Giáo án văn học 11 học kỳ I

A. Mục tiêu bài dạy:

Giúp h/s cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuọc sống trong phủ chúa Trịnh.

B. Phương tiện thực hiện:

SGK, thiết kế bài dạy

C. Cách thức tiến hành:

Đọc sáng tạo, đối thoại, thảo luận, gợi tìm

D. Tiến trình thực hiện:

1. ổn định tổ chức:

11V:

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Giới thiệu bài mới:

 

doc155 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án văn học 11 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 24.8.08 Tiết 1, 2: Đọc văn Dạy: 25.8.08 Vào phủ chúa Trịnh ( trích: Thượng kinh kí sự) Lê Hữu Trác A. Mục tiêu bài dạy: Giúp h/s cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuọc sống trong phủ chúa Trịnh. B. Phương tiện thực hiện: SGK, thiết kế bài dạy C. Cách thức tiến hành: Đọc sáng tạo, đối thoại, thảo luận, gợi tìm D. Tiến trình thực hiện: 1. ổn định tổ chức: 11V: 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Dẫn vào bài mới GV: Giới thiệu Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung GV: Hãy theo dõi phần tiểu dẫn trong SGK và cho biết: Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? HS: Cuộc đời và sự nghiệp LHT, sơ lược về tác phẩm Thượng kinh kí sự và vị trí đoạn trích) GV: Hãy trình bày vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu Trác? HS : Dựa vào SGK trình bày GV : Em biết gì về tác phẩm Thượng kinh kí sự ? HS : Trả lời Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản GV : Gọi 2-3 h/s đọc văn bản GV: Theo dõi SGK và cho biết : Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào ? HS: Theo dõi sgk, trao đổi, trả lời. GV: Nơi ở của thế tử Cán được miêu tả như thế nào? HS: Theo dõi SGK, trả lời. GV: Em có thể nhận xét khái quát về quang cảnh phủ chúa? HS: Trao đổi, nhận xét Tiết 2 GV: Em hãy chỉ ra những chi tiết về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa? HS: Trao đổi, trả lời. GV: Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cho thấy điều gì? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Thái độ của t/ giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh phủ chúa? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Em có nhận xét gì về thái độ ấy của t/ giả? GV: Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của 1 thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho thế tử Cán? HS: Theo dõi SGK, trả lời GV: em có suy nghĩ gì về thái độ và phẩm chất ấy của Lê Hữu Trác? HS: Thảo luận nhóm, kết luận GV: Theo em bút pháp kí sự trong truyện có gì đặc sắc? HS: Suy nghĩ, nhận xét. GV: Qua phần tìm hiểu em hãy tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? HS: Thảo luận, trả lời GV: Đoạn trích gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học ở THCS? HS: Trả lời( Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng- lớp 6 I. Tìm hiểu chung: 1. Cuộc đời và sự nghiệp : - Lê Hữu Trác : 1724-1791 Quê : làng Điêu Xá, huyện Đường Hào phủ Thượng Hồng- Hải Dương( nay là huyện Yên Mĩ- Hưng Yên) - Hiệu : Hải Thượng Lãn Ông( ông già lười ở đất Thượng Hồng) - Gia đình có truyền thống học hành thi cử , đỗ đạt làm quan. - Ông không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển-> là tác phẩm y học xuất sắc nhất thời trung đại, trong đó “ Thượng kinh kí sự” là tác phẩm cuối cùng. 2. Tác phẩm “ Thượng kinh kí sự”( Kí sự khi đến kinh đô) - Kí: Là những ghi chép sự việc có thật. - Tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành1783 Ghi chép lại những điều tác giả nhìn thấy trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. - Đoạn trích: “ Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác vào tới kinh đô, đựoc dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán II. Đọc hiểu văn bản Đọc : 2. Bức tranh hiện thực về quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh a. Quang cảnh trong phủ chúa : - Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa, mỗi của đều có vệ sĩ canh gác, trong khuôn viên phủ có điếm, vườn hoa : cây cối um tùm, chim kêu ríu rít… - Bên trong phủ là những “ Đại đường” “ gác tía” với kiệu son, võng điều, có sập thếp vàng…những đồ đạc mà nhân gian chưa từng thấy. - Đồ dùng tiếp khách: mâm vàng, chén bạc - Đến nội cung của thế tử Cán: Phải qua năm, sáu lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt… => Quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng. b. Những sinh hoạt trong phủ chúa: - Khi tác giả lên cáng vào phủ : có tên đày tớ chạy đằng trước hét đường, cáng chạy như ngựa lồng, trong phủ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, qua lại như mắc cửi… -> chúa giữ vị trí trọng yếu và có quyền uy tối thượng trong triều đình. - Bài thơ của T/Giả càng minh chứng rõ quyền uy nơi phủ chúa. - Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ: “ thánh thượng đang ngự ở đây” “ chưa thể yết kiến “ hầu mạch Đông cung thế tử”( xem mạch cho thế tử) “ hầu trà”( cho thế tử uống thuốc)… - Chúa Trịnh luôn luôn có “ phi tần chầu chực” xung quanh, T/giả không thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan chánh đường truyền lại, xem bệnh xong không được trao đổi với chúa…nội cung trang nghiêm đến nỗi t/g phải “nín thở đứng ở xa” “ khúm núm dến trước sập xem mạch”… - Thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu xung quanh Thế tử là một đứa bé năm sáu tuổi: T/g- một cụ già vào xem bệnh phải quì lạy, xem xong lại phải lạy mới đuợc lui ra … => Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ…cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa 3. Thái độ, con người Lê Hữu Trác * Đối với cuộc sống phủ chúa: - Qua cách kể của t/ giả có thể thấy: mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa song t/g tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây và không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và thiếu không khí tự do. => tất cả những thứ sơn son thếp vàng, võng điều áo đỏ, sập vàng gác tía, nhà cao cửa rộng… chỉ là phù phiếm, là hình thức che đậy những gì nhơ bẩn bên trong, những cái đó tự phơi bày ra tất cả qua cái nhìn của một ông già áo vải, quê mùa. Điều đó giúp ta khẳng định Lê Hữu trác không thiêt tha gì với danh lợi, với quyền quí cao sang, dường như ông khinh thường tất cả. * Với trách nhiệm của một thầy lang: - Khi khám bệnh cho thế tử Cán, thái độ của Lê Hữu Trác diễn biễn rất phức tạp: + Một mặt ông chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, mặt khác ngầm phê phán +Ông đưa ra cách chữa hợp lí, thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, bị công danh trói buộc-> tâm trạng ấy giằng co, xung đột-> cuối cùng: phẩm chất, lương tâm trung thực của người thầy thuốc đã chiến thắng. Ông đã gạt sang một bên sở thích của riêng mình để làm tròn trách nhiệm, đã thẳng thắn đưa ra lí lẽ để giải thích=>Chứng tỏ: * T/g là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm. * Bên cạnh tài năng, ông còn là là một thầy thuốc có lương tâm, đức độ. * Là người có những phẩm chất cao quí: khinh thường danh lợi, quyền quí, yêu chuộng tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù tận mắt chứng kiến sự quyến rũ của vật chất giầu sang và việc hưởng thụ giàu sang nằm trong tầm tay nhưng tác giả khong mảy may xúc động. 4. Đặc trưng bút pháp kí sự: - Tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. - Thuạt lại sự việc theo trình tự diễn ra, ta có cảm giác cảnh vật, sự việc cứ hiện ra rõ mồn một. - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc - Đằng sau bức tranh và con người ấy chứâ đựng, dồn nén bao nhiêu tâm sự của tác giả 5. Tổng kết: - Đoạn trích vừa mang đậm giá trị hiện thực, vừa thể hiện phẩm chất của một thầy thuốc giàu tài năng, mang bản lĩnh vô vi thích sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, ghẻ lạnh với danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình. - Với tài năng quan sát sự vật, sự việc, cách kể hấp dẫn Lê Hữu Trác đã góp phần thể hiện vai trò, tác dụng của thể kí đối vớii hiện thực cuộc sống. 4. Củng cố: bài tập nâng cao: Hãy dựng lại chân dung Lê Hữu Trác trong đoạn trích Gợi: - Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm Một thầy thuốc có lương tâm trách nhiệm - Một nhà thơ, nhà văn giàu cảm xúc và có thaí độ rõ ràng - Một người khinh thường danh lợi, phú quí, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm quê mùa Mặt khác: - Không đồng tình với cảnh hưởng lạc quá xa hoa ở phủ chúa. -ý thức “về núi”của ông là sự đối nghịch gay gắt giữa quan điểm sống của ông với cách sống của gia đình chúa Trịnh và bọn quan laị dưới trướng. 5. Dặn dò: Đọc và soạn bài “ Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân” Soạn: 28.8.08 Tiết 3: Tiếng Việt Dạy: 30.8.08 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân A. Mục tiêu bài dạy: - Thấy đuợc mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. - Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và qui tắc chung. - Có ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của XH, giữ gìn, phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy C. Cách thức tiến hành: Gợi ý, thảo luận, trả lời câu hỏi D. Tiến trình thực hiện: 1. ổn định tổ chức: 11V: 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị của h/s 3. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục I GV : Yêu cầu h/s theo dõi SGK và trả lời câu hỏi : tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc , một cộng đồng xã hội ? HS : lí giải GV : Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào ? HS : Theo dõi SGK, trả lời GV: Theo dõi SGK cho biết: tính chung còn biểu hiện qua những qui tắc nào nữa? HS: Theo dõi SGK trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II GV : Em hãy theo dõi SGK và cho biết : em hiểu thế nào là lời nói cá nhân ? GV : Cái riêng trong lời nói của mỗi cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào? HS : Phát biểu I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội - Muốn giao tiếp, hiểu biết nhau, dân tộc, cộng đồng xã hội phải có một phương tiện chung. Phương tiện đó là ngôn ngữ. - Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắc chung. Các yếu tố và qui tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội mới tạo ra sự thống nhất. Vì vậy ngôn ngữ là tài sản chung. - Tính chung trong ngôn ngữ: 1. Các yếu tố ngôn ngữ chung: - Các âm, các thanh: Các nguyên âm: i,e,ê,u,ư,o,ô,ơ,ă,â 6 thanh: không, huyền, sắc nặng,hỏi, ngã - Các tiếng( âm tiết) - Các từ - Các ngữ cố định: thành ngữ và quán ngữ 2. Các qui tắc chung, các phương thức chung: - Qui tắc cấu tạo kiểu câu: câu đơn, câu phức, câu ghép, câu đặc biệt… - Phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại của từ … VD: SGK II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân - Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố qui tắc chung của ngôn ngữ , vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân. 1. Giọng nói cá nhân: trong, ồ, the thé, trầm... Vì thế mà ta nhận ra khi không nhìn thấy mặt. Vốn từ ngữ cá nhân( do thói quen dùng những từ ngữ nhất định) Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội… 3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung: cá nhân dựa vào từ ngữ chung-> có những sáng tạo riêng VD: SGK Tạo ra các từ mới: VD : SGK 5.Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các qui tắc chung, phương thức chung : VD : SGK Biểu hiện rõ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là: phong cách ngôn ngữ cá nhân VD: - thơ Tố Hữu thể hiện p/c trữ tình chính trị thơ Tú Xương thì ồn ào, cay độc thơ Ng. Khuyến nhẹ nhàng thâm thuý… 4. Củng cố: Làm các bài tập trong SGK Bài 1: Từ “ Thôi” thứ 2 được dùng với nghĩa mới: “ Thôi”: vốn mang nghĩa chấm dứt, kết thúc 1 hoạt động nào đó=> Ng.Khuyến dùng với nghĩa: chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống=> đó là sự sáng tạo thuộc về lời nói cá nhân Bài 2: 2 câu thơ dùng các từ ngữ quen thuộc nhưng trật tự sắp xếp lại khác thường thể hiện nét riêng của HXH: - Các cụm DT: rêu từng đám, đá mấy hòn đều sắp sếp DT trung tâm rêu, đá ở trước tổ hợp định từ + DT chỉ loại từng đám, mấy hòn - Các câu đều sắp xếp bộ phận VN đi trước CN => Sự sắp xếp đó là cách riêng của t/g để tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm các hình tượng thơ Bài 3: Hãy tìm và phân tích sự sáng tạo thể hiện qua lời nói cá nhân của nhà văn qua 1 số TP tiêu biểu của họ. 5. Dặn dò: Viết bài làm văn số 1 Soạn: 28.8.08 Tiết 4: Làm văn Dạy: 30.8.08 Viết bài số 1: Nghị luận xã hội A.Mục tiêu cần đạt Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế đời sống và học tập của h/s phổ thông B. Phương tiện thực hiện Học sinh làm ra giấy C. Cách thức tiến hành GV ra đề, h/s làm bài trên lớp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : GV : Chép đề lên bảng Hoạt động 2 : GV : GV gợi ý cách làm Hoạt động 3 : Học sinh viết bài trong thời gian 1 tiết. Đề bài : Đọc truyện Tấm Cám em có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và người xấu trong xã hội xưa và nay? Gợi ý : Dàn bài Mở bài : Giới thiệu vấn đề Truyện Tấm Cám gợi cho chúng ta suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay. Cuộc đấu tranh ấy vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng cái thiện, người tốt nhất định sẽ thắng. Thân bài: Lần lượt trình các luận điểm, luận cứ: - Cuộc đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám trải qua biết bao nhiêu khó khăn , gian khổ… - Trong đời sống, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu vô cùng khó khăn, gian khổ… - Trong cuộc sống và học tập, hs cũng thường phải đối mặt với biết bao điều sai, việc xấu và những khó nhăn như: thói lười biếng, ham chơi, những tệ nạn xã hội lôi kéo, kinh tế gia đình hạn hẹp… - Muốn tránh điều sai, việc xấu, khó khăn, mỗi h/s cần xác định rõ lí tưởng sống, mục đích, động cơ học tập đúng đắn , nghiêm khắc với bản thân, chia sẻ với người tốt để được giúp đỡ…quá trình này phải được thực hiện kiên quyết, bền bỉ như cuộc đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám. Kết bài: - ý nghĩa cuộc đấu tranh: Mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng cái thiện, người tốt nhất định thắng - Bài học đối với bản thân. 4.Củng cố: 5. Dặn dò: Đọc , soạn bài thơ “ Tự tình” của Hồ Xuân Hương Soạn: Tiết 5: Đọc văn Dạy: Tự tình Hồ Xuân Hương A.Mục tiêu bài dạy: - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH - Thấy được tài năng thơ Nôm của HXH: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy C. Cách thức tiến hành: Đọc hiểu, gợi tìm, nêu vấn đề D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 2 h/s : Làm bài tập 1 và 2 tr 13 3. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Dẫn vào bài mới GV: Giới thiệu Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả. GV: Dựa và SGK và hiểu biết về HXH hãy trình những nét chính về nhà thơ? HS: Trả lời Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu GV: Gọi 1 h/s đọc, gợi ý tìm hiểu: Em hiểu thế nào về nhan đề “ Tự tình”? HS: Đọc, nêu cảm nhận của bản thân GV: Giới thiệu chùm thơ “tự tình” Gồm 3 bài GV: Theo em bài thơ thể hiện những tâm trạng gì của HXH? HS: Thảo luận, phát biểu ( Tâm trạng buồn tủi xót xa, tâm trạng phẫn uất trước duyên phận, tâm trạng bi kịch) GV: Tâm trạng buồn tủi, xót xa thể hiện rõ nhất trong câu thơ nào? được diễn tả như thế nào? HS: Trao đổi, trả lời GV: phân tích “ Hồng nhan”: cái đẹp, cái cao quí “ Cái”: khinh bạc GV: 2 câu thực của bài thơ tả thực điều gì? GV: T/giả dùng hình tượng nào để diễn tả tâm trạng ấy của HXH? HS: Theo dõi SGK trả lời GV: nhận xét về bút pháp nghệ thuật? Cảnh đựoc miêu tả như vậy gợi cảm nhận gì? thông qua cảnh nhà thơ thể hiện điều gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Theo em từ ngữ nào trong câu thơ thể hiện rõ nhất tâm trạng bi kịch của nhà thơ? HS: trao đổi, trả lời GV: bình “câu thơ được viết ra có thể từ tâm trạng của người đã mang thân đi làm lẽ. Tuy nhiên tầm khái quát của câu thơ lại lớn hơn một hoàn cảnh lấy chồng chung. Nó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp”. I.Tìm hiểu tác giả: - HXH : ?- ? cuối TK XVIII nửa đầu XIX - Quê : Làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An - Sống chủ yếu ở Thăng Long - Cuộc đời không bằng lặng: lấy chồng 2 lần, 2 2 lần làm lẽ. - Có tài thơ văn, đi đây đó nhiều, giao du rộng rãi - Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm, được mệnh danh “ Bà chúa thơ Nôm” - Là hiện tượng độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất VHDG từ đề tài, cảm hứng đến ngôn từ, hình tượng. Đặc biệt là tiễng nói thương cảm đối với người phụ nữ, sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. II. Đọc hiểu bài thơ: Đọc: “ Tự tình”: Tự phô bày cái tình của mình ra Tâm trạng của HXH : a. Tâm trạng buồn tủi, xót xa * 4 câu đầu : - Thời gian, không gian, nhịp gấp gáp liên hồi của tiếng trống canh-> vừa nói bước đi dồn dập của t/gian, vừa diễn tả sự rối bời của tâm trạng - Con người : Trơ : tủi hổ, bẽ bàng Cảm nhận đựợc sự bẽ bàng của duyên phận : vừa cô đơn, lẻ loi vừa xót xa, cay đắng. Tuy nhiên bên cạnh nỗi đau HXH còn là bản lĩnh HXH : Trơ-> hàm ý : sự thách thức. - Tình duyên chưa trọn: + Thi nhân uống rượu: “ say lại tỉnh”-> càng say, càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận . + Trăng sắp tàn: bóng xế-> khuyết chưa tròn Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn-> câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh: hương rượu để lại vị đắng, hương tình thoảng qua chỉ còn phận hẩm duyên ôi b. Tâm trạng phẫn uất: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn - Cảnh thiên nhiên : miêu tả từ gần-> xa : Rêu xiên ngang mặt đất Đá đâm toạc chân mây -> Dùng ĐT mạnh, phép đối, BP nghệ thuật đảo ngữ : Sự phẫn uất của cỏ cây cũng là sự phẫn uất của tâm trạng, nỗi bực dọc, phản kháng duyên phận, ấm ức duyên tình đồng thời cũng thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của HXH => 2 câu thơ bút pháp tả cảnh đặc sắc của HXH : ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình ảnh thể hiện 1 cá tính mạnh mẽ, khả năng quan sát tinh vi của nhà thơ. c. Tâm trạng bi kịch : Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con! - Ngán: chán ngán, ngán ngẩm-> HXH ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo. Xuân đi rồi xuân lại-> nhưng tuổi xuân thì không bao giờ trở lại, sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. - Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nghịch cảnh càng éo le hơn: “ Mảnh tình” đã bé-> san sẻ: tí con con >càng xót xa, tội nghiệp, nỗi chua chát khôn khuây. 3. Tóm lại: - Qua lời tự tình, bài thơ đã nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH. Bài thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Trong buồn tủi người phụ nữ vẫn gắng gượng vượt lên số phận chung và cất tiếng đòi hạnh phúc, bài thơ cũng nhắc chúng ta có cái nhìn nhân hậu, cảm thông với những số phận éo le, ngang trái. - Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm để diễn tả các biểu hiện phong phú của tâm trạng. 4. Chủ đề: Bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, hờn tủi duyên phận muộn màng khi tuổi xuân cứ lạnh lùng trôi qua 4. Củng cố: Học thuộc lòng bài thơ, thuộc phần ghi nhớ. - So sánh sự gíông nhau và khác nhau giữa 2 bài thơ: Tự tình I và Tự tình II “ Giống”: T/G tự nói lên nỗi lòng của mình với 2 tâm trạng: vừa buồn tủi, xót xa vừa phẫn uất trước duyên phận. Cả 2 bài đều cho thấy tài năng sử dụng tiếng Việt của HXH “ Khác”: Bài I yếu tố phản kháng , thách đố trước duyên phận mạnh mẽ hơn-> giúp ta thấy đuợc: Bài I được viết trước và viết khi t/g còn trẻ. 5. Dặn dò: Đọc- soạn “ Câu cá mùa thu” của Nguỹên Khuyến Soạn: 31.08.08 Tiết 6 Đọc văn Dạy: 01.09.08 Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến A. Mục tiêu bài dạy : - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thễ của nhà thơ - Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến B. Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, thiết kế bài dạy C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp: so sánh, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình Tìm hiểu bài thơ theo nội dung cảm xúc D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc bài thơ “ Tự tình” của HXH? Tâm sự HXH gửi gắm trong bài thơ là gì? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : HD tìm hiểu chung GV : Dựa vào phần tiểu dẫn SGK->Giới thiệu ngắn gọn về t/g HS : theo SGK trả lời Hoạt động 2: đọc hiểu bài thơ GV: Gọi 1h/s đọc-> Cảm nhận chung của em về bài thơ? HS: Đọc và nêu cảm nhận của bản thân GV: Cảnh thu đựơc miêu tả như thế nào trong bài thơ? điểm nhìn, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh? âm thanh? màu sắc? so sánh với bài “ Thu điếu” “ Thu ẩm”. HS: Trao đổi trong nhóm-> đại diện trả lời GV: Trong bài thơ cách gieo vần có gì đặc biệt? Nó gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu? HS: theo dõi văn bản, trả lời. GV: Không gian thu góp phần thể hiện tâm trạng của thi nhân như thế nào? HS: Trao đổi, trả lời. Hoạt động 3: Tổng kết GV: Qua phần đã phân tích hãy đánh giá chung nhất về bài thơ HS: phát biểu I.Tìm hiểu chung : 1. Tác giả: 1835- 1909 - Hiệu: Quế Sơn, tên lúc nhỏ: Nguyễn Thắng - Quê: Yên Đổ- Bình Lục- Hà Nam - Xuất thân: gi/đình nhà nho nghèo - Từ 1864-> 1871: liên tiếp đỗ đầu 3 kì thi ->Tam nguyên Yên Đổ - Làm quan khoảng 10 năm, phần lớn cuộc đời sống ở quê nhà - Là người có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân. - Sáng tác: cả chữ Hán và Nôm, số lượng lớn-> đóng góp lớn về chữ Nôm, thơ viết về làng quê thơ trào phúng 2. Chùm thơ thu: 3 bài-> bức tranh mùa thu Bắc bộ Việt Nam, mỗi bài mang một vẻ đẹp riêng nhưng đều toát lên cái chung: cảnh thu và tình thu(tâm trạng thời thế). II. Đọc hiểu bài thơ: Đọc: Cảnh thu: - Điểm nhìn: Cảnh thu được đón nhận từ gần-> cao xa-> trở lại gần: từ ao, thuyền-> bầu trời cao rộng-> ngõ trúc-> trở lại với ao, thuyền câu=> Từ 1 khung ao hẹp: không gian thu, cảnh sắc thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. - Cảnh sắc thu: không khí dịu nhẹ thanh sơ Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt… Cảnh có đường nét, sự chuyển động: sóng “hơi gợn tí”, lá vàng “ khẽ đưa vèo”, tầng mây “ lơ lửng”, ngõ trúc “quanh co”… Nét riêng của làng quê bắc bộ: dân dã, quen thuộc, gần gũi. - Không gian thu: tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ để tạo âm thanh: sóng ‘ hơi gợn”, lá “ khẽ đưa”… “ Cá đâu đớp động dưói chân bèo” có thể hiểu theo 2 cách: + Không có cá + Cá đớp mồi đâu đó => Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, cái tĩnh bao trùm đuợc gợi lên từ cái động rất nhỏ. - Cách gieo vần “ eo”: góp phần diễn tả 1 không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng thi nhân. Tình thu: - Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không chủ ý vào việc câu cá mà là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. - Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng - Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về nỗi cô quạnh , uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. ĐB gam màu xanh: xanh của nước, xanh của sóng, xanh của trời-> gợi cảm giác về sự se lạnh: Cái se lạnh của cảnh thu, trời thu, ao thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật=> đồng nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. 4. Tóm lại: - Cảnh mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam, cảnh đẹp nhưng phảng phất buồn vừa phản ánh t/y thiên nhiên đất nứoc vừa cho thấy tâm trạng thời thế của t/g - Bài thơ sử dụng từ ngữ hình ảnh giản dị, đậm đà chất dân tộc, thể hiên nét đặc sắc của nghệ thuật phương đông: nghệ thuật lấy động tả tĩnh 4. Củng cố: Học thuộc bài thơ, phần ghi nhớ 5. Dặn dò: học làm văn, mỗi dãy chuẩn bị 1 đề: phân tích đề, lập dàn ý cho đề 1 và đề 2 tr 23 Soạn: 01.09.08 Tiết 7: Làm văn Dạy: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận A. Mục tiêu bài dạy -Nắm đựơc cách phân tích đề văn nghị luận - Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận B. phương tiện thực hiện: SGK, thiết kế bài dạy, phần chuẩn bị của h/s C. Cách thức tiến hành: GV cho h/s ôn lại kiến thức đã học về phân tích đề, lập dàn ý sau đó chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm trình bày 1 đề. D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩ

File đính kèm:

  • docGiao an van 11 HKI.doc
Giáo án liên quan