KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Trả lời được câu hỏi: khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì?
2. Sử dụng được các công thức m = D x V và P = d x V để tính khối lượng và trọng lượng của vật.
3. Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất.
4. Tính được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
II. Chuẩn bị:
Nhóm học sinh:
- Một lực kế lò xo.
- Một quả cân 200g có buộc dây.
- Một bình chia độ có đường kính trong lớn hơn đường kính quả cân.
- Một bảng phụ
Lớp:
- Bảng khối lượng riêng của một số chất
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án vật lí 6 – Bài: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lý 6
Tiết
Bài 11
KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
Mục tiêu bài giảng:
Trả lời được câu hỏi: khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất là gì?
Sử dụng được các công thức m = D x V và P = d x V để tính khối lượng và trọng lượng của vật.
Sử dụng được bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất.
Tính được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
Chuẩn bị:
Nhóm học sinh:
Một lực kế lò xo.
Một quả cân 200g có buộc dây.
Một bình chia độ có đường kính trong lớn hơn đường kính quả cân.
Một bảng phụ
Lớp:
- Bảng khối lượng riêng của một số chất
Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Lực kế dùng để làm gì?
Câu 2: Em hãy nêu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật.
Bài mới:
Điều khiển của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập:
Giáo viên dùng vấn đề nêu ở đầu bài để dẫn học sinh vào bài học.
Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm m=D x V
d= P / V
khối lượng riêng và công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng:
Đọc C1, yêu cầu học sinh chọn phương án trả lời. Giải thích cho học sinh lí do chọn phương án đó là đúng hay sai.
Yêu cầu học sinh trả lời từng bước câu hỏi sau:
Ta có: 1 dm3 sắt -> 7,8kg
1000dm3 sắt -> ? kg
1m3 sắt -> ? kg
Vậy khối lượng của 1m3 sắt gọi là gì ?
Từ đây cho học sinh vào bài mới.
- Cho học sinh xem bảng khối lượng riêng của một số chất
Dùng bảng khối lượng riêng, cho học sinh tìm hiểu một vài giá trị khối lượng riêng của các chất.
Dùng bài tập C2 củng cố cho phần này ( dựa vào bảng khối lượng riêng )
Hỏi : Đá có khối lượng riêng là bao nhiêu ?
Cá nhân suy nghĩ, tính toán để lựa chọn phương án trả lời cho mình.
Học sinh lên bảng trả lời.
Học sinh định nghĩa khối lượng riêng của sắt.
Dựa vào định nghĩa khối lượng riêng của sắt, tự định nghĩa khối lượng riêng tổng quát.
- Nhóm học sinh thảo luận tìm câu trả lời
- Cá nhân suy nghĩ tính toán.
1m 2600 kg
0,5m ? kg
Từ đây rút ra được công thức
m = D x V
BÀI 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I. Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng:
1. Khối lượng riêng:
- Khối lượng của một mét khối một gọi là khối lượng riêng của chất đó.
- Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3)
2. Bảng khối lượng riêng một số chất:
(sách giáo khoa)
3. Tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng:
m = D x V
m : khối lượng (kg)
D : khối lượng riêng (kg/m)
V : thể tích (m)
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng:
Do học sinh đã nắm được trọng lượng bằng 10 khối lượng
Vậy trọng lượng riêng bằng mấy lần khối lượng riêng?
- Từ công thức d = 10 x D
Suy ra công thức
Yêu cầu học sinh làm C4 vào SGK
P = 10 x m
Học sinh tự thảo luận và đưa ra công thức.
d = 10 x D
- Nhóm học sinh thảo luận làm C4.
II. Trọng lượng riêng:
- Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng:
d = 10 x D
Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó:
d : trọng lượng riêng (kg/m)
P : trọng lượng (N)
V : thể tích (m)
-
Hoạt động 4: Xác định trọng lượng riêng của một chất.
Giới thiệu dụng cụ
Yêu cầu học sinh đọc C5, sau đó tiến hành đo
Kiểm tra phần báo cáo kết quả của học sinh.
- Nghe hướng dẫn, tiến hành đo theo chỉ dẫn của giáo viên.
- Báo cáo kết quả bằng bảng con
Hoạt động 5: Vận dụng
Nếu hết giờ cho học sinh về nhà làm C6, C7.
III. Vận dụng:
Củng cố_ Dặn dò:
Học sinh về nhà học bài,làm bài tập 11.1; 11.2;11.3;11.4; xem trước bài “Thực hành xác định khối lượng riêng “; giờ sau mang theo vở thực hành.
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- bai 11 vat li 6.doc