Giáo án Văn học lưu biệt khi xuất dương

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Hiểu được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu TK XX và giọng thơ tâm huyết sôi trào của Phan Bội Châu.

* Nắm được những nét đặc trưng về nghệ thuật của tác phẩm

* Rèn kĩ năng phân tích thơ của PBC.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

* SGK, SGV, Tư liệu văn học .

* Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học.

C. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

* Đọc hiểu văn bản

* Phát vấn, đàm thoại.

* Phân tích, tổng hợp

 

doc102 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Văn học lưu biệt khi xuất dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28 / 12 / 2007 Tiết PPCT : 73 Văn học lưu biệt khi xuất dương phan bội châu A. Mục tiêu bài học * Hiểu được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu TK XX và giọng thơ tâm huyết sôi trào của Phan Bội Châu. * Nắm được những nét đặc trưng về nghệ thuật của tác phẩm * Rèn kĩ năng phân tích thơ của PBC. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt * Đọc văn bản, đàm thoại, phát vấn : GV: Giới thiệu về tác giả ? HS : Căn cứ phần tiểu dẫn, nêu tên, năm sinh, quê quán, những năm quan trọng của bản thân GV: Giới thiệu quá trình sáng tác của tác giả ? HS : Nêu tên tác phẩm, nội dung và nghệ thuật ... Đọc- chú thích Đọc-hiểu Nội dung, nghệ thuật GV : Câu đề được miểu tả thế nào ? HS : Nêu và giải thích các từ... I. Vài nét về khái quát về tác giả tác phẩm -Phan Bội Châu (1867-1940) còn có tên là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, quê ở làng Đan Nhiễm, Nam Đàn, Nghệ An. Đỗ Giải nguyên năm 1900. Sau đó ông bắt đầu lập ra Duy Tân hội (1904) lãnh đạo phong trào Đông Du xuất dương sang Nhật Bản. Năm 1925 ông bị Pháp bắt tại Thượng Hải, bị giam lỏng ở Huế cho đến khi ông qua đời vào năm 1940. -Sáng tác chính gồm : “Việt Nam vong quốc sử” (1905), “Hải ngoại huyết thư” (1906), “Trùng Quang tâm sử”, “Phan Bội Châu niên biểu”(1929)... Sáng tác của ông đa dạng phong phú sôi nổi nhiệt huyết với cách mạng, tràn đầy tinh thần lạc quan với tương lai. II.Đọc hiểu văn bản 1. Câu đề -Nam tử : bậc nam nhi quân tử- người có chí lớn... -Kì : điều kì lạ, ý nói tư tưởng mới (khác với ) tư tưởng phong kiến cũ) GV : Câu thực được miểu tả thế nào ? HS : Nêu và giải thích các từ... GV : Câu luận được miểu tả thế nào ? HS : Nêu và giải thích các từ... GV : Câu kết được miểu tả thế nào ? HS : Nêu và giải thích các từ... GV : Nêu giá trị nghệ thuật chung của tác phẩm ? HS : Cảm hứng, xu hướng sáng tác, ngôn ngữ, nhân vật, kết cấu... GV : Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ? HS : Lòng yêu nước thầm kín... =>Như vậy hai câu đề của bài thơ nêu lên vấn đề thanh niên thời đại cần phải học hỏi tư tưởng mới để rèn ý chí. 2. Câu Thực -Cần có tớ : nhấn mạnh vai trò của thanh niên... -Muôn thuở...ý nhấn mạnh thời cơ đang đến đối với lí tưởng của thanh niên. 3. Câu Luận -Non sông chết...ám chỉ đất nước đã mất. -Hiền thánh còn đâu...ý nói nền học vấn cũ nay không còn phù hợp với lí tưởng của thanh niên thời đại mới... =>Hai câu luận của bài thơ liên hệ đến vấn đề lí tưởng của thanh niên thời đại cần phải từ bỏ lí tưởng phong kiến để tìm con đường mới. 4. Câu kết Bộc lộ tâm trạng hướng về “Đông” để thỏa nguyện vọng lớn lao III. Tổng kết Mặc dầu còn có hình thức của thơ ca cổ điển nhưng bài thơ đã có nhiều cách tân về cấu tứ, cách gieo vần và đặc biệt hơn là ở nội dung chủ đề mang tính thời sự. Vì vậy thơ của PBC có nhiều đổi mới cách tân. 4. Luyện tập củng cố * Nêu những nét chính về cuộc đời PBC ? * Nêu những mặt cách tân trong thơ PBC ? * Nêu những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ ? 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Nh bài học * Soạn bài : Nghĩa của câu. Yêu cầu : Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận Tìm hiểu cách bác bỏ qua các ví dụ cụ thể... E. Rút kinh nghiệm *************************************************************************************** Ngày soạn : 11 / 2 / 2008 Tiết PPCT : 74 Tiếng Việt nghĩa của câu (Tiết 1) A. Mục tiêu bài học * Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng. * Có kĩ năng phân tích và lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu được thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. * Rèn kĩ năng vận dụng nghĩa của câu trong giao tiếp và sáng tác cũng như cảm thụ văn chương. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt *Hướng dẫn tìm hiểu phần I HS : Phân tích ví dụ... GV: Nêu đặc điểm về nghĩa trong câu ? HS : Nêu 2 thành phần nghĩa... GV: Nêu đặc điểm nghĩa sự việc trong câu ? HS : Nêu 5 biểu hiện thành phần nghĩa... GV: Nêu đặc điểm chung ? HS : Nêu 2 biểu hiện thành phần nghĩa... *Hướng dẫn luyện tập GV: Tìm nghĩa sự việc trong từng câu thơ ? HS : Nêu biểu hiện thành phần nghĩa... I. Hai thành phần nghĩa của câu 1. Ví dụ a1. Hình như có một thời hắn đã từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. (Nam Cao) a2. Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. 2. Nhận xét : -Trong câu có đề cập đến sự việc. -Mỗi câu có một thái độ riêng đối với sự việc... =>Kết luận : Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa, đó là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái được tồn tại ngay cả khi câu không có dấu hiệu hình thức như dấu câu...Ví dụ : “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà ! III. Luyện tập Phân tích nghĩa sự việc trong các câu thơ sau : -“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”- tiết trời lạnh ở vùng quê nông thôn... -“Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”- thuyền rất bé... -“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”- sóng gợn rất nhỏ, hơi (sương) xuất hiện mờ trên mặt ao... -“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”-tiếng lá rơi, trạng thái rơi rất đặc biệt... -“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngặt”-bầu trời có màu xanh đặc biệt... -“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”-ngõ có sự uốn lượn ngoằn nghoèo, vắng khách lại qua... 4. Củng cố- Luyện tập * Nêu những nghĩa chính của câu ? * Nghĩa tình thái có đặc điểm gì ? 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : Làm bài số 5 Yêu cầu : Tìm hiểu các tác phẩm đã học Tìm hiểu cách lập luận so sánh E. Rút kinh nghiệm **************************************************************************************** Ngày soạn : 5 / 2 / 2008 Tiết PPCT : 75 viết bài làm văn số 5 : nghị luận văn học A. Mục tiêu bài học * Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học * Rèn kĩ năng làm văn B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt *GV Đọc và chép đề, nhắc nhở HS *GV giám sát quá trình làm bài của HS *GV Xây dựng Đáp án và Biểu điểm I. Đề bài 1. Câu 1 (2đ) : Sắp xếp lại thời gian sáng tác cho các tác phẩm sau : a. “Việt Nam vong quốc sử”............1905 b. “Ngục trung thư”........................ 1914 c. “Hải ngoại huyết thư”..................1906 d. “Phan Bội Châu niên biểu”.........1929 2. Câu 2 (8đ) : Phân tích bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu. II. Giám sát làm bài * Yêu cầu học sinh làm bài đúng như qui chế thi, kiểm tra * Xử lí các biểu hiện bất thường, nếu có * Thu bài, kiểm đếm số lượng bài viết * Có thể gợi ý một số vấn đề của đề bài trong khuôn khổ cho phép III. Đáp án- Biểu điểm 1. Đáp án Câu 1 a. “Việt Nam vong quốc sử”............1906 b. “Ngục trung thư”.........................1905 c. “Hải ngoại huyết thư”..................1914 d. “Phan Bội Châu niên biểu”.........1929 Câu2 -Nam tử : bậc nam nhi quân tử- người có chí lớn... -Kì : điều kì lạ, ý nói tư tưởng mới (khác với ) tư tưởng phong kiến cũ) =>Như vậy hai câu đề của bài thơ nêu lên vấn đề thanh niên thời đại cần phải học hỏi tư tưởng mới để rèn ý chí. -Cần có tớ : nhấn mạnh vai trò của thanh niên... -Muôn thuở...ý nhấn mạnh thời cơ đang đến đối với lí tưởng của thanh niên. -Non sông chết...ám chỉ đất nước đã mất. -Hiền thánh còn đâu...ý nói nền học vấn cũ nay không còn phù hợp với lí tưởng của thanh niên thời đại mới... =>Hai câu luận của bài thơ liên hệ đến vấn đề lí tưởng của thanh niên thời đại cần phải từ bỏ lí tưởng phong kiến để tìm con đường mới. Bộc lộ tâm trạng hướng về “Đông” để thỏa nguyện vọng lớn lao. 2. Biểu điểm 1. Điểm 7,8 Câu 1 mỗi ý đúng cho 0.5 đ Câu 2 chia thành 4 thang bậc, tổng 8 đ Nắm chắc nội dung yêu cầu của đề. Đáp ứng đầy đủ các ý trong đáp án. Văn viết sáng tạo, có cảm xúc, dẫn chứng phong phú 2. Điểm 5,6 Nêu đầy đủ ý trong đáp án, lời văn mạch lạc, rõ ràng. Tuy nhiên còn mắc một vài lỗi nhỏ về câu, chữ 3. Điểm 3,4 Nêu được các ý chính mà lời văn còn khô khan, diễn đạt vụng, chưa thoát ý, hoặc nêu được một số ý cơ bản với lời văn tương đối rõ 5. Điểm 0,1,2 Lạc ý hoàn toàn, hoặc chỉ nêu sơ sài một vài câu rời rạc, chưa nêu được ý nào trong đáp án 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Lập dàn ý chi tiết cho đề bài số 5 Tìm hiểu các dạng đề trắc nghiệm * Soạn bài : “ Hầu trời.” Yêu cầu : Tìm hiểu về tác giả-tác phẩm Tìm hiểu các biện pháp miêu tả, các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ... Tìm hiểu tâm trạng Tản Đà qua bài thơ E. Rút kinh nghiệm **************************************************************************************** Ngày soạn : 28 / 12 / 2007 Tiết PPCT : 76 Văn học hầu trời tản đà (Tiết 1) A. Mục tiêu bài học * Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của TK XX. * Nắm được những nét đặc trưng về nghệ thuật của tác phẩm * Rèn kĩ năng phân tích thơ của lãng mạn của Tản Đà. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt * Đọc văn bản, đàm thoại, phát vấn : GV: Giới thiệu về tác giả ? HS : Căn cứ phần tiểu dẫn, nêu tên, năm sinh, quê quán, những năm quan trọng của bản thân GV: Giới thiệu quá trình sáng tác của tác giả ? HS : Nêu tên tác phẩm, nội dung và nghệ thuật ... GV : Giới thiệu về tác phẩm ? HS : Nêu hoàn cảnh sáng tác Đọc- chú thích Đọc-hiểu Nội dung, nghệ thuật GV : Nêu bố cục bài thơ ? HS : Nêu bố cục 3 phần... GV : Khổ đầu được miểu tả thế nào ? HS : Nêu biện pháp tu từ... I. Vài nét về khái quát về tác giả tác phẩm -Tản Đà 1889-1939 tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Hà Tây. Ông học cả Hán học và Tây học, là người mang dấu ấn của hai thế kỉ, là “gạch nối của hai thời đại”... -Sáng tác chính gồm : “Khối tình con” (I,II) (1916-1918), “Giấc mộng con” (I,II-1916, 1932), “Giấc mộgn lớn” (1928)... Sáng tác của ông đa dạng phong phú thể hhiện cái tôi lãng mạn, phóng khoáng, ngông nghênh... -“Hầu trời” in trong tập “Còn chơi”, xuất bản năm 1921... -Đọc chú thích II.Đọc hiểu văn bản 1. Bố cục -Từ đầu... “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy” : Giới thiệu hoàn cảnh. -...núi Nam Việt : Giới thiệu về bản thân. -Phần còn lại : Nói chuyện văn thơ. 2. Phân tích a. Đoạn 1 -Câu hỏi : “Có hay không...” tạo ra một thế giới hư hư thực thực của thần tiên... -Khung cảnh : Tác giả ngâm thơ, gặp “Trời” =>Như vậy, ngay phần đầu của bài thơ, tác giả đưa người đọc vào thế giới thần tiên, mang màu sắc lãng mạn. Tạo ra một khộng khí văn chương độc đáo và hấp dẫn... 4. Củng cố- Luyện tập * Nêu những nét chính về cuộc đời TĐ ? * Nêu những mặt cách tân trong thơ TĐ ? * Nêu những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ ? 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : Nghĩa của câu. Yêu cầu : Tìm hiểu hai thành phần Tìm hiểu nghĩa sự việc E. Rút kinh nghiệm **************************************************************************************** Ngày soạn : 28 / 12 / 2007 Tiết PPCT : 77 Văn học hầu trời tản đà (Tiết 2-tiếp theo...) A. Mục tiêu bài học * Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà và những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật theo hướng hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của TK XX. * Nắm được những nét đặc trưng về nghệ thuật của tác phẩm * Rèn kĩ năng phân tích thơ của lãng mạn của Tản Đà. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra GV: Nêu nội dung phần mở đầu bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà ? Yêu cầu trả lời : Ngay phần đầu của bài thơ, tác giả đưa người đọc vào thế giới thần tiên, mang màu sắc lãng mạn. Tạo ra một khộng khí văn chương độc đáo và hấp dẫn... 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 2 GV : Bản thân tác giả được giới thiệu thế nào ? HS : Nêu bản thân và tài năng tác giả... b. Đoạn 2 -Giới thiệu : +Bản thân : Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở núi Tản, sông Đà (Nam Việt)...bị đày xuống hạ giới vì tội “Ngông” +Tài năng : GV : Nhận định chung về giá trị của văn chương ? GV : Hoàn cảnh thực tế được miêu tả thế nào ? HS : Nêu hiện thực khó khăn với việc sáng tác... GV : Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ? HS : Tính chất lãng mạn... GV : Nêu giá trị chung của tác phẩm ? HS : Nêu ý nghĩa và giá trị về nội dung và nghệ thuật, đánh giá tổng quát... Văn : “ Khối tình”- văn lí thuyết. “ Khối tình con”- văn chơi. “ Thần tiền”, “Giấc mộng” : tiểu thuyết. “ Đài gương”, “Lên sáu”- vị đời... “ Đàn bà”- văn dịch... =>Đánh giá : “Văn thật tuyệt”, “bán chợ trời”, “Lời văn chuốt đẹp như sao băng ”, “Hùng mạnh như mây chuyển”, “Êm như gió thoảng, tinh như sương”, “Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết”...Như vậy, đoạn thơ vừa là lời tự giới thiệu về tài năng của bản thân Tản Đà, vừa là nội dung ý nghĩa khách quan của văn chương có giá trị cao cả, thanh tao...khác với phàm trần, là món ăn tinh thần cao khiết hiếm thấy. Đặc biệt, văn chương có sứ mệnh cao cả là “ thiên lương” của đời, là đạo của “Trời”... c. Thực tế -“Văn chương hạ giới rẻ như bèo” -“Kiếm ít, tiêu nhiều” -“Làm mãi chẳng đủ tiêu” ... -“Một cây tre chống bốn năm chiều”... =>Như vậy, đoạn cuối của bài thơ đối lập cái ý nghĩa cao cả của văn chương với hiện thực cuộc sống. Cuộc sống của người viết văn, của giới văn nghệ sĩ thật nghèo khó và túng quẫn. Tuy nhiên, lòng đã thông thì còn ngại gì “sương tuyết”. Thực hiện đạo văn, người văn nghệ sĩ xác định cho mình sống và làm việc cho đời. Một lối sống quả thật là cao đẹp đáng kính và hiếm thấy... 3. Giá trị Nghệ thuật Bài thơ có cách xây dựng tình tiết, hình tượng mang màu sắc lãng mạn. Đây là một xu hướng mới trong phương pháp sáng tác văn học vào đầu thế kỉ XX. Hình ảnh tương phản, đối lập ở trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh thực tế của cuộc sống với cái thanh cao của văn chương. Qua đó ý nghĩa chủ đề của bài thơ càng thêm sâu sắc. III. Tổng kết Mặc dầu còn có hình thức của thơ ca cổ điển nhưng bài thơ đã có nhiều cách tân về cấu tứ, cách gieo vần và đặc biệt hơn là ở nội dung chủ đề mang tính thời sự. Đồng thời với cách viết lãng mạn, nhà thơ đã thể hiện được cái “tôi” tuy hơi “ngông” nhưng đáng trọng và đáng kính không chỉ đối với nhà thơ mà còn với cả văn chương. Từ đó người đọc thấy được những bài học có ích hơn cho bản thân. 4. Củng cố- Luyện tập * Nêu những nét chính về cuộc đời Tản Đà ? * Nêu những sáng tác chính ? * Nêu những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ ? 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : Nghĩa của câu. Yêu cầu : Tìm hiểu phần hai Tìm hiểu nghệ thuật, ý nghĩa tư tưởng E. Rút kinh nghiệm *************************************************************************************** Ngày soạn : 1 / 2 / 2008 Tiết PPCT : 78 Tiếng Việt nghĩa của câu (Tiêt 2-tiếp theo...) A. Mục tiêu bài học * Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng. * Có kĩ năng phân tích và lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu được thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. * Rèn kĩ năng vận dụng nghĩa của câu trong giao tiếp và sáng tác cũng như cảm thụ văn chương. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra GV: Nêu các thành phần nghĩa của câu. Lấy ví dụ và phân tích ví dụ ? Yêu cầu trả lời : Yêu cầu : Nêu được hai thành phần nghĩa của câu, phân tích được ví dụ... 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt Hướng dẫn tìm hiểu phần I GV : Câu a có ý nghĩa gì ? GV : Câu b có ý nghĩa gì ? GV : Câu c có ý nghĩa gì ? GV : Câu d có ý nghĩa gì ? GV : Câu e có ý nghĩa gì ? GV : Người nói có thái độ gì với người nghe ? GV : Nêu nhận xét chung ? Hướng dẫn thực hành, luyện tập Học sinh chia nhóm làm bài tập I. Nghĩa tình thái 1. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu a. “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”. (Hồ Chí Minh) =>Câu có ý khẳng định sự việc. b. “Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ : Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao”. (Kim Lân) =>Câu có ý phỏng đoán. c. “Vả lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lá là cùng” =>Câu có ý đánh giá (số lượng, khối lượng, mức độ...) d. “Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết” (Nam Cao) =>Câu có ý đánh giá. e. “Tao không thể là người lương thiện được nữa” (Nam Cao) =>Khẳng định tất yếu. 2. Tình cảm thái độ của người nói với người nghe -Tình cảm thân mật, gần gũi “Em thắp đèn lên chị Liên nhé” (Thạch Lam) -Thái độ bực tức, hách dịch “Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi” (Nguyễn Công Hoan) -Thái độ kính cẩn “Bẩm chỉ mới có hai ông...” (Vũ Trọng Phụng) Nhận xét chung : Nghĩa tình thái thể hiện thái độ , sự đánh giá của người nói đối với người nghe. Nó có thể bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu Phần luyện tập =>Kết luận : Mỗi câu thường có hai thànhphần nghĩa, đó là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái được tồn tại ngay cả khi câu không có dấu hiệu hình thức như dấu câu...Ví dụ : “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có 4. Củng cố- Luyện tập * Nêu những nghĩa cơ bản trong câu ? * Nêu những biểu hiện của nghĩa tình thái trong câu ? 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : Nghĩa của câu. Yêu cầu : Tìm hiểu hai thành phần Tìm hiểu nghĩa sự việc E. Rút kinh nghiệm **************************************************************************************** Ngày soạn : 28 / 12 / 2007 Tiết PPCT : 79 Văn học vội vàng xuân diệu (Tiêt 1) A. Mục tiêu bài học * Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. * Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ. * Rèn kĩ năng phân tích thơ của XD. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra Kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt * Đọc văn bản, đàm thoại, phát vấn : GV: Giới thiệu về tác giả ? HS : Căn cứ phần tiểu dẫn, nêu tên, năm sinh, quê quán, những năm quan trọng của bản thân GV: Giới thiệu quá trình sáng tác của tác giả ? HS : Nêu tên tác phẩm, nội dung và nghệ thuật ... GV: Giới thiệu về bài thơ ? HS : Nêu xuất xứ ... Đọc-chú thích Đọc-hiểu Nội dung, nghệ thuật GV: Nêu bố cục bài thơ ? HS : Nêu bố cục 2 phần ... GV: Tác giả có ý muốn gì ? HS : Nêu các hình ảnh nắng, gió- các động từ ... GV: Đoạn 1 thể hiện nội dung gì ? HS : Khát vọng của nhà thơ ... I. Vài nét về khái quát về tác giả tác phẩm 1. Tác giả -Xuân Diệu (1916-1985) còn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê gốc ở Hà Tĩnh, ông lớn lên tại Qui Nhơn. Quê mẹ tại xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sau khi tốt nghiệp tú tài ông dạy học và làm viên chức ở Mĩ Tho rồi ra Hà Nội. Tham gia Mặt trận Việt Minh từ năm 1945, là ủy viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1983 ông được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức -Sáng tác chính gồm : “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” (1938), “Riêng chung” (60), “Mũi Cà Mau-Cầm tay”(1962), “Phấn thông vàng” (1938)... Sáng tác của ông đem đến cho thơ ca một sức sống mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, một quan niệm nhân sinh chưa từng có. Hoài Thanh từng nhận xét ông “là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. 2. Tác phẩm “Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ” (1938). 3. Đọc chú thích II.Đọc hiểu văn bản 1.Bố cục -Từ đầu...hoài xuân: Hình ảnh thiên đường ở mặt đất. -Còn lại : Thái độ sống vội vàng...2. Phân tích a. Đoạn 1 -Muốn (tắt nắng, buộc gió) : mục đích để giữ màu và hương, tức là muốn giữ mãi hương sắc của cuộc đời... -Của ong bướm...tuần tháng mật : tháng hạnh phúc nhất (theo quan niệm phương Tây) -Hoa đồng nội...xanh rì : sức sống tự nhiên tươi trẻ... -Lá cành tơ...tươi trẻ. -Yến anh...khúc tình si : khúc hát say mê. -Chớp hàng mi : vẻ đẹp tâm hồn của con người. -Thần Vui : niềm vui được thần tượng hóa... =>Hai khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện khát vọng to lớn, mãnh liệt của tác giả muốn được dừng thời gian lại để tận hưởng mọi hương sắc của cảnh thiên đường trên mặt đất. 4. Củng cố- Luyện tập * Nêu những nét chính về cuộc đời Xuân Diệu ? * Nêu những mặt cách tân trong thơ XD? * Nêu những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ ? 5. Hướng dẫn học bài – soạn bài ở nhà * Học bài : Như bài học * Soạn bài : Phần tiếp theo. Yêu cầu : Tìm hiểu thái độ sống của tác giả Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của bài thơ Tìm hiểu quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu E. Rút kinh nghiệm **************************************************************************************** Ngày soạn : 28 / 12 / 2007 Tiết PPCT : 80 Văn học vội vàng xuân diệu (Tiêt 2-tiếp theo...) A. Mục tiêu bài học * Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu * Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ. * Rèn kĩ năng phân tích thơ của XD. B. Phương tiện thực hiện * SGK, SGV, Tư liệu văn học ... * Giáo án, Bài soạn, Đồ dùng Dạy- học... C. Phương pháp tiến hành * Đọc hiểu văn bản * Phát vấn, đàm thoại... * Phân tích, tổng hợp D. Tiến trình thực hiện 1. ổn định lớp - Chỗ ngồi, sĩ số: - Tâm thế học bài 2. Kiểm tra GV: Nêu tên các tác phẩm của Xuân Diệu và đọc thuộc đoạn 1 bài thơ “Vội vàng” ? Yêu cầu trả lời : Yêu cầu nêu tên 5 tác phẩm, đọc lưu loát đoạn 1 bài thơ... 3. Bài mới Hoạt động của g.v và Học sinh Kiến thức cơ bản cần đạt GV : Đoạn 2 có hình ảnh gì ? HS : Nêu các hình ảnh “Xuân”, “Tôi”, “Đời”... GV : Tâm trạng tác giả được diễn tả thế nào ? HS : Nêu tâm trạng vội vàng cuống quít trước cuộc sống của nhà thơ... GV : Nhận định chung về ý nghĩa tư tưởng của đoạn thơ ? GV : Nêu giá trị nghệ thuật chung của tác phẩm ? HS : Cảm hứng, ngôn ngữ, tâm trạng nhân vật trữ tình, kết cấu... GV : Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ? HS : Lòng yêu đời, niềm khao khát sống, quan điểm nhân sinh... b. Đoạn 2 -Xuân...qua : thời gian đang trôi đi...tuổi trẻ đang tàn phai (mất)

File đính kèm:

  • docGA Van 11KII.doc