A )Mục tiêu bài học :Giúp học sinh hiểu rõ
-Giá trị hiện thực của tác phẩm
-Thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cung cánh sinh hoạt nơi phủ chúa
B)Chuẩn bị
-Giáo viên :soạn giáo án +đồ dùng dạy học
-Học sinh :soạn bài +đồ dùng học tập
C )Tiến trình lên lớp
1 )Ổn định tổ chức
2 )Kiểm tra bài cũ
3 )Nội dung bài mới
117 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn học 11 (GV Phạm Chí Công), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VĂN HỌC 11
Ngày soạn :9/2007 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Ngày dạy :9/2007 (Tríchthượng thư kí sự )
TPPCT :1-2 Lê Hữu Trác
A )Mục tiêu bài học :Giúp học sinh hiểu rõ
-Giá trị hiện thực của tác phẩm
-Thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cung cánh sinh hoạt nơi phủ chúa
B)Chuẩn bị
-Giáo viên :soạn giáo án +đồ dùng dạy học
-Học sinh :soạn bài +đồ dùng học tập
C )Tiến trình lên lớp
1 )Ổn định tổ chức
2 )Kiểm tra bài cũ
3 )Nội dung bài mới
Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn sau đó nêu vài nét về tác giả
Em hiểu gì về tác phẩm Thượng thư ký sự (ký sự lên kinh )?
Nêu vị trí và đại ý của tác phẩm ?
Quang cảnh nơi phủ chúa được tác giả miêu tả như thế nào ?
Em có ấn tượng gì về quang cảnh ấy?
Cuộc sống đầy quyền uy của chúa Trịnh được thể hiện qua chi tiết nào ?
Tìn chi tiết miêu tả về nơi ở của Trịnh Cán và nhận xét về các chi tiết ấy?
Hình hài vóc dáng của thế tử được miêu tả như thế nào ?
Em có nhận xét gì về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ?
Thái độ của Lê Hữu Trác khi vào phủ chúa Trịnh ?
Tâm trạng của Lê Hữu Trác khi khàm bệnh cho thề tử ?Tại sao ông lại có tâm trạng ấy ?
Tài năng của Lê Hữu Trác được thể hiện qua chi tiết nào ?
Em có nhận xét gì về con người Lê Hữu Trác ?
Những thủ pháp nghệ thuật nào đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm ?
I)Đọc –Tìm hiểu chung
1 )Tác giả
-Lê Hữu Trác (1724-1791),hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng )
-Quê quán :Hải Dương ngày nay
-Ông là một danh y lỗi lạc , nhà văn tài hoa ,một Nho sỹ coi thường danh lợi
2 )Tác phẩm :Thượng kinh ký sự
-Là tác phẩm đứng đầu thời văn học trung đại về thể ký
-Nội dung :tác phẩm ghi lại một cách sinh động,chân thực những cảm nhận của tác giả về những điều mắt thấy tai nghe trong thời gian chữa bệnh cho cha con thế tử Trịnh Cán ở phủ chúa Trịnh
-Giá trị của tác phẩm :Cho ta thấy cuộc sống xa hoa ,uy quyền của chúa Trịnh đồng thời làm nổi bật thái độ coi thường danh lợi của tác giả
3 )Đoạn trích :
-Vị trí :thuộc đoạn đầu của tác phẩm
-Đại ý :Nói về việc Lê Hữu Trác váo kinh đô để bắt mạch kê đơn cho Trịnh Cán
II )Đọc và hướng dẫn khám phá văn bản
)Quang cảnh trong phủ chúa
–Vào phủ phải qua nhiều lần của với nhiều dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp
–Hai bên cây cối um tùm ,chim kêu ríu rít, thoảng mùi hương
-Nội cung :+Người đông đúc qua lại tấp nập, nhộn nhịp
+ Nhà của, vật dụng sang trọng sơn son, thiếp vàng , đèn sáng lấp lánh , hương hoa ngào ngạt
ÆQuang cảnh trong phủ chúa,thâm nghiêm ,kín cổng cao tường vô cùng xa hoa tráng lệ; lộng lẫy không đâu sánh bằng
2 )Cung cảnh sinh hoạt trong phủ chúa
-Khi vào cung có đấy tớ chạy trước dẹp đường , vào phủ phải có thẻ
- Thái độ : ai nấy đều cung kính lễ độ “thánh thượng đang ngự”, “hầu mạch đông cung thế tử”
- Chúa Trịnh luôn có phi tần chầu chực xung quanh
- Nơi ở của thế tử Trịnh Cán
+ Đường đi tối om ,qua mấy lần trướng gấm
+ Nơi thế tử ngự :ghế vàng sơn son thiếp vàng , nệm gấm ,kẻ hầu người hạ nhưng tất cả đều im lặng nên không khí nơi đây trở nên lạnh lẽo, thiếu sinh khí
+ Hình hài thế tử :mặc áo đỏ ,ngồi trên sập vàng, biết khen người giữ phép tắc “ông này khéo lạy”,ốm yêú gày gò âm dương đều bị tổn hại
-Việc khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt phép tắc ,quy định
ÆCung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những ghi lễ khuôn phép ….cho ta thấy sự cao sang quyền uy tột đỉnh cùng cuộc sống xa hoa hưởng thụ ở phủ chúa
3 Cách nhìn và thái độ của Lê Hữu Trác
-Từng là con quan đã biết chốn phồn hoa đô hộ nhưng không thể tưởng tượng được mức độ của sự tráng lệ thừa thãi, xa hoa nơi phủ chúa trong cách sinh hoạt Ú tác giả tỏ ra thờ ơ ,dửng dưng ,không đồng tình với cuộc sống ,thừa thãi vật chất mà thiếu khí trời
-Tâm trạng của tác giả khi khám bệnh cho thế tử
+Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tử :là kết quả của sự xa hoa ,hưởng lạc trong phủ chúa : “ăn quá no mặc quá ấm”
+Hiểu căn bệnh của Trịnh Cán ,đưa ra cách chữa hợp lý ,thuyết phục nhưng bên trong ông diễn ra cuộc đấu tranh giằng co :nếu chữa bệnh có hiệu quả ngay chúa sẽ tin dùng và bị công danh trói buộc ,còn nếu dùng thuốc hòa hoãn ,chữa bệnh cầm chừng ,vô thưởng vô phạt thì lại trái với lương tâm nghề nghiệp
ÆNhững phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác
+Là thầy thuốc có kiến thức uyên thâm ,có kinh nghiệm chữa bệnh ,có lương tâm ,đức độ
+Một nhân cách đẹp ,coi thường lợi danh quyền quý
+Yêu thích cuộc sống thanh đạm ,trong sạch
5)Nghệ thuật
-Quan sát tỉ mỉ ,ghi chép trung thực ,tả cảnh sinh động
III )Kết luận
-Đoạn trích vừa mang đậm giá trị hiện thực vừa thể hiện được phẩm chất của thầy thuốc giàu tài năng ,đức độ ,coi thường danh lợi
4 )Củng cố
5)Dặn dò :
-Tóm tắt đoạn trích
-Nắm nội dung cơ bản .Chuẩn bị bài tiếp
Ngày soạn :9/2007 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG
Ngày dạy :9/1007
TPPCT :3 ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A)Mục tiêu bài học :giúp học sinh
-Nắm được những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân ,mối tương qua giữa chúng
-Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân ,đồng thời rèn luyện, hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân ,biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung
B)Chuần bị
-Giáo viên :soạn giáo án +đồ dùng dạy học
-Học sinh :soạn bài +đồ dùng học tập
C )Tiến trình lên lớp
1 )Ổn định tổ chức
2 )Kiểm tra bài cũ
3 )Nội dung bài mới
Hoạt động thầy- trò
tg
Nội dung cần đạt
Ngôn ngữ là gì ?
Tính chung của ngôn ngữ được thể hiện qua những phương diện nào ?
Hãy chỉ ra nghĩa của từ mặt trong các câu thơ của Nguyễn Du ?
Ngôn ngữ riêng của cá nhân được thể hiện qua các phương diện nào?
Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
Em hãy lấy một vài ví dụ trong đó từ chuyển nghĩa ?
Thế nào là phong cách ngôn ngữ cá nhân ?
Giáo viên chia nhóm và cho học sinh thảo luận hai bài tập trong sách giáo khoa ,sau 5 phút yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ,giáo viên nhận xét và sủa chữa bổ sung nếu cần
I )Ngôn ngữ -tài sản chung của xã hội
-Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm ,những từ ngữ ,những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau
-Tính chung của ngôn ngữ được thể hiện qua những phương diện :
Thành phần của ngôn ngữ
+Các âm :¬ nguyên âm :¬ nguyên âm đơn :a,ă,â,o,ô,ơ,u.ư,e,ê,i
¬Nguyên âm đôi :ia(ya,ie,ye) ;ua(uô);ưa(ươ)
Phụ âm
+Thanh điệu :6 thanh
+Âm tiết (đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong ngôn ngữ ):tạo bởi các âm và thanh
+Các từ đến các tiếng có ý nghiã
+Các ngữ cố định
Các quy tắc và phương thức chung
+Quy tắc cấu tạo các kiểu câu
+Phương thức chuyển nghĩa từ
VD: a , Người quốc sắc,kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
b ,Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
c ,Sương in mặt, tuết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
II )Lời nói -sản phẩm riêng của cá nhân
Cái riêng của cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau :
-Giọng nói cá nhân :trong ,ồ ,the thé ,trầm…Úgiúp ta nhận ra người quen khi chưa hoặc không nhìn thấy mặt
-Vốn từ ngữ cá nhân :do thói quen dùng một số từ ngữ nhất định
-Sự chuyển đổi ,sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung ,quen thuộc :cá nhân dựa vào nghĩa của từ để chuyển đổi
VD :Trong ca dao thường sử dụng hình ảnh :con cò để nói lên sự lam lũ ,tần tảo của người nông dân nói chung ,người phụ nữ nói riêng trong xã hội cũ .Nhưng Tú Xương đã chuyển đổi thành “thân cò”để nhấn mạnh sự cơ cực của bà Tú
-Tạo ra các từ mới và dần trở thành tài sản chung
VD :từ “sân chơi”, “số hóa”…..
-Vận dụng linh hoạt ,sáng tạo các quy tắc chung ,phương thức chung :Phương diện này biểu hiện rõ trong phong cách ngôn ngữ cá nhân
VD : +Tố Hữu :trữ tình chính trị
+Hồ Chí Minh :Có sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại
+Thơ trào phúng Nguyễn Khuyến :nhẹ nhàng ,thâm thúy
+Tú Xương :chua chát ,cay độc
III )Luyện tập
Bài tập 1 : “thôi” là từ vốn có nghĩa chung :chấm dứt ,kết thúc một hành động nào đấy .Nhưng trong bài thơ Nguyễn Khuyến đã dùng chỉ nghĩa :Chấm dứt ,kết thúc một đời người
Bài tập 2 :Từ ngữ quen thuộc nhưng cách phối hợp và cách sắp xếp các từ ngữ mang phong cách riêng của Hồ Xuân Hương ..Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ nhằm tạo âm hưởng mạnh cho câu ,tô đậm hình tượng thơ
4 )Củng cố :Tại sao nói ngôn ngữ vừa là tài sản chung của xã hội vừa là sản phẩm riêng của cá nhân ?
5 )Dặn dò :-Nắm nội dung bài học
-Làm bài tập về nhà
-Chuẩn bị bài tiếp
Ngày soạn :9/2007 BÀI VIẾT SỐ 1
Ngày dạy :9 /2007
TPPCT :4
A )Mục tiêu cần đạt :giúp học sinh
Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học về văn nghị luận ,viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát thực tế đời sống vàvà học tập
B)Chuần bị
-Giáo viên :soạn đề +đáp án
-Học sinh :ôn tập
C )Tiến trình lên lớp
1 )Ổn định tổ chức
2 )Kiểm tra bài cũ
3 )Nội dung kiểm tra
Đề :Đọc truyện Tấm Cám ,anh (chị )suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác ,giữa ngưòi tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay ?
Đáp án
1 )Yêu cầu chung :học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội theo đúng đặc trưng thể loại .Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ .Bố cục rõ ràng .Hành văn trong sáng .Chữ viết rõ ràng .Không mắc lỗi diễn đạt
2 )Yêu cầu cụ thể
Học sinh có thể trình bày ,diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau
-Trong truyện Tấm Cám ,Tấm là cô gái hiền lành ,chăm chỉ ,chịu thương chịu khó nhưng gặp nhiều bất hạnh .Cô luôn bị mẹ con mụ dì ghẻ ruồng rẫy ,đánh đập ,tước đoạt cả về vật chất lẫn tinh thần .Nhưng qua nhiều khó khăn vất vả cô đã trở thành hoàng hậu và được sống hạnh phúc bên nhà vua ,còn mẹ Cám phải trả giá cho tội ác đã gây ra Ú Hạnh phúc của Tấm là phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành lương thiện ,minh chứng cho tríêt lý : “ở hiền gặp lành”của nhân dân ta ,đồng thời khẳng định :cái thiện dù có gian nan vất vả nhưng bao giờ cũng chiến thắng cái ác Ú thể hiện tư tưởng lạc quan của nhân dân ta
-Từ xưa đến nay cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ái ác ,giữa người tốt và và kẻ xấu vô cùng gian nan phức tạp .Đặc biệt ,cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong bản thân mỗi con người càng gian nan phức tạp ….nhưng cuối cùng thắng lợi cuối cùng bao giờ cũng thuộc về cái thiện và người tốt
äääääää
Ngày soạn :9/2007 TỰ TÌNH
Ngày dạy :9/2007 (Hồ Xuân Hương )
TPPCT :5
A)Mục tiêu bài học :giúp học sinh
-Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi ,phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống ,khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
-Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương :Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt ,cách dùng từ ngữ ,hình ảnh giản dị ,giàu sức biểu cảm ,táo bạo mà tinh tế
B)Chuần bị
-Giáo viên :soạn giáo án +đồ dùng dạy học
-Học sinh :soạn bài +đồ dùng học tập
C )Tiến trình lên lớp
1 )Ổn định tổ chức
2 )Kiểm tra bài cũ
3 )Nội dung bài mới
Hoạt động thầy –trò
tg
Nội dung bài học
Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK và nêu vài nét cơ bản về tác giả
Thời gian được miêu tả trong bài thơ là thời gian nào ?thời gian ấy có ý nghĩa như thế nào ?
Tác dụng của cách kết hợp từ trong câu thơ của Hồ Xuân Hương ?trơ troị
Trơ : không có cảm giác ,không phản ứng ,lì ra ,chai đi
Hồng nhan lẽ ra phải đựơc quân tử yêu thương ,anh hùng tri ngộ đằng này lại trơ ra ,lì ra với nước non thì thật chua xót ,Nỗi đau khổ ,bực bội về cái tài ,cái tình bị bỏ rơi ,bị lãng quên thiếu tri kỷ của mình dường như đả đẩy đến đỉnh điểm .Hai câu thơ với âm hưởng róng riết đã tạc vào thời gian canh khuya ,tạc vào không gian nước non hình tượng người đàn bà trầm uất đang đối diện với chính bản thân mình ,phát hiện ra số phận oái oăm trớ trêu của mình
Tâm trạng cô đơn như phả vào hương rượi rồitụ lại thành vầng trăng khuyết lơ lửng cuối trời vừa gợi một thực tại đau đớn vừa như một lời diễu cợt của nhà thơ :mình sắp già rồi mà hạnh phúc vẫn xa xôi ,thiếu hụt ,tình duyên vẫn cọc cạch ,lẻ loi
Hai câu thơ tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì ? tác dụng ?
Tâm trạng của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua câu thơ như thế nào ?
I )Đọc và tìm hiểu chung
1 )Tác giả
-Hồ Xuân Hương quê Nghệ An ,sống giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
-Là người đa tài ,tự tin ,phóng khoáng ,gặp nhiều trắc trở trong tình duyên
-Hồ Xuân Hương là hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam .Thơ bà đậm đà phong vị dân gian ,vừa dân tộc vừa hiện đại
-Nội dung thơ văn mang đậm giá trị nhân đạo
2 )Bài thơ
-Là bài thứ 2 trong chùm thơ “tự tình”
II )Đọc và hướng dẫn khám phá văn bản
1 )Hai câu đề
-Thời gian : đêm khuya ,thanh vắng tiếng trống canh đơn điệu buồn tẻ từ xa vọng lại như báo hiệu bước đi dồn dập của thời gianÚ tuổi xuân qua nhanhÚ sự rối bời của tâm trạng
-Sự kết hợp từ “trơ +cái + hồng nhan”Útủi hổ bẽ bàng của duyên phận
-Không gian : “nước non”Úthế giới rộng lớn :con người có cảm giác nhỏ bé đơn độc thao thức và tự đối diện với chính mình
2 )Hai câu thực
“Say lại tỉnh” :gợi vòng luẩn quẩn
-Hồ Xuân Hương buồn chán giải sầu trong chén rượi nhưng càng say càng tỉnh càng cảm nhận được sự tủi hổ bẽ bàngÚ tâm trạng chán chường ,vô vọng
-Vầng trăng : “xế ,khuyết ,chưa tròn” Ú hình tượng thơ chứa đựng sự éo le :tuổi xuân qua mau mà nhân duyên chưa trọn vẹn
3 )Hai câu luận
Xiên ngang….từng đám
Rêu :nhỏ bé ,yếu ớt nhưng cũng chứng tỏ sức sống của mình bằng cách chọc thủng mặt đất để nhô lên
Đâm thẳng…..mấy hòn
Đá vô tri vô giác cũng tỏ ra có sức sống ,có ,sự phản kháng không cam chị sự đè nén , đâm thẳng lên như làm rách cả chân mây
ÆCảnh vật sinh động,mạnh mẽ ,dữ dội ,đầy sức sống ,qua đấy thể hiện sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương ,mạnh mẽ vươn lên chống lại xã hội thiếu tình người ,đầy bất công
4 )Hai câu kết
Ngán :ngán ngẩm ,chán ngán
Xuân lại lại :xuân toàn hoàn theo quy luật
-Mùa xuân qua ,rồi mùa xuân lại trở lại nhưng tuổi trẻ sẽ tàn phai mà tình yêu chưa trọn vẹn
Mảnh tình…..con con
Câu thơ chứa đựng sự ngậm ngùi xót xa ,tủi hổ ,hi vọng là vậy ,khát khao là thế nhưng cuối cùng cái nhận được chỉ là “một mảnh tình”(nhỏ bé ,mỏng manh )nhưng lại bị chia sẻ chỉ còn lải một tí xíu khát khao hạnh phúc của HXH
4 Củng cố:Khát khao hạnh phúc của HXH được thể hiện như thế nào qua bài thơ ?
5 )Dăn dò : -Học thuộc bài thơ
-Nắm nội dung cơ bản
-Chuẩn bị bài mới
äääää
Ngày soạn :9/2007 CÂU CÁ MÙA THU
Ngày dạy :9/2007 (Thu điếu ) Nguyễn Khuyến
TPPCT ;6
A )Mục tiêu bài học :giúp học sinh
-Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam trong vùng đồng bằng bắc bộ
-Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân :tấm lòng yêu thiên hiên ,quê hương đất nước ,tâm trạng thời thế
-Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ,tả tình nghệ thuật gieo vần ,sử dụng từ ngữ
B)Chuần bị
-Giáo viên :soạn giáo án +đồ dùng dạy học
-Học sinh :soạn bài +đồ dùng học tập
C )Tiến trình lên lớp
1 )Ổn định tổ chức
2 )Kiểm tra bài cũ
3 )Nội dung bài mới
Hoạt động thầy –trò
tg
Nội dung bài học
Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK và nêu vài nét cơ bản về tác giả
Nhận xét về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến ?nội dung thơ văn của Nguyễn Khuyến thường đề cập đến vấn đề gì ?
Cảnh vật mùa thu đựơc tác giả miêu tả như thế nào ?
Cách gieo vần trong câu thơ có tác dụng gì ?
Tài của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua cách sử dũng từ ngữ như thế nào ?
Vẻ đẹp của mùa trời thu được tác giả miêu tả như thế nào ?
Nhận xét bức tranh mùa thu xứ Bắc ?
Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận ,sau 5 phút yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
Câu hỏi thảo luận :Tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên ,đất nước được thể hiện như thế nào qua bài thơ ?
Những yếu tố nghệ thuật nào góp phần tạo nên sự thành công của bài thơ ?(ngôn ngữ ,cách gieo vần ,nguyê tắc của thơ Đường )
I )Đọc –tìn hiểu chung
1 )Tác giả
a )Cụôc đời
-Nguyễn Khuyến (1835-1909 ),hiệu là Quế Sơn .Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ,sớm nổi tiếng thông minh ,học giỏi
-Đỗ đạt không sớm nhưng đỗ cao ,ông làm quan 10 năm sau đó về ở ẩn :sống cụôc sống thanh đạm giản dị
ÆLà nhà Nho có đạo đức cao qúy ,tính khí điềm đạm ,tư cách thanh tao
b )Sự nghiệp sáng tác :kể cả sáng tácbằng chữ Hán +chữ Nôm ông đã để lại khoảng 800 bài gồn thơ văn,câu đối
-Thơ Nguyễn Khuyến thường nói đến :Tình yêu quê hương ,đất nước ,gia đình ,bè bạn ;phản ánh cuộc sống cơ cực của người nông dân ;châm biếm đả kích thực dân xâm lược
2 )Bài thơ
-Nằm trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến
II )Đọc và hướng dẫn khám phá văn bản
1 )Cảnh sắc mùa thu
- “Ao thu”: +lạnh lẽo
+Nước trong veo:Ú nước đạt đến độ trong cao nhất của sự trong ,trong đến tận đáyÚđặc trưng riêng của nước mùa thu
-Thuyền :bé tẻo teo : nhỏ tưởng chừng có thể cầm được ,nhẹ thênh thênh Ú tạo một bức tranh thực ,bình dị thân quen trong cụôc sống ở nông thôn vùng chiêm trũng bắc bộ
--Sóng :gợn tí :sóng hơi xao động
-Lá :khẽ đưa vèo :nhà thơ tìm được tốc độ bay của lá vàng rơi theo gió ,bay bay rồi hạ xuống
-Mây lơ lửng
-Trời xanh ngắt :khoáng đãng cao rộng ,mở ra không gian rộng lớn đến vô cùng vô tận
đặc trưng ,vẻ đẹp riêng của mùa thu
-Đường làng :quanh co ,vắng người qua lại
cái vắng vẻ ở đây là tuyệt đối
-Âm thanh : “cá …bèo”:tiêng` cá đớp mồi làm tăng vẻ tĩnh mịch của cảnh vật Útác giả sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh ,đó là thủ pháp quen thuộc củathơ cổ phương đông
ÆNhà thơ dùng ngôn ngữ để khắc họa bức tranh mùa thu xứ bắc tĩnh lặng ,đượm buồn
2 )Tình thu
- “Tựa gối ôm cần”:+Tư thế của người ngồi câu +Tâm trạng :trầm ngâm ,đắm chìm trong suy tư ,đi câu không có cá mà không băn khoăn,không sốt ruột ,dường như nhà thơ đang chờ đợi một điều gì đấy phải chăng không gian tĩnh lặng ,cái se lạnh của cảnh thu và hoàn cảnh thực tại đem đến cho nhà thơ một nỗi cô quạnh
-Bài thơ nói đến chuyện câu cá nhưng thực ra không chú ý vào việc câu cá ,nhà thơ đang mở rộng lòng mình để đón nhận ,để giao hòa với cảnh sắc mùa thu Ú tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước ,một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc
3 )Nghệ thuật
-Ngôn ngữ trong sáng giản dị ,có khả năng diễn đạt cao
-Cách gieo vần độc đáo ,tài tình góp phần diễn tả không gian vắng lặng thu nhỏ dần ,phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ
-Mang đậm nguyên tắc thơ Đường có sự thống nhất giữa các yếu tố đối lập :vô hạn hữu hạn ;giữa động và tĩnh
III )Kết luận
-Qua bài thơ ,tác giả dựng lên bức tranh mùa thu với cảnh sắc tiêu biểu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam :đẹp ,tĩnh lặng ,phảng phất buồn .Đồng thời thể hiện nỗi niềm tâm sự thầm kín của nhà thơ trong những ngày sống ở quê nhà
4 )Củng cố
5 )Dặn dò :Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ
-Nắm nội dung cơ bản
-Chuẩn bị bài tiếp
ääääää
Ngày soạn :9/2007 PHÂN TÍCH ĐỀ ,LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN
Ngày dạy :9/2007 NGHỊ LUẬN
TPPCT :7
A )Mục tiêu bài học :giúp học sinh
-Nắm vững cách phân tích vá xác địh yêu cầu của đề ,cách lập luận cho bài viết
-Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài
B )Chuần bị
-Giáo viên :soạn giáo án +đồ dùng dạy học
-Học sinh :soạn bài +đồ dùng học tập
C )Tiến trình lên lớp
1 )Ổn định tổ chức
2 )Kiểm tra bài cũ
3 )Nội dung bài mới
Hoạt động thầy –trò
Nội dung bài học
Giáo viên chia lớp học thành 3 nhóm .Mỗi nhóm chịu trách nhiệm phân tích đề và lập dàn ý cho một đề trong SGK cho học sinh thảo luận sau 10 phút giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày .Giáo viên nhận xét ,bổ sung (nếu cần)
Để lập dàn ý cần trải qua các bước nào ?
Nhắc lại khái niệm luận điểm ?
Luận cứ là gì ?
Bố cục của bài văn nghị luận ?xác định nhiệm vụ của các phần ?
Chia nhóm cho học sinh thảo luận việc phân tích 2 đề trong phần luyện tập ,sau 5 phút yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
I )Phân tích đề
-Đề văn nghị luận có 2 dạng
+Có định hướng cụ thể : đề 1,đề đã nêu rõ các yêu cầu về nội dung ,giới hạn về dẫn chứng
+Đề tự do sáng tạo :
Đề 2 :yêu cầu bàn về tâm sự của Hồ Xuân Hương ,một khía cạnh nội dung của bài thơ ,người viết phải tự tìm xem tâm sự đó là gì ,diễn đạt ra sao …
Đề 3 yêu cầu bàn về vẻ đẹp của bài “mùa thu câu cá” ,người viết phải tự giải mã giá trị nội dung và nghệ thuật
-Giới hạn dẫn chứng
Đề 1:dẫn chứng từ thực tế
Đề 2 :Dẫn chứng trong bài thơ tự tình của HXH
Đề 3 :Dẫn chứng trong bài câu cá mùa thu
II )Lập dàn ý
-1 )Xác định luận điểm
Đề 1
-Luận điểm 1 :Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh :thông minh, nhạy bén với cái mới
-Luận điểm 2 :Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu :thiếu hụt về kiến thức cơ bản ,khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế
Đề 2 :Tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH:cô đơn ,chán chường ,khát vọng được sống hạnh phúc
Đề 3 :Vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ :câu cá mùa thu
2 )Xác định luận cứ
-Tìm những luận cứ làm sáng tỏ chotừng luận điểm
3 )Sắp xếp các luận điểm ,luận cứ
-Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần
+Mở bài :giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề
+Thân bài :Sắp xếp các luận điểm ,luận cứ theo một trình tự lôgích
+Kết bài :Khái quát lại nội dung và nêu ra những nhận định nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc
II )Luyện tập
Phân tích và lập dàn ý
Đề 1 :Phân tích đề
-Vấn đề cần nghị luận :giá trị sâu sắc của đoạn trích “vào phủ chúa Trịnh”
-Yêu cầu về nội dung
+Bức tranh cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa ,tiêu biều là thế tử Trịnh Cán
+Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê -Trịnh thế kỷ XVIII
-Yêu cầu về thao tác :lập luận phân tích ,kết hợp với cảm nghĩ
-Phạm vi dẫn chứng :lấy trong văn bản “ vào phủ chúa” là chủ yếu
Đề 2 :Phân tích đề
-Vấn đề cần nghị luận :Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của HXH
-Yêu cầu về nội dung :
+Dùng văn tự Nôm
+Sử dụng các từ thuần Việt một cách tài tình
+Sử dụng hợp lý hình thức đảo trật tự từ trong câu
-Ỵêu cầu về phương pháp :nghị lụân phân tích kết hợp với bình luận
-Phạm vi dẫn chứng :lấy thơ HXH là chủ yếu
4 )Củng cố :Trong quá trình viết văn phân tích và lập dàn ý có tác dụng như thế nào ?
5 )Dặn dò : Lập dàn ý cho 2 đề trong phần luyện tập
-Học thuộc ghi nhớ
-Chuẩn bị bài tiếp
ääääääää
Ngày soạn :9/2007 THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
Ngày dạy :9/2007
TPPCT :8
A)Mục tiêu cần đạt :giúp học sinh
-Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
-Biết cách phân tích một vấn đề chính trị ,xã hội
B )Chuần bị
-Giáo viên :soạn giáo án +đồ dùng dạy học
-Học sinh :soạn bài +đồ dùng học tập
C )Tiến trình lên lớp
1 )Ổn định tổ chức
2 )Kiểm tra bài cũ
3 )Nội dung bài mới
Hoạt động thầy –trò
tg
Nội dung cần đạt
Giáo viên cho học sinh đọc văn bản trong SGKvà trả lời câu hỏi
Nội dung cơ bản của VB?
Để thuỵết phục gười đọc tác giả đã có cách viết như thế nào /
Trong văn bản tác giả đã kết hợp các kiểu viết nào ?
Phân tích là gì ?Mục đích của phân tích ?
Gáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận 2 văn bản trong SGK ,sau 5 phút yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
Tác giả phân tích vấn đề theo quan hệ nào ?
Cho học sinh thảo luận 2 bài tập trong SGK theo nhóm ,sau đó yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
I )Mục đích ,yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
1 )Xét VD:
-Nôị dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh :Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu đê tiện ,đại diện của lối sống đồi bại
-Để thuyết phục người đọc ,tác giả đã dùng dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề
Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại ,bất chính
:giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ hiếu thảo ,trở mặt một cách trơ tráo ,vô liêm sỉ
-Trong văn bản tác giả đã kết hợp chặt chẽ giữa phân tích với tổng hợp :sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp tráo trở của Sở Khanh ,tác giả đã tổng hợp và khái quát bản chất của hắn
2 )Kết luận
-Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xét một cách kỹ càng nội dung ,hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng
- Mục đích của phân tích là làm sáng tỏ ý kiến ,quan niệm nào đó
II )Cách phân tích
1 )Văn bản 1 :Cách phân chia đối tượng trong văn bản
-Phân tích theo quan hệ nội bộ đối tượng :Đồng tiền vừa có tác dụng tốt và tác hại xấu
-Phân tích theo quan hệ kết quả -nguyên nhân
Tác giả viết nhiều về tác hại của đồng tiền trong cuộc sống và giải thích nguyên nhân bằng cách đưa ra một loạt hành động gian ác ,bất chính đều do đồng tiền chi phối
File đính kèm:
- Giao an qua ngon.doc