Giáo án Văn học: Đây thôn vĩ dạ- Hàn Mặc Tử

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử.

Nhận ra được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán của mạch thơ và lối tạo hình giản dị mà tài hoa của bài thơ.

 

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

+Sách GK, sách GV

+Giáo án lên lớp cá nhân

 

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học: Đây thôn vĩ dạ- Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30 / 01 / 2009 Ngày giảng: 01/02/09 Tiết 85 + 86 Đây Thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Nhận ra được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán của mạch thơ và lối tạo hình giản dị mà tài hoa của bài thơ. B.Phương tiện thực hiện +Sách GK, sách GV +Giáo án lên lớp cá nhân C.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trình lên lớp 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2. giới thỉệu bài mới: Hàn Mạc Tử là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới. Thi sĩ có đời thơ không dài, nhưng đã để lại một di sản rất có giá trị vượt lên trên sự băng hoại của thời gian. Tuy là một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau thương. Dường như ở tác giả này luôn có sự vật lộn giằng xé giữa thể xác và linh hồn. Linh hồn thì khao khát vươn tới cõi siêu thoát, tinh khiết còn thể xác thì lại gắn bó tha thiết với cuộc đời trần thế mà tác giả hằng yêu mến, chính vì vậy mà thơ Hàn Mạc Tử toả ra làm hai nhánh. Có những vần thơ quằn quại đau thương đến kinh dị nhưng cũng có những vần thơ thanh thoát tinh khiết đến lạ lùng. ở điểm giao thoa ấy thơ Hàn Mặc Tử có những bài, những câu hay đến tuyệt diệu. Đây thôn Vĩ Giạ là một bài như thế. Cho Hs xem vài hình ảnh về nhà Thơ Hàn Mặc Tử bằng Powerpiont Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I.Tìm hiểu chung 1. Tỏc giả @ Hs làm việc với Sgk - Tên thật là Nguyễn Trọng Trí – tên thánh là Pierre sau là Fracois, sinh tại Mĩ Lệ (Đồng Hới) Quảng Bình. Sau này ông lấy rất nhiều bút danh khác như Lệ Thanh (Lệ mĩ + Thanh Tân), Hàn Mặc Tử (anh hàng bút mực), Hàn Mạc Tử (bức rèm lạnh)… vCuộc đời Hàn Mặc Tử: Hàn Mặc Tử (1912-1940) Tên thật là Nguyễn Trọng Trí Quê: làng Lệ Mĩ, Tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc nay thuộc Đồng Hới, Quảng Bình. Cha là một viên chức nghèo mất sớm, ông ở với mẹ tại Quy Nhơn, học trung học ở Huế. -Tốt nghiệp trung học, Hàn Mặc Tử đi làm ở sở - Thi sĩ Hàn Mặc Tử có đời riêng thật bất hạnh. Ông bị một căn bệnh hiểm (bệnh phong) nên chỉ mới 28 tuổi đã lìa bỏ cõi đời. Tuy nhiên người ta đã cho rằng thi sĩ ra đời với một sứ mạng thiêng liêng. Người luôn luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình, nhưng lại tạo ra những tác phẩm lưu danh muôn đời, bằng máu. Cuộc đời HMT là một bài thơ ghê gớm rùng rợn có một không hai trong những thi sĩ đông tây. đạc điền Bình Định, rồi vào Sài Gòn làm báo; năm 1936 (24 tuổi) ông mắc căn bệnh hiểm nghèo-bệnh phong. ông về ở hẳn tại Quy Nhơn và mất tại nhà thương Quy Hoà -Quy Nhơn năm 1940 (28 tuổi) Trong phong trào thơ Mới, HMT được xem là thi sĩ bất hạnh nhất, lạ nhất, phức tạp nhất và có lẽ cũng bí ẩn nhất. Người ta đã dùng nhiều ngôn từ khác nhau để đặt tên cho thơ Hàn, nào thơ điên, thơ tượng trưng, kì dị. Nhưng cuối cùng người ta thấy tiện nhất là xếp vào loại các siêu: nào siêu thực, siêu thoát, siêu thức… Nhìn chung, Hàn Mạc Tử được đông đảo bạn đọc đánh giá là một hồn thơ dị thường. Thi sĩ xuất hiện vào cái lúc mà phong trào thơ Mới đã bắt đầu khủng hoảng. Chính ông đã cùng với Chế Lan Viên lập ra 1 trường phái riêng - trường phái “thơ Điên”. Ngay tên các tập thơ của ông cũng đã điên loạn dị thường rồi: "Gái quê", "Mật đắng", "Máu cuồng", "Hồn điên". vSự nghiệp văn chương: ông làm thơ từ năm 14,15 tuổi với các bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thi với các bài thơ Đường luật; sau đó ông chuyển hẳn sang thơ mới lãng mạn Trăng trong thơ ông có thể hoá người: - "Trăng nằm sõng soài trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi "… Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe… Người có thể ăn trăng: Một miệng ta trăng là trăng! Nói như Hoài Thanh: “Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng trơ tráo và cũng náo nức dục tình” Các tác phẩm chính: Gái quê (1936) Thơ điên (1938) {sau đổi thành Đau thương} Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên (1939) Duyên kì ngộ (kịch thơ-1939) Quần tiên hội (kịch thơ-1940) Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi-1940) Thơ Hàn Mặc Tử thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế (yếu tố tích cực nhất của thơ ông) Nêu xuất xứ bài thơ Em biết gỡ về h/c ra đời bài thơ? Mối tình đầu với tiểu thơ Hoàng Thị Kim Cúc: Hồi Hàn mạc Tử làm ở sở đạc điền (đo ruộng ) tại Quy Nhơn có quen một người con gái em ruột người bạn thân. Người con gái ấy có cái tên rất đẹp Hoàng Thị Kim Cúc nhưng Hàn Mạc Tử chỉ gọi là Hoàng Cúc thôi. Ông nặng lòng yêu người con gái ấy nhưng đấy chỉ là mối tính đơn phương, tuyệt vọng. Hàn Mạc Tử yêu mà không giám nói cho mãi đến khi ông bị trọng bệnh phải vào điều trị tại trại phong Tuy Hoà vẫn mang theo mối tình ấy nhưng càng tuyệt vọng hơn. Sau này tìm hiểu về mối tình Hoàng Cúc, rất nhiều người cảm thấy oan ức tội nghiệp cho bà vì trong 6 xuân nữ được HMT yêu, chỉ riêng có Hoàng Cúc là không yêu ai cả, không lập gia đình và trở thành cư sĩ với pháp danh Tâm Chánh. Đến 3/2/1989 bà mất tại Huế và đám tang của bà được xem là đám tang lớn nhất tại Huế. Về Hoàng Cúc HMT đã viết khá nhiều thơ: Vịnh hoa cúc, Hồn cúc, Trồng hoa cúc, Em lấy chồng 2. Tỏc phẩm Xuất xứ: - Rỳt từ tập “Thơ điờn” Bài thơ lúc đầu có tên: ở đây thôn Vĩ Dạ Sau đổi thành: đây thôn Vĩ Dạ Bài thơ được gợi cảm hứng khi nhà thơ nhận được tấm bưu thiếp phong cảnh do Hoàng Cúc gửi ra từ Huế khi ông đang trên giường bệnh. Những nét chính về tập thơ Điên” Thơ “Điên” (1938) Điên không phải trạng thái bệnh thần kinh, mà là một trạng thái tinh thần sáng tạo: miên man, mãnh liệt, một quan niệm thẩm mĩ của Hàn Mặc Tử với những đặc trưng cơ bản sau: +Cảm xúc chính của tập thơ là đau thương +Nhân vật trữ tình tự phân thân thành nhiều nhân vật khác +Tạo nhiều hình ảnh kì dị +Mạch thơ đứt, nối đầy bất ngờ +Từ ngữ đặc tả ( Bài Đây thôn Vĩ Dạ tiêu biểu cho những đặc trưng trên của tập thơ điên) 2.Bố cục Nêu bố cục bài thơ? Bài thơ có mạch liên kết đứt nối, vì thế mỗi khổ thơ là một đoạn thơ. Đoạn I: (khổ một) Miêu tả cảnh thôn Vĩ , cảm xúc say đắm mãnh liệt với cảnh và người. Đoạn II: (khổ hai) Cảnh sông nước êm đềm và cảm xúc buồn chia li Đoạn III: (khổ ba) Cảnh chìm trong mộng ảo Hs đọc đoạn một Cảnh thôn Vĩ được miêu tả như thế nào? II. Đọc-hiểu văn bản 1.Khổ thơ một (Đọc hiểu theo chủ đề) Hình ảnh nắng ban mai: tinh khôi, thanh khiết “ nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” Nắng trong thơ Hàn Mặc Tử: “Trong làn nắng ửng, khói mơ tan” “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” Câu thơ sắp xếp khá đặc biệt: Nắng- hàng cau-nắng - Sự lặp lại 2 lần từ “nắng” khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng. àThiên nhiên sống động rạng ngời , gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp. Câu thơ chỉ gợi chứ không tả. Hoà với nắng là sắc màu: “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” Mướt: gợi mềm mại, mượt mà, mỡ màng, mơn mởn của lá non! Thấp thoáng sau rặng trúc là những khuôn mặt phúc hậu “mặt chữ điền” –cảnh, tình như có một sức hút lạ kì để nhà thơ hướng tới! Lối tạo hình của nó là cách điệu hay tả thực? Mặt chữ điền là mặt phụ nữ hay mặt đàn ông? Có lẽ câu hỏi quan trọng ở đây không phải là mặt đàn ông hay đàn bà mà là mặt người thôn Vĩ hay mặt người trở về thôn Vĩ? Xét cú pháp riêng của câu thơ ta có quyền hiểu cả hai cách. Nếu là người thôn Vĩ (chủ nhân của khu vườn) thì hẳn là gương mặt phụ nữ vì một người đàn ông về thôn Vĩ chắc chắn không phải để ngắm một người đàn ông? Còn là người trở về thôn Vĩ thì người ấy chính là HMT – khuôn mặt chữ điền là khuôn mặt tự hoạ đầy kiêu hãnh của nhà thơ. Hiểu theo cách thứ hai, nghĩa là HMT hình dung mình trở về thôn Vĩ (hay tái hiện một lần trở về thôn Vĩ), vin vào cành trúc ẩn vào phía sau mà say ngắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn. Cách hiểu thứ hai, khắc hoạ vẻ đẹp của con người thôn Vĩ chịu ảnh hưởng rất nhiều của bút pháp hội hoạ cổ điển. Bởi vì trong hội hoạ hiện đại người hoạ sỹ có thể đặc tả một hình ảnh chẳng hạn như một mầm non như lên từ một thân cây khô của một ánh mắt v...v. Nhưng trong hội hoạ cổ điển thì những hình ảnh chính không bao giờ được vẽ một cách riêng biệt như thế. Bao giờ nó cũng được người nghệ sĩ vẽ trong thế giới quan với những chi tiết phụ. Chẳng hạn để diễn tả vẻ đẹp của một vầng trăng thì thế nào thì người nghệ sỹ cũng phải vẽ bên cạnh vầng trăng ấy một áng mây và thế nào ở phía góc bức tranh cũng có một dáng trúc với bóng lá loà xoà, tỉa vài nét sắc nhọn vào cái khuôn tròn đầy đặn của vầng trăng. ở đây cái gương mặt chữ điền đầy đặn phúc hậu của người thôn Vĩ được tôn lên nhờ chi tiết lá trúc che ngang. Câu thơ còn được thể hiện sự hài hoà của con người thôn Vĩ với vẻ đẹp của TN thôn Vĩ. Tóm lại ở khổ thơ thứ nhất này, cảnh sắc có thể hiểu là thôn Vĩ cũng có thể hiểu là ngoài kia, vườn Vĩ Giạ mà cũng là vườn trần gian. Qua lăng kính của mặc cảm chia lìa, của tình yêu tuyệt vọng nơi HMT, những cảnh vật đơn sơ cũng trở nên vô cùng lộng lẫy. Về lại thôn Vĩ vốn là một việc bình thường, nhưng với nhà thơ giờ đây lại trở thành một ước ao – một ước ao quá tầm với, hay chính xác đã trở thành một hạnh phúc – hạnh phúc ngoài tầm tay. (Một hướng tham khảo: kiến trúc nhà vườn Huế có thờ chữ Điền đằng trước sân- tham quan tại Huế 1977) Nỗi lòng nhà thơ được thể hiện như thế nào? +Thiên nhiên như mời gọi, biểu hiện nỗi lòng khao khát muốn trở về thôn Vĩ- nơi có một tình yêu ấp ủ trong lòng! “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” Lời của ai? cô gái? hay mình tự hỏi mình? nhân vật trữ tình tự phân thân, đem đến cho lời hỏi nhiều cảm xúc (mời mọc, trách móc nhẹ nhàng)- bộc lộ nỗi lòng thương nhớ đến bâng khuâng! +Câu hỏi tạo cảm xúc đa chiều, chứa đựng cả những uẩn khúc trong lòng (bài thơ được viết trong lúc tác giả lâm bệnh nặng). Khẳng định cảm xúc mãnh liệt: tình yêu cuộc sống và con người! Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét.Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp. àTiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện. Tiết hai @ Thiên nhiên trong khổ thơ hai được miêu tả như thế nào? Nhận xét nghệ thuật miêu tả hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ 2 và chỉ ra nét độc đáo có trong khổ thơ đó? - Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng. - Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa. à Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người. - Hình ảnh thơ không xác định: “Thuyền ai”, “sông trăng” à Cảm giác huyền ảo. àCảnh đẹp như trong cõi mộng. - Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi. àKhông gian mênh mông có đủ cả gió, mây, sông, nước, trăng, hoa cảnh đẹp nhưng buồn vô hạn. 2.Khổ thơ hai Sự chia lìa li tán: “Gió theo lối gió, mây đường mây” Gió mây vốn không thể tách rời lại chia lìa ? Phi lí của thực tế, nhưng có lí trong cảm xúc ! cảnh vật hiện ra trong sự mặc cảm, không miêu tả bằng mắt- đó là mặc cảm của sự chia lìa ! -Cảnh nhuốm nỗi buồn của con người Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Gió, mây, sông nước như chia lìa- Cảm xúc bật lên câu hỏi, như một lời nhắn gửi: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / có chở trăng về kịp tối nay?” Em có suy nghĩ gì về câu hỏi này? Hình ảnh dòng sông trăng và hình ảnh chiếc thuyền trở đầy trăng là những hình ảnh thi vị và tài hoa. Chỉ bằng hai câu thơ, tác giả đã tạo ra những hình ảnh trôi giữa hai bờ hư – thực. Thuyền trở trăng về không phải trong không gian mà cập bến thời gian, huyền ảo càng thêm huyền ảo. Rất nhiều người lâu nay bình hai câu thơ này đều dừng lại ở đó. Mọi người dường như không nhìn ra chữ “kịp”. Phải chính chữ “kịp” mới mang bi kịch của tâm hồn ấy, thân phận ấy. Đành rằng chúng ta không thể biết “tối nay” là tối nào cụ thể, nhưng qua nỗi khắc khoải và chư “kịp” này ta nhận ra tất cả sự khẩn thiết của nó. Nếu như không “về kịp”, thi sĩ sẽ hoàn toàn lâm vào tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương. Chữ “kịp” cho chúng ta thấy một nhịp sống – sống chạy đua với thời gian. Thời gian đang trôi từng khắc, thi sắp vĩnh viễn lìa xa cõi trần cho nên mong mỏi đến đau thương. Trong trường hợp này mới thấy trăng là điểm tựa duy nhất, là sự bấu víu cuối cùng của kẻ cô đơn, đang chới với tuyệt vọng Về hình tượng trăng cũng cần nói thêm. HMT là một thi sĩ viết rất nhiều và rất say về trăng. Chúng ta đã bắt gặp: uống trăng, sáng trăng, ngủ với trăng, say trăng, trăng tự tử... không phải là vì yêu ánh sáng, yêu ánh trăng là vì không chấp nhận bóng đêm, khao khát hoà nhập vào vũ trụ sáng láng. ánh trăng trong thơ ông biến hoá kỳ diệu vô cùng, Ông đã trăng hoá nhiều vật thể và vật thể hoá trăng rất phong phú khiến trăng trở khác lạ vô cùng. Trong trường hợp này ông đã sông hoá thứ ánh sáng kỳ diệu của trăng để tạo nên một hình tượng dòng sông trăng lung linh huyền ảo đẹp vô cùng. -Khung cảnh huyền ảo, thơ mộng đầy trăng! hỏi ai? hỏi lòng mình? từ mơ (khổ một) chuyển sang mộng ( khổ hai) hư ảo trong ánh trăng! (nỗi lòng nhà thơ- khi đang bệnh) . Chữ “kịp” cho chúng ta thấy một nhịp sống – sống chạy đua với thời gian @ Hs thảo luận: Khách đường xa là ai? Khách đường xa: Là em? là chính thi sĩ mong được hoá thành khách đường xa để thoả lòng mình? là người thi sĩ hướng tới? khao khát ước mong và hi vọng, hư ảo chập chờn “Sương khói mờ nhân ảnh”. Cảnh thật xứ Huế 3.Khổ thơ ba - Chủ thể: Đầy khát vọng trong tiếng gọi - Khách thể: hư ảo, nhạt nhoà, xa xôi. à Câu thơ đầy đam mê, hồi hộp, ngưỡng vọng, nhưng hụt hẫng, xót xa. - Điệp từ, điệp ngữ, - Nhạc điệu sâu lắng và buồn mênh mang. - Câu hỏi lửng lơ nửa nghẹn ngào, nửa trách móc, à Chân dung nội tâm của tác giả: Khao khát yêu thương, đồng cảm. - Đại từ phiếm chỉ : ai / tình ai ? à Câu thơ cuối dường như chính là câu trả lời cho câu thơ thứ nhất Những đêm trăng? thiên nhiên diễn tả những uẩn khúc trong lòng thi sĩ để bật tiếp câu hỏi: “ai biết tình ai có đậm đà” -Ai: thi sĩ? em? -Ai (thứ hai) em? hay khách đường xa? Hoài nghi? hi vọng đan xen! tấm lòng thiết tha hi vọng vào cuộc đời ! nhưng cũng đầy mặc cảm! Theo em? tứ thơ của bài thơ là gì? +Tứ thơ: ý chính, ý lớn làm điểm tựa cho cảm xúc thơ vận động xung quanh +Tứ thơ của bài thơ: hình ảnh thiên nhiên và con người Vĩ Dạ; Cảm xúc vận động xung quanh tứ thơ ấy là nỗi lòng thương nhớ bâng khuâng, là hi vọng, tin yêu nhưng đầy uẩn khúc và mặc cảm! Bút pháp nghệ thuật của bài thơ? (Hs khá) +Tả thực, lãng mạn, trữ tình. Cảnh thôn Vĩ (tả thực), nhưng trí tưởng tượng dầy thơ mộng (lãng mạn) Thiên nhiên và tình người thôn Vĩ (tả thực), diễn tả nỗi lòng bâng khuâng, thương nhớ, da diết đắm say (trữ tình), ước mơ (lãng mạn), hoài nghi, không hi vọng (hiện thực) +Tâm trạng tác giả thể hiện trong ba khổ thơ: ao ước đắm say=> hoài vọng phấp phỏng => mơ tưởng hoài nghi. Xác định chủ đề của bài thơ Chủ đề: Miêu tả thiên nhiên và tình người thôn Vĩ để bộc lộ lòng thương nhớ đến bâng khuâng, da diết, đắm say và nỗi buồn chia li, ước mơ nhưng tràn ngập hoài nghi không hi vọng. Hs khá nhắc lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? III.Củng cố +Tình cảm thiết tha gắn bó với cuộc sống, không biểu hiện theo lối xuôi chiều mà đầy uẩn khúc của thi sĩ. +Cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả không tuân thủ theo tính liên tục của thời gian, tính duy nhất của không gian. +Những hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ gây ấn tượng giàu sức liên tưởng. +Bài thơ là một bức tranh đẹp về xứ Huế mộng mơ, là tiếng lòng của một người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống! Hs thảo luận nhóm 1 Luyện tập “áo em trắng quá nhìn không ra” => những câu thơ, ý thơ miêu tả theo phong cách này: “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”, “nắng hàng cau”, “bến sông trăng” => tất cả đều đẹp lạ lùng trong hư ảo, trong khát vọng của nhà thơ => hình ảnh thơ không xuất phát từ việc lựa chọn ngôn ngữ, mà xuất phát từ cõi lòng sâu thẳm của nhà thơ! Củng cố: Nhận xét bút pháp miêu tả trong 3 khổ thơ có gì khác nhau ( Thời gian, không gian, khung cảnh)? Khổ 1. Khổ 2 Thế giới thực -Thời gian: bình minh Không gian: Miệt vườn àkhung cảnh tươi sáng, ấm áp, hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Thế giới mộng - Thời gian: đêm trăng - Không gian: trời, mây, sông, nước àkhung cảnh u buồn, hoang vắng, chia lìa… Thế giới ảo. Thời gian: không xác định. - Không gian: đường xa, sương khói. -àkhung cảnh hư ảo… Khổ 3 à Khát vọng yêu thương, đồng cảm! & Hướng dẫn học bài,chuẩn bị bài sau: Tràng giang – Huy Cận

File đính kèm:

  • doc11NC 8586 Day thon Vi Da Hay.doc