PHẦN HAI : QUANG HÌNH HỌC
CHƯƠNG 6 : KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Tiết 49: ĐỊNH LUẬT KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
TÍNH CHẤT THUẬN NGHỊCH CỦA CHIỀU TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được công thức của định luật này.
- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì và viết được hệ thức giữa hai loại chiết suất đó.
- Nêu được tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra được sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.
2.Kĩ năng thái độ:
- Vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng vào việc giải các bài tập.
II .CHUẨN BỊ
GV : - Tranh vẽ to hình 26.3.
- Các thiết bị của hộp quang học với vòng tròn chia độ, khối nhựa bán trụ, chùm laze.
HV : ôn tập theo nội dung liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng đã học ở lớp 9 .
45 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí 11 - Phần hai: Quang hình học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/10/2008 Ngày giảng : 14/10/2008
Phần hai : Quang hình học
Chương 6 : Khúc xạ ánh sáng
Tiết 49: Định luật khúc xạ ánh sáng
Tính chất thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được công thức của định luật này.
- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì và viết được hệ thức giữa hai loại chiết suất đó.
- Nêu được tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra được sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.
2.Kĩ năng thái độ:
- Vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng vào việc giải các bài tập.
II .Chuẩn bị
GV : - Tranh vẽ to hình 26.3.
- Các thiết bị của hộp quang học với vòng tròn chia độ, khối nhựa bán trụ, chùm laze.
HV : ôn tập theo nội dung liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng đã học ở lớp 9 .
III Tiến trình Dạy- Học:
Nội dung 1. Sự khúc xạ ánh sáng
1 Hoạt động 1: (20') Tìm hiểu về sự khúc xạ ánh sáng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV yêu cầu HV đọc mục I- SGK và trả lời các câu hỏi:
HV đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
1) Phát biểu định nghĩa về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
1) Phát biểu theo SGK.
2) Theo hình 26.2 SGK, ví dụ môi trường 1 là không khí và môi trường 2 là nước. Khi ánh sáng đi từ không khí sang nước thì có hiện tượng gì xẩy ra? Hãy kể tên các yếu tố có trong hình vẽ.
2) Xẩy ra hiện tượng khúc xạ. Kể tên các yếu tố theo SGK.
- GV làm thí nghiệm theo hình 26.3 SGK (nói để HV rõ khối nhựa trong suốt là khối bán trụ). Dùng đèn chiếu laze phát một tia tới đến mặt phẳng của khối bán trụ, GV yêu cầu HV quan sát hiện tượng xẩy ra và trả lời các câu hỏi:
- HV theo dõi thí nghiệm, quan sát và trả lời các câu hỏi:
1) ở mặt phân cách giữa không khí và nhựa đồng thời có hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng.
1) Có hiện tượng gì xẩy ra ở mặt phân cách giữa không khí và nhựa trong suốt?
2) Góc phản xạ bằng góc tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
2) Nhận xét về góc tới, góc phản xạ và góc khúc xạ.
3) Bằng 0o (vì pháp tuyến của mặt phân cách trùng vớ tia sáng).
3) Tia sáng đi từ nhựa trong suốt tới mặt bán trụ phân cách giữa nhựa và không khí với góc tới bằng bao nhiêu độ? Có hiện tượng gì xẩy ra ở mặt phân cách này?
ở mặt phân cách này tia sáng đi từ nhựa ra ngoài không khí mà không bị lệch phương nghĩa là không có hiện tượng khúc xạ.
- GV làm tiếp thí nghiệm, cho góc tới tăng, cho HV nhận xét về sự thay đổi của góc khúc xạ.
- HV nhận xét: khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
- GV thông báo kết quả của một thí nghiệm đã làm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng đã ghi ở bảng 26.1 SGK.
- HV theo dõi bảng 26.1 SGK để hiểu được nội dung thông báo của GV.
- GV thông báo về định luật khúc xạ và cho HV nhắc lại nội dung cùng công thức của định luật này.
- HV nghe thông báo và phát biểu định luật khúc xạ.
Nội dung 2. chiết suất của môi trường
2 Hoạt động 2: (15') Tìm hiểu về chiết suất của môi trường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV thông báo về chiết suất tỉ đối.
+ Nêu vấn đề: cần tìm ý nghĩa hằng số ở công thức của định luật khúc xạ nói trên.
+ Thông báo: hằng số trên được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường 2 đối với môi trường 1, dạng cụ thể của công thức định luật khúc xạ là: = n21
- HV nghe thông báo và làm câu C1, C2, C3.
GV trình bày rõ hai trường hợp n21 > 1 và n21 < 1 , phân tích rõ các khái niệm chiết quang hơn và chiết quang kém.
- GV thông báo về chiết suất tuyệt đối
+ Nêu định nghĩa về chiết suất tuyệt đối.
+ Lập hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
+ Suy ra công thức định luật khúc xạ viết theo dạng đối xứng:
n1sini = n2sinr
cùng thuận lợi của việc sử dụng công thức này.
- GV yêu cầu HV làm các câu C1, C2, C3.
C1. n1i = n2r hoặc = n21.
C2. i = 0o ị r = 0o : tia sáng truyền thẳng. Đây là trường hợp giới hạn của sự khúc xạ.
C3. Khi có sự khúc xạ xảy ra liên tiếp ở các mặt phẳng phân cách song song, ta có:
n1sini1 = n2sini2 = = nnsinin Đây là công thức của một định luật bảo toàn.
Nội dung 3. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
3 Hoạt động 3: (5') Tìm hiểu về tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV đọc mục III-SGK và phát biểu tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng.
- HV đọc SGK và phát biểu theo yêu cầu của GV.
4Hoạt động 4: (3') HV làm bài tập củng cố.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV đọc bài tập ví dụ ở cuối bài 26 SGK và làm các bài tập 6, SGK
-GV cho một số HV trả lời các bài tập.
- HV đọc và làm bài tập theo yêu cầu của GV.
5Hoạt động 5 (2phút) Tổng kết bài học, hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV nhắc lại những kiến thức đã học trong bài mà HV phải nắm vững .
GV yêu cầu HV học theo các câu hỏi từ 1-5 và làm các BT : 7, 8, 9 ,10
Ghi bài tập về nhà.
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
6. B; 7. A; 8. D; 9. Hình 26.1, i = 45o ị sinr = sin45o
r ằ 32o xtan32o = 4 => x = ằ 6,4 cm.
10. Góc khúc xạ lớn nhất khi tia khúc xạ qua đỉnh của mặt đáy: sinrm = =
Suy ra: sinim = nsinrm = => im = 60o.
H 26.1
H 26.2
Ngày soạn : 11/10 /2008 Ngày giảng: 16 /10/2008
Tiết 50 Bài tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Củng cố , khắc sâu kiến thức về định luật khúc xạ ánh sáng ,chiết suất tỷ đối , chiết suất tuyệt đối , tính thuận nghịch của chiều truyền á.s.
2.Kĩ năng thái độ:
Vận dụng vào giải 1 số bài tập ở SGK, BT, giải thích các hiện tượng vật lý liên quan. Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II .Chuẩn bị
1. Giáo viên : Giáo án , chuẩn bị phiếu.
* Phiếu học tập 1 (PC1): Điền tên gọi các tia sáng trên hình sau:
TL1:
+Tia tới : S I
+ Tia phản xạ: IS
+ Tia khúc xạ : IK
*Phiếu học tập 2 (PC2):
Có 3 môi trường trong suốt , vẫn góc tới i ,khi tia sáng truyền từ môi trường vào môi trường thì góc khúc xạ là ? TL2: Không tính được
*Phiếu học tập 3 (PC3): Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng , ngang . Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm , chếch ở trên có 1 ngọn đèn , bóng của thước trên mặt nước dài 4cm và ở đáy là 8cm . Tính chiều sâu của nước trong bình , biết chiết suất của nước là 4/3.
TL3: Theo bài ra ta có hình vẽ sau :
Ta có : tan i =
Sin i = n sin r
=> sin r =
Mặt khác tanr =
=>ID =
2.Học sinh: Học bài , làm bài tập , máy tính, quan sát 1 số hiện tượng thực tế .
III Tiến trình Dạy- Học:
1 Hoạt động 1: (15') Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
- Dùng P C1-PC4 bài trước để kiểm tra
- GV : Chữa , lưu bảng , cho điểm .
- Trả lời :viết bảng
- Ghi nhớ .
2. Hoạt động 2 : (33 ') Vân dụng , giải các bài tập tương tự SGK
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
- Phát các phiếu P C1-PC3 cho các nhóm
- Gợi ý HS trả lời
- Yêu cầu các nhóm lên chữa .
- Chữa cho HS theo đáp án
- Nhận phiếu , bàn bạc , thống nhất câu trả lời .
-Trả lời câu hỏi PC1- PC3 trên bảng - Theo dõi , ghi chép chữa của GV
3. Hoạt động 3 : (2 ') Vân dụng , giải các bài tập tương tự SGK
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
- Làm lại các bài đã chữa , tự ra đề tương tự và tự giải .
- Tiết sau : Đọc bài phản xạ toàn phần , tìm hiểu về cáp quang dùng trong thông tin , bưu điện .v.v.v.
- Ghi nhận bài tập
- Ghi nhận hướng dẫn , nhiệm vụ về nhà .
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 13/10/2008 Ngày giảng : 21 /10/2008
Tiết 51 phản xạ toàn phần
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này. Viết được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần .
2.Kĩ năng thái độ:
- Vận dụng được hiện tượng phản xạ toàn phần vào việc giải thích tác dụng dẫn sáng của cáp quang. Tính được góc giới hạn phản xạ toàn phần .
- Giải được các bài tập đơn giản về phản xạ toàn phần.
II .Chuẩn bị
GV : - Các thiết bị của hộp quang học với vòng tròn chia độ, khối nhựa bán trụ và bút laze.
HV : ôn lại đ/l khúc xạ ánh sáng.
III Tiến trình Dạy- Học:
1 Hoạt động 1: (5') Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV dùng câu hỏi 1và 4 trang166 để kiểm tra
HV lên bảng trả lời câu hỏi
HV khác nhận xét
Nội dung 1. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn
(n1 > n2)
2 Hoạt động 2: (13') Tìm hiểu về sự truyền ánh sáng từ một
môi trường sang môi trường chiết quang kém hơn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV làm thí nghiệm theo hình 27.1 SGK: cho chùm tia sáng hẹp truyền thẳng qua mặt cong của bán trụ theo phương bán kính tới gặp mặt phân cách phẳng giữa bán trụ và không khí, chùm tia khúc xạ ra ngoài không khí. Lưu ý HV quan sát hiện tượng khúc xạ ánh sáng truyền từ khối nhựa trong suốt (môi trường 1) ra ngoài không khí (môi trường 2).
- HV quan sát diễn biến của thí nghiệm mà kết quả được ghi trong bảng ở SGK.
- GV yêu cầu HV làm các câu C1, C2 và trả lời câu hỏi sau đây:
C1. Tia sáng có i = 0o.
C2. Trong trường hợp này:
+ Luôn có khúc xạ;
+ r < i : tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới;
+ i = 90o : r = rgh sinrgh =
- HV làm các câu C1, C2 và trả lời câu hỏi bên.
Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn (ở đây là nhựa trong suốt) qua môi trường chiết quang kém hơn (ở đây là không khí) thì có phải lúc nào cũng có chùm tia khúc xạ không? Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
Khi góc tới còn nhỏ thì có tia khúc xạ. Khi góc tới tăng tới một giá trị igh thì tia khúc xạ gần như sát mặt phân cách. Nếu tăng góc tới nữa thì không còn tia khúc xạ mà chỉ còn tia phản xạ.
- GV yêu cầu HV đọc mục I.2 SGK và trả lời câu hỏi:
- HV đọc SGK và trả lời câu hỏi.
Thế nào gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần? Hãy lập biểu thức tính góc giới hạn này cho một cặp môi trường trong suốt với n1 > n2.
Góc giới hạn phản xạ toàn phần là góc tới lớn nhất ứng với góc khúc xạ bằng 90o.
Dùng công thức n1sini = n2sinr (ở đây i = igh , r = 90o) sẽ tính được: sinigh =
Nội dung 2. Hiện tượng phản xạ toàn phần
3 Hoạt động 3: (10') Tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- HV đọc SGK theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi theo nội dung trong SGK.
Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì? Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Nội dung 3. ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: cáp quang
4 Hoạt động4: (10') Tìm hiểu về cáp quang, một ứng dụng quan trọng
của hiện tượng phản xạ toàn phần.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV đọc mục III-SGK và trả lời các câu hỏi:
- HV đọc SGK và trả lời các câu hỏi bên:
1) Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cáp quang.
1) Về cấu tạo: nêu theo SGK.
Về nguyên tắc hoạt động:
2) Nêu các ưu điểm và công dụng của cáp quang.
Cáp quang hoạt động dựa vào hiện tượng phản xạ toàn phần. Tia tới đến tiết diện của phần lõi sẽ khúc xạ đến mặt phân cách giữa lõi và vỏ với góc tới i > igh và bị phản xạ toàn phần. Sự phản xạ toàn phần xảy ra liên tiếp trong sợi quang từ nơi phát đến nơi nhận và sẽ ló ra ở tiết diện của cáp quang nơi nhận.
GV nhận xét và bổ sung những ý cần thiết vào các câu trả lời của HV.
2) Ưu điểm: nêu theo SGK.
Công dụng: chủ yếu là truyền thông tin, ngoài ra còn dùng để nội soi trong y học, dùng làm đèn trang trí có nhiều sợi nhựa dẫn sáng v.v.
5 Hoạt động 5: (5') Làm bài tập củng cố.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV làm tại lớp các bài 5 trong SGK.
- HV làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- GV gọi một số HV trả lời các bài tập 5 cho đáp án và giải thích. ĐA : 5. D.
- HV trả lời theo chỉ định của GV.
6Hoạt động6 (2') Tổng kết bài học, hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV nhắc lại những kiến thức đã học trong bài GV yêu cầu HV học theo các câu hỏi từ 1-4 và làm các BT : 6, 7, 8, 9 ,10 trang 172, 173 .
Ghi bài tập về nhà.
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
6. A. 7. C.
8. a) Phần lớn khúc xạ ra không khí với góc r = 45o.
b) Còn tia khúc xạ với góc r = 90o.
c) Phản xạ toàn phần với i’ = 60o.
9. Theo kết quả ở mục 3, ta có: sinimax = = =
imax = 30o ị a Ê 30o .
------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 16/10/2008 Ngày giảng :21/10/2008
Tiết 52
Ôn tập chương VI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phát biểu và viết được công thức của định luật khúc xạ ánh sáng, vận dụng được định luật này vào việc giải các bài tập.
- Định nghĩa được hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu được điều kiện để có phản xạ toàn phần.
2.Kĩ năng thái độ:
Vận dụng được hiện tượng này vào việc giải thích hoạt động của cáp quang và vào việc giải các bài tập.
II .Chuẩn bị
GV : - Đề bài tập để phát cho HV
HV : ôn lại đ/l khúc xạ ánh sángvà hiện tượng phản xạ toàn phần .
Bài tập về chương VI
1- Chọn câu trả lời đúng:
Tia sáng đi từ không khí vào chất lỏng trong suốt với góc tới i = 45o thì góc khúc xạ r = 30o. Góc giới hạn giữa hai môi trường này là:
A. 30o . B. 45o. C. 60o . D. 48,5o.
2- Chọn câu trả lời đúng:
ánh sáng đi từ môi trường A vào môi trường B với góc tới 40o, góc khúc xạ 30o. Vận tốc của ánh sáng trong môi trường B
A. nhỏ hơn vận tốc ánh sáng trong môi trường A.
B. bằng với vận tốc ánh sáng trong môi trường A.
C. lớn hơn vận tốc ánh sáng trong môi trường A.
D. Cả A, B, C đều sai.
3- Chọn câu trả lời đúng:
Khi ánh sáng đi từ thuỷ tinh tới mặt phân cách của môi trường thuỷ tinh - không khí với góc tới bằng góc giới hạn. Khi đó góc khúc xạ bằng:
A. 0. B. 45o. C. 95o. D. Bằng góc tới.
4- Chọn câu trả lời đúng:
Vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Một môi trường trong suốt có chiết suất n = 2. Vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường đó bằng:
A. 108 m/s. B. 1,5 . 108 m/s. C. 2.108 m/s. D. Một giá trị khác.
5- Chọn câu trả lời đúng
Một chùm tia sáng chiếu từ một chất lỏng chiết suất n tới mặt phân cách của môi trường lỏng - không khí dưới góc tới 40o. Góc khúc xạ bằng 60o. Chiết suất của chất lỏng bằng:
A. 0,74. B. 1,35. C. 1,53. D. 1,47.
6- Chọn câu trả lời sai
Khi ánh sáng đi từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn thì:
A. khi tăng góc tới thì tia phản xạ yếu dần còn tia khúc xạ sáng dần lên.
B. khi góc tới i = igh thì tia khúc xạ đi sát mặt phân cách.
C. khi góc tới i > igh thì không còn tia khúc xạ.
D. góc giới hạn xác định bởi sin igh =
7- Chọn câu trả lời đúng
Chùm tia sáng hẹp đi từ không khí tới bề mặt một môi trường trong suốt chiết suất n = 1,5 sẽ có một phần phản xạ và một phần khúc xạ. Góc tới i để tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc là:
A. i = 42o. B. i = 56,3o. C. i = 48,5o. D. i = 60o.
8- Chọn câu trả lời đúng
Tia sáng đi từ không khí vào chất lỏng trong suốt với góc tới i = 60o thì góc khúc xạ r = 30o. Để xảy ra phản xạ toàn phần khi tia sáng từ chất lỏng ra không khí thì góc tới i:
A. i ³ 42o. B. i > 42o. C. i > 35,26o. D. i > 28,5o.
9- Chọn câu trả lời đúng
Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng để:
A. chế tạo lăng kính. B. chế tạo gương cầu trong kính thiên văn phản xạ.
C. chế tạo gương chiếu hậu của xe. D. chế tạo sợi quang học.
10- Chọn câu trả lời đúng
Một tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang. Biết góc giới hạn phản xạ toàn phần là igh, độ lệch lớn nhất của tia tới và tia khúc xạ là:
A. igh. B. . C. . D. p + igh.
III Tiến trình Dạy- Học:
1 Hoạt động 1: (10') Kiểm tra bài cũ,ôn tập lý thuyết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV dùng câu hỏi 1trang166 và câu hỏi 1, 3 trang 172 để kiểm tra
GV KL:
Khúc xạ ánh sáng, đ/l khúc xạ ánh sáng, công thức, chiết suất .
Phản xạ toàn phần, ĐK xảy ra h/t PXTP , ứng dụng ,
HV lên bảng trả lời câu hỏi
HV khác nhận xét
HV nghe và ghi nhớ
2.Hoạt động 2: (30') Học viên làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV chia lớp thành 5 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm và giao n/v cho từng nhóm :
GV quan sát các nhóm làm bài và gợi ý hướng dẫn HV khai thác các giữ kiện đầu bài, các kiến thức liên quan để giải BT
GV gọi 5 HV đại diện cho các nhóm trình bày . Gọi HV khác nhận xét.
GV KL hoặc hướng dãn giải BT theo hướng sau :
HV nhận nhiệm vụ, các nhóm thảo luận và cử HV lên bảng trả lời câu hỏi
HV khác nhận xét
HV nghe và ghi nhớ
Bài 1. n = = = ; sinigh = --> igh = 450 Chọn B
Bài 2. Ta có nAsin400 = nBsin300 --> nA < nB ; Mặt khác nA = và nB =
Từ đó suy ra VB < VA Chọn A
Bài 3. Theo định luật khúc xạ nsini = nsinr; Với i = igh ta có sinr = nsinigh = n. = 1
Do đó r = 900 Chọn C
Bài 4. n = --> v = = 1,5.108m/s Chọn B
Bài 5. nsini = sinr --> n = = = 1,35 Chọn B
Bài 6. Khi ánh sáng đi từ môi trường chiết suất lớn qua môi trường chiết suất nhỏ hơn thì khi tăng góc tới thì tia phản xạ mạnh dần còn tia khúc xạ yếu dần đi. Câu A sai. Chọn A
Bài 7. Điều kiện để tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau như ở hình BT.1 là: i’ + r = 900; Vì i’ = i nên i + r = 900 nên Theo định luật khúc xạ:
sini = nsinr = ncosi mà tani = = n = 1,5 nên Suy ra i = 56,30 Chọn B
Bài 8. Chiết suất của chất lỏng là: n = = =
Góc giới hạn để xảy ra phản xạ toàn phần là:sinigh = --> igh = 35,260 Do đó i > 35,260 Chọn C
Bài 9. Hiện tượng phản xạ toàn phần được ứng dụng để chế tạo sợi quang học
Chọn D
Bài 10. Độ lệch giữa tia tới và tia khúc xạ là a = r – i (góc a là góc hợp bởi tia khúc xạ và đường kéo dài của tia tới)
khi i = igh và r = 900 =
= Chọn B
3Hoạt động 3 (2phút) Tổng kết bài học, hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV nhắc lại những kiến thức đã học trong chương và yêu cầu HV phải nắm vững .
GV yêu cầu HV học ôn tập theo phần 1và làm các BT : VI- 1, 2, 3, 7 trang 72, 73 BTVL.
Ghi bài tập về nhà.
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 19/10/2008 Ngày giảng : 23/10/2008
chương vii. mắt. các dụng cụ quang
Tiết 53
Lăng kính
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của lăng kính.
- Nêu được tính chất: một tia sáng đơn sắc khi qua được lăng kính sẽ cho tia ló lệch về phía đáy (so với phương của tia tới).
- Nêu được tác dụng tán sắc ánh sáng trắng.
2.Kĩ năng thái độ:
- Vẽ được đường đi của tia sáng qua lăng kính và vận dụng được các công thức lăng kính để giải các bài tập đơn giản về lăng kính.
II .Chuẩn bị
GV :
- Một số loại lăng kính.
- Một đèn laze.
- Tranh vẽ to về quang phổ ánh sáng trắng, về máy quang phổ và máy ảnh.
- Một đèn chiếu ánh sáng trắng.
HV : Đọc trước bài , tìm hiểu về lăng kính .
III Tiến trình Dạy- Học:
Nội dung 1. Cấu tạo của lăng kính
1 Hoạt động 1: (5') Tìm hiểu về cấu tạo của lăng kính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV yêu cầu HV đọc mục I- SGK (Cấu tạo của lăng kính) và trả lời các câu hỏi:
HV đọc SGK theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi theo nội dung đã có trong SGK.
1) Lăng kính là gì? Kể tên các phần tử của lăng kính.
2) Về phương diện quang học, một lăng kính được đặc trưng bởi những đại lượng nào?
Nội dung 2. đường truyền của tia sáng qua lăng kính
2 Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu về tác dụng tán sắc của ánh sáng trắng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV thông báo cho HV về tác dụng tán sắc ánh sáng trắng của lăng kính, cho HV xem tranh vẽ về quang phổ của ánh sáng trắng.
- GV hướng dẫn HV làm thí nghiệm về tán sắc: dùng đèn chiếu ánh sáng trắng đến lăng kính, điều chỉnh màn đến vị trí thích hợp sẽ nhận được hình ảnh của quang phổ.
- HV làm thí nghiệm về tán sắc, nhận xét về quang phổ thu được.
- GV yêu cầu HV trả lời câu hỏi:
- HV trả lời câu hỏi:
Mô tả quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính, cho biết màu ánh sáng bị lệch nhiều nhất và ít nhất.
Quang phổ của ánh sáng trắng là một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. ánh sáng tím bị lệch nhiều nhất và ánh sáng đỏ bị lệch ít nhất.
3 Hoạt động 3: (10') Tìm hiểu đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV đọc mục II.2 SGK để có thể tự mình vẽ được đường đi của tia sáng qua lăng kính và trả lời câu C1.
C1. ánh sáng truyền từ một môi trường vào môi trường chiết quang hơn.
- HV đọc SGK, sau đó không nhìn vào sách, tự mình vẽ được đường đi của tia sáng qua lăng kính, sau đó trả lời câu C1.
- GV yêu cầu HV trả lời các câu hỏi:
- HV trả lời các câu hỏi bên:
1) Khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló có đặc điểm gì?
1) Tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy so với phương của tia tới.
2) Thế nào gọi là góc lệch của tia sáng qua lăng kính?
2) Góc lệch là góc hợp bởi tia tới và tia ló.
Nội dung 3. các công thức lăng kính
4 Hoạt động 4: (10') Tìm hiểu các công thức lăng kính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV đọc mục III-SGK để có thể viết được bốn công thức của lăng kính và làm câu C2.
C2. - áp dụng định luật khúc xạ ơ các điểm tới I, J cùng với góc có cạnh tương ứng vuông góc và góc trong, góc ngoài của tam giác.
- Với góc nhỏ: sini ằ i (rad); sinr ằ r (rad)
- HV đọc SGK để có thể tự viết ra được bốn công thức của lăng kính.
Dựa vào hình 28.4 SGK để trả lời câu C2.
GV yêu cầu HV xem bài tập ví dụ ở cuối mục III để hiểu về sự vận dụng các công thức lăng kính trong việc giải các bài tập.
- HV đọc cách giải bài tập ví dụ.
Nội dung 4. công dụng của lăng kính
5 Hoạt động 5: (5') Tìm hiểu công dụng của lăng kính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV thông báo cho HV về một vài công dụng chính của lăng kính: máy quang phổ và lăng kính phản xạ toàn phần.
- GV cho HV làm câu C3.
C3. Góc tới ở các mặt là i = 45o > igh ằ 42o. Tia phản xạ toàn phần vuông góc tới tia tới.
Cần hướng dẫn HV làm theo các bước:
- HV làm câu C3.
1) Lăng kính thuỷ tinh có n = 1,5 do đó
sinigh = = 0,67
2) Với lăng kính như ở hình 28.7 SGK, góc tới là 45o > igh nên xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Nội dung 5. HV làm bài tập về lăng kính trong SGK
6 Hoạt động 6: (3') Củng cố vận dụng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
HV làm bài tập 4
GV cho một số HV trả lời, sau đó nhận xét và cho đáp án.
HV lên bảng trả lời câu hỏi
HV khác nhận xét
HV nghe và ghi nhớ
7Hoạt động 7 (2phút) Tổng kết bài học, hướng dẫn, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
GV nhắc lại những kiến thức đã học trong bài
GV yêu cầu HV học các câu hỏi từ 1 - 3 và làm các BT : 5, 6, 7 trang 179 SGK.
Ghi bài tập về nhà.
Ghi chuẩn bị cho bài sau.
4. Chọn D.
5. Chọn C.
6. Chọn A.
7. Xem hình 28.1
a) A = 36o
b) n > ằ 1,7
Hình 28.1
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 20/10/2008 Ngày giảng : / / 2008
Tiết 54 - 55
thấu kính mỏng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được thấu kính là gì và phân biệt được hai loại thấu kính theo hình dạng của chúng.
- Trình bày được các khái niệm về: quang tâm, trục (chính, phụ), tiêu điểm (ảnh, vật), tiêu cự của thấu kính.
- Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và nêu được đơn vị đo độ tụ.
2.Kĩ năng thái độ:
-Vẽ được tia ló khỏi TKHT, PK và hệ hai TK động trục .
- Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh (tính chất, chiều, độ lớn).
- Viết và vận dụng được các công thức về thấu kính để giải các bài tập thông thường về thấu kính.
II .Chuẩn bị
GV : - Một số loại thấu kính hội tụ, một số loại thấu kính phân kì.
- Một số dụng cụ có dùng thấu kính như máy ảnh, máy ghi hình, kính hiển vi, ống nhòm
HV : Ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 9 và các kết quả đã học ở bài trước về : Khúc xạ ánh sáng, lăng kính.
III Tiến trình Dạy- Học: tiết 1
Nội dung 1. thấu kính. phân loại thấu kính. khảo sát
thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì
1.Hoạt động 1 (10') Tìm hiểu về thấu kính và phân loại thấu kính.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV đọc mục I- SGK, đưa cho HV xem một số loại thấu kính hội tụ và một số loại thấu kinh phân kì, yêu cầu HV trả lời câu hỏi:
- HV đọc SGK, xem kĩ các loại thấu kính để có thể trả lời các câu hỏi.
1) Thấu kính là gì?
Trả lời câu hỏi:
2) Theo hình dạng, thấu kính có mấy loại? HV làm câu C1.
C1. Ba loại thấu kính lồi:
- Hai mặt lồi;
- Phẳng - lồi;
- Lồi - lõm bờ mỏng (rìa mỏng)
Ba loại thấu kính lõm:
- Hai mặt lõm;
- Phẳng - lõm;
- Lồi - lõm bờ dày (rìa dày).
1) Theo SGK
2) Theo SGK
3) Khi đặt trong không khí, thấu kính lồi và thấu kính lõm sẽ tạo ra chùm ló như thế nào khi chúng nhận được chùm tới song song?
(Để HV có thể trả lời dễ dàng câu này, GV có thể làm các thí nghiệm theo hình 29.2 SGK).
3) Theo SGK. HV có thể nói thêm: do tính chất của chùm ló như vậy mà thấu kính lồi được gọi là thấu kính hội tụ và thấu kính lõm được gọi là thấu kính phân kì.
2.Hoạt động 2 (15') Khảo sát thấu kính hội tụ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- GV yêu cầu HV đọc mục II.1 SGK và trả lời các câu hỏi:
- HV đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
Trả lời câu hỏi:
1) Quang tâm của thấu kính là gì?
1) Quang tâm là điểm chính giữa của thấu kính mà mọi tia tới đến điểm này đều tiếp tục truyền thẳng.
2) Hãy trình bày về các khái niệm: tiêu điểm ảnh chính, tiêu điểm vật chính và tiêu diện của thấu kính hội tụ.
2) Tiêu điểm ảnh chính là đi
File đính kèm:
- GIAO AN QUANG HOC 11 BTTHPT.doc