Giáo án văn học 12 - Tiết 28 + 29 + 30 - Trường THPT Tôn Đức Thắng

I/ Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức:

- Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.- Năm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gianlàm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của Nhân Dân” .

2/ Giáo dục:

3/ Kỹ năng:

4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Giáo viên:

- SGK + SGV + Sách tham khảo

- Tranh ảnh minh hoạ về: Chân dung tác giả NKĐ, hình ảnh tươi đẹp của đất nước.

+ Học sinh: Soạn bài.

III/ Hoạt động dạy và học:

1/ Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích tình cảm người đi kẻ ở qua bài thơ Việt Bắc?

2/ Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn học 12 - Tiết 28 + 29 + 30 - Trường THPT Tôn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 28 +29 Bài ĐẤT NƯỚC ( Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm ) Đọc thêm: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn ĐÌnh Thi I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.- Năm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gianlàm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của Nhân Dân” . 2/ Giáo dục: 3/ Kỹ năng: 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: - SGK + SGV + Sách tham khảo - Tranh ảnh minh hoạ về: Chân dung tác giả NKĐ, hình ảnh tươi đẹp của đất nước. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Phân tích tình cảm người đi kẻ ở qua bài thơ Việt Bắc? 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần TD. - Phần TD trình bày những nội dung chính nào? - GV nhận xét sau đó nhấn mạnh những thông tin chủ yếu về tiểu sử, phong cách thơ. - GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. - GV g 1-2 HS đọc diễn cảm VB -1 Học sinh đọc phần chú thích và giải thích một số từ khó. - Yêu cầu học sinh tìm bố cục , từ đó nắm được trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong bài thơ. - Nêu vấn đề cho học sinh thảo luận: - Trong phần đầu của đoạn trích tác giả đã có những cảm nhận riêng về đất nước, nét riêng đó là gì? -Từ những bình diện được nhà thơ cảm nhận, đất nước hiện ra như thế nào? Cảm hứng chi phối đoạn thơ là gì? - Ngoài ra ĐN còn gắn liền với những hình ảnh quen thuộc nào, những con người ra sao? - ĐN gắn liền với những không gian nào ? Nhứng không gian ấy để lại cho em ấn tượng gì ? - Xét về phương diện là chiều dài thời gian thì ĐN tồn tại trong một thời gian “đằng đẳng”. Em hãy tìm dẫn chứng để làm rõ ý trên ? - Tác giả suy nghĩ ntn về trách nhiệm của mình đối với ĐN? - Vì sao có thể nói qua cách cảm nhận ây ĐN vừa thiêng liêng vừa gần gũi ? - Phần sau của đoạn thơ tập trung làm nổi bật tư tưởng ĐN của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện và mới của tg về địa lí lịch sử và văn hoá của ĐN ntn ? + Tg đã cảm nhận đất nước qua những địa danh , thắng cảnh nào ? + Những địa danh gắn với cái gì , của ai ? - Nêu câu hỏi tìm hiểu về nghệ thuật: Bài thơ là một đóng góp độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về sự tìm tòi sáng tạo trong nghệ thuật , hãy làm rõ? - Em hãy nêu chủ đề của đoạn trích ? - Em hãy sơ lược vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi? (trình bày nét chủ yếu) - Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ, tìm hiểu bố cục để nắm mạch cảm xúc của tác giả - Hướng dẫn đọc hiểu văn bản - Nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận. - Trong đoạn mở đầu, hình ảnh ma thu Hà Nội hiện ra qua hồi niệm của nhà thơ có gì đặc sắc? - Nét đặc sắc trong nghệ thuật diễn tả của tác giả là gì? Hãy tìm và phân tích các chi tiết nghệ thuật đó? - Cảm nhận của em về cảnh sắc mùa thu trong đoạn thơ tiếp theo như thế nào, có gì khác về cảm xúc và cách diễn tả của tác giả? - Học sinh thảo luận hình ảnh đất nước trong chiến tranh? - Bằng cảm nhận riêng của bản thân, em khai thác giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ còn lại?. -Phân tích giá trị đặc sắc của 4 câu kết thúc bài thơ I. Tiểu dẫn: 1. Tiểu sử tác giả: - Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng. - Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam. 2. Phong cách sáng tác: - Giàu chất suy tư , xúc cảm dồn nén. - Giọng thơ trữ tình chính luận. 3. Đoạn trích: - Vị trí: Trích chương V của trường ca. - Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên 1971. 4. Bố cục văn bản: Hai phần: - Phần I: 42 câu đầu: Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian. - Phần II: 47 câu cuối: Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước: Đất nước của Nhân dân. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đất nước được cảm nhận trên nhiều bình diện: * Cảm nhận chung về đất nước: (Đoạn mở đầu) => Đất nước hiện ra trong cảm nhận qua những gì thân thương, gần gũi, đơn sơ: - Đó là những câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể. - Là miếng trầu của bà, là hạt gao một nắng hai sương, là ngôi nhà ta ở... => Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ , sử dụng chất liệu VHDG..., tác giả đưa ta về với cội nguồn của đất nước: Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo và đã có từ rất lâu đời. * cảm nhận về đất nước ở phương diện lịch sử - văn hoá: - Đất nước được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc: + Câu chuyện cổ tích, ca dao. + Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc. - Đất nước lớn lên đau thương vất vả cùng với cuộc trường chinh không nghỉ ngơi của con người: + Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, gắn với hình ảnh cây tre- biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc. + Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả. - Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình thuỷ chung. => Đất nước không trừu tượng mà ở ngay trong cuộc sống của mỗi chúng ta. * cảm nhận đất nước ở phương diện chiều rộng của không gian: - Là không gian hò hẹn của tình yêu (Lối chiết tự đầy ý nhị vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo , tác giả đã định nghĩa đất nước thật độc đáo) - ĐN là nơi chốn sinh tồn của cả cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ( nơi dân mình đoàn tụ ) =>Là sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng. - Đất nước còn là không gian rộng lớn tráng lệ hùng vĩ của núi cao, biển cả. => ĐN là những gì gần gũi thân quen gắn bó với cuộc sống mỗi người lại vừa mênh mông rộng lớn. * cảm nhận về ĐN ở phương diện chiều dài thời gian: ĐN được cảm nhận từ quá khứ với huyền thoại “ Lạc Long Quân và Âu Cơ” cho đến hiện tại với những con người không bao giờ quên nguồn cội dân tộc, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ. * Suy ngẫm của tác giả về trách nhiệm của thế hệ mình với ĐN: phải biết gắn bó, san sẻ và hi sinh vì đất nước. => ĐN hiện lên vừa thiêng liêng sâu xa , lớn lao vừa gần gũi thân thiết với sự sống mỗi người. 2. Đất nước của nhân dân: - Tác giả tiếp tục với những cảm nhận về đất nước trên nhiều bình diện: Chiều dài lịch sử, chiều rộng địa lí, chiều sâu văn hoá lịch sử + Một Đất nước với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ,gắn với số phận, tính cách, phẩm chất, tâm hồn nhân dân ( Hòn Trống Mái, Núi Vọng phu, Núi Bút, Non Nghiên, Vịnh Hạ Long...) => Đất nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng. + Một Đất nước giàu truyền thống: . Anh hùng bất khuất: Có những anh hùng không ai nhớ mặt đặt tên. Họ hi sinh thầm lặng cho Đất nước . Đoàn kết trong đấu tranh, lao động sinh tồn... + Một Đất nước của ca dao, thần thoại , của những vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu thuần phác =>Tg chọn 3 dẫn chứng để nói về truyền thống của nhân dân: + Say đắm, lạc quan trong tình yêu ( Yêu em từ thuở trong nôi. + Biết quý trọng tình nghĩa ( Biết quý công...) + Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu ( biết trồng tre ...) => Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tg về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới: Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị. ĐN từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân dan mà tồn tại III. Tổng kết: 1. Nội dung: Văn bản đã thể hiện một cái nhìn mới mẽ về đất nước: ĐN là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước 2. Nghệ thuật: - Thể thơ tự do phóng túng. - Sử dụng phong phú, đa dạng và đầy sáng tao chất liệu văn hoá dân gian. - Giọng thơ trữ tình - chính trị. Bài đọc thêm ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Đình Thi) I/ Giới thiệu chung: 1/Tác giả: (đọc SGK mới trang 124, SGK cũ, trang 85, 86) 2/ Quá trình hoàn thành: Sách giáo khoa. 3/ Bố cục: + Phần 1 ( 21 câu đầu) Cảm nhận về mùa thu đất nước + Phần 2 (còn lại) Cảm xúc và suy ngẫm về đất nước trong kháng chiến II/ Đọc hiểu văn bản: 1. Cảm nhận về mùa thu đất nước: * 7 câu đầu: Hoài niệm về mùa thu Hà Nội năm xưa: + 3 câu mở đầu: Mùa thu gợi nhớ Thời gian: Sáng thu ( hiện tại) Không gian: Mang sắc màu, hương vị mùa thu => Cách mở đầu có phần giống với thể hứng trong ca dao + Mùa thu Hà Nội năm xưa: - “sáng chớm lạnh” - “Xao xác hơi may” - “Thềm nắng – lá rơi đầy” - “Người ra đi / đầu không ngoảnh lại => thể hiện ý chí quyết tâm. => Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết miêu tả gợi lên mùa thu Hà Nội tâm trạng của những con người năm xưa: Đẹp một cách hiu hắt, vắng lặng, man mác nỗi buồn vấn vương.... => Có thể nói đây là những câu thơ được chắt ra từ máu thịt, tâm hồn cũng như tài năng của một nghệ sĩ đa tài về thơ, nhạc hoạ - Nguyễn Đình Thi * 14 câu tiếp theo: Mùa thu mới nơi Việt Bắc. Lòng kiêu hãnh, tự hào vẻ đẹp của đất nước, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam. - Câu thơ 5 chữ “mùa thu nay khác rồi” - Lời thơ ngắn gọn, chắc khoẻ nhằm khẳng định sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, trong nhận thức của con người. - Chú ý các biện pháp nghệ thuật tu từ, ngôn ngữ thơ. + Đứng – vui – nghe: niềm vui, sự hân hoan phơi phới. + Nghệ thuật nhân hoa, lối nói ẩn dụ + Sự phối hợp thanh trắc thanh bằng => Bức tranh thu đẹp, lóng lánh niềm vui sướng, tự hào. + Cụm từ “Nước chúng ta” – trang nghiêm, trang trọng. + Lặp từ “Những” – hình ảnh đất nước trù phú, mênh mông. + Tự láy “đêm đêm”, “rì rầm” – sự liên tưởng về mỗi quan hệ giữa hiện tại và quá khứ. 2.Cảm xúc và suy ngẫm về Đất nước trong chiến tranh: a/ Đất nước trong đau thương: - Cánh đồng quê – chảy máu. - Dây thép gai – đâm nát trời chiều. - Bát cơm chan đầy nước mắt. - Đứa đè cổ – đứa lột da. b/ Đất nước anh dũng, bất khuất: - Ngời lên nét mặt quê hương. - Bật lên những tiếng căm hờn. => quyết liệt, dữ dội - Nghệ thuật đối lập: Xiềng xích > < trời đầy chim Súng đạn > < đất đầy hoa yêu nước, thương nhà => khẳng định sức mạnh tinh thần, tâm hồn người Việt Nam - Động từ ôm (trong câu thơ: “ôm đất nước …”) được hiểu theo nghĩa như một tính từ: sự níu giữ, niềm tin yêu vô bờ, không để ai cướp lấy. III/ Tổng kết: Đất Nước là một tác phẩm thơ gây một ấn tượng mạnh nhờ vào chất chính luận – trữ tình hoà quyện tự nhiên, uyển chuyển. Tác phẩm đã khắc chạm thành công một tượng đài kỳ vỹ bằng thơ về con người Việt Nam. Tổ quốc Việt Nam. IV. Củng cố: HS cần nắm: - Về tiểu sử và phong cách sáng tác của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm. - Vị trí và hoàn cảnh sáng tác của văn bản. - Cách cảm nhận ĐN vừa cụ thể vừa độc đáo của tác giả ở phương diện thời gian, không gian và văn hoá. - Tư tưởng ĐN của nhân dân. V. Dặn dò: -Học thuộc đoạn trích. - Làm bài tập ở sách bài tập. Tuần: ……………. Môn: Ngày soạn …/…./….. Ngày dạy:……………./…………../…………… Tiết PPCT: 30 Bài LUẬT THƠ (TT) I/ Mục đích yêu cầu: 1/ Kiến thức: - Hiểu được luật thơ của một số thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn đường luật. Qua một số bài tập, hiểu thêm một số đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng,bảy tiếng 2/ Giáo dục: 3/ Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức vào việc đọc hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ ca. 4/ phương pháp: Phân tích, thảo luận, tích hợp, vấn đáp. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Giáo án. + Học sinh: Soạn bài. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Nêu luật thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật? 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò t/g Nội dung ghi bảng - Học sinh thực hiện bài tập 1(sgk) (3 hs lên bảng). - Giáo viên: nhận xét, đánh giá, hướng dẫn học sinh. - Khắc sâu kiến thức luật thơ ngũ ngôn và sự sáng tạo của thơ hiện đại. - Học sinh thực hiện bài tập 2(sgk) (3 hs lên bảng) - Giáo viên: nhận xét, đánh giá, hướng dẫn học sinh làm. - Khắc sâu kiến thức luật thơ thất ngôn và sự sáng tạo của thơ hiện đại. - Học sinh thực hiện bài tập 3(sgk) (2 hs lên bảng). Giáo viên: nhận xét, đánh giá, hướng dẫn học sinh làm. - Khắc sâu kiến thức luật thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Học sinh thực hiện bài tập 4(sgk) (3 học sinh lên bảng) - Giáo viên: nhận xét, đánh giá, hướng dẫn. - Khắc sâu kiến thức luật thơ thất ngôn và sự sáng tạo của thơ hiện đại. Giáo viên:chốt lại mục đích bài học về: luật thơ. Bài tập 1: So sánh bài thơ “mặt trăng” và “sóng”: vần, nhịp, thanh a. Bài thơ:“mặt trăng” Vằng vặc bóng thuyền quyên Mây quang gió bốn bên Nề cho trời đất trắng Quét sạch núi sông đen Có khuyết nhưng tròn mãi Tuy già vẫn trẻ lên Mảnh gương chung thế giới Soi rõ:mặt hay, hèn - Số tiếng : 5 tiếng - Vần: 1 vần,vần chân,gieo vần cách - Nhịp: nhịp lẻ:2/3 - Hài thanh: tiếng thứ 2 - 4 luân phiên là b - t, t - b b. Bài thơ: “sóng” Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên - Số tiếng: 5 tiếng - Vần: 2 vần,vần chân,gieo vần cách - Nhịp: nhịp lẻ: 3/2 - Hài thanh: tiếng thứ 2 - 4 không theo luật là b - t, t - b bài tập 2: Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Nắng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong - Gieo vần: sông, lòng, trong(giống) - Nhịp: + Câu 3, câu 4:3/4 (đúng luật) + Câu 1, 2: 2/5(sai luật) à đúng tâm trạng - Hài thanh: Sai luật: b – b - b (câu 1).. Bài tập 3: Quả cau nho nhỏ/ miếng trầu hôi b t b bv Này của xuân hương/ mới quệt rồi t b t bv Có phải duyên nhau/ thì thắm lại t b t Đừng xanh như la/ bạc như vôi b t b bv Bài tập 4: Sóng gợn tràng giang/ buồn điệp điệp t b t Con thuyền xuôi mái/ nước song song b t b Thuyền về nước lại/ sầu trăm ngả b t b Củi một cành kho/ lạc mấy dòng t b t - Vần, nhịp, thanh giống luât thơ thất ngôn bát cú đường luật. IV/ Củng cố và dặn dò: - Sự khác nhau về luật thơ của các thể thơ truyền thống. vận dụng hiểu biết luật thơ vào đọc hiểu các tác phẩm thơ theo thể thơ (bài thơ việt bắc). V/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc12 NC MOI T21 22.doc
Giáo án liên quan