng teo: con mắt tg lại nhìn về mặt đất nhưng ở kg ngoài mặt nước. Vòng quanh co của ngõ trúc đối lập với khoảng bao la của bầu trời. Nhưng chúng lại giống nhau ở sự tĩnh lặng đến hiu hắt: “khách vắng teo”, không chỉ là sự vắng vẻ bình thường, mà là vắng hoàn toàn không có một bóng người, không chỉ là trạng thái nhất thời mà dường như thành trạng thái phổ biến, thành thuộc tính cố hữu của nơi đây, bởi vì ngõ trúc quanh co thì tầm nhìn bị vướng cản, nhưng tác giả vẫn có thể thấy rõ ràng rằng hoàn toàn không có bóng khách xuất hiện. Khách có thể hiểu là bạn bè, người thân, người quen, người ở nơi khác đến thăm. Vắng khách tức là thiếu đi sự liên hệ với cs bên ngoài, kg của tác giả càng bị đóng kín hơn, cô lập hơn, tg cũng cảm thấy cô độc hơn. Đó là cs của một nhà nho ẩn dật như muốn lánh đời. Nhưng dù đã ở ẩn mà ông vẫn không đành lòng quay lưng hoàn toàn với hiện thực bên ngoài. Chỉ một âm thanh nhỏ của ngoại cảnh cũng đánh thức nhà thơ, khuấy động trạng thái yên tĩnh giả tạo và tạm thời trong tâm hồn ông. 4.Hai câu kết: -Tựa gối ôm cần: hình ảnh con người được ẩn kĩ đến cuối bài thơ mới hiện ra trực tiếp. Tư thế đợi chờ vò võ như cố gắng thu mình lại trong cái không gian nhỏ hẹp quanh mình. Con người cũng đang hoá đá cùng cảnh vật, hình thức là câu cá nhưng thực chất lại không để hết tâm trí vào đó. Dường như ông đã triền miên trong suy nghĩ thời thế, và chỉ chú ý đến tiếng cá đớp dưới chân bèo khi nó đánh động nhà thơ thức giấc. Ông không đợi cá vì không hề muốn câu cá. Điều ông đợi chờ lớn lao hơn thế. Ngày xưa những vĩ nhân câu cá cũng chỉ để đợi chờ vận hội trọng đại của đời người và dân tộc. Lã Vọng đời Chu: “Câu người, không câu cá Bảy mươi gặp Văn Vương”. Có người nói NK không câu cá mà câu lấy cái thanh vắng, yên tĩnh. Nhưng có lẽ không chỉ có thế, không lẽ nhà tri thức lớn của dân tộc lại bàng quan với vận mệnh đất nước đến vậy? Điều ông ngóng đợi không đến từ dưới mặt nước ao mà ở trên bầu trời xanh ngắt lồng lộng trên đầu và ngõ trúc quanh co trước mắt. Nhìn lên trời cao để mong một điều gì đó tươi sáng hơn, tự do hơn, khoáng đạt hơn mặt ao tù túng quẩn quanh. Nhìn ra ngõ trúc quanh co để tìm đến hình bóng của những vị khách đến thăm giúp nhà thơ liên lạc với hiện bên ngoài – cs của nhân dân, của dân tộc trong ách thực dân nửa phong kiến đương thời. Như thế, tuy khắc hoạ rất kĩ không gian nhỏ bé quanh ao thu nhưng cuối cùng cái mà tác giả đang mong đợi, trông ngóng lại là không gian rộng lớn bao quanh bên ngoài. III.Củng cố: - Phân tích vẻ đẹp của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ và tâm sự thời thế của Nguyễn Khuyến thể hiện qua bài “Câu cá mùa thu”. Phân tích đề lập dàn ý cho bài văn nghị luận Thông tin chung: Tiết: .................... Lớp:.............................................. Thời gian: thứ..............ngày............tháng...........năm.......... A. Mục tiêu - Kiến thức: nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận. - Kĩ năng: biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận - Giáo dục: B.Phương pháp: qui nạp và tích hợp C.Phương tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng D.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt ? Có mấy loại văn nghị luận được chia theo nội dung nghị luận. I. Tìm hiểu, phân tích đề văn nghị luận: 1. Nội dung nghị luận (luận đề): * Thường chia thành hai loại: - Nghị luận chính trị – xã hội: yêu cầu bàn bạc về một vấn đề chính trị – xã hội hay một vấn đề đạo lí. - Nghị luận văn học: yêu cầu bàn bạc về một vấn đề văn học như nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, đặc điểm và phong cách của tác giả, vấn đề văn học sử hay lí luận văn học. * Có những đề nêu trực tiếp nội dung nghị luận nhưng cũng có những đề nêu một cách gián tiếp vì thế người viết phải suy nghĩ, phân tích để rút ra vấn đề trọng tâm. 2. Thao tác lập luận: - Các thao tác thường gặp là: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh... - Thông thường người viết phải xác định được thao tác lập luận chính, sau đó kết hợp với nhiều thao tác lập luận khác. - Cách nhận diện thao tác lập luận: + Có đề nêu trực tiếp: hãy giải thích, hãy chứng minh.. + Có đề nêu gián tiếp qua các câu hỏi hoặc mệnh lệnh thức: thế nào? là gì? (giải thích); hãy làm sáng tỏ (chứng minh); hãy nêu suy nghĩ, hãy bày tỏ quan điểm (bình luận). Đặc biệt nếu đề không nêu một yêu cầu nào thì người viết phải vận dụng tất cả các thao tác lập luận. 3. Phạm vi tư liệu cho phép người viết được huy động. - Có đề nêu trực tiếp, cụ thể: - Có đề không nêu, người viết phải tự xác định lấy. Trong trường hợp đó phạm vi kiến thức thường là rất rộng, hầu như không giới hạn. ? Phương pháp tìm ý cho bài văn nghị luận là gì. ?Có mấy loại luận cứ trong bài

File đính kèm:

  • docGiao an 11 co ban.doc