A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Về nội dung:
- Hiểu khái quát khái niệm, đặc trưng, phân loại kịch.
- Ghi nhớ một số yêu cầu khi đọc kịch bản văn học.
2. Về kĩ năng:
- HS biết cách đọc hiểu kịch bản văn học.
- Vận dụng được vào thực tế đọc kịch.
3. Về thái độ: Giáo dục HS thái độ trân trọng với những sáng tạo , đóng góp và giá trị của những tác phẩm văn học thuộc thể loại kịch. Từ đó có hứng thú tìm hiểu, khám phá đối với thể loại văn học này.
B. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện:
- SGK,SGV, SBT Ngữ văn 11 tập 1,2 - NXB GD 2007
- Băng hình về một vở kịch diễn ở sân khấu (nếu có)
- Thiết kế giáo án, bảng phụ ghi ví dụ hoặc trình chiếu (nếu có).
2. Phương pháp :
- GV nhắc HS chuẩn bị bài thật kĩ: đọc hiểu, tóm tắt các ý chính, tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ các luận điểm nêu ra trong bài học. Gợi ý HS tham khảo ví dụ về thể loại kịch ở SGK tập 1.
- Từ các ví dụ cụ thể GV hướng dẫn HS nhận xét, khái quát thành các luận điểm.
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề kết hợp với giải thích, chứng minh.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3655 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học 11: Một số thể loại văn học : kịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 112 - Một số thể loại văn học : kịch.
- Ngày soạn:30.07.2007
- Ngày dạy:
- Lớp dạy:
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Về nội dung:
- Hiểu khái quát khái niệm, đặc trưng, phân loại kịch.
- Ghi nhớ một số yêu cầu khi đọc kịch bản văn học.
2. Về kĩ năng:
- HS biết cách đọc hiểu kịch bản văn học.
- Vận dụng được vào thực tế đọc kịch.
3. Về thái độ: Giáo dục HS thái độ trân trọng với những sáng tạo , đóng góp và giá trị của những tác phẩm văn học thuộc thể loại kịch. Từ đó có hứng thú tìm hiểu, khám phá đối với thể loại văn học này.
B. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện:
- SGK,SGV, SBT Ngữ văn 11 tập 1,2 - NXB GD 2007
- Băng hình về một vở kịch diễn ở sân khấu (nếu có)
- Thiết kế giáo án, bảng phụ ghi ví dụ hoặc trình chiếu (nếu có).
2. Phương pháp :
- GV nhắc HS chuẩn bị bài thật kĩ: đọc hiểu, tóm tắt các ý chính, tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ các luận điểm nêu ra trong bài học. Gợi ý HS tham khảo ví dụ về thể loại kịch ở SGK tập 1.
- Từ các ví dụ cụ thể GV hướng dẫn HS nhận xét, khái quát thành các luận điểm.
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề kết hợp với giải thích, chứng minh.
C. Tiến trình giờ học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
1.Kiểm tra bài cũ: (khoảng 5 phút)
2.Giới thiệu bài mới: Trong những giờ học trước, các em đã tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, cách đọc hiểu đối với hai thể loại văn học có sức hấp dẫn bạn đọc, đó là truyện và thơ. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về hai thể loại văn học khác có vị trí quan trọng trong đời sống văn học: kịch và văn nghị luận.
Hoạt động 2:GV hướng dẫn tìm hiểu chung về thể loại kịch ( 15 phút)
I- Kịch
1. Khái lược về kịch
? Em hãy kể tên những vở kịch, những kịch bản văn học mà em biết ( gợi ý trong chương trình TH)?
- HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng một số trích đoạn kịch bản văn học đã được học:
1.Nôĩ oan hại chồng (trích Quan âm Thị Kính- chèo)
2. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang- Môlie)
3.Bắc Sơn (trích hồi 4)- Nguyễn Huy Tưởng.
4. Tôi và chúng ta (trích cảnh 3)- Lưu Quang Vũ.
5. Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng)
6. Tình yêu và thù hận ( trích Rô-mê-ô và Giu-li-et- Sêchxpia)
- GV cho HS xem một đoạn băng hình về một vở kịch diễn trên sân khấu (khoảng 3-5 phút)
? Qua những vở kịch đã xem, những tác phẩm kịch đã học em hãy trình bày những hiểu biết của mình về thể loại này?
Gợi ý: Kịch là gì? Kịch bản văn học là gì? Kịch khác truyện và thơ ở điểm nào?
- HS thảo luận, trả lời
- GV định hướng, bổ sung các ý sau:
GV có thể giải thích thêm: Do kịch được viết ra để diễn nên dung lượng hiện thực không rộng lớn như truyện, không lắng đọng những mạch cảm xúc, suy nghĩ như thơ. Kịch có thể đọc, nhưng chỉ thể hiện đầy đủ nhất trong vở diễn trên sân khấu. Vì thế, kịch chủ yếu thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
Vở kịch thường chia thành các hồi, lớp (Kịch ngắn thường chỉ có một hồi). Mỗi hồi thể hiện một biến cố hay sự kiện trong cốt truyện kịch, thường được phân định bằng mở màn và hạ màn trên sân khấu. Sự kiện trong một hồi thường được diễn ra ở trong một địa điểm và không thay đổi bài trí sân khấu( Cũng có trường hợp thay đổi). Lớp là một bộ phận của hồi kịch mà thành phần nhân vật trên sân khấu không thay đổi. Khi thành phần nhân vật thay đổi thì kịch chuyển sang lớp khác.
Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỉ XVIII qua sáng tác của các nhà Khai sáng ở Pháp và Đức (Điđơrô, Bômacse, Letxing…). ở Việt Nam kịch ra đời vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, với những tác phẩm "Chén thuốc độc"- Vũ Đình Long, "Kim tiền"-Vi Huyền Đức…Từ sau CMT8 kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học- sân khấu và xã hội ở nước ta.
a. Khái niệm:
- " Kịch"( nghĩa đen: căng thẳng, đột ngột, khác thường)
+ Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (ca, vũ, nhạc, hoạ…) vì có sự tham gia của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ, thiết kế mĩ thuật, nhạc công, người phụ trách ánh sáng, người nhắc vở diễn…
+ Là nghệ thuật dùng sân khấu trình bày hành động và đối thoại của các nhân vật để phản ánh những xung đột trong đời sống xã hội (Từ điển tiếng Việt).
+ Kịch: Lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả, phản ánh hiện thực đời sống.
- Kịch bản văn học: là phần văn bản của tác phẩm kịch.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng của kịch: (khoảng 10 phút)
+ GV yêu cầu HS liên hệ trích đoạn "Vĩnh biệt Cửu Trùng đài" (trích Vũ Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng) hoặc "Tình yêu và thù hận" ( trích Rô-mê-ô và Giu-li-et- Sêchxpia) .
? Những mâu thuẫn, xung đột nào được đặt ra trong đoạn trích? Xung đột đó được biểu hiện ở đâu? Qua xung đột đó đoạn trích nêu lên vấn đề gì?
- HS vận dụng kiến thức đã học về 2 đoạn trích để trả lời .
- GV đặt câu hỏi khái quát về đặc trưng của thể loại kịch:
? Xung đột kịch nói chung là gì? Xung đột kịch được biểu hiện ở đâu?
? Em hiểu thế nào là hành động kịch? - HS trả lời.
- GV khái quát và nhấn mạnh một số ý sau:
Hêghen khẳng định: "Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch".
Biêlinxki cho rằng: "Xung đột tạo nên tính kịch"
b.Đặc trưng của kịch:
- Xung đột kịch :
+ Là những mâu thuẫn vận động, phát triển ngày càng gay gắt, căng thẳng biểu hiện thành hành động, hoạt động đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác.
+ Xung đột kịch có thể diễn ra giữa các mặt khác nhau trong một con người, giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm người, các tập đoàn người, giữa một đối tượng nào đó với hoàn cảnh xung quanh…
+ Xung đột kịch một khi diễn ra liền phát triển liên tục, không gián đọan cho đến khi kết thúc và được cụ thể hoá bằng hành động kịch.
- Hành động kịch :
+ Là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện với một trình tự lôgíc, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả. Hành động kịch được đẩy tới cao trào nhất thiết phải được giải quyết.
+ Hành động kịch không thể tự nhiên diễn ra mà được thực hiện bởi các nhân vật kịch với nhịp điệu, hành động dồn dập, gấp gáp, quyết liệt. Trong quá trình đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.
+ Nhân vật kịch được xây dựng bằng chính ngôn ngữ (lời thoại ) của họ.
-GV yêu cầu HS xem lại một trích đoạn kịch vừa học, qua đó nhận xét về ngôn ngữ kịch theo các gợi ý sau:
? Trong đoạn trích có những loại ngôn ngữ kịch nào?
? Ngôn ngữ kịch có đặc điểm gì?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV phân tích thêm về ngôn ngữ kịch trong đoạn trích từ đó rút ra những đặc điểm của ngôn ngữ kịch như sau:
- Ngôn ngữ kịch:
+ Có ba loại: đối thoại, độc thoại, bàng thoại
+ Là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách nhân vật( biểu hiện đặc điểm, phẩm chất nhân vật), có tính hành động (những lời thoại đầy vẻ tranh luận, biện bác với nhiều sắc thái ), có tính khẩu ngữ cao (súc tích, dễ hiểu, gần gũi với ngôn ngữ đời sống)
- GV chốt lại đặc trưng của kịch :
Tóm lại: Kịch tập trung miêu tả xung đột trong đời sống, hành động kịch được tổ chức qua cốt truyện, được thực hiện bởi các nhân vật ; ngôn ngữ kịch mang đặc điểm khắc hoạ tính cách, có tính hành động, tính khẩu ngữ cao.
c. Phân loại kịch:
- GV gọi 1-2 HS nêu các kiểu loại kịch theo SGK và cho ví dụ cụ thể bằng các tác phẩm kịch đã học.
? Người ta dựa vào những tiêu chí nào để phân loại kịch? Với những tiêu chí đó kịch được phân thành mấy loại? Cho ví dụ minh hoạ?
- HS trả lời, GV bổ sung :
- Theo nội dung, ý nghĩa xung đột:
+ Bi kịch: "Vũ Như Tô", "Rô-mê-ô và Giu-li-et"…
+ Hài kịch: " Trưởng giả học làm sang"…
+ Chính kịch: " Bắc Sơn", "Tôi và chúng ta"…
- Theo hình thức ngôn ngữ trình diễn:
+ Kịch thơ: "Lam Sơn tụ nghĩa"( Khuyết danh), "Anh Nga" - Huy Thông, "Bài thơ cuộc đời"- Huy cận…
+ Kịch nói: "Vũ Như Tô", "Tôi và chúng ta",…
+ Ca kịch: "Quan âm Thị Kính", "Kim Nham"(chèo), "Nghêu Sò ốc hến" (Tuồng), "Lan và Điệp", "Đời cô Lựu"- Trần Hữu Trang (Cải lương) ....
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS cách đọc hiểu kịch bản văn học.( 7 phút)
2. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học:
- GV đặt câu hỏi:
? Khi đọc đoạn trích kịch "Tình yêu và thù hận" hoặc "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" em thường thực hiện các bước như thế nào? Vì sao?
? Theo em các yêu cầu về đọc kịch bản văn học trong SGK Ngữ văn đã đầy đủ, hợp lí chưa? Vì sao?
- Từ thực tế đọc hiểu của mình và qua bài học về hai trích đoạn kịch, căn cứ vào SGK HS nêu ý kiến của mình.
- GV nhắc lại ngắn gọn 4 bước thực hiện đọc hiểu kịch bản văn học như sau:
- Tìm hiểu xuất xứ để có hiểu biết chung về tác phẩm, từ đó có cơ sở để cảm nhận nội dung và ý nghĩa đoạn trích được học.
- Cảm nhận lời thoại của các nhân vật là thao tác quan trọng , chú ý:
+ Tính chất ngôn ngữ của từng nhân vật: giọng điệu, dùng từ ngữ, kiểu câu.
+ Xác định đặc điểm, tính cách của nhân vật qua các kiểu lời thoại.
+ Mối quan hệ giữa các nhân vật theo diễn tiến biểu hiện ngôn ngữ và tính cách.
- Phân tích hành động kịch
- Nêu chủ đề tư tưởng: xác định giá trị, ý nghĩa của tác phẩm kịch.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 ( SGK - tr 111) (khoảng 5 phút)
3. Luyện tập:
Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-et của Sếch-xpia)
Gợi ý:
- Xung đột là cơ sở của hành động kịch. chính các xung đột chi phối hành động của các nhân vật và từng bước đòi hỏi phải được giải quyết để thúc đẩy hành động kịch. Tuy nhiên, trong thực tế, có những hành động kịch không xây dựng trên cơ sở các xung đột.
- Trong đoạn trích tình yêu và thù hận, người ta dễ dàng cho rằng có xung đột giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù giữa hai dòng họ. Thực ra không phải như vậy. Rô-mê-ô yêu Giu-li-et không có một chút đắn đo; trong tâm hồn chàng không hề có sự giằng co, vì tình yêu, chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình. Còn Giu-li-et chỉ băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được thù hận gia đình không; trong tâm hồn nàng tràn ngập tình yêu với Rô-mê-ô.
Tóm lại: ở đây không có xung đột giữa tình yêu và thù hận; chỉ có Ty trong sáng, dũng cảm bất chấp thù hận, vượt lên thù hận.
Hoạt động 5: GV củng cố- dặn dò HS (khoảng 3 phút)
1. Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững các bước tiến hành đọc hiểu kịch bản văn học.
2. Làm các bài tập trong SBT Ngữ văn.
3. Chuẩn bị kĩ cho bài học tiết 113.
Tiết 113 - Một số thể loại văn học : nghị luận.
- Ngày soạn:30.07.2007
- Ngày dạy:
- Lớp dạy:
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Về nội dung:
- Hiểu khái quát khái niệm, đặc trưng, phân loại nghị luận .
- Ghi nhớ một số yêu cầu khi đọc văn nghị luận .
2. Về kĩ năng:
- HS biết cách đọc hiểu văn nghị luận
- Vận dụng được vào thực tế đọc văn nghị luận .
3. Về thái độ: Giáo dục HS thái độ trân trọng với những sáng tạo , đóng góp và giá trị của những tác phẩm văn học thuộc thể loại nghị luận. Từ đó có hứng thú tìm hiểu, khám phá đối với thể loại văn học này.
B. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện:
- SGK,SGV, SBT Ngữ văn 11 tập 1,2 - NXB GD 2007
- Băng hình về một cuộc nói chuyện, ghi âm lời đọc văn bản nghị luận (nếu có)
- Bảng phụ ghi ví dụ hoặc trình chiếu (nếu có).
2. Phương pháp :
- GV nhắc HS chuẩn bị bài thật kĩ: đọc hiểu, tóm tắt các ý chính, tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ các luận điểm nêu ra trong bài học. Gợi ý HS tham khảo ví dụ về thể loại văn nghị luận ở SGK Ngữ văn 10, 11.
- Từ các ví dụ cụ thể GV hướng dẫn HS nhận xét, khái quát thành các luận điểm.
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề kết hợp với giải thích, chứng minh.
C- Tiến trình giờ học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:( Khoảng 5 phút)
* Kiểm tra bài cũ
* Giới thiệu bài học mới
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, đặc trưng, phân loại văn nghị luận. (khoảng 15 phút)
II- Nghị luận
1. Khái lược về văn nghị luận :
? Em hãy kể tên một số văn bản nghị luận mà em biết? Những văn bản nghị luận đã học giúp em hiểu gì về thể loại văn học này?( Gợi ý: "Nghị luận" là gì? Văn nghị luận có những đặc điểm gì?)
-HS trả lời, GV định hướng và nhấn mạnh:
a. Khái niệm: "Nghị luận" là một thể loại văn học đặc biệt dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (Chính trị, xã hội, đạo đức, triết học, văn học nghệ thuật…)
-GV gợi ý HS liên hệ bài nghị luận "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác"(ăng ghen) và trả lời các câu hỏi sau:
? Vấn đề chủ yếu mà văn bản đặt ra là gì?
? Bài viết đã sử dụng cách lập luận, ngôn ngữ như thế nào?
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản trên để trả lời.
- Từ ví dụ đã phân tích, GV hướng dẫn HS từng bước chỉ ra những đặc trưng của văn nghị luận như sau:
GV giải thích cho HS các khái niệm: tính xã hội, tính học thuật của ngôn ngữ.
b. Đặc trưng của văn nghị luận:
- Chủ yếu dùng lí lẽ, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó.
- Ngôn ngữ chính xác, mang tính xã hội, tính học thuật cao
c. Phân loại:
-GV yêu cầu HS xem cách phân loại trong SGK và gọi 1-3 HS lấy ví dụ minh hoạ.
- GV bổ sung dẫn chứng bằng những văn bản có trong chương trình từ THCS đến THPT.
- Xét theo nội dung bàn luận:
+ Văn chính luận
+ Văn phê bình văn học.
- Xét theo hình thức thể hiện, thời kì văn học :
+ Thời Trung đại: Chiếu, cáo, hịch, bình sử…
+ Thời hiện đại: Tuyên ngôn, kêu gọi, bình luận. tranh luận, phê bình,….
Hoạt động3: GV hướng dẫn HS cách đọc văn nghị luận ( khoảng 7 phút)
- GV đặt câu hỏi:
? Khi đọc văn bản "Về luân lí xã hội ở nước ta", "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác", "Một thời đại trong thi ca" em thường thực hiện các bước như thế nào? Vì sao?
? Theo em các yêu cầu về đọc văn nghị luận trong SGK Ngữ văn đã đầy đủ, hợp lí chưa? Vì sao?
- Từ thực tế đọc hiểu của mình và qua bài học về một số văn bản nghị luận, căn cứ vào SGK HS trả lời ý kiến của mình.
- GV định hướng, nhấn mạnh 5 bước thường được thực hiện khi đọc hiểu văn bản nghị luận sau:
2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
- Tìm hiểu xuất xứ.
- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng.
- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm .
- Phân tích các biện pháp lập luận, cách nêu dẫn chứng, sử dụng ngôn ngữ.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nghị luận.
Hoạt động 4:GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 ( SGK- tr 111) ( khoảng 5 phút)
3. Luyện tập:
Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (ăng-ghen)
Gợi ý: - Cấu trúc lập luận trong bài phát biểu gồm bảy đoạn:
+Phần mở đầu: đoạn 1,2
+ Phần nội dung chính: đoạn 3,4,5,6
+ Phần kết luận: Đoạn 7 và câu cuối.
- Biện pháp lập luận trong phần nội dung chính là so sánh tăng tiến (so sánh tầng bậc): nội dung đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước. ăng-ghen đã tổng kết ba cống hiến vĩ đại của Các Mác cho loài người: +tìm ra quy luật phát triển của xã hội là hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc (đoạn 3);
+ phát hiện ra giá trị thặng dư, quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (đoạn 4)
+Khẳng định phải biến lí thuyết thành hành động cách mạng (đoạn 5,6)
Các vế câu ở đầu mỗi đoạn được coi là dấu hiệu của lập luận tăng tiến: "Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi"; "Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác"; "…nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa…"
àNghệ thuật lập luận là một nhân tố quan trọng góp vào thành công của bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức- dặn dò (khoảng 3 phút)
1. Củng cố: Ghi nhớ về khái niệm, đặc trưng, cách đọc hiểu văn nghị luận.
2. Dặn dò: Chuẩn bị bài học tiết 114.
File đính kèm:
- On Tap Van Hoc 11.doc