Giáo án Vật lí 11 - Ban cơ bản - Tiết 44 - Từ thông. Cảm ứng điện từ

Tiết 44 theo ppct Ngày soạn 7-2-2009

TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

 -Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lý của từ thông.

 -Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ.

 -Phát biểu được định luật Len-xơ theo những cách khác nhau và biết vận dụng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.

 -Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Fu-cô.

2.Kỉ năng:

 -Nắm vững kiến thức để vận dụng vào giải các bài tập cơ bản

3.Thái độ:

 -Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn.

4.Trọng tâm:

 -Hiện tượng cảm ứng điện từ.Từ thông.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: + Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức từ trong nhiều ví dụ khác nhau.

 + Chuẩn bị các thí nghiệm về cảm ứng từ.

Học sinh: + Ôn lại về đường sức từ.

 + So sánh đường sức điện và đường sức từ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 11 - Ban cơ bản - Tiết 44 - Từ thông. Cảm ứng điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Tiết 44 theo ppct Ngày soạn 7-2-2009 TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lý của từ thông. -Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ. -Phát biểu được định luật Len-xơ theo những cách khác nhau và biết vận dụng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau. -Phát biểu được định nghĩa và nêu được một số tính chất của dòng điện Fu-cô. 2.Kỉ năng: -Nắm vững kiến thức để vận dụng vào giải các bài tập cơ bản 3.Thái độ: -Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ mơn. 4.Trọng tâm: -Hiện tượng cảm ứng điện từ.Từ thơng. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: + Chuẩn bị các hình vẽ về các đường sức từ trong nhiều ví dụ khác nhau. + Chuẩn bị các thí nghiệm về cảm ứng từ. Học sinh: + Ôn lại về đường sức từ. + So sánh đường sức điện và đường sức từ. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (5 phút) : Giới thiệu chương. Hoạt động 2 ( phút) : Tìm hiểu từ thông. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Vẽ hình 23.1. Giới thiệu khái niệm từ thông. Giới thiệu đơn vị từ thông. Vẽ hình. Ghi nhận khái niệm. Cho biết khi nào thì từ thông có giá trị dương, âm hoặc bằng 0. Ghi nhạân khái niệm. I. Từ thông 1. Định nghĩa Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều: F = BScosa Với a là góc giữa pháp tuyến và . 2. Đơn vị từ thông Trong hệ SI đơn vị từ thông là vêbe (Wb). 1Wb = 1T.1m2. Hoạt động 3 ( phút) : Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Vẽ hình 22.3. Giới thiệu các thí nghiệm. Cho học sinh nhận xét qua từng thí nghiệm. Yêu cầu học sinh thực hiện C2. Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét chung. Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. Vẽ hình. Quan sát thí nghiệm. Giải thích sự biến thiên của từ thông trong thí nghiệm 1. Giải thích sự biến thiên của từ thông trong thí nghiệm 2. Giải thích sự biến thiên của từ thông trong thí nghiệm 3. Thực hiện C2. Nhận xét chung cho tất cả các thí nghiệm. Rút ra kết luận. II. Hiện tượng cảm ứng điện từ 1. Thí nghiệm a) Thí nghiệm 1 Cho nam châm dịch chuyển lại gần vòng dây kín (C) ta thấy trong mạch kín (C) xuất hiện dòng điện. b) Thí nghiệm 2 Cho nam châm dịch chuyển ra xa mạch kín (C) ta thấy trong mạch kín (C) xuất hiện dòng điện ngược chiều với thí nghiệm 1. c) Thí nghiệm 3 Giữ cho nam châm đứng yên và dịch chuyển mạch kín (C) ta cũng thu được kết quả tương tự. d) Thí nghiệm 4 Thay nam châm vĩnh cửu bằng nam châm điện. Khi thay đổi cường độ dòng điện trong nam châm điện thì trong mạch kín (C) cũng xuất hiện dòng điện. 2. Kết luận a) Tất cả các thí nghiệm trên đều có một đạc điểm chung là từ thông qua mạch kín (C) biến thiên. Dựa vào công thức định nghĩa từ thông, ta nhận thấy, khi một trong các đại lượng B, S hoặc a thay đổi thì từ thông F biến thiên. b) Kết quả của thí nghiệm chứng tỏ rằng: + Mỗi khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín (C) xuất hiện một dòng điện gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. + Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY V. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Từ thơng được tính theo biểu thức: a. F = BScosa b. F = BSsina c. d. Câu 2: Chọn phát biểu đúng. Dịng điện cảm ứng: a.xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian cĩ sự biến thiên của các đường cảm ứng từ qua tiết diện S của cuộn dây. b.xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi cĩ các đường cảm ứng từ giử qua tiết diện S của cuộn dây. c.càng lớn khi tiết của cuộn dây càng nhỏ. d.tăng khi số đường cảm ứng từ giử qua tiết diện S của cuộn dây tăng và giảm khi các đường cảm ứng từ giử qua tiết diện S của cuộn dây giảm.

File đính kèm:

  • docTiết 44 cảm ứng từ-từ thông.doc
Giáo án liên quan