Giáo án văn học 12 - Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học (tiết 13 + 14) - Trường TPHT Tôn Đức Thắng

I/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức: Nắm vững các khái niệm văn bản khoa học, phong cách ngôn ngữ khoa học và các đặt trưng của phong cách ấy

2/ Giáo dục:Biết cánh sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ

3/ Kỹ năng: Phân biệt được PCNNKH với phong cách khác

4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Giáo viên: Giáo án.

+ Học sinh: Soạn bài.

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra vở soạn của học sinh

2/ Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11133 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học 12 - Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học (tiết 13 + 14) - Trường TPHT Tôn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 13 + 14 Bài PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: Nắm vững các khái niệm văn bản khoa học, phong cách ngôn ngữ khoa học và các đặt trưng của phong cách ấy 2/ Giáo dục:Biết cánh sử dụng đúng phong cách ngôn ngữ 3/ Kỹ năng: Phân biệt được PCNNKH với phong cách khác 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra vở soạn của học sinh 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng TIẾT 13: - Học sinh đọc Ví dụ sách giáo khoa , rút ra nhận xét về phạm vi giao tiếp của mỗi văn bản. - Văn bản khoa học bao gồm những loại nào? - Học sinh rút ra khái niệm về PCNNKH - Học sinh phân nhóm thảo luận ,rút ra những đặc trưng về PCNNKH - Vì sao PCNNKH đòi hỏi phải có tính khái quát, trừu tượng. Tính lí trí. Tính phi cá thể TIẾT 14: - Học sinh đọc bài tập 1 sách giáo khoa - Văn bản đó trình bày những nội dung khoa học nào? Thuộc ngành khoa học nào? - Bài tập 2 học sinh tự làm. Giáo viên nhận xét - Học sinh đọc văn bản, tìm các thuật ngữ khoa học. Phân tích? - Hãy viết một đoạn văn thuộc văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường. I/ Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học 1/ Văn bản khoa học * Xét ví dụ sách giáo khoa Ta thấy: Văn bản khoa học gồ 3 loại chính: - Các văn bản khoa học chuyên sâu - Các văn bản khoa học giáo khoa - Các văn bản khoa học phổ cập 2/ Ngôn ngữ khoa học - Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học . - Ở dạng viết, ngoài việc sử dụng từ ngữ, NNKH còn dùng các kí hiệu, công thức,sơ đồ… - ở dạng nói, ngôn ngữ khoa học yêu cầu mức độ cao về phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ II/ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học 1/ Tính khái quát, trừu tượng - PCNNKH sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học.Thuật ngữ khoa học luôn mang tính khái quát,trừu tượng vì nó là kết quả của quá trình khái quát hóa từ những biểu hiện cụ thể. 2/ Tính lí trí, lôgíc - Từ ngữ chính xác, không dùng từ đa nghĩa, nghĩa bóng - Câu văn chuẩn chính xác,chặt chẽ.Văn bản khoa học không dùng câu đặc biệt, không dùng phép tu từ cú pháp - Đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc … 3/ Tính khách quan, phi cá thể - Từ ngữ và câu văn trong văn bản khoa học có màu sắc trung hòa, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc - Khoa học có tính khách quan cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân III/ luyện tập Bài tập 1 a/ Nội dung văn bản đó trình bày khoa học lịch sử Văn học b/ Văn bản đó thuộc ngành khoa học Văn học. Dùng để giảng dạy trong nhà trường c/ Ngôn ngữ khoa học sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học.Ví dụ: Chủ đề , hình ảnh, tác phẩm… Bài tập 2: - Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày: Đoạn thẳng chỉ một đoạn không cong không gấp khúc, không uốn lượng về một chiều nào. - Trong văn bản khoa học: Đoạn thẳng là đoạn ngắn nhất nối liền hai điểm. Bài tập 3: - Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học: Khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá … - Tính lý trí, lôgic của đoạn văn thể hiện: câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ. Luận cứ đều là các cứ liệu thực tế. Đoạn văn được viết theo cách diễn dịch. Bài tập 4: Học sinh tự làm à Giáo viên nhận xét. IV/ Củng cố và dặn dò: - So sánh phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ khoa học? - Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học? - Chuẩn bị trả bài viết số 1. V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc12 CT CO BAN T 13 14.doc